behattieu_xiteen
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỞ ĐẦU
1. Lý do và tính cấp thiết của đề tài tiểu luận
Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một trong những nhiệm vụ hàng đầu, được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang nỗ lực phấn đấu hoàn thành, mục tiêu là xây dựng một xã hội phồn vinh và hạnh phúc “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Để thực hiện mục tiêu đó, nhân tố đầu tiên phải có là con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì trước tiên phải có những con người xã hội chủ nghĩa. Người đặc biệt coi trọng vấn đề nhân cách của con người, chúng ta thường thấy Người nhắc đến các cụm từ: tư cách người cách mệnh, tư cách của Đảng chân chính cách mạng, tư cách người cán bộ cách mạng, tư cách người công an cách mạng và Người định nghĩa “nhân cách là tư cách làm người”.
Tại Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ X, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” [108 - 109]. Ở đây, những nhiệm vụ trọng yếu, nền tảng của chương trình giáo dục đại học là xây dựng một đội ngũ trí thức có nhân cách đạo đức trong sáng, làm chủ về chuyên môn nghiệp vụ, khỏe mạnh về thể chất đáp ứng cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến vấn đề này, đặc biệt là việc giáo dục – đào tạo học sinh, sinh viên trong các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp nơi hội tụ những nhân tài tương lai của đất nước. Chính vì vậy, mà hệ thống các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp không ngừng được cải tiến, hoàn thiện cả về nội dung và phương pháp giáo dục. Hàng năm có hàng nghìn sinh viên ra trường và đóng góp sức lực, trí lực của mình vào công cuộc xây dựng đất nước.
Trong cuộc sống hiện đại, kéo theo một loạt những thay đổi về kinh tế - xã hội và cùng với đó là vấn đề xung quanh về sinh viên như suy nghĩ, lối sống, hành động có nhiều thay đổi ở mỗi thời kỳ khác nhau. Bên cạnh những mặt tích cực đó, sinh viên còn tồn tại nhiều mặt trái, những hiện tượng tiêu cực, tệ nạn như: chất lượng học tập của một bộ phận sinh viên đang xuống cấp, có lối sống không lành mạnh, sống thiếu niềm tin vào tương lai, vào lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam và chế độ xã hội chủ nghĩa. Một trong những đối tượng theo tác giả nhận thấy dễ bị tác động bởi lối sống tiêu cực và cần có những giải pháp giúp hoàn thiện nhân cách chính là tầng lớp sinh viên - những chủ nhân tương lai của đất nước. Do vậy, công tác giáo dục nhân cách đặc biệt là đối với sinh viên, vấn đề làm lành mạnh đời sống tinh thần xã hội là một nhiệm vụ quan trọng trong công cuộc đổi mới của nước ta. Và để góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ này, tác giả đã chọn đề tài: “Một số giải pháp giáo dục nhân cách cho sinh viên chuyên ngành Giáo dục chính trị trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền” làm đề tài tiểu luận học phần Một số chuyên đề về Tâm lý học.
2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài tiểu luận
Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá nhân nói lên bộ mặt tâm lý – xã hội, bản sắc cá nhân, quy định giá trị xã hội và hành vi xã hội của họ. Hay nói cách khác, nhân cách là tư cách làm người.
Giáo dục nhân cách cho sinh viên là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng không chỉ đối với gia đình, nhà trường mà còn với toàn thể xã hội, vì sinh viên là người chủ tương lai của đất nước. Giáo dục nhân cách cho sinh viên là giáo dục lối sống, đạo đức, lập trường chính trị cho sinh viên.
.
3. Tình hình nghiên cứu
Giáo dục nhân cách là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà xã hội nào cũng quan tâm. Trải qua những giai đoạn phát triển khác nhau của xã hội loài người mà nhiệm vụ giáo dục nhân cách được đặt ở những vị trí khác nhau. Chính vì vậy, giáo dục nhân cách đã được rất nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Có nhiều ấn phẩm nghiên cứu các khía cạnh khác nhau về nhân cách như:
- Lê Diệp Đĩnh: “Thực trạng tâm lý xã hội của sinh viên và vấn đề giáo dục nhân cách cho sinh viên ở nước ta hiện nay”, Luận văn thạc sĩ Triết học, năm 1995.
- PGS. TS Nguyễn Thạc (chủ biên): “Tâm lý học sư phạm”, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội – 2009.
- Nguyễn Ngọc Bích: “Tâm lý học nhân cách”, Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia, HN, 1998.
- Trần Sỹ Phán: “Giáo dục đạo đức với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên trong giai đoạn hiện nay”, Luận án tiến sĩ triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 1999.
- Trần Thị Tuyết Sương: “Vấn đề xây dựng nhân cách đạo đức con người Việt Nam trong điều kiện hiện nay”, Luận văn thạc sĩ Triết học, Viện Triết học, năm 1998.
Nói chung, các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến các khía cạnh khác nhau về nhân cách, nhưng các công trình này chưa đề cập đến giải pháp giáo dục nhân cách cho sinh viên, đặc biệt là đối với sinh viên chuyên ngành Giáo Dục Chính Trị. Do đó, tác giả sẽ cố gắng tìm hiểu nghiên cứu vấn đề trên.
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài tiểu luận
Mục tiêu nghiên cứu của tiểu luận nhằm làm rõ khái niệm về nhân cách, sinh viên, những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách bên cạnh đó đề xuất một số giải pháp giáo dục nhân cách cho sinh viên chuyên nghành Giáo dục chính trị trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Để thực hiện được những mục tiêu nói trên, tác giả xác định cần thực hiện những mục tiêu sau:
Một là, tìm hiểu một số khái niệm như: nhân cách, sinh viên.
Hai là, xác định những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách của sinh viên.
Ba là, từ đó đưa ra một số giải pháp giáo dục nhân cách cho sinh viên chuyên ngành Giáo dục chính trị trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài tiểu luận
Để làm sáng tỏ những quan điểm đó, tác giả cố gắng bám sát nội dung về nhân cách và chuyên đề nhân cách trong học phần Một số chuyên đề về tâm lý học. Chính vì vậy, trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như: diễn dịch - quy nạp, lôgích - lịch sử, phân tích - tổng hợp, thu thập, phân loại tài liệu,…
6. Kết cấu
Ngoài phần mở đầu, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo đề tài gồm có 2 chương 6 tiết.
Chương 1. Cơ sở lý luận của giáo dục nhân cách cho sinh viên
1.1. Khái quát chung về nhân cách
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách cho sinh viên
Chương 2. Những giải pháp cơ bản nhằm giáo dục nhân cách cho sinh viên chuyên ngành Giáo Dục Chính Trị trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền
2.1. Hình thành môi trường xã hội tích cực trong việc giáo dục nhân cách cho sinh viên chuyên ngành Giáo dục chính trị
2.2. Môi trường gia đình
2.3. Môi trường nhà trường
2.4. Hoạt động của cá nhân – yếu tố quyết định trực tiếp đến sự hình thành nhân cách cho sinh viên
NỘI DUNG
Chương 1. Cơ sở lý luận của giáo dục nhân cách cho sinh viên
1.1. Khái quát chung về nhân cách
1.1.1 Một số quan điểm về nhân cách
Cho đến nay, có gần 200 định nghĩa khác nhau về nhân cách. Ở mỗi ngành khoa học xã hội có quan điểm nhân cách riêng của mình như: Nhân cách dưới góc độ kinh tế học, xã hội học, nhân chủng học, sử học, triết học, Dân tộc học, Văn học, Tâm lý học, Giáo dục học,... Sau đây là một số quan điểm khác nhau của những trường phái về nhân cách như:
Thứ nhất, tư tưởng phương Đông cổ đại về nhân cách: Các nhà tư tưởng triết học phương Đông cổ đại cho rằng con người là tiểu vũ trụ, mang những đặc tính của vũ trụ. Những đặc tính này chi phối sự phát triển con người. Mạnh Tử nhận xét: Khi phát triển hết mình, con người có thể biết trời mà còn hợp nhất với trời làm một.
Tính cách của con người chịu ảnh hưởng của ngũ hành và chia ra làm 5 loại người: Kim, Hoả, Thổ, Mộc, Thuỷ. Người mệnh Kim ăn ở có nghĩa khí, nếu Kim vượng thì tính cách cương trực. Người mệnh Hoả thì lễ nghĩa, đối với mọi người nhã nhặn, lễ độ, thích nói lý luận; nhưng nếu Hoả vượng thì nóng nảy, vội vã, dễ hỏng việc. Người mệnh Thổ trọng chữ tín, nói là làm; nếu Thổ vượng thì hay trầm tĩnh, không năng động, dễ bỏ thời cơ. Người mệnh Mộc hiền từ, lương thiện, độ lượng; Mộc vượng thì tính cách bất khuất. Người mệnh Thuỷ thì khúc khuỷu, quanh co, nhưng thông suốt; nếu Thuỷ vượng thì tính tình hung bạo, dễ gây tai hoạ.
Người phương Đông lấy “tâm thiện” là lý tưởng. Phương Tây tôn sùng tiến bộ, tôn sùng văn minh vật chất, không quan tâm nhiều đến phẩm chất. Do đó, nhiều người đã than phiền rằng đạo lý ngày nay suy đồi, nhân cách con người thoái hoá không bằng ngày xưa.
Người phương Đông đề cao tính thiện, tính nhân, thích sự im lặng, nhẹ nhàng, đề cao sự cân bằng không thái quá. Mọi tu nhân, xử thế, chính trị đều hướng tới Thiện. Biết đủ là giàu, giản dị ở vật chất, giản dị trong nội tâm, trong ngôn từ, trong quan hệ với mọi người. Khổng Tử quan niệm về nhân cách con người thể hiện ở Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín và chỉ có người “đại nhân” mới có nhân.
Trên đây là những nét sơ lược về tư tưởng phương Đông cổ đại có liên quan đến nhân cách con người. Nó nói lên hoàn cảnh và cách sống của con người phương Đông. Tuy vậy, đây chưa phải là những quan điểm, học thuyết về nhân cách.
Thứ hai, quan niệm về nhân cách trong tâm lý học phương Tây: Như ở trên có nói, ở phương Tây có nhiều học thuyết khác nhau về nhân cách. Tác giả xin trình bày một số quan niệm nhân cách tiêu biểu trong tâm lý học phương Tây hiện đại như:
Quan niệm nhân cách của Herrmanm (nhà tâm lý học Đức ) coi nhân cách là một cấu trúc rất chung mà việc xác định khái niệm về nó phải đến khi kết thúc việc nghiên cứu, mới có thể đưa ra được. Người ta không thể xác định được khái niệm nhân cách khi bắt đầu việc nghiên cứu về nó.
Herrmanm (1972 – 1973) cho rằng, nhân cách cũng như cấu trúc của nó không phải là cái tồn tại hiện thực khách quan, mà là sản phẩm trừu tượng của tâm lý học, là khía niệm giải thích lý thuyết, một cấu trúc lý thuyết chung mà tâm lý học tạo ra nhằm giải thích tính khác biệt của những biểu hiện của các hiện tượng ở những người khác nhau [7, 7 - 8].
Quan niệm nhân cách của Guilford (1964): Guilford (nhà tâm lý học Mỹ) cố gắng đưa ra một khái niệm nhân cách trìu tượng, khái quát, coi nhân cách của một cá nhân như là cấu trúc có một không hai của nét bản chất. Theo Guilford mỗi nhân cách riêng lẻ là duy nhất và không lặp lại. Đó là một tổng thể toàn vẹn có tính tích hợp của những thuộc tính biểu hiện như là những khía cạnh (hay những mặt) của nhân cách có thể được nhận thức trong sự tồn tại chung và thường xuyên của các nét nhân cách. Nét nhân cách theo quan niệm Guilford là nét bản chất tương đối không đổi và có tính trìu tượng, là cái phân biệt người này với người khác. Nhân cách theo quan niệm của Giulford được cấu tạo bởi bảy mặt: thái độ, khí chất, năng lực, hình thái, giải phẫu, nhu cầu, hứng thú [7, 8 - 9].
Quan niệm nhân cách của Cattell (1793): Ông là nhà tâm lý học người Mỹ, một thay mặt có hạng của thuyết hành vi mới. Ông cho rằng, nhân cách chính là hành vi của một người trong một tình huống nhất định và nó được biểu diễn trong công thức: R = ( S, P), trong đó, R là hành vi, S là kích thích, P là nhân cách. Theo quan niệm của ông thì nhân cách được hình thành từ lúc 6,7 tuổi [7, 10 - 11].
Quan niệm nhân cách của Eycenek (1970): Ông là nhà tâm lý học người Mỹ, ông coi nhân cách là một cấu trúc tương đối bền vững của các thuộc tính như tính cách, khí chất, trí tuệ và giải phẫu của con người. Nó xác định kiểu riêng của sự thích ứng của con người với môi trường [7, 12].
Thứ ba, quan niệm về nhân cách của tâm lý học Macxit. Đứng trên lập trường, quan điểm của triết học duy vật biện chứng, nền tâm lý học Xôviết đã cống hiến cho nhân loại những thành tựu to lớn, phong phú, đa dạng không ai có thể phủ nhận được. Xuất phát điểm cơ bản của lý luận nhân cách Mác – xít (Rubinstein, Schorochowa, Kossakowski) là nhân cách được hiểu khái quát như toàn bộ những điều kiện bên trong mà nhờ nó các tác động bên ngoài được khúc xạ [7, 34].
C. Mác và Ph.Ăngghen đã viết: Con người sống như thế nào thì nó là như thế. Con người là gì, điều đó phụ thuộc vào sự sản xuất của anh ta, cả việc anh ta sản xuất ra cái gì, điều đó phụ thuộc vào những điều kiện vật chất của sự sản xuất của anh ta.
Từ đó, một định nghĩa tâm lý học Mác – xít về khái niệm nhân cách có thể nêu như sau: Nhân cách được hiểu là con người cụ thể, hoạt động xã hội và được phát triển mang tính lịch sử, mà về mặt tâm lý có thể xác định như một hệ thống động của những tiền đề chung, chuyên biệt và cá thể của hành vi xã hội và hành vi công việc trong cấu trúc độc nhất vô nhị không thể lặp lại, hệ thống này được hình thành trên những cơ sở sinh học được hình thành trong quá trình phát sinh loài nhờ những tương tác tích cực, được điều khiển xã hội với các điều kiện tự nhiên, đặc biệt là với những điều kiện sống xã hội và luôn phụ thuộc vào tình trạng sống cá thể và được bộc lộ rõ trong: cách sống tập thể, tính xã hội tối đa (tính Đảng), tương tác biến cải môi trường một cách tích cực, sáng tạo và điều kiện sống [7, 36].
Thứ tư, quan niệm về nhân cách ở Việt Nam. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “nhân cách là bộ mặt tâm lý, tổ hợp thái độ riêng, thuộc tính riêng biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của cá nhân với tư cách là chủ thể của hoạt động, giao tiếp... về thực chất, đó là quá trình xã hội hóa cá nhân, tiếp thu các giá trị văn hóa của gia đình cộng đồng và xã hội... Nhân cách có tính chất xã
thi, tình nguyện xung kích, tham gia câu lạc bộ guitar. Đây là một cơ hội để các đoàn viên, đảng viên kết nối với nhau. Chung tay hoàn thành nhiệm vụ của các hoạt động của đoàn trường tổ chức. Đây là một sân chơi tập thể để những sinh viên có cơ hội giao lưu, học hỏi lẫn nhau. Qua đó, một phần nào góp phần hoàn thiện nhân cách cho từng sinh viên.
Do vậy, Đoàn trường, Liên chi Đoàn của Khoa và Chi đoàn các lớp cần phối hợp lại và đưa ra nhiều hoạt động bổ ích cho các sinh viên. Không chỉ tìm ra tài năng trẻ mà còn nhằm giúp những sinh viên rèn luyện nhiều kỹ năng khác.
Bản thân Ban cán sự lớp và Ban Chấp hành Chi đoàn cần tích cực hơn nữa trong hoạt động nhằm đưa tập thể lớp đoàn kết, vững mạnh. Đặt nhiệm vụ học tập lên hàng đầu, thúc đẩy từng sinh viên thi đua đạt kết quả cao trong học tập.
2.4. Hoạt động của cá nhân – yếu tố quyết định trực tiếp đến sự hình thành nhân cách cho sinh viên
Hoạt động của cá nhân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là cơ sở, là nhân tố quyết định trực tiếp sự phát triển nhân cách. Hoạt động của cá nhân xuất phát từ mục đích và nhu cầu của cá nhân; nhu cầu luôn thúc đẩy các nhân hoạt động và ngược lại hoạt động là cơ sở, là điều kiện để nảy sinh nhu cầu.
Hồ Chí Minh từng nói: “Khổng Tử nói mình phải chính tâm tu thân, nghĩa là việc gì cũng phải làm kiểu mẫu, có thế mới trị quốc bình thiên hạ được... Muốn cải tạo xã hội thì lòng mình phải cải tạo. Nếu lòng mình không cải tạo thì đừng nói đến cải tạo xã hội. Lòng mình còn tham ô, lãng phí, muốn cải tạo xã hội làm sao được” và “Tự mình, không đánh thắng được khuyết điểm của mình mà muốn đánh thắng kẻ địch, tự mình không cải tạo được mình mà muốn cải tạo xã hội thì thật là vô lý” [10].
Hoạt động là quá trình con người thực hiện mối quan hệ với tự nhiên, với xã hội, với người khác và bản thân. Thông qua hoạt động, sinh viên chuyển hóa năng lực phẩm chất tâm lý của bản thân thành sản phẩm thực tế, ngược lại những sản phẩm thực tế đó làm phong phú, hoàn thiện thêm vốn liếng tinh thần của chủ thể.
Thông qua hoạt động, sinh viên tiếp thu nền văn hóa xã hội, tri thức của loài người và biến nó thành vốn liếng kiến thức chung của từng người đem vận dụng vào cuộc sống, làm cho nhân cách ngày càng phát triển. Hoạt động giúp sinh viên thực hiện hóa nhưng khả năng về tố chất thành hiện thực, đồng thời, nó là nguồn quan trọng nhất cung cấp cho cá nhân sinh viên những kinh nghiệm xã hội.
Thông qua hoạt động đó, những sinh viên có thể cải tạo những nét tâm lý và những nét nhân cách đang bị suy thoái, hoàn thiện chúng theo chuẩn mực đạo đức xã hội. Mỗi con người là sản phẩm hoạt động của chính mình, đó chính là con đường để thành đạt, để vươn tới lý tưởng.
Hoạt động của từng cá nhân sinh viên có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách. Muốn phát huy vai trò của các hoạt động cá nhân đối với sự hình thành nhân cách thì nhà giáo dục cần:
cần thu hút sinh viên vào những hoạt động phong trào đa dạng hơn, coi hoạt động là phương tiện cơ bản. Một số hoạt động cơ bản dưới đây:
Hoạt động học tập của sinh viên chuyên ngành Giáo dục chính trị trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Đây là hoạt động diễn ra trong trường Đại học, là một hoạt động tâm lý được tổ chức một cách độc đáo của sinh viên nhằm mục đích có ý thức là chuẩn bị trở thành những giảng viên, giáo viên của tương lai có trình độ nghiệp vụ cao. Những nét đặc trưng cho hoạt động này, là sự căng thẳng mạnh mẽ về trí tuệ, trong đó bao gồm các quá trình tâm lý cao, các hoạt động khác nhau và nhân cách người sinh viên nói chung. Mục đích của hoạt động học tập là tiếp thu các tri thức khoa học, hình thành kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, phát triển nhân cách người chuyên gia tương lai. Hay cụ thể hơn, mục đích của hoạt động học tập đối với sinh viên chuyên ngành Giáo dục chính trị là nhằm tiếp thu khối lượng kiến thức về các môn tâm lý và các môn lý luận chính trị. Trong quá trình học tập, sinh viên phải huy động mạnh mẽ về trí tuệ trong đó bao gồm việc thực hiện các quá trình tâm lý cao (tư duy, cảm xúc, ý chí), các động cơ khác nhau và có thể nói về toàn bộ nhân cách người sinh viên. Mỗi một sinh viên cần nỗ lực hết mình để học tập, khi được trang bị những tri thức khoa học sẽ giúp cho quá trình nhận thức của sinh viên được đúng đắn.
Hoạt động thứ hai của cá nhân sinh viên là hoạt động chính trị - xã hội. Đây là hoạt động được tiến hành qua nhiều hình thức đa dạng và phong phú từ tổ chức phong trào thi đua của sinh viên chuyên ngành Giáo dục chính trị và tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ở Học viện Báo Chí và Tuyên truyền, hoạt động này được biểu hiện như là một sản phẩm của sự trưởng thành về mặt xã hội. Việc tham gia hoạt động của sinh viên cũng kích thích bởi nhiều động cơ khác nhau như: động cơ tự khẳng định và tự hoàn thiện nhân cách; muốn có ích cho người khác; có tình cảm trách nhiệm đối với những nhiệm vụ xã hội được giao, có trách nhiệm đối với nhóm, tập thể lớp, muốn thường xuyên được tiếp xúc với bạn bè trong nhóm, lớp qua các công việc của khoa, của trường giao cho nhóm. Đây là một hoạt động quan trọng để các sinh viên tham gia vào cộng đồng xã hội. Mỗi cá nhân cần tích cực hơn trong mỗi hoạt động.
Trong quãng thời gian sinh viên, một hoạt động quan trọng khác đó là hoạt động nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu khoa học là một hình thức giáo dục ở Đại học, là khâu giúp sinh viên tự nghiên cứu, hình thành nhãn quan khoa học, là một khâu trong quá trình học tập, là nhân tố tiến bộ xã hội phản ánh vào trường đại học trong thời kỳ cách mạng khoa học kỹ thuật. Nghiên cứu khoa học có bản chất là một hoạt động tìm tòi, sáng tạo, phát minh. Đây là loại hoạt động nhận thức có đặc trưng tạo ra những giá trị nhận thức mới trước đó. Nhờ có hoạt động nay mà sinh viên đã nâng cao tính độc lập, khả năng tìm tòi nghiên cứu tri thức. Góp phần hoàn thiện một trong những nét tính cách của sinh viên.
Mặc dù, mỗi loại hoạt động được biểu hiện ở mức độ nhất định về các phẩm chất, tri thức, kỹ năng, kỹ xảo khác nhau của sinh viên nhưng chúng cùng hình thành nhân cách của họ, chuẩn bị cho họ lao động có nghĩa là sự thống nhất trong giáo dục.
Quá trình giáo dục phải là quá trình tổ chức hoạt động tích cực sáng tạo của sinh viên, cần thay đổi tính chất của hoạt động, làm phong phú nội dung, phương pháp và hình thức hoạt động, từ đó, lôi cuốn sinh viên vào các hoạt động.
Nhà giáo dục phải nắm được các hoạt động chủ đạo của từng thời kỳ nhất định để tổ chức các hoạt động cho phù hợp với đặc điểm lứa tuổi sinh viên.
Các nhân tố được phân tích ở trên đều có tác động đồng bộ đến sự hình thành và phát triển nhân cách.
KẾT LUẬN
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”. Nhận thức được điều đó, tự bản thân mỗi sinh viên phải không ngừng học hỏi, tiếp nhận tri thức mới đồng thời rèn luyện bản thân. Góp phần xây dựng đất nước ta ngày càng phát triển, phồn vinh.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
MỞ ĐẦU
1. Lý do và tính cấp thiết của đề tài tiểu luận
Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một trong những nhiệm vụ hàng đầu, được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang nỗ lực phấn đấu hoàn thành, mục tiêu là xây dựng một xã hội phồn vinh và hạnh phúc “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Để thực hiện mục tiêu đó, nhân tố đầu tiên phải có là con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì trước tiên phải có những con người xã hội chủ nghĩa. Người đặc biệt coi trọng vấn đề nhân cách của con người, chúng ta thường thấy Người nhắc đến các cụm từ: tư cách người cách mệnh, tư cách của Đảng chân chính cách mạng, tư cách người cán bộ cách mạng, tư cách người công an cách mạng và Người định nghĩa “nhân cách là tư cách làm người”.
Tại Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ X, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” [108 - 109]. Ở đây, những nhiệm vụ trọng yếu, nền tảng của chương trình giáo dục đại học là xây dựng một đội ngũ trí thức có nhân cách đạo đức trong sáng, làm chủ về chuyên môn nghiệp vụ, khỏe mạnh về thể chất đáp ứng cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến vấn đề này, đặc biệt là việc giáo dục – đào tạo học sinh, sinh viên trong các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp nơi hội tụ những nhân tài tương lai của đất nước. Chính vì vậy, mà hệ thống các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp không ngừng được cải tiến, hoàn thiện cả về nội dung và phương pháp giáo dục. Hàng năm có hàng nghìn sinh viên ra trường và đóng góp sức lực, trí lực của mình vào công cuộc xây dựng đất nước.
Trong cuộc sống hiện đại, kéo theo một loạt những thay đổi về kinh tế - xã hội và cùng với đó là vấn đề xung quanh về sinh viên như suy nghĩ, lối sống, hành động có nhiều thay đổi ở mỗi thời kỳ khác nhau. Bên cạnh những mặt tích cực đó, sinh viên còn tồn tại nhiều mặt trái, những hiện tượng tiêu cực, tệ nạn như: chất lượng học tập của một bộ phận sinh viên đang xuống cấp, có lối sống không lành mạnh, sống thiếu niềm tin vào tương lai, vào lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam và chế độ xã hội chủ nghĩa. Một trong những đối tượng theo tác giả nhận thấy dễ bị tác động bởi lối sống tiêu cực và cần có những giải pháp giúp hoàn thiện nhân cách chính là tầng lớp sinh viên - những chủ nhân tương lai của đất nước. Do vậy, công tác giáo dục nhân cách đặc biệt là đối với sinh viên, vấn đề làm lành mạnh đời sống tinh thần xã hội là một nhiệm vụ quan trọng trong công cuộc đổi mới của nước ta. Và để góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ này, tác giả đã chọn đề tài: “Một số giải pháp giáo dục nhân cách cho sinh viên chuyên ngành Giáo dục chính trị trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền” làm đề tài tiểu luận học phần Một số chuyên đề về Tâm lý học.
2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài tiểu luận
Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá nhân nói lên bộ mặt tâm lý – xã hội, bản sắc cá nhân, quy định giá trị xã hội và hành vi xã hội của họ. Hay nói cách khác, nhân cách là tư cách làm người.
Giáo dục nhân cách cho sinh viên là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng không chỉ đối với gia đình, nhà trường mà còn với toàn thể xã hội, vì sinh viên là người chủ tương lai của đất nước. Giáo dục nhân cách cho sinh viên là giáo dục lối sống, đạo đức, lập trường chính trị cho sinh viên.
.
3. Tình hình nghiên cứu
Giáo dục nhân cách là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà xã hội nào cũng quan tâm. Trải qua những giai đoạn phát triển khác nhau của xã hội loài người mà nhiệm vụ giáo dục nhân cách được đặt ở những vị trí khác nhau. Chính vì vậy, giáo dục nhân cách đã được rất nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Có nhiều ấn phẩm nghiên cứu các khía cạnh khác nhau về nhân cách như:
- Lê Diệp Đĩnh: “Thực trạng tâm lý xã hội của sinh viên và vấn đề giáo dục nhân cách cho sinh viên ở nước ta hiện nay”, Luận văn thạc sĩ Triết học, năm 1995.
- PGS. TS Nguyễn Thạc (chủ biên): “Tâm lý học sư phạm”, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội – 2009.
- Nguyễn Ngọc Bích: “Tâm lý học nhân cách”, Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia, HN, 1998.
- Trần Sỹ Phán: “Giáo dục đạo đức với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên trong giai đoạn hiện nay”, Luận án tiến sĩ triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 1999.
- Trần Thị Tuyết Sương: “Vấn đề xây dựng nhân cách đạo đức con người Việt Nam trong điều kiện hiện nay”, Luận văn thạc sĩ Triết học, Viện Triết học, năm 1998.
Nói chung, các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến các khía cạnh khác nhau về nhân cách, nhưng các công trình này chưa đề cập đến giải pháp giáo dục nhân cách cho sinh viên, đặc biệt là đối với sinh viên chuyên ngành Giáo Dục Chính Trị. Do đó, tác giả sẽ cố gắng tìm hiểu nghiên cứu vấn đề trên.
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài tiểu luận
Mục tiêu nghiên cứu của tiểu luận nhằm làm rõ khái niệm về nhân cách, sinh viên, những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách bên cạnh đó đề xuất một số giải pháp giáo dục nhân cách cho sinh viên chuyên nghành Giáo dục chính trị trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Để thực hiện được những mục tiêu nói trên, tác giả xác định cần thực hiện những mục tiêu sau:
Một là, tìm hiểu một số khái niệm như: nhân cách, sinh viên.
Hai là, xác định những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách của sinh viên.
Ba là, từ đó đưa ra một số giải pháp giáo dục nhân cách cho sinh viên chuyên ngành Giáo dục chính trị trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài tiểu luận
Để làm sáng tỏ những quan điểm đó, tác giả cố gắng bám sát nội dung về nhân cách và chuyên đề nhân cách trong học phần Một số chuyên đề về tâm lý học. Chính vì vậy, trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như: diễn dịch - quy nạp, lôgích - lịch sử, phân tích - tổng hợp, thu thập, phân loại tài liệu,…
6. Kết cấu
Ngoài phần mở đầu, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo đề tài gồm có 2 chương 6 tiết.
Chương 1. Cơ sở lý luận của giáo dục nhân cách cho sinh viên
1.1. Khái quát chung về nhân cách
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách cho sinh viên
Chương 2. Những giải pháp cơ bản nhằm giáo dục nhân cách cho sinh viên chuyên ngành Giáo Dục Chính Trị trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền
2.1. Hình thành môi trường xã hội tích cực trong việc giáo dục nhân cách cho sinh viên chuyên ngành Giáo dục chính trị
2.2. Môi trường gia đình
2.3. Môi trường nhà trường
2.4. Hoạt động của cá nhân – yếu tố quyết định trực tiếp đến sự hình thành nhân cách cho sinh viên
NỘI DUNG
Chương 1. Cơ sở lý luận của giáo dục nhân cách cho sinh viên
1.1. Khái quát chung về nhân cách
1.1.1 Một số quan điểm về nhân cách
Cho đến nay, có gần 200 định nghĩa khác nhau về nhân cách. Ở mỗi ngành khoa học xã hội có quan điểm nhân cách riêng của mình như: Nhân cách dưới góc độ kinh tế học, xã hội học, nhân chủng học, sử học, triết học, Dân tộc học, Văn học, Tâm lý học, Giáo dục học,... Sau đây là một số quan điểm khác nhau của những trường phái về nhân cách như:
Thứ nhất, tư tưởng phương Đông cổ đại về nhân cách: Các nhà tư tưởng triết học phương Đông cổ đại cho rằng con người là tiểu vũ trụ, mang những đặc tính của vũ trụ. Những đặc tính này chi phối sự phát triển con người. Mạnh Tử nhận xét: Khi phát triển hết mình, con người có thể biết trời mà còn hợp nhất với trời làm một.
Tính cách của con người chịu ảnh hưởng của ngũ hành và chia ra làm 5 loại người: Kim, Hoả, Thổ, Mộc, Thuỷ. Người mệnh Kim ăn ở có nghĩa khí, nếu Kim vượng thì tính cách cương trực. Người mệnh Hoả thì lễ nghĩa, đối với mọi người nhã nhặn, lễ độ, thích nói lý luận; nhưng nếu Hoả vượng thì nóng nảy, vội vã, dễ hỏng việc. Người mệnh Thổ trọng chữ tín, nói là làm; nếu Thổ vượng thì hay trầm tĩnh, không năng động, dễ bỏ thời cơ. Người mệnh Mộc hiền từ, lương thiện, độ lượng; Mộc vượng thì tính cách bất khuất. Người mệnh Thuỷ thì khúc khuỷu, quanh co, nhưng thông suốt; nếu Thuỷ vượng thì tính tình hung bạo, dễ gây tai hoạ.
Người phương Đông lấy “tâm thiện” là lý tưởng. Phương Tây tôn sùng tiến bộ, tôn sùng văn minh vật chất, không quan tâm nhiều đến phẩm chất. Do đó, nhiều người đã than phiền rằng đạo lý ngày nay suy đồi, nhân cách con người thoái hoá không bằng ngày xưa.
Người phương Đông đề cao tính thiện, tính nhân, thích sự im lặng, nhẹ nhàng, đề cao sự cân bằng không thái quá. Mọi tu nhân, xử thế, chính trị đều hướng tới Thiện. Biết đủ là giàu, giản dị ở vật chất, giản dị trong nội tâm, trong ngôn từ, trong quan hệ với mọi người. Khổng Tử quan niệm về nhân cách con người thể hiện ở Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín và chỉ có người “đại nhân” mới có nhân.
Trên đây là những nét sơ lược về tư tưởng phương Đông cổ đại có liên quan đến nhân cách con người. Nó nói lên hoàn cảnh và cách sống của con người phương Đông. Tuy vậy, đây chưa phải là những quan điểm, học thuyết về nhân cách.
Thứ hai, quan niệm về nhân cách trong tâm lý học phương Tây: Như ở trên có nói, ở phương Tây có nhiều học thuyết khác nhau về nhân cách. Tác giả xin trình bày một số quan niệm nhân cách tiêu biểu trong tâm lý học phương Tây hiện đại như:
Quan niệm nhân cách của Herrmanm (nhà tâm lý học Đức ) coi nhân cách là một cấu trúc rất chung mà việc xác định khái niệm về nó phải đến khi kết thúc việc nghiên cứu, mới có thể đưa ra được. Người ta không thể xác định được khái niệm nhân cách khi bắt đầu việc nghiên cứu về nó.
Herrmanm (1972 – 1973) cho rằng, nhân cách cũng như cấu trúc của nó không phải là cái tồn tại hiện thực khách quan, mà là sản phẩm trừu tượng của tâm lý học, là khía niệm giải thích lý thuyết, một cấu trúc lý thuyết chung mà tâm lý học tạo ra nhằm giải thích tính khác biệt của những biểu hiện của các hiện tượng ở những người khác nhau [7, 7 - 8].
Quan niệm nhân cách của Guilford (1964): Guilford (nhà tâm lý học Mỹ) cố gắng đưa ra một khái niệm nhân cách trìu tượng, khái quát, coi nhân cách của một cá nhân như là cấu trúc có một không hai của nét bản chất. Theo Guilford mỗi nhân cách riêng lẻ là duy nhất và không lặp lại. Đó là một tổng thể toàn vẹn có tính tích hợp của những thuộc tính biểu hiện như là những khía cạnh (hay những mặt) của nhân cách có thể được nhận thức trong sự tồn tại chung và thường xuyên của các nét nhân cách. Nét nhân cách theo quan niệm Guilford là nét bản chất tương đối không đổi và có tính trìu tượng, là cái phân biệt người này với người khác. Nhân cách theo quan niệm của Giulford được cấu tạo bởi bảy mặt: thái độ, khí chất, năng lực, hình thái, giải phẫu, nhu cầu, hứng thú [7, 8 - 9].
Quan niệm nhân cách của Cattell (1793): Ông là nhà tâm lý học người Mỹ, một thay mặt có hạng của thuyết hành vi mới. Ông cho rằng, nhân cách chính là hành vi của một người trong một tình huống nhất định và nó được biểu diễn trong công thức: R = ( S, P), trong đó, R là hành vi, S là kích thích, P là nhân cách. Theo quan niệm của ông thì nhân cách được hình thành từ lúc 6,7 tuổi [7, 10 - 11].
Quan niệm nhân cách của Eycenek (1970): Ông là nhà tâm lý học người Mỹ, ông coi nhân cách là một cấu trúc tương đối bền vững của các thuộc tính như tính cách, khí chất, trí tuệ và giải phẫu của con người. Nó xác định kiểu riêng của sự thích ứng của con người với môi trường [7, 12].
Thứ ba, quan niệm về nhân cách của tâm lý học Macxit. Đứng trên lập trường, quan điểm của triết học duy vật biện chứng, nền tâm lý học Xôviết đã cống hiến cho nhân loại những thành tựu to lớn, phong phú, đa dạng không ai có thể phủ nhận được. Xuất phát điểm cơ bản của lý luận nhân cách Mác – xít (Rubinstein, Schorochowa, Kossakowski) là nhân cách được hiểu khái quát như toàn bộ những điều kiện bên trong mà nhờ nó các tác động bên ngoài được khúc xạ [7, 34].
C. Mác và Ph.Ăngghen đã viết: Con người sống như thế nào thì nó là như thế. Con người là gì, điều đó phụ thuộc vào sự sản xuất của anh ta, cả việc anh ta sản xuất ra cái gì, điều đó phụ thuộc vào những điều kiện vật chất của sự sản xuất của anh ta.
Từ đó, một định nghĩa tâm lý học Mác – xít về khái niệm nhân cách có thể nêu như sau: Nhân cách được hiểu là con người cụ thể, hoạt động xã hội và được phát triển mang tính lịch sử, mà về mặt tâm lý có thể xác định như một hệ thống động của những tiền đề chung, chuyên biệt và cá thể của hành vi xã hội và hành vi công việc trong cấu trúc độc nhất vô nhị không thể lặp lại, hệ thống này được hình thành trên những cơ sở sinh học được hình thành trong quá trình phát sinh loài nhờ những tương tác tích cực, được điều khiển xã hội với các điều kiện tự nhiên, đặc biệt là với những điều kiện sống xã hội và luôn phụ thuộc vào tình trạng sống cá thể và được bộc lộ rõ trong: cách sống tập thể, tính xã hội tối đa (tính Đảng), tương tác biến cải môi trường một cách tích cực, sáng tạo và điều kiện sống [7, 36].
Thứ tư, quan niệm về nhân cách ở Việt Nam. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “nhân cách là bộ mặt tâm lý, tổ hợp thái độ riêng, thuộc tính riêng biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của cá nhân với tư cách là chủ thể của hoạt động, giao tiếp... về thực chất, đó là quá trình xã hội hóa cá nhân, tiếp thu các giá trị văn hóa của gia đình cộng đồng và xã hội... Nhân cách có tính chất xã
thi, tình nguyện xung kích, tham gia câu lạc bộ guitar. Đây là một cơ hội để các đoàn viên, đảng viên kết nối với nhau. Chung tay hoàn thành nhiệm vụ của các hoạt động của đoàn trường tổ chức. Đây là một sân chơi tập thể để những sinh viên có cơ hội giao lưu, học hỏi lẫn nhau. Qua đó, một phần nào góp phần hoàn thiện nhân cách cho từng sinh viên.
Do vậy, Đoàn trường, Liên chi Đoàn của Khoa và Chi đoàn các lớp cần phối hợp lại và đưa ra nhiều hoạt động bổ ích cho các sinh viên. Không chỉ tìm ra tài năng trẻ mà còn nhằm giúp những sinh viên rèn luyện nhiều kỹ năng khác.
Bản thân Ban cán sự lớp và Ban Chấp hành Chi đoàn cần tích cực hơn nữa trong hoạt động nhằm đưa tập thể lớp đoàn kết, vững mạnh. Đặt nhiệm vụ học tập lên hàng đầu, thúc đẩy từng sinh viên thi đua đạt kết quả cao trong học tập.
2.4. Hoạt động của cá nhân – yếu tố quyết định trực tiếp đến sự hình thành nhân cách cho sinh viên
Hoạt động của cá nhân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là cơ sở, là nhân tố quyết định trực tiếp sự phát triển nhân cách. Hoạt động của cá nhân xuất phát từ mục đích và nhu cầu của cá nhân; nhu cầu luôn thúc đẩy các nhân hoạt động và ngược lại hoạt động là cơ sở, là điều kiện để nảy sinh nhu cầu.
Hồ Chí Minh từng nói: “Khổng Tử nói mình phải chính tâm tu thân, nghĩa là việc gì cũng phải làm kiểu mẫu, có thế mới trị quốc bình thiên hạ được... Muốn cải tạo xã hội thì lòng mình phải cải tạo. Nếu lòng mình không cải tạo thì đừng nói đến cải tạo xã hội. Lòng mình còn tham ô, lãng phí, muốn cải tạo xã hội làm sao được” và “Tự mình, không đánh thắng được khuyết điểm của mình mà muốn đánh thắng kẻ địch, tự mình không cải tạo được mình mà muốn cải tạo xã hội thì thật là vô lý” [10].
Hoạt động là quá trình con người thực hiện mối quan hệ với tự nhiên, với xã hội, với người khác và bản thân. Thông qua hoạt động, sinh viên chuyển hóa năng lực phẩm chất tâm lý của bản thân thành sản phẩm thực tế, ngược lại những sản phẩm thực tế đó làm phong phú, hoàn thiện thêm vốn liếng tinh thần của chủ thể.
Thông qua hoạt động, sinh viên tiếp thu nền văn hóa xã hội, tri thức của loài người và biến nó thành vốn liếng kiến thức chung của từng người đem vận dụng vào cuộc sống, làm cho nhân cách ngày càng phát triển. Hoạt động giúp sinh viên thực hiện hóa nhưng khả năng về tố chất thành hiện thực, đồng thời, nó là nguồn quan trọng nhất cung cấp cho cá nhân sinh viên những kinh nghiệm xã hội.
Thông qua hoạt động đó, những sinh viên có thể cải tạo những nét tâm lý và những nét nhân cách đang bị suy thoái, hoàn thiện chúng theo chuẩn mực đạo đức xã hội. Mỗi con người là sản phẩm hoạt động của chính mình, đó chính là con đường để thành đạt, để vươn tới lý tưởng.
Hoạt động của từng cá nhân sinh viên có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách. Muốn phát huy vai trò của các hoạt động cá nhân đối với sự hình thành nhân cách thì nhà giáo dục cần:
cần thu hút sinh viên vào những hoạt động phong trào đa dạng hơn, coi hoạt động là phương tiện cơ bản. Một số hoạt động cơ bản dưới đây:
Hoạt động học tập của sinh viên chuyên ngành Giáo dục chính trị trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Đây là hoạt động diễn ra trong trường Đại học, là một hoạt động tâm lý được tổ chức một cách độc đáo của sinh viên nhằm mục đích có ý thức là chuẩn bị trở thành những giảng viên, giáo viên của tương lai có trình độ nghiệp vụ cao. Những nét đặc trưng cho hoạt động này, là sự căng thẳng mạnh mẽ về trí tuệ, trong đó bao gồm các quá trình tâm lý cao, các hoạt động khác nhau và nhân cách người sinh viên nói chung. Mục đích của hoạt động học tập là tiếp thu các tri thức khoa học, hình thành kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, phát triển nhân cách người chuyên gia tương lai. Hay cụ thể hơn, mục đích của hoạt động học tập đối với sinh viên chuyên ngành Giáo dục chính trị là nhằm tiếp thu khối lượng kiến thức về các môn tâm lý và các môn lý luận chính trị. Trong quá trình học tập, sinh viên phải huy động mạnh mẽ về trí tuệ trong đó bao gồm việc thực hiện các quá trình tâm lý cao (tư duy, cảm xúc, ý chí), các động cơ khác nhau và có thể nói về toàn bộ nhân cách người sinh viên. Mỗi một sinh viên cần nỗ lực hết mình để học tập, khi được trang bị những tri thức khoa học sẽ giúp cho quá trình nhận thức của sinh viên được đúng đắn.
Hoạt động thứ hai của cá nhân sinh viên là hoạt động chính trị - xã hội. Đây là hoạt động được tiến hành qua nhiều hình thức đa dạng và phong phú từ tổ chức phong trào thi đua của sinh viên chuyên ngành Giáo dục chính trị và tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ở Học viện Báo Chí và Tuyên truyền, hoạt động này được biểu hiện như là một sản phẩm của sự trưởng thành về mặt xã hội. Việc tham gia hoạt động của sinh viên cũng kích thích bởi nhiều động cơ khác nhau như: động cơ tự khẳng định và tự hoàn thiện nhân cách; muốn có ích cho người khác; có tình cảm trách nhiệm đối với những nhiệm vụ xã hội được giao, có trách nhiệm đối với nhóm, tập thể lớp, muốn thường xuyên được tiếp xúc với bạn bè trong nhóm, lớp qua các công việc của khoa, của trường giao cho nhóm. Đây là một hoạt động quan trọng để các sinh viên tham gia vào cộng đồng xã hội. Mỗi cá nhân cần tích cực hơn trong mỗi hoạt động.
Trong quãng thời gian sinh viên, một hoạt động quan trọng khác đó là hoạt động nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu khoa học là một hình thức giáo dục ở Đại học, là khâu giúp sinh viên tự nghiên cứu, hình thành nhãn quan khoa học, là một khâu trong quá trình học tập, là nhân tố tiến bộ xã hội phản ánh vào trường đại học trong thời kỳ cách mạng khoa học kỹ thuật. Nghiên cứu khoa học có bản chất là một hoạt động tìm tòi, sáng tạo, phát minh. Đây là loại hoạt động nhận thức có đặc trưng tạo ra những giá trị nhận thức mới trước đó. Nhờ có hoạt động nay mà sinh viên đã nâng cao tính độc lập, khả năng tìm tòi nghiên cứu tri thức. Góp phần hoàn thiện một trong những nét tính cách của sinh viên.
Mặc dù, mỗi loại hoạt động được biểu hiện ở mức độ nhất định về các phẩm chất, tri thức, kỹ năng, kỹ xảo khác nhau của sinh viên nhưng chúng cùng hình thành nhân cách của họ, chuẩn bị cho họ lao động có nghĩa là sự thống nhất trong giáo dục.
Quá trình giáo dục phải là quá trình tổ chức hoạt động tích cực sáng tạo của sinh viên, cần thay đổi tính chất của hoạt động, làm phong phú nội dung, phương pháp và hình thức hoạt động, từ đó, lôi cuốn sinh viên vào các hoạt động.
Nhà giáo dục phải nắm được các hoạt động chủ đạo của từng thời kỳ nhất định để tổ chức các hoạt động cho phù hợp với đặc điểm lứa tuổi sinh viên.
Các nhân tố được phân tích ở trên đều có tác động đồng bộ đến sự hình thành và phát triển nhân cách.
KẾT LUẬN
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”. Nhận thức được điều đó, tự bản thân mỗi sinh viên phải không ngừng học hỏi, tiếp nhận tri thức mới đồng thời rèn luyện bản thân. Góp phần xây dựng đất nước ta ngày càng phát triển, phồn vinh.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: đề tài chuyên ngành giáo dục chính trị, trong triết học hãy giải thích thông qua góc nhìn biện chứng của câu nói Bác “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”, GIÁO DỤC NHÂN CÁCH TRONG NGÀNH Y, một số giải pháp tăng cường hoạt động các Câu lạc bộ thể thao cho sinh viên nhằm giáo dục chính trị, đạo đức cho sinh viên, những biện pháp để phát triển nhân cách cho bản thân, bien phap giao duc nhan cach hoc vien trong quan doi
Last edited by a moderator: