sieunhann11c
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là cách hoạt động diễn ra thường xuyên, liên tục. Cạnh tranh trở thành công cụ hữu hiệu để nuôi dưỡng các doanh nghiệp làm ăn tốt, nâng cao hiệu quả và phát triển kinh tế. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ trở thành nhiệm vụ trọng tâm chủ yếu để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của nước ta.
Những năm đổi mới chúng ta đã hình thành nền kinh tế thị trường, tạo ra nhiều hàng hoá và dịch vụ không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn mở rộng xuất khẩu. Nhiều sản phẩm Việt Nam đã được thị trường trong và ngoài nước chấp nhận, mở rộng thị phần, tăng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên thị trường càng phát triển, hội nhập càng sâu rộng thì cạnh tranh càng gay gắt, thách thức càng lớn. Do vậy các doanh nghiệp Việt Nam muốn đứng vững trên thị trường và phát triển hơn nữa phải thực hiện định hướng theo thị trường. Muốn vậy các hoạt động Marketing phải được coi trọng vì nó có chức năng là cầu nối giữa hàng hoá với thị trường.
Tổ chức và quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm là một chức năng quản trị quan trọng của các doanh nghiệp. Nội dung cốt lõi của hoạt động tiêu thụ sản phẩm là tổ chức và quản lý mạng lưới kênh phân phối của doanh nghiệp trên thị trường. Kênh phân phối là con đường đi của hàng hoá từ nhà sản xuất đến người tiêu thụ cuối cùng. Trong nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt hiện nay, việc tạo được lợi thế cạnh tranh ngày càng khó khăn, duy trì lợi thế cạnh tranh lâu dài lại còn khó hơn nhiều. Các biện pháp về sản phẩm, quảng cáo, khuyến mại, cắt giảm giá bán…chỉ có lợi thế ngắn hạn, bởi các doanh nghiệp khác dễ dàng và nhanh chóng làm theo. Việc tập trung phát triển mạng lưới kênh tiêu thụ sản phẩm giúp doanh nghiệp xây dựng và duy trì được lợi thế cạnh tranh dài hạn. Bởi vì, kênh phân phối là tập hợp các quan hệ bên ngoài giữa các doanh nghiệp độc lập trong kinh doanh. Tạo lập và phát triển hệ thống kênh phân phối đòi hỏi thời gian, trí tuệ, tiền của, sức lực…nên các doanh nghiệp khác không dễ dàng làm theo.
Sau bốn năm học tại trường cùng với quá trình tìm hiểu thực tế tại Công ty Cổ phần thép TVP em nhận thấy kênh phân phối có ý nghĩa hết sức to lớn và là mối quan tâm của doanh nghiệp. Vì vậy em chọn đề tài “ Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kênh phân phối của công ty cổ phần thép TVP” để làm đề tài thực tập cho mình.
Bố cục của đề tài gồm 3 phần:
Chương 1: Giới thiệu tổng quát về công ty cổ phần thép TVP
Chương 2: Thực trạng hệ thống kênh phân phối của công ty
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của công ty
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP TVP
1. Sơ lược về công ty cổ phần thép TVP
Tên công ty: Công ty cổ phần thép TVP
Tên giao dịch: T.V.P Steel Co.,Ltd
Trụ sở chính:400 QL1A, khu phố 9, thị trấn Bến Lức, Tỉnh Long An
Mã số thuế: 1100598716
Điện thoại: (0723) 632455
FAX: (0723) 632454
Email: [email protected]
Tài khoản VNĐ: Ngân hàng Sacombank chi nhánh Tân Bình
Số tài khoản 060003773410
Tài khoản ngoại tệ: Ngân hàng Sacombank chi nhánh Tân Bình
Số tài khoản : 060005968472
Loại hình kinh doanh: cổ phần
Hình thức kinh doanh: thương mại, sản xuất, dịch vụ
Các mặt hàng kinh doanh:
Sản xuất tole các loại: cắt, cán thép các loại; lắp ráp và chế tạo máy,các sản phẩm cơ khí phục vụ ngành thép. Kinh doanh tole các loại. Cho thuê kho bãi, nhà xưởng. Đại lý ký gởi và mua bán hàng hóa.
2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty Cổ phần Thép T.V.P có tiền thân là công ty TNHH sản xuất & thương mại Tân Vạn Phúc.
Được thành lập ngày 08 tháng 08 năm 1996 Công ty TNHH Sản xuất & Thương mại Tân Vạn Phúc nay đã lớn mạnh cả năng lực sản xuất và thị trường tiêu thụ. Công ty chuyên sản xuất và kinh doanh các loại sắt thép. Nguyên liệu sản xuất của công ty được cung cấp bởi các hãng sắt thép hàng đầu trên thế giới như: Nhật Bản, Nga, Nam Phi, Hàn Quốc,…Sản phẩm công ty được phân phối rộng khắp trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt là thị trường miền Tây Nam Bộ.
Công ty không ngừng cải tiến trang thiết bị máy móc và công nghệ tiên tiến trên thế giới nhằm ngày càng đáp ứng các sản phẩm có chất lượng tốt nhất cho khách hàng. Bằng chứng công ty đã và đang mở rộng nhà xưởng.
Năm 2004 công ty được Uỷ Ban Nhân Dân và Sở Kế hoạch & Đầu tư Tỉnh Long An cấp phép thành lập Công ty TNHH Sản Xuất & Thương Mại Thép T.V.P chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thép ống các loại.
Năm 2005 Công ty xây dựng nhà máy mạ, các dây chuyền và công nghệ được nhập khẩu từ các nước có công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc,…
Qua quốc lộ 1A, đến Thị Trấn Bến Lức, bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước một khuôn viên với diện tích 100.000m2 . Công ty Cổ phần thép T.V.P với cơ sở vật chất khang trang, thiết bị hiện đại, chắc chắn sẽ tạo được niềm tin nơi các đối tác và khách hàng.
Nằm trong kế hoạch phát triển, mong muốn trở thành đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực Sắt – Thép, trở thành cái tên quen thuộc với tất cả khách hàng trong ngành xây dựng, ngày 09/01/2010 Công ty TNHH TM & SX Thép T.V.P đã chính thức chuyển đổi từ mô hình công ty TNHH lên công ty Cổ phần.
Căn cứ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số 1100598716 ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Sở Kế hoạch Đầu tư Tỉnh Long An, Công ty TNHH TM & SX Thép T.V.P, kể từ ngày 09 tháng 01năm 2010, Công ty TNHH TM & SX Thép T.V.P chính thức đổi tên thành “Công ty Cổ Phần Thép T.V.P”.
Sau hơn 10 năm hình thành và phát triển, Công ty đã không ngừng cải tiến kỹ thuật để đưa ra những sản phẩm chất lượng cao phục vụ khách hàng trong và ngoài nước. Đến nay, TVP đã tạo cho mình một vị thế riêng, một thương hiệu riêng đủ sức cạnh tranh với các thương hiệu nổi tiếng khác trên thị trường.
Thời gian đầu sau khi thành lập, công ty gặp không ít khó khăn cả về vốn và dây chuyền sản xuất, nhưng với tinh thần không ngại gian khó Ban lãnh đạo đã cùng với tập thể cán bộ công nhân viên công ty vững bước đi lên. Sản xuất kinh doanh ngày một phát triển, sản phẩm ống thép của công ty được xuất đi trong các khu vực chiếm 80% sản lượng nhà máy. Sản phẩm tôn mạ kẽm và mạ màu cung cấp cho thị trường nội địa từ Bắc đến Nam thông qua hệ thống đại lý phân phối, góp phần đưa thương hiệu TVP đến với mọi công trình, mọi người dân trên khắp đất nước. Việc áp dụng thành công hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và các tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng sản phẩm như: JIS, ASTM đã đưa sản phẩm thép TVP lên tầm cao mới, được sự tín nhiệm của khách hàng. Bên cạnh đó, Công ty Thép TVP cũng đạt nhiều giải thưởng do các Bộ, Ngành trao tặng cho những thành quả và đóng góp của công ty. Nhưng có lẽ giải thưởng lớn nhất và có ý nghĩa hơn cả là sự tín nhiệm của người tiêu dùng đối với thương hiệu TVP. Chính điều này đã tạo ra động lực thôi thúc TVP không ngừng cải tiến để sản phẩm ngày một tốt hơn.
3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
3.1 Chức năng
Kinh doanh chủ yếu các mặt hàng tole thép các loại, lắp ráp chế tạo máy móc, các sản phẩm cơ khí phục vụ ngành thép, cho thuê kho bãi, nhà xưởng, kinh doanh bất động sản.
3.2 Nhiệm vụ
R là người bán lẻ
Người thiết kế kênh phải đối mặt với môi trường cạnh tranh ngày càng phức tạp không chỉ về cạnh tranh toàn cầu mà còn cạnh tranh về chiều ngang, chiều dọc, cạnh tranh giữa các loại và giữa các hệ thống kênh. Trên thực tế một số hình thức cạnh tranh là huyền ảo và phát triển âm ỉ. Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp của cạnh tranh giữa các hệ thống kênh.
Các doanh nghiệp tất nhiên không phải lúc nào cũng đối mặt với tất cả các loại cạnh tranh này, nhưng họ phải nhận thức và phân biệt được chúng.
Trong nền kinh tế đang phát triển chủ yếu là cạnh tranh theo chiều ngang và cạnh tranh theo chiều dọc. Hình thức cạnh tranh giữa các hệ thống kênh chưa nhiều do các kênh liên kết dọc chưa phát triển.
4. Những quyết định chủ yếu và việc thiết kế mạng lưới kênh phân phối
4.1 Những quyết định chủ yếu
- Chiều dài: Đây là khâu quyết định xem kênh có bao nhiêu cấp tức là số loại trung gian cần có trong hệ thống kênh phân phối. Độ dài của kênh phân phối một thứ hàng hoá, dịch vụ nào đó còn tuỳ từng trường hợp vào một vài yếu tố khác thuộc về môi trường, thị trường khách hàng, các trung gian, chính bản thân công ty.
- Chiều rộng: quyết định xem có bao nhiêu nhà phân phối trung gian trong mỗi cấp độ của kênh phân phối. Phạm trù này ảnh hưởng đến mức độ bao phủ, tiếp cận và khai thác thị trường của công ty.
- Quyết định về số lượng các kênh cùng được sử dụng để phân phối hàng hoá và tỷ trọng hàng hoá được phân bổ ở mỗi kênh: đây là một quyết định rất phức tạp có liên quan đến việc xác định cấu trúc kênh phân phối của một công ty. Tính chất phức tạp của nó là ở chỗ người ta có thể lựa chọn rất nhiều phương án khác nhau nhưng việc lượng hoá tính hiệu quả của mỗi phương án rất khó thực hiện. Tỷ trọng hàng hoá được phân bổ vào mỗi kênh là bao nhiêu tuỳ từng trường hợp vào nhiều yếu tố, trong đó có hai yếu tố quyết định trực tiếp: mức độ hiệu quả của việc phân phối và khả năng thoả mãn nhu cầu của khách hàng.
- Những quyết định này còn phụ thuộc vào rất nhiều mục tiêu chiến lược phân phối của công ty và đặc tính vốn có của sản phẩm hay lĩnh vực kinh doanh. Thông thường với chiến lược phân phối ồ ạt người ta sẽ sử dụng chiều dài và chiều rộng lớn. Ngược lại với chiến lược phân phối chọn lọc thì chiều dài và chiều rộng của kênh sẽ được thu hẹp lại. Với phân phối độc quyền thì chỉ có một số lượng trung gian hay một số lượng rất hạn chế được chọn để bán sản phẩm của công ty ở một khu vực địa lý cụ thể. Một trung gian được chọn là nhà phân phối độc quyền không được bán mặt hàng của đối thủ cạnh tranh. Quyền phân phối độc quyền được thoả thuận bằng văn bản. Với chiến lược này nhà sản xuất mong muốn người bán hàng tích cực hơn, đồng thời cũng dễ kiểm soát các chính sách của mình hơn như: chính sách về định giá, quy chế tín dụng và các dịch vụ khác. Ngoài ra nhà quản trị kênh còn có thể sử dụng kết hợp nhiều chính sách đồng thời cùng một lúc. Họ sẽ sử dụng đồng thời nhiều loại và cấp độ trung gian trong hệ thống kênh phân phối. Nhưng với những hệ thống kênh kiểu này khâu quản lý kênh sẽ trở nên cực kỳ phức tạp do đặc điểm của nó là có nhiều thành viên trong mỗi cấp độ kênh.
4.2 Quá trình thiết kế
4.2.1 Nhận dạng nhu cầu thiết kế
Việc nhận dạng nhu cầu thiết kế kênh cần dựa vào mục tiêu chiến lược của công ty cũng như chiến lược marketing. Có thể nhận dạng qua các trường hợp sau:
(1) Sự phát triển sản phẩm mới hay dòng sản phẩm mới.
(2) Đưa sản phẩm hiện tại vào thị trường mục tiêu mới.
(3) Có sự thay đổi căn bản trong một số thành phần marketing-mix.
(4) Thiết lập công ty mới.
(5) Các trung gian hiện tại thay đổi chính sách của họ và điều đó ảnh hưởng đến mục tiêu phân phối của công ty.
(6) Thay đổi khả năng sẵn sàng và hiệu quả kinh doanh của các loại trung gian thương mại cụ thể.
(7) Mở ra các khu vực thị trường địa lý mới, khả năng sẵn sàng của các trung gian cụ thể thay đổi.
(8) Xảy ra những biến đổi trong môi trường marketing.
(9) Xảy ra sự xung đột gay gắt trong kênh và sự không thích hợp của hệ thống kênh cũ.
(10) Việc xem xét và đánh giá thường xuyên hoạt động của kênh trong thời kỳ trước có thể dẫn đến cần thay đổi các kênh hiện có hay cần thiết lập kênh mới.
4.2.2 Xác định và phối hợp các mục tiêu phân phối
Mặc dù nhiệm vụ và mục tiêu phân phối đã được xác lập từ trước, song tại thời điểm thiết kế kênh, dưới ảnh hưởng của các nhân tố làm nảy sinh các nhu cầu thiết kế kênh, các mục tiêu phân phối này có thể được cải tiến hay hình thành một mục tiêu phân phối mới. Bởi vậy mà công việc tiếp theo của quá trình thiết kế kênh là phải đánh giá để thấy được sự cần thiết phải xác lập mục tiêu mới hay cải tiến theo mục tiêu cũ, để thấy chúng được phối hợp với các mục tiêu và chiến lược trong hệ thống marketing mix như thế nào.
Cụ thể là xem xét sự phù hợp của các mục tiêu phân phối với các mục tiêu và chiến lược của bộ phận khác của hệ thống marketing mix.
Xác định các mục tiêu phân phối và trình bày chúng một cách rõ ràng, dứt khoác. Đây là một hoạt động rất quan trọng và cần thiết vì trong nhiều trường hợp do bỏ qua hoạt động này mà mục tiêu phân phối đã được xác lập một cách mập mờ, khó hiểu. Mặt khác cũng cần thấy là trong nhiều trường hợp, việc xác lập mục tiêu phân phối khá phức tạp và nếu mục tiêu phân phối đã được mô tả rõ ràng thì nó sẽ cung cấp thông tin cho mọi người có liên quan cùng tham gia thực hiện.
Xem xét sự phối hợp của các mục tiêu phân phối với mục tiêu chiến lược marketing cũng như là mục tiêu chiến lược chung khác của công ty, các mục tiêu phân phối có ảnh hưởng lớn và dài hạn đến công ty, đặc biệt là khi nó được coi là trọng tâm và được nhấn mạnh.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là cách hoạt động diễn ra thường xuyên, liên tục. Cạnh tranh trở thành công cụ hữu hiệu để nuôi dưỡng các doanh nghiệp làm ăn tốt, nâng cao hiệu quả và phát triển kinh tế. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ trở thành nhiệm vụ trọng tâm chủ yếu để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của nước ta.
Những năm đổi mới chúng ta đã hình thành nền kinh tế thị trường, tạo ra nhiều hàng hoá và dịch vụ không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn mở rộng xuất khẩu. Nhiều sản phẩm Việt Nam đã được thị trường trong và ngoài nước chấp nhận, mở rộng thị phần, tăng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên thị trường càng phát triển, hội nhập càng sâu rộng thì cạnh tranh càng gay gắt, thách thức càng lớn. Do vậy các doanh nghiệp Việt Nam muốn đứng vững trên thị trường và phát triển hơn nữa phải thực hiện định hướng theo thị trường. Muốn vậy các hoạt động Marketing phải được coi trọng vì nó có chức năng là cầu nối giữa hàng hoá với thị trường.
Tổ chức và quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm là một chức năng quản trị quan trọng của các doanh nghiệp. Nội dung cốt lõi của hoạt động tiêu thụ sản phẩm là tổ chức và quản lý mạng lưới kênh phân phối của doanh nghiệp trên thị trường. Kênh phân phối là con đường đi của hàng hoá từ nhà sản xuất đến người tiêu thụ cuối cùng. Trong nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt hiện nay, việc tạo được lợi thế cạnh tranh ngày càng khó khăn, duy trì lợi thế cạnh tranh lâu dài lại còn khó hơn nhiều. Các biện pháp về sản phẩm, quảng cáo, khuyến mại, cắt giảm giá bán…chỉ có lợi thế ngắn hạn, bởi các doanh nghiệp khác dễ dàng và nhanh chóng làm theo. Việc tập trung phát triển mạng lưới kênh tiêu thụ sản phẩm giúp doanh nghiệp xây dựng và duy trì được lợi thế cạnh tranh dài hạn. Bởi vì, kênh phân phối là tập hợp các quan hệ bên ngoài giữa các doanh nghiệp độc lập trong kinh doanh. Tạo lập và phát triển hệ thống kênh phân phối đòi hỏi thời gian, trí tuệ, tiền của, sức lực…nên các doanh nghiệp khác không dễ dàng làm theo.
Sau bốn năm học tại trường cùng với quá trình tìm hiểu thực tế tại Công ty Cổ phần thép TVP em nhận thấy kênh phân phối có ý nghĩa hết sức to lớn và là mối quan tâm của doanh nghiệp. Vì vậy em chọn đề tài “ Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kênh phân phối của công ty cổ phần thép TVP” để làm đề tài thực tập cho mình.
Bố cục của đề tài gồm 3 phần:
Chương 1: Giới thiệu tổng quát về công ty cổ phần thép TVP
Chương 2: Thực trạng hệ thống kênh phân phối của công ty
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của công ty
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP TVP
1. Sơ lược về công ty cổ phần thép TVP
Tên công ty: Công ty cổ phần thép TVP
Tên giao dịch: T.V.P Steel Co.,Ltd
Trụ sở chính:400 QL1A, khu phố 9, thị trấn Bến Lức, Tỉnh Long An
Mã số thuế: 1100598716
Điện thoại: (0723) 632455
FAX: (0723) 632454
Email: [email protected]
Tài khoản VNĐ: Ngân hàng Sacombank chi nhánh Tân Bình
Số tài khoản 060003773410
Tài khoản ngoại tệ: Ngân hàng Sacombank chi nhánh Tân Bình
Số tài khoản : 060005968472
Loại hình kinh doanh: cổ phần
Hình thức kinh doanh: thương mại, sản xuất, dịch vụ
Các mặt hàng kinh doanh:
Sản xuất tole các loại: cắt, cán thép các loại; lắp ráp và chế tạo máy,các sản phẩm cơ khí phục vụ ngành thép. Kinh doanh tole các loại. Cho thuê kho bãi, nhà xưởng. Đại lý ký gởi và mua bán hàng hóa.
2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty Cổ phần Thép T.V.P có tiền thân là công ty TNHH sản xuất & thương mại Tân Vạn Phúc.
Được thành lập ngày 08 tháng 08 năm 1996 Công ty TNHH Sản xuất & Thương mại Tân Vạn Phúc nay đã lớn mạnh cả năng lực sản xuất và thị trường tiêu thụ. Công ty chuyên sản xuất và kinh doanh các loại sắt thép. Nguyên liệu sản xuất của công ty được cung cấp bởi các hãng sắt thép hàng đầu trên thế giới như: Nhật Bản, Nga, Nam Phi, Hàn Quốc,…Sản phẩm công ty được phân phối rộng khắp trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt là thị trường miền Tây Nam Bộ.
Công ty không ngừng cải tiến trang thiết bị máy móc và công nghệ tiên tiến trên thế giới nhằm ngày càng đáp ứng các sản phẩm có chất lượng tốt nhất cho khách hàng. Bằng chứng công ty đã và đang mở rộng nhà xưởng.
Năm 2004 công ty được Uỷ Ban Nhân Dân và Sở Kế hoạch & Đầu tư Tỉnh Long An cấp phép thành lập Công ty TNHH Sản Xuất & Thương Mại Thép T.V.P chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thép ống các loại.
Năm 2005 Công ty xây dựng nhà máy mạ, các dây chuyền và công nghệ được nhập khẩu từ các nước có công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc,…
Qua quốc lộ 1A, đến Thị Trấn Bến Lức, bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước một khuôn viên với diện tích 100.000m2 . Công ty Cổ phần thép T.V.P với cơ sở vật chất khang trang, thiết bị hiện đại, chắc chắn sẽ tạo được niềm tin nơi các đối tác và khách hàng.
Nằm trong kế hoạch phát triển, mong muốn trở thành đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực Sắt – Thép, trở thành cái tên quen thuộc với tất cả khách hàng trong ngành xây dựng, ngày 09/01/2010 Công ty TNHH TM & SX Thép T.V.P đã chính thức chuyển đổi từ mô hình công ty TNHH lên công ty Cổ phần.
Căn cứ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số 1100598716 ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Sở Kế hoạch Đầu tư Tỉnh Long An, Công ty TNHH TM & SX Thép T.V.P, kể từ ngày 09 tháng 01năm 2010, Công ty TNHH TM & SX Thép T.V.P chính thức đổi tên thành “Công ty Cổ Phần Thép T.V.P”.
Sau hơn 10 năm hình thành và phát triển, Công ty đã không ngừng cải tiến kỹ thuật để đưa ra những sản phẩm chất lượng cao phục vụ khách hàng trong và ngoài nước. Đến nay, TVP đã tạo cho mình một vị thế riêng, một thương hiệu riêng đủ sức cạnh tranh với các thương hiệu nổi tiếng khác trên thị trường.
Thời gian đầu sau khi thành lập, công ty gặp không ít khó khăn cả về vốn và dây chuyền sản xuất, nhưng với tinh thần không ngại gian khó Ban lãnh đạo đã cùng với tập thể cán bộ công nhân viên công ty vững bước đi lên. Sản xuất kinh doanh ngày một phát triển, sản phẩm ống thép của công ty được xuất đi trong các khu vực chiếm 80% sản lượng nhà máy. Sản phẩm tôn mạ kẽm và mạ màu cung cấp cho thị trường nội địa từ Bắc đến Nam thông qua hệ thống đại lý phân phối, góp phần đưa thương hiệu TVP đến với mọi công trình, mọi người dân trên khắp đất nước. Việc áp dụng thành công hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và các tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng sản phẩm như: JIS, ASTM đã đưa sản phẩm thép TVP lên tầm cao mới, được sự tín nhiệm của khách hàng. Bên cạnh đó, Công ty Thép TVP cũng đạt nhiều giải thưởng do các Bộ, Ngành trao tặng cho những thành quả và đóng góp của công ty. Nhưng có lẽ giải thưởng lớn nhất và có ý nghĩa hơn cả là sự tín nhiệm của người tiêu dùng đối với thương hiệu TVP. Chính điều này đã tạo ra động lực thôi thúc TVP không ngừng cải tiến để sản phẩm ngày một tốt hơn.
3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
3.1 Chức năng
Kinh doanh chủ yếu các mặt hàng tole thép các loại, lắp ráp chế tạo máy móc, các sản phẩm cơ khí phục vụ ngành thép, cho thuê kho bãi, nhà xưởng, kinh doanh bất động sản.
3.2 Nhiệm vụ
R là người bán lẻ
Người thiết kế kênh phải đối mặt với môi trường cạnh tranh ngày càng phức tạp không chỉ về cạnh tranh toàn cầu mà còn cạnh tranh về chiều ngang, chiều dọc, cạnh tranh giữa các loại và giữa các hệ thống kênh. Trên thực tế một số hình thức cạnh tranh là huyền ảo và phát triển âm ỉ. Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp của cạnh tranh giữa các hệ thống kênh.
Các doanh nghiệp tất nhiên không phải lúc nào cũng đối mặt với tất cả các loại cạnh tranh này, nhưng họ phải nhận thức và phân biệt được chúng.
Trong nền kinh tế đang phát triển chủ yếu là cạnh tranh theo chiều ngang và cạnh tranh theo chiều dọc. Hình thức cạnh tranh giữa các hệ thống kênh chưa nhiều do các kênh liên kết dọc chưa phát triển.
4. Những quyết định chủ yếu và việc thiết kế mạng lưới kênh phân phối
4.1 Những quyết định chủ yếu
- Chiều dài: Đây là khâu quyết định xem kênh có bao nhiêu cấp tức là số loại trung gian cần có trong hệ thống kênh phân phối. Độ dài của kênh phân phối một thứ hàng hoá, dịch vụ nào đó còn tuỳ từng trường hợp vào một vài yếu tố khác thuộc về môi trường, thị trường khách hàng, các trung gian, chính bản thân công ty.
- Chiều rộng: quyết định xem có bao nhiêu nhà phân phối trung gian trong mỗi cấp độ của kênh phân phối. Phạm trù này ảnh hưởng đến mức độ bao phủ, tiếp cận và khai thác thị trường của công ty.
- Quyết định về số lượng các kênh cùng được sử dụng để phân phối hàng hoá và tỷ trọng hàng hoá được phân bổ ở mỗi kênh: đây là một quyết định rất phức tạp có liên quan đến việc xác định cấu trúc kênh phân phối của một công ty. Tính chất phức tạp của nó là ở chỗ người ta có thể lựa chọn rất nhiều phương án khác nhau nhưng việc lượng hoá tính hiệu quả của mỗi phương án rất khó thực hiện. Tỷ trọng hàng hoá được phân bổ vào mỗi kênh là bao nhiêu tuỳ từng trường hợp vào nhiều yếu tố, trong đó có hai yếu tố quyết định trực tiếp: mức độ hiệu quả của việc phân phối và khả năng thoả mãn nhu cầu của khách hàng.
- Những quyết định này còn phụ thuộc vào rất nhiều mục tiêu chiến lược phân phối của công ty và đặc tính vốn có của sản phẩm hay lĩnh vực kinh doanh. Thông thường với chiến lược phân phối ồ ạt người ta sẽ sử dụng chiều dài và chiều rộng lớn. Ngược lại với chiến lược phân phối chọn lọc thì chiều dài và chiều rộng của kênh sẽ được thu hẹp lại. Với phân phối độc quyền thì chỉ có một số lượng trung gian hay một số lượng rất hạn chế được chọn để bán sản phẩm của công ty ở một khu vực địa lý cụ thể. Một trung gian được chọn là nhà phân phối độc quyền không được bán mặt hàng của đối thủ cạnh tranh. Quyền phân phối độc quyền được thoả thuận bằng văn bản. Với chiến lược này nhà sản xuất mong muốn người bán hàng tích cực hơn, đồng thời cũng dễ kiểm soát các chính sách của mình hơn như: chính sách về định giá, quy chế tín dụng và các dịch vụ khác. Ngoài ra nhà quản trị kênh còn có thể sử dụng kết hợp nhiều chính sách đồng thời cùng một lúc. Họ sẽ sử dụng đồng thời nhiều loại và cấp độ trung gian trong hệ thống kênh phân phối. Nhưng với những hệ thống kênh kiểu này khâu quản lý kênh sẽ trở nên cực kỳ phức tạp do đặc điểm của nó là có nhiều thành viên trong mỗi cấp độ kênh.
4.2 Quá trình thiết kế
4.2.1 Nhận dạng nhu cầu thiết kế
Việc nhận dạng nhu cầu thiết kế kênh cần dựa vào mục tiêu chiến lược của công ty cũng như chiến lược marketing. Có thể nhận dạng qua các trường hợp sau:
(1) Sự phát triển sản phẩm mới hay dòng sản phẩm mới.
(2) Đưa sản phẩm hiện tại vào thị trường mục tiêu mới.
(3) Có sự thay đổi căn bản trong một số thành phần marketing-mix.
(4) Thiết lập công ty mới.
(5) Các trung gian hiện tại thay đổi chính sách của họ và điều đó ảnh hưởng đến mục tiêu phân phối của công ty.
(6) Thay đổi khả năng sẵn sàng và hiệu quả kinh doanh của các loại trung gian thương mại cụ thể.
(7) Mở ra các khu vực thị trường địa lý mới, khả năng sẵn sàng của các trung gian cụ thể thay đổi.
(8) Xảy ra những biến đổi trong môi trường marketing.
(9) Xảy ra sự xung đột gay gắt trong kênh và sự không thích hợp của hệ thống kênh cũ.
(10) Việc xem xét và đánh giá thường xuyên hoạt động của kênh trong thời kỳ trước có thể dẫn đến cần thay đổi các kênh hiện có hay cần thiết lập kênh mới.
4.2.2 Xác định và phối hợp các mục tiêu phân phối
Mặc dù nhiệm vụ và mục tiêu phân phối đã được xác lập từ trước, song tại thời điểm thiết kế kênh, dưới ảnh hưởng của các nhân tố làm nảy sinh các nhu cầu thiết kế kênh, các mục tiêu phân phối này có thể được cải tiến hay hình thành một mục tiêu phân phối mới. Bởi vậy mà công việc tiếp theo của quá trình thiết kế kênh là phải đánh giá để thấy được sự cần thiết phải xác lập mục tiêu mới hay cải tiến theo mục tiêu cũ, để thấy chúng được phối hợp với các mục tiêu và chiến lược trong hệ thống marketing mix như thế nào.
Cụ thể là xem xét sự phù hợp của các mục tiêu phân phối với các mục tiêu và chiến lược của bộ phận khác của hệ thống marketing mix.
Xác định các mục tiêu phân phối và trình bày chúng một cách rõ ràng, dứt khoác. Đây là một hoạt động rất quan trọng và cần thiết vì trong nhiều trường hợp do bỏ qua hoạt động này mà mục tiêu phân phối đã được xác lập một cách mập mờ, khó hiểu. Mặt khác cũng cần thấy là trong nhiều trường hợp, việc xác lập mục tiêu phân phối khá phức tạp và nếu mục tiêu phân phối đã được mô tả rõ ràng thì nó sẽ cung cấp thông tin cho mọi người có liên quan cùng tham gia thực hiện.
Xem xét sự phối hợp của các mục tiêu phân phối với mục tiêu chiến lược marketing cũng như là mục tiêu chiến lược chung khác của công ty, các mục tiêu phân phối có ảnh hưởng lớn và dài hạn đến công ty, đặc biệt là khi nó được coi là trọng tâm và được nhấn mạnh.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: