Chia sẻ cho anh em đồ án optisystem
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ MẠNG QUANG THỤ ĐỘNG PON
1.1 Giới thiệu chung về mạng quang thụ động PON
1.1.1 Định nghĩa PON.
Mạng quang thụ động PON (Passive Optical Netwwork) là một công nghệ truy nhập giúp mở rộng kết nối giữa các nút mạng truy nhập của nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng. PON đã có một lịch sử khá phong phú. Trong những năm 1990 công nghệ PON lần đầu tiên được biết tới là TPON (Telephony PON). Những năm sau đó mạng APON và BPON được chuẩn hóa dựa trên nền ATM. Năm 2003 và 2004 đánh dấu một bước tiến mới, đó là sự ra đời của của công nghệ PON dựa trên nền Ethernet (EPON) và Gigabit PON (GPON). Với sự ra đời của hai công nghệ này, có thể xem bắt đầu từ đây các nhà cung cấp dịch vụ đã có những cơ hội mới để giải quyết các vấn đề truy nhập băng thông rộng tới người sử dụng. Kế thừa những chức năng vượt trội của hai công nghệ này, GEPON ra đời. Những năm sau này PON được phát triển lên một tầm cao mới với sự ra đời của WDMPON. WDMPON là một giải pháp hứa hẹn cho khả năng nâng cao hiệu năng hệ thống như tăng cường độ bảo mật, băng thông cao hơn, suy hao công suất nhỏ hơn.
Mạng quang thụ động PON là công nghệ truyền tải được áp dụng phổ biến cho giải pháp mạngtruy nhập FTTx. Đặc trưng của PON là không chứa các phần tử tích cực tồn tại trong tuyến truyền dẫn giữa nút nguồn và nút đích, mà thay vào đó là các thiết bị quang thụ động. Các phần tử thụ động của PON đều nằm trong mạng phân bố quang (hay còn gọi là mạng ngoại vi) bao gồm các phần tử như sợi quang, các bộ tách/ghép quang thụ động, các đầu nối và các mối hàn quang. Sở dĩ gọi là thụ động vì các thiết bị mạng quang nằm giữa bộ thu phát quang không phải là các thiết bị tích cực, tức là không có các thiết bị sử dụng nguồn điện. Các thiết bị quang thụ động nằm giữa một khối thiết bị đường quang OLT đặt tại nhà cung cấp dịch vụ và các khối mạng quang ONU đặt gần thuê bao hay các hệ thống đầu cuối của hệ thống PON. Thiết bị này có nhiệm vụ điều khiển các hướng lưu lượng trên mạng giữa OLT và ONU hay ONT. Các tín hiệu trong PON có thể được phân ra và truyền đi theo nhiều sợi quang hay được kết hợp lại và truyền trên một sợi quang thông qua bộ ghép quang, phụ thuộc vào tín hiệu đó là đi theo hướng lên hay hướng xuống của PON.
Hiện nay, có 2 tiêu chuẩn chính dành cho PON theo công nghệ của lớp 2 được sử dụng: ITU-T và IEEE. Tiêu chuẩn thứ nhất kết hợp chặt chẽ PON dựa trên nền tảng ATM như APON, BPON (ITU-G.983.x). GPON (ITU-G.984.x) là sự nâng cấp của chuẩn BPON. Đây là chuẩn mới nhất, hỗ trợ tốc độ cao hơn, bảo mật được tăng cường và đa dạng, linh hoạt trong việc lựa chọn giao thức lớp 2: ATM, GEM hay Ethernet. Tuy nhiên, IEEE còn đưa ra môt loại mạng PON đó là EPON (Ethernet PON). Tiêu chuẩn này được phát triển đựa trên công nghệ Ethernet và được IEEE chuẩn hóa trong IEEE 802.3ah. Chuẩn này sử dụng giao thức điều khiển truy nhập đa điểm (MPCP) được thiết kế đơn giản và cho phép các gói tin truyền dẫn và sử dụng mã hóa 8B/10B. Ngoài ra WDMPON, CWDMPON, GEPON…và đặc biệt là NGPON nổi lên đầy hứa hẹn cho mạng truy nhập băng rộng.
PON có thể được triển khai theo mạng hình cây hay hình sao, nhưng nó cũng có thể triển khai theo cấu hình mạng vòng, bus... Yếu tố quan trọng nhất trong mạng quang thụ động PON là bộ chia, nó điều khiển nguồn ánh sáng và có thể chia nguồn ánh sáng từ một sợi quang ra thành nhiều tín hiệu ánh sáng được phân bố trên các sợi quang, và cũng có thể kết hợp các tín hiệu ánh sáng từ các sợi quang khác nhau vào một đầu sợi quang.
Mạng truy nhập tồn tại ở nhiều dạng khác nhau vì nhiều lí do khác nhau và PON là một trong những dạng đó. So với mạng truy nhập cáp đồng truyền thống, sợi quang hầu như không giới hạn băng thông (hàng Thz). Việc triển khai sợi quang đến tận nhà thuê bao sẽ là mục đích phát triển trong tương lai.
Như ta đã biết, mạng đường trục là mạng với tốc độ dữ liệu lên cao đến hàng trăm Gb/s và được áp dụng công nghệ chuyển mạch gói (mạng chuyển mạch thế hệ sau NGN) với sự hội tụ của thoại, dữ liệu và video tốc độ cao trong khi đó mạng truy nhập hầu như không có một sự phát triển tương xứng. Gần đây, với công nghệ DSL đã giảm bớt phần nào vấn đề tắc nghẽn lưu lượng tuy nhiên vẫn chưa giải quyết được triệt để vấn đề này. Như vậy, sự nâng cấp mạng truy nhập là việc làm tất yếu vào lúc này. Câu hỏi đặt ra là kỹ thuật nào được lựa chọn? Theo xu hướng trên thế giới và những ưu điểm vượt trội mà PON mang lại, mạng quang thụ động PON đã chứng tỏ được nó chính là giải pháp hữu hiệu nhất cho mạng truy nhập hiện nay.
1.1.2 Kiến trúc của PON
Hình 1.1 Mô hình mạng quang thụ động PON
Một mạng quang thụ động PON là một mạng truy nhập quang điểm-đa điểm mà không chứa phần tử tích cực trên cả toàn bộ đường truyền tín hiệu từ nguồn tới đích (Hình 1.1). Các OLT đặt tại văn phòng trung tâm kết nối mạng truy nhập quang tới mạng khu vực đô thị MAN (Metropolitan area network) hay mạng diện rộng WAN (Wide area network). Mặt khác mỗi ONU có thể được đặt lề đường (FTTC) hay các tòa nhà (FTTB) hay sợi quang tới tận nhà (FTTH), và phân phối dịch vụ thoại, dữ liệu, dịch vụ video tới các thuê bao. Hình 1.1 thể hiện mô hình của một mạng quang thụ động PON.
Tùy thuộc vào số lượng thuê bao và QoS của chúng mà mạng truy nhập quang có nhiều cấu hình khác nhau như mô tả trong hình 1.2. Tuy nhiên, cấu hình mạng PON được sử dụng phổ biến nhất là cấu hình cây.
Hình 1.2 Các kiểu kiến trúc của PON
Sử dụng bộ ghép Tap 1:2 và bộ chia 1:N, mạng PON có thể triển khai một cách linh hoạt theo những mô hình truy nhập như mô hình cây, vòng, bus. Hơn nữa, PON có thể triển khai theo cấu hình mạng dự phòng (dư thừa) như vòng đôi hay cây đôi hay có thể là một phần mạng PON được gọi là trung kế cây. Đây là những mô hình rất mềm dẻo, phù hợp với nhu cầu phát triển của thuê bao, cũng như đòi hỏi ngày càng tăng về băng thông.
1.2 Các phương pháp đa truy nhập trong mạng PON.
1.2.1 TDMA
Hình 1.3 Đa truy nhập phân chia theothời gian
TDMA (Time Division Multiplexed Access) là kỹ thuật đa truy nhập phân chia theo thời gian. Đây là kiểu truy nhập mà tín hiệu truyền đi ở cùng một tần số nhưng trong những khoảng thời gian khác nhau. Lưu lượng đường lên được chia sẻ cho N thuê bao thông qua việc phân bổ các khe thời gian dành riêng cho mỗi thuê bao. Thời gian bắt đầu và kích cỡ của khe thời gian đối với mỗi ONU sẽ do bộ lập lịch phân bổ băng thông tại OLT quyết định. Các thông tin về lập lịch được đưa tới các ONU thông qua các bản tin điều khiển riêng.
Ưu điểm củaTDMA là sử dụng các bộ thu phát giống nhau cho tất cả các ONU, và chỉ yêu cầu một bộ thu phát phía CO (OLT). Nhược điểm là các nguồn quang phải hoạt động ở tốc độ cao và các bộ thu phải hoạt động ở tốc độ bit tổng hợp.
1.2.2 WDMA
WDMA (Wavalength Division Multiple Access) là kỹ thuật đa truy nhập phân chia theo bước sóng sử dụng một tập hợp các bước sóng cho các kênh đường lên và một tập hợp các bước sóng khác cho các kênh đường xuống. Do đó tất cả các thuê bao đều có bước sóng riêng nên không có xung đột xảy ra, độ bảo mật cao. Nếu một ONU nào đó gặp sự cố đường truyền thì nó chỉ cần truyền lại đường tín hiệu với tốc độ của thuê bao, không cần chạy lại tốc độ bit tổng. Nhược điểm của WDMA đối với hệ thống WDM ghép mật độ cao (DWDM) đó là mức tiêu thụ năng lượng của các bộ thu phát OLT và các vấn đề tiềm tàng liên quan đến ổn định nhiệt độ của các bộ AWG (Arrayed Ware Guide) – cách tử ống dẫn sóng mảng được sử dụng với vai trò tách ghép bước sóng.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
xem thêm
Kiến trúc và giải pháp của WDM-PON
Tổng quan về mạng toàn quang ( All-Optical Network ) cấu hình
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ MẠNG QUANG THỤ ĐỘNG PON
1.1 Giới thiệu chung về mạng quang thụ động PON
1.1.1 Định nghĩa PON.
Mạng quang thụ động PON (Passive Optical Netwwork) là một công nghệ truy nhập giúp mở rộng kết nối giữa các nút mạng truy nhập của nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng. PON đã có một lịch sử khá phong phú. Trong những năm 1990 công nghệ PON lần đầu tiên được biết tới là TPON (Telephony PON). Những năm sau đó mạng APON và BPON được chuẩn hóa dựa trên nền ATM. Năm 2003 và 2004 đánh dấu một bước tiến mới, đó là sự ra đời của của công nghệ PON dựa trên nền Ethernet (EPON) và Gigabit PON (GPON). Với sự ra đời của hai công nghệ này, có thể xem bắt đầu từ đây các nhà cung cấp dịch vụ đã có những cơ hội mới để giải quyết các vấn đề truy nhập băng thông rộng tới người sử dụng. Kế thừa những chức năng vượt trội của hai công nghệ này, GEPON ra đời. Những năm sau này PON được phát triển lên một tầm cao mới với sự ra đời của WDMPON. WDMPON là một giải pháp hứa hẹn cho khả năng nâng cao hiệu năng hệ thống như tăng cường độ bảo mật, băng thông cao hơn, suy hao công suất nhỏ hơn.
Mạng quang thụ động PON là công nghệ truyền tải được áp dụng phổ biến cho giải pháp mạngtruy nhập FTTx. Đặc trưng của PON là không chứa các phần tử tích cực tồn tại trong tuyến truyền dẫn giữa nút nguồn và nút đích, mà thay vào đó là các thiết bị quang thụ động. Các phần tử thụ động của PON đều nằm trong mạng phân bố quang (hay còn gọi là mạng ngoại vi) bao gồm các phần tử như sợi quang, các bộ tách/ghép quang thụ động, các đầu nối và các mối hàn quang. Sở dĩ gọi là thụ động vì các thiết bị mạng quang nằm giữa bộ thu phát quang không phải là các thiết bị tích cực, tức là không có các thiết bị sử dụng nguồn điện. Các thiết bị quang thụ động nằm giữa một khối thiết bị đường quang OLT đặt tại nhà cung cấp dịch vụ và các khối mạng quang ONU đặt gần thuê bao hay các hệ thống đầu cuối của hệ thống PON. Thiết bị này có nhiệm vụ điều khiển các hướng lưu lượng trên mạng giữa OLT và ONU hay ONT. Các tín hiệu trong PON có thể được phân ra và truyền đi theo nhiều sợi quang hay được kết hợp lại và truyền trên một sợi quang thông qua bộ ghép quang, phụ thuộc vào tín hiệu đó là đi theo hướng lên hay hướng xuống của PON.
Hiện nay, có 2 tiêu chuẩn chính dành cho PON theo công nghệ của lớp 2 được sử dụng: ITU-T và IEEE. Tiêu chuẩn thứ nhất kết hợp chặt chẽ PON dựa trên nền tảng ATM như APON, BPON (ITU-G.983.x). GPON (ITU-G.984.x) là sự nâng cấp của chuẩn BPON. Đây là chuẩn mới nhất, hỗ trợ tốc độ cao hơn, bảo mật được tăng cường và đa dạng, linh hoạt trong việc lựa chọn giao thức lớp 2: ATM, GEM hay Ethernet. Tuy nhiên, IEEE còn đưa ra môt loại mạng PON đó là EPON (Ethernet PON). Tiêu chuẩn này được phát triển đựa trên công nghệ Ethernet và được IEEE chuẩn hóa trong IEEE 802.3ah. Chuẩn này sử dụng giao thức điều khiển truy nhập đa điểm (MPCP) được thiết kế đơn giản và cho phép các gói tin truyền dẫn và sử dụng mã hóa 8B/10B. Ngoài ra WDMPON, CWDMPON, GEPON…và đặc biệt là NGPON nổi lên đầy hứa hẹn cho mạng truy nhập băng rộng.
PON có thể được triển khai theo mạng hình cây hay hình sao, nhưng nó cũng có thể triển khai theo cấu hình mạng vòng, bus... Yếu tố quan trọng nhất trong mạng quang thụ động PON là bộ chia, nó điều khiển nguồn ánh sáng và có thể chia nguồn ánh sáng từ một sợi quang ra thành nhiều tín hiệu ánh sáng được phân bố trên các sợi quang, và cũng có thể kết hợp các tín hiệu ánh sáng từ các sợi quang khác nhau vào một đầu sợi quang.
Mạng truy nhập tồn tại ở nhiều dạng khác nhau vì nhiều lí do khác nhau và PON là một trong những dạng đó. So với mạng truy nhập cáp đồng truyền thống, sợi quang hầu như không giới hạn băng thông (hàng Thz). Việc triển khai sợi quang đến tận nhà thuê bao sẽ là mục đích phát triển trong tương lai.
Như ta đã biết, mạng đường trục là mạng với tốc độ dữ liệu lên cao đến hàng trăm Gb/s và được áp dụng công nghệ chuyển mạch gói (mạng chuyển mạch thế hệ sau NGN) với sự hội tụ của thoại, dữ liệu và video tốc độ cao trong khi đó mạng truy nhập hầu như không có một sự phát triển tương xứng. Gần đây, với công nghệ DSL đã giảm bớt phần nào vấn đề tắc nghẽn lưu lượng tuy nhiên vẫn chưa giải quyết được triệt để vấn đề này. Như vậy, sự nâng cấp mạng truy nhập là việc làm tất yếu vào lúc này. Câu hỏi đặt ra là kỹ thuật nào được lựa chọn? Theo xu hướng trên thế giới và những ưu điểm vượt trội mà PON mang lại, mạng quang thụ động PON đã chứng tỏ được nó chính là giải pháp hữu hiệu nhất cho mạng truy nhập hiện nay.
1.1.2 Kiến trúc của PON
Hình 1.1 Mô hình mạng quang thụ động PON
Một mạng quang thụ động PON là một mạng truy nhập quang điểm-đa điểm mà không chứa phần tử tích cực trên cả toàn bộ đường truyền tín hiệu từ nguồn tới đích (Hình 1.1). Các OLT đặt tại văn phòng trung tâm kết nối mạng truy nhập quang tới mạng khu vực đô thị MAN (Metropolitan area network) hay mạng diện rộng WAN (Wide area network). Mặt khác mỗi ONU có thể được đặt lề đường (FTTC) hay các tòa nhà (FTTB) hay sợi quang tới tận nhà (FTTH), và phân phối dịch vụ thoại, dữ liệu, dịch vụ video tới các thuê bao. Hình 1.1 thể hiện mô hình của một mạng quang thụ động PON.
Tùy thuộc vào số lượng thuê bao và QoS của chúng mà mạng truy nhập quang có nhiều cấu hình khác nhau như mô tả trong hình 1.2. Tuy nhiên, cấu hình mạng PON được sử dụng phổ biến nhất là cấu hình cây.
Hình 1.2 Các kiểu kiến trúc của PON
Sử dụng bộ ghép Tap 1:2 và bộ chia 1:N, mạng PON có thể triển khai một cách linh hoạt theo những mô hình truy nhập như mô hình cây, vòng, bus. Hơn nữa, PON có thể triển khai theo cấu hình mạng dự phòng (dư thừa) như vòng đôi hay cây đôi hay có thể là một phần mạng PON được gọi là trung kế cây. Đây là những mô hình rất mềm dẻo, phù hợp với nhu cầu phát triển của thuê bao, cũng như đòi hỏi ngày càng tăng về băng thông.
1.2 Các phương pháp đa truy nhập trong mạng PON.
1.2.1 TDMA
Hình 1.3 Đa truy nhập phân chia theothời gian
TDMA (Time Division Multiplexed Access) là kỹ thuật đa truy nhập phân chia theo thời gian. Đây là kiểu truy nhập mà tín hiệu truyền đi ở cùng một tần số nhưng trong những khoảng thời gian khác nhau. Lưu lượng đường lên được chia sẻ cho N thuê bao thông qua việc phân bổ các khe thời gian dành riêng cho mỗi thuê bao. Thời gian bắt đầu và kích cỡ của khe thời gian đối với mỗi ONU sẽ do bộ lập lịch phân bổ băng thông tại OLT quyết định. Các thông tin về lập lịch được đưa tới các ONU thông qua các bản tin điều khiển riêng.
Ưu điểm củaTDMA là sử dụng các bộ thu phát giống nhau cho tất cả các ONU, và chỉ yêu cầu một bộ thu phát phía CO (OLT). Nhược điểm là các nguồn quang phải hoạt động ở tốc độ cao và các bộ thu phải hoạt động ở tốc độ bit tổng hợp.
1.2.2 WDMA
WDMA (Wavalength Division Multiple Access) là kỹ thuật đa truy nhập phân chia theo bước sóng sử dụng một tập hợp các bước sóng cho các kênh đường lên và một tập hợp các bước sóng khác cho các kênh đường xuống. Do đó tất cả các thuê bao đều có bước sóng riêng nên không có xung đột xảy ra, độ bảo mật cao. Nếu một ONU nào đó gặp sự cố đường truyền thì nó chỉ cần truyền lại đường tín hiệu với tốc độ của thuê bao, không cần chạy lại tốc độ bit tổng. Nhược điểm của WDMA đối với hệ thống WDM ghép mật độ cao (DWDM) đó là mức tiêu thụ năng lượng của các bộ thu phát OLT và các vấn đề tiềm tàng liên quan đến ổn định nhiệt độ của các bộ AWG (Arrayed Ware Guide) – cách tử ống dẫn sóng mảng được sử dụng với vai trò tách ghép bước sóng.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
You must be registered for see links
xem thêm
Kiến trúc và giải pháp của WDM-PON
Tổng quan về mạng toàn quang ( All-Optical Network ) cấu hình
Last edited by a moderator: