MacNeill

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Lời mở đầu

Trong điều kiện hiện nay, quá trình hội nhập và mở cửa nền kinh tế với nền kinh tế thế giới đang đặt ra nhiều thách thức cho nền kinh tế chúng ta nói chung cũng như là đối với nền kinh tế Nhà nước nói riêng. Các doanh nghiệp hoạt động không chỉ cần số lượng mà cả về mặt chất lượng. Nhưng thực tế còn có một số doanh nghiệp vẫn có sự bảo hộ của Nhà nước tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp từ đó nhận thấy Nhà nước chưa tạo ra sân chơi bình đẳng cho hệ thống doanh nghiệp phát triển, trong khi Việt Nam đã tham gia vào sân chơi chung của thế giới. Kể từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI nền kinh tế nước ta đang chuyển mình theo nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Nhu cầu đòi hỏi cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng tính hoạt động chủ động cho chính doanh nghiệp là một xu thế tất yếu. Chính vì vậy, với mục tiêu giúp quá trình cổ phần hóa được diễn ra nhanh chóng và đạt hiệu quả nên đề tài là: "Một số giải pháp đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước trong giai đoạn hiện nay 2007 - 2010".
Phần I
Cơ sở lý luận

I. Sơ lược về cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước
1. Một số khái niệm
1.1. Công ty cổ phần
Theo điều 51, Luật Doanh nghiệp
Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó:
+ Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần
+ Cổ đông chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi đã góp số vốn vào doanh nghiệp.
+ Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác trừ trường hợp quy định tại khoản 3 điều 55 và khoản 1 điều 58 trong luật này.
+ Cổ đông có thể là tổ chức hay cá nhân số lượng tối thiểu là 3 không hạn chế số lượng tối đa.
Công ty có quyền phát hành cổ phiếu của mình ra công chúng theo luật chứng khoán. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày có giấy phép đăng ký kinh doanh.
1.2. Doanh nghiệp Nhà nước
Doanh nghiệp Nhà nước được hiểu là một tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vố, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hay hoạt động công ích nhằm thực hiện những mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà nước giao11 Luật Doanh nghiệp.
1.3. Cổ phần hóa
Quá trình chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần là rất phức tạp. Nó dẫn đến hàng loạt những thay đổi trong doanh nghiệp như: cơ cấu tổ chức, cơ cấu vốn, hình thức sở hữu….
Cổ phần hóa là quá trình chuyển đổi sở hữu từ doanh nghiệp Nhà nước mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, hoạt động Luật doanh nghiệp Nhà nước sang doanh nghiệp đa sở hữu của người lao động trong doanh nghiệp, hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp.
2. Sự cần thiết phải cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước
2.1. Thực trạng hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước
Nhìn một cách tổng thể thấy rằng, hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kém hiệu quả hơn so với doanh nghiệp ở khu vực hoạt động tư nhân. Việc sử dụng đồng vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản, mua máy móc thiết bị, chi phí rất lớn nhưng thu lại không được là bao so với chi phí đã mất, lượng vốn lớn nhưng thất thoát vốn đầu tư không còn là chuyện lạ gì đối với sự quản lý kém hiệu quả của bộ máy này. Theo số liệu thống kê thì nợ phải trả gấp 2.6 lần vốn Nhà nước cấp. "Theo như bản công bố kiểm toán năm 2006, do tình trạng hoạt động kém hiệu quả thiệt hại 4.500 tỷ đồng. Ngân hàng cũng có thông báo về sự thâm hụt vốn của một số tổng công ty như: tổng công ty dệt thép, xi măng… đã khiến những ngân hàng đình chỉ cho vay. Một số kênh thông tin khác là hàng loạt vụ án bị phanh phui cho thấy sự yếu kém của công ty có những doanh nghiệp dấu lỗ hàng chục năm như Tổng công ty dâu tằm tơ phải tuyên bố phá sản. Trong quá khứ Chúng ta đã từng chứng kiến tổng công ty dệt Long An bán tài sản không đủ trả nợ. Tổng công ty Dâu tằm nợ 10 - 20 năm khiến cho kho bạc Nhà nước phải xuất tiền trả nợ hộ… xuất phát từ tình trạng hoạt động kém hiệu quả đó của doanh nghiệp Nhà nước gây ra hiện tượng thâm hụt ngân sách, chính sách không còn đủ số ngân sách đẻ chi cho công việc quan trọng như chi cho giáo dục, y tế là những lĩnh vực cần một khoản tiền lớn. Từ những lý do trên cho thấy rằng việc cổ phần hóa được WB và IMF đặt ra như một giải pháp nhằm giảm thâm hụt ngân sách cho nền kinh tế Nhà nước".22 http:// Vnexpress.com.vn
- Do sự độc quyền bảo hộ của Nhà nước đối với doanh nghiệp và một số mặt hàng cung cấp mang tính độc quyền đã đánh mất động lực nâng cao hoạt động hiệu quả của các doanh nghiệp này, đưa đến tình trạng xã hội buộc phải chấp nhận tiêu dùng các hàng hóa dịch vụ sản xuất ra với chất lượng ít được cải tiến nhưng giá cả ngày càng tăng không hợp lý.
- Do Nhà nước duy trì hệ thống tài chính cứng nhắc không có sự linh hoạt, hệ thống pháp luật văn bản luật vẫn còn sơ hở gây ra hiện tượng lách luật kiếm vụ lợi riêng:
- Đội ngũ quản lý doanh nghiệp trình độ chưa cao, hình thức hoạt động tập thể "cha chung không ai khóc" gây ra các quyết định dù có sai lầm hậu quả trách nhiệm thì xã hội chịu, qui trách nhiệm thì không ai chấp nhận về mình.
- Bệnh thành tích trong hoạt động doanh nghiệp Nhà nước, luôn ghi điểm thành tích tốt nhưng trên thực tế kết quả lại không được như vậy.
Từ những lý do trên cho thấy rằng việc cổ phần hóa là điều cần làm và phải làm càng sớm càng tốt giúp đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng toàn nền kinh tế.
2.2. Vai trò của cổ phần hóa
* Mô hình
Một thực tế cho thấy rằng kinh nghiệm trên thế giới các nước có thành phần kinh tế công càng lớn thì tốc độ tăng trưởng cao cần có sự cơ cấu lại thành phần kinh tế này ta muốn duy trì tốc độ tăng trưởng cao cần có sự cơ cấu lại thành phần kinh tế này. Cổ phần hóa sẽ giúp sàng lọc doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp đã có những người chủ thực sự. Việc cổ phần hóa cũng giảm gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước một con số đáng kể. Mặt khác, thông qua cổ phần hóa Nhà nước thu lại được phần giá trị tài sản Nhà nước trước đây đã giao cho các doanh nghiệp quản lý nhưng sử dụng kém hiệu quả. Tất cả các khoản tiền này sẽ được dùng để tài trợ cho các dự án mang tầm quốc gia phục vụ lợi ích cho toàn dân tộc như: giáo dục, y tế, xây dựng cơ sở hạ tầng. Tác động gián tiếp của việc cổ phần hóa cũng có mặt hạn chế của nó chẳng hạn; cổ phần hóa là tiềm ẩn của sự gia tăng thất nghiệp tăng áp lực về số lượng lao động dư thừa trong xây dựng. Vậy việc cổ phần hóa cần có chính sách cụ thể rõ ràng cho người lao động trong tình trạng thất nghiệp.
Bên cạnh những lý do đã nêu, thì hiện nay thị trường chứng khoán hay thị trường tài chính phát triển ngày càng lớn và nhu cầu có nguồn hàng cung cấp cho thị trường thứ cấp đang khan hiếm chính vì thế, cổ phần hóa là cách giúp cho thị trường giải quyết lượng hàng khan hiếm này, tránh gây ra hiện tượng cổ phiếu thiếu gây ra tình trạng làm giảm giá trên thị trường gây rối loạn thị trường đang trỗi dậy trong khoảng mấy năm trở lại đây.
Ban hành cơ chế, chính sách xử lý nợ không thanh toán của doanh nghiệp nhà nước. Thành lập và đưa nhanh vào hoạt động Công ty mua bán nợ và tài sản của doanh nghiệp nhà nước để xử lý nợ và tài sản không cần dùng, tạo điều kiện lành mạnh hóa tài chính doanh nghiệp.
Lao động dôi dư, đặc biệt là lao động nữ trong quá trình sắp xếp doanh nghiệp nhà nước được tạo điều kiện đào tạo lại hay nghỉ việc hưởng nguyên lương một thời gian để tìm việc; nếu không tìm được việc thì người hưởng chế độ mất việc. Sửa đổi, bổ sung một số chính sách đối với người lao động dôi dư có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi, hỗ trợ tự kiếm việc làm, kinh doanh.
Liên kết các tổ chức, các nhóm gửi tiết kiệm hay vay tín dụng với hệ thống ngân hàng. Nhân rộng các mô hình tín dụng vi mô bền vững thành công của các tổ chức phi chính phủ hay các tổ chức quần chúng. Phối hợp chặt chẽ hoạt động tín dụng với khuyến nông.
Đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn. Nhà nước có chính sách để giảm bớt tình trạng chênh lệch về cổ phần ưu đãi cho người lao động giữa các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, có quy định để người lao động giữ được cổ phần ưu đãi trong một thời gian nhất định. Nghiên cứu cơ sở và tiêu chuẩn để sử dụng một phần vốn tự do của doanh nghiệp để hình thành cổ phần của người lao động, người lao động được hưởn lãi nhưng không được rút cổ phần này khỏi doanh nghiệp. Đơn giản quy trình cổ phần hóa, tăng cường tính minh bạch của quá trình này, nhà đầu tư được mua cổ phần lần đầu đối với những doanh nghiệp cổ phần hóa mà Nhà nước không giữ cổ phần chi phối theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước. Ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 44/1998/NĐ-CP về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 103/1999/NĐ-CP để thúc đẩy nhanh việc giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp nhà nước.
Đầu tư phát triển và thành lập mới doanh nghiệp nhà nước cần thiết và có đủ điều kiện ở những ngành, lĩnh vực then chốt, địa bàn quan trọng. Sáp nhập, giải thể, phá sản những doanh nghiệp nhà nước hoạt động không hiệu quả, nhưng không thực hiện được các biện pháp cổ phần hóa, giao, bán, khoán, kinh doanh, cho thuê. Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 50/CP và 38/CP về thành lập, tổ chức lại, giải thể, phá sản doanh nghiệp nhà nước theo tinh thần việc thành lập mới doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh chủ yếu sẽ thực hiện dưới hình thức công ty cổ phần. Chỉ thành lập mới doanh nghiệp nhà nước 100% vốn nhà nước đối với những ngành và lĩnh vực Nhà nước độc quyền, hay các thành phần kinh tế khác không muốn hay không có khả năng tham gia. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phá sản doanh nghiệp theo hướng người quyết định thành lập doanh nghiệp có quyền đề nghị phá sản doanh nghiệp nhà nước.Thay thế chế độ bộ chủ quản bằng cơ chế quản lý nhà nước, bằng chính sách, pháp luật, tiêu chuẩn, hiệu quả; giao quyền chủ động cho doanh nghiệp trong việc thành lập tổng công ty, hiệp hội.
Khuyến khích sự hợp tác, liên kết đa dạng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Tăng cường vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp trong việc cung cấp các dịch vụ phát triển kinh doanh cho các hội viên, làm cầu nối giữa Nhà nước và doanh nghiệp, thúc đẩy xuất khẩu và xúc tiến thương mại, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho các hội viên.
Triển khai thực hiện Bộ luật Lao động đã sửa đổi. Xây dựng Luật Bảo hiểm xã hội, bổ sung chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo hướng Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động cùng đóng góp.
Sửa đổi, bổ sung Luật Doanh nghiệp nhà nước theo tinh thần doanh nghiệp nhà nước thực sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hạch toán kinh doanh, nâng cao hiệu quả của mình, quy định về thành lập, tổ chức hoạt động, tổ chức lại, giải thể, phá sản doanh nghiệp nhà nước…
Lời kết

Cổ phần hóa doanh nghiệp là một bước ngoặt lớn trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển từ hình thức sở hữu một thành viên sang hình thức sở hữu đa thành viên, việc chuyển đổi đó giúp cho nền kinh tế được minh bạch hơn, thúc đẩy những chủ doanh nghiệp có trách nhiệm hơn đối với doanh nghiệp, với sự tồn tại của doanh nghiệp mà mình nắm giữ cổ phần, chuyển đổi người chủ sở hữu giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, đối với bản thân doanh nghiệp thay đổi hẳn diện mạo cho mình, sự thay đổi về cơ chế quản lý, hoạt động năng động hơn, hiệu quả hơn. Do đó để có một thị trường hoạt động mang đúng tính chất của nền kinh tế thị trường thì cần đảm bảo tất cả mọi doanh nghiệp cùng có một sân chơi bình đẳng thì Nhà nước với tư cách là người quản lý nền kinh tế vĩ mô thì phải có trách nhiệm là người trung gian, tạo động lực thúc đẩy cho doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa hoạt động được tốt.

Tài liệu tham khảo

I. Các văn kiện của Đảng và Nhà nước:
1. Luật Doanh nghiệp
2. Nghị định 64 của Chính phủ
3. Nghị định 187/2004/NĐ-CP
4. Quyết định 01/QĐ-UBCK
5. Thông tư 126/2004/TT-BTC
II. Sách và các tài liệu tham khảo khác:
1. Nghiêm Quý Hào - "CPH trước và sau giai đoạn thay đổi về chất"- Chứng khoán Việt Nam số 1+2 năm 2005.
2. Nguyễn Tấn Bình - Sách Phân tích quản trị tài chính - NXB Thống kê.
3. PGS.TS. Ngô Minh Quang - Sách Kinh tế Nhà nước và quá trình đổi mới DNNN. NXB Chính trị Quốc gia năm 2001.
4. Trịnh Hữu Hạnh - Bàn về tháo gỡ một số vướng mắc khi xác định giá trị doanh nghiệp. Tài chính số 5/2005.
5. Vũ Thị Kim Liên - Quản trị Công ty trong quá trình cổ phần hóa và sau cổ phần hóa. Chứng khoán số 3/2005.
6. Website:
7. Website:
8. Website:
Mục lục

Từ viết tắt 1
Lời mở đầu 2
Phần I: Cơ sở lý luận 3
I. Sơ lược về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước 3
1. Một số khái niệm 3
1.1. Công ty cổ phần 3
1.2. Doanh nghiệp Nhà nước 3
1.3. Cổ phần hóa 3
2. Sự cần thiết phải cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước 4
2.1. Thực trạng hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước 4
2.2. Vai trò của cổ phần hóa 5
3. Các phương pháp tiến hành cổ phần hóa và quy trình để cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước 7
3.1. Các phương pháp tiến hành cổ phần hóa 7
3.2. Quy trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước 8
Phần II: Cơ sở thực tiễn 14
II. Thực trạng cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước Việt Nam 14
1. Bài học của Trung Quốc 14
2. Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta về cổ phần hóa 16
3. Những thành tựu đã đạt được trong công cuộc cổ phần hóa. 16
3.1. Giai đoạn thực hiện thí điểm: từ tháng 6/1992 - 4/1996 16
3.2. Giai đoạn triển khai mở rộng từ tháng 5/1996 - 6/1998. 17
3.3. Giai đoạn chủ động: 7/1998 - 6/2002 18
3.4. Giai đoạn 7/2002 - 2007 18
4. Mục tiêu cổ phần hóa trong giai đoạn 2007 tới 2010: 18
5. Bên cạnh những thành công đạt được trong quá trình cổ phần hóa thì còn có những hạn chế chưa giải quyết được trong suốt tiến trình cổ phần hóa kể từ những năm 1992 cho tới nay. 21
5.1. Tốc độ cổ phần hóa chậm chạp: 21
5.2. Định giá doanh nghiệp 21
5.3. Quản lý doanh nghiệp và chính sách lao động 21
III. Một số giải pháp đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước trong giai đoạn 2007 - 2010 21
1. Xây dựng và hoàn hiện một quy trình cổ phần hóa 21
2. Về việc quản lý và sử dụng số tiền thu từ cổ phần hóa công ty nhà nước 21
3. Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền 21
4. Hoàn thiện cơ chế định giá trong doanh nghiệp và đấu giá cổ phần 21
5. Đổi mới cách quản lý điều hành doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hóa 21
Lời kết 21
Tài liệu tham khảo 21

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Đặc điểm tiêu dùng của khách du lịch Trung Quốc và một số giải pháp thu hút khách du lịch Trung Quốc Văn hóa, Xã hội 0
R Một số kỹ năng giải bài tập toán chương II - Hình học 11 Luận văn Sư phạm 0
R Nghiên cứu giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng thức ăn đối với một số cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi Nông Lâm Thủy sản 0
D Một số khó khăn và sai lầm thường gặp của học sinh THPT khi giải các bài toán tổ hợp, xác suất Luận văn Sư phạm 0
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top