noibuoncuakecodon16
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
/ ĐẶT VẤN ĐỀ I
Tổ chức hướng dẫn trẻ làm quen với tác phẩm văn học là nhiệm vụ quan trọng ở trường mầm non. Đó là sự dẫn dắt mở cửa cho con người ngay từ những bước chập chững đầu tiên đi vào thế giới của các giá trị phong phú chứa đựngtrong tác phẩm nghệ thuật ngôn từ. Sự tiếp xúc thường xuyên với tác phẩm văn học, được chọn lọc
Sẽ phát triển ở trẻ ngôn ngữ, sự nhạy cảm thẩm mĩ, năng lực cảm thụ văn học những tố chất ban đầu của năng khiếu nghệ thuật. Tiếp xúc với tác phẩm văn học , trẻ được tiếp xúc với vốn từ tiếng việt học cách phát âm đúng, tích lũy vốn từ ngữ nghệ thuật, học những mẫu câu hoàn hảo, sinh động giàu sức biểu cảm. Qua đó các em yêu mến, trân trọng tiếng nói. Văn học còn góp phần phát triển trí tuệ tình cảm, đạo đức làm phong phú đời sống tinh thần cho trẻ, những ấn tượng đẹp đẽ về những hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm sẽ thúc đẩy ham muốn sáng tạo nghệ thuật của trẻ. Những bài thơ, những câu chuyện kể, tranh vẽ, mô hình mô phỏng chính là sự thể hiện thế giới bên trong, là nhu cầu tự thể hiện mình của trẻ. Như chúng ta đã biết trẻ thơ được lớn lên trong vòng tay yêu thương của cha mẹ qua những mẩu chuyện ngắn hay bài thơ, trẻ đã được giáo dục để hình thành nhân cách con người. Nhất là với những trẻ người dân tộc Jrai, việc tiếp xúc với ngôn từ tiếng việt rất khó khăn vì hàng ngày trẻ giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ( Jrai ) nên khi đến lớp trẻ trao đổi, trò chuyện với nhau đa số bằng tiếng Jrai. Nên việc cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học rất khó khăn. Chính vì thế là một giáo viên, tui luôn e sợ băn khoăn trong việc giao tiếp với trẻ và cho trẻ làm quen với tác phấm văn học ( Theo chương trình giáo dục mầm non mới ) trẻ học mà chơi, chơi mà học.
Bước vào năm học mới, trẻ mới đến trường, làn đầu tiên khi ra xã hội nên trẻ còn bỡ ngỡ khi giao tiếp với bạn bè nhất là đối với cô giáo không thành thạo tiếng Jrai như tôi. Vì thế không thể ép trẻ học liên tục. Và không chỉ dạy giao tiếp trong giờ học mà thôi.
Ở tuổi này, lần đầu tiên trẻ được đi học nên khi bước vào năm học mới tui đã xác định việc cho trẻ làm quen văn học là cần thiết để góp phần giáo dục trẻ toàn diện đối với việc cho trẻ làm quen cô giáo, hay bạn bè, trẻ còn phải học chào hỏi lễ phép, nhường bạn khi chơi, cách xưng hô, ứng xử nên việc làm quen văn học rất khó khăn. Dạy ngôn ngữ thứ hai cho trẻ cần có cách tiêp cận khác với dạy tiêng mẹ đẻ. Nội dung bài học và phương pháp cần thích hợp với trẻ học nói tiếng việt để trẻ có cơ hội tốt hơn để nắm vững tiếng việt cững như tiếng mẹ đẻ.
Vì thế tui đã tranh thủ tìm tòi nghiên cứu tài liệu về môn làm quen văn học, đặc biệt là tìm hiểu học hỏi đồng nghiệp một số tiếng Jrai để giải thích từ khó cho trẻ dễ hiểu hơn và dễ làm quen với môn văn học.
I/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Từ tình hình thực tế giảng dạy môn làm quen văn học như vậy. Trước tiên, tui tìm và nghiên cứu một số tài liệu có những bài thơ hay, ngắn gọn, phù hợp với độ tuổi và chương trình phù hợp để cho trẻ làm quen bằng những phương pháp, dùng lời, đàm thoại, trực quan, thực hành ở mọi lúc mọi nơi, hay tích hợp trên các tiết học.
A/KINH NGHIỆM THỰC HIỆN MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TRONG QUÁ TRÌNH DẠY TRẺ
a/ Phương pháp dùng lời
Phương pháp này là một phương pháp chủ yếu khi cho trẻ làm quen văn học. Trước hết cô giáo phải đọc thuộc thơ hay đọc diễn cảm câu chuyện, khi đọc phải sử dụng mọi sắc thái giọng điệu của mình để trình bày tác phẩm giúp trẻ nghe và có thể hình dung được những điều đã được nghe.Đối với tiết kể chuyện, phải tạo không khí thoải mái và kể chuyện diễn cảm giọng của nhân vật trong chuyện từ đó lôi cuốn trẻ vào nội dung câu chuyện. Đối với tiết học thơ. Phải thuộc và đọc diễn cảm từ 1-2 lần, tiếp đó dạy trẻ đọc theo từng câu cho đến khi thuộc thơ.
- Muốn phương pháp dùng lời có hiệu quả, trước khi có tiết học Làm Quen Văn Học, ngoài bài soạn, giáo viên còn phải dành thời gian ôn lại nội dung câu chuyện hay đọc lại bài thơ để khi vào tiết học sẽ có hiệu quả cao hơn.
VD:Bài thơ” Đất nước của ta” có những câu thơ lặp đi lặp lại, trẻ dễ bị nhầm vì thế tui cho trẻ đọc từng câu thơ.
- Đối với các câu văn hay lời kể khó hiểu, tui phải thay các câu gần gũi với trẻ để dễ hiểu hơn. hay tui giải thích lại các từ khó bằng tiếng Jrai và tiếng việt.
VD: Truyện “ Chiếc gươm thần” :Môt buôi, vua người Kinh lại đem thanh gươm đến trả, vua Pơ Tao mừng lắm như vừa mới săn được thú rừng. hay giải thích bằng tiếng Jrai ( Pran joa mơ ak ) cho trẻ hiểu sự gần gũi hay trao đổi gợi mở trò chuyện với trẻ về nội dung của bài thơ, câu chuyện, kích thích vận động nhận thức của trẻ, trẻ được trao đổi, bộc lộ suy nghĩ, cảm nhận riêng của trẻ nhằm phát huy tối đa năng lực của trẻ.
- Ngoài ra tui còn dùng đến phương pháp giải thích bằng việc gắn với lời đọc, lời kể diễn cảm bằng việc trao đổi, trò chuyện với trẻ về nội dung tác phẩm
b/Phương pháp đàm thoại
* Đối với tiết kể chuyện.
- Phương pháp này rất quan trọng khi dạy trẻ, dựa trên phương pháp này giúp trẻ phát triển ngôn ngữ.
- Khi tổ chức đàm thoại, tui trao đổi và giải thích cho trẻ những từ khó, từ đó giúp trẻ khắc sâu kiến thứcvaf dễ nhớ nội dung câu chuyện.
- Khi kể chuyện cho trẻ nghe xong, tui đặt câu hỏi về tên câu chuyện, tên tác giả hay câu hỏi mang tính tái tạo về nhân vật gắn liền mối quan hệ nhân vật trong chuyện.Vì sao nhân vật này lại hành động như thế này, hay như thế khác? Câu hỏi để trẻ liên hệ với cuộc sống của mình.VD: Trong câu chuyện Sự tích thác Yaly, cháu là nhân vật Lo, cháu có làm như vậy không? Tại sao?...Cháu sẽ làm như thế nào? Để giúp trẻ nói lên các suy nghĩ, đánh giá của mình về sự kiện hành động của từng nhân vật trong câu chuyện. tui đặt câu hỏi cốn hút trẻ tham gia tranh luận, bộc lộ những suy nghĩ cảm thụ của từng cá nhân trẻ một cách hồn nhiên tự do, khuyến khích trẻ trao đổi giữa trẻ này với trẻ khác, tránh nhận xét đúng sai hay áp đặt ý kiến của mình.
- Giúp trẻ nắm được những đặc điểm chính lời nói và hoàn cảnh, từ đó trẻ sẽ cảm nhận đúng về tính cách của nhân vật, mà còn làm tăng vốn từ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Câu hỏi mang tính chất giáo dục giúp trẻ đánh giá nhận xét, qua đó trẻ biết yêu quý những nhân vật thật thà , siêng năng, cần cù, dũng cảm, ghét các nhân vật ác, ích kỉ. Từ đó trẻ biết xác định quan hệ của trẻ với nhân vật, trẻ học được tính cách của nhân vật.
VD1:Khi kể chuyện “Sự tích thác Yaly”
tui cần đặt câu hỏi bằng tiếng Jrai và giải thích như sau:
+Câu chuyện có tên là gì?
+ Trong chuyện có những nhân vật nào?
+ Lo là người như thế nào?
+ Ly được bà con buôn làng đối xử như thế nào?
+ Cháu yêu thích nhân vật nào trong chuyện ? Vì sao?
+ Khi Lo gặp nạn, bà con buôn làng đối xử như thế nào?
+ Cháu nên học tập đức tính của ai?
VD2: Câu chuyện “ Sự tích Bánh Chưng Bánh Dày”:
+Trong câu chuyện cô vừa kể nói đến sự tích gì?
+ Hai thứ bánh được làm từ nguyên liệu gì?
+ Ai là người làm ra hai thứ bánh?
+ Bánh trưng và bánh dày được làm vào dịp nào?
* Đối với tiết thơ:
- tui chú ý đặt câu hỏi bằng các khổ thơ, câu thơ trong nội dung bài thơ trẻ vừa học , tránh những câu trả lời có hay không.
VD1: Bài thơ “Đất nước của ta”. Bài thơ nói lên cảnh đẹp của Tây Nguyên
Khi đọc thơ xong tui đặt câu hỏi để hỏi trẻ:
+ Bài thơ có tựa đề là gì?
+ Trong bài thơ tác giả nói đến những cảnh đẹp nào?
+ Các cô gái trong Pơlơi rủ nhau đi đâu?
VD2: Bài thơ “ Em yêu nhà em” của tác giả Đàm Thị Lam Luyến, người dịch Siu Pơi
Bài thơ này nói về cảnh đẹp thân thiết của ngôi nhà mình ở
tui đặt câu hỏi gần gũi để hỏi trẻ:
+ Trong bài thơ nói lên những cảnh đẹp nào của ngôi nhà?
+ Tình cảm của bạn nhỏ đối với ngôi nhà?
Ngoài ra cần nhắc nhở trẻ về ngắm ngôi nhà của mình có những cảnh đẹp gì, để tiết hai trẻ học thuộc thơ và nội dung câu hỏi sâu sắc hơn .
c/ Phương pháp trực quan
Phương pháp này bao gồm các đồ dùng trực quan tranh vẽ, con rối, mô hình, các hình tượng, sự vật để hỗ trợ bổ xung làm sâu sắc hơn, sống dậy hình tượng tác phẩm khiến trẻ cảm nhận bằng trực cảm, sử dụng trực quan kết hơp khéo léo với lời nói, nắm được đặc điểm tâm lí của trẻ để hướng dẫn trẻ chi giác trực quan, đảm bảo tính hệ thống, tránh lạm dụng, tùy từng thời điềm, mục đích mà sử dụng. Việc sử dụng đồ dùng trực quan tốt sẽ gây hứng thú, tạo tình huống, củng cố những biểu tượng, khắc sâu gây ấn tượng cho trẻ, vì thế việc sử dụng phương pháp này trở nên hữu hiệu hơn đối với trẻ.
VD1: Dùng mô hình ngôi nhà, các cảnh vật có trong nội dung bài thơ để dạy trẻ quan sát, sau buổi học đưa vào trang trí góc văn học để lúc chơi trẻ cũng có thể được quan sát mô hình để cảm nhận nội dung bài thơ tốt hơn. Từ đó hỗ trợ cho lời kể khi tóm tắt nội dung trẻ dễ hiểu bài
VD2: Để minh họa cho câu chuyện” Sự tích Bánh Chưng Bánh Dày” thì chi tiết Lang Liêu dâng vua cha bánh chưng bánh dày là không thể thiếu bởi đó là linh hồn của câu chuyện, là chi tiết rất cần để gây án tượng cho trẻ. Hay bài thơ” Em yêu nhà em” có những cảnh chim sẻ đậu trên mái nhà, có gà mái hoa mơ đang cục ta cục tác, có màu hồng của râu ngô, hoa sen nở…là những điểm nhấn trọng tâm của bài thơ , những màu sắc gợi cảm xúc hứng thú, cuốn hút gây chú ý, ấn tượng chi giác cho trẻ.
Đối với trẻ, dùng tranh minh họa, nó biểu hiện các hành động riêng rẽ, dáng các nhân vật, tình thế của hành động, các hình tượng của trực quan cũng không thể thay thế được đầy đủ câu chuyện, trẻ có thể hiểu đầy đủ khi kết hợp đọc, kể cho chúng nghe
- Khi cho trẻ làm quen với văn học, tui thường sử dụng mô hình hay sân khấu nhỏ để mô phỏng toàn bộ nội dung chuyện từ đầu đến cuối bằng các con rối ngón, rối dẹt, vẽ hình mô phỏng cây hoa lá để xây dựng mô hình phù hợp với chuyện thơ.
- Với trẻ tranh minh họa trẻ rất thích quan sát, nó phù hợp với hoàn cảnh điều kiện của địa phương, sử dụng màu sắc phù hợp với tính cách của nhân vật, sự việc xảy ra trong nội dung thơ chuyện
VD: Nhân vật Ly có nét mặt hiền hậu, nhân vật Lo có nét mặt gian ác, PTao giàng Đak có nét mặt nghiêm nghị mà nhân hậu.
d/ Phương pháp thực hành
Thực chất của phương pháp này là tổ chức cho trẻ thực hành luyện tập để củng cố kiến thức và vận dụng nhũng điều đã tiếp thu được để hình thành và hoàn thiện kĩ năng kĩ xảo nhất định, trên cơ sở đó rèn luyện tính độc lập của trẻ, tổ chức hoạt động thực hành là rèn luyện cho trẻ bước vào hoạt động có tính chất văn học nghệ thuật đọc thơ, kể chuyện diễn cảm nhập vai trong trò chơi đóng kịch, điều đó có nghĩa từ chỗ trẻ nhận biết, đánh giá, những điều phẩn ánh trong tác phẩm trẻ được trải nghiệm, nhập vai vào các nhân vật, tình huống trong câu chuyện
Để dạy trẻ kể lại chuyện có hiệu quả dài và nhất là phải lưu ý đến việc lựa chọn chuyện kể, đọc cho trẻ nghe và dạy trẻ kể lại chuyện. Các câu chuyện không nên quá dài và nhất là phải chú ý đến trí nhớ và sự chú ý của trẻ. Chuyện kể phải phù hợp với chủ đề, phù hợp với trẻ về nội dung phát triển của trẻ, những đặc tính cần thiết của nhân cách. Từ ngữ phải dễ hiểu chính xác, giàu hình ảnh.
- Trong khi lắng nghe cô kể chuyện trẻ có những cảm xúc tình cảm trạng thái nhất định và thể hiện vai một cách mạnh dạn, tình cảm này là cơ sở để trẻ hiểu tác phẩm và biểu hiện thái độ với sự kiện và nhân vật trong chuyện, trẻ đánh gia đúng đắn về nhân vật và xuất hiện ở trẻ hình ảnh cụ thể, dễ dàng và trong trí tưởng tượng của trẻ, trẻ hình dung cần làm gì trong tình huống ấy.
VD:Trong chuyện “ Voi Và Kiến “
+ Trẻ trong vai voi: thể hiện giọng điệu oai phong ( Đúng tui là loài to nhất thiên hạ đây )
+ Trẻ trong vai kiến : thể hiện giọng điệu nhanh nhẹn thông minh ( Là con người , con người sống rất tử tế khôn ngoan. Đi lại gặp những loài vật nhỏ bé thì họ tránh chứ không giẫm đạp bừa bãi làm chết chúng)
-Cho trẻ chọn vai mình thích cô giúp trẻ dựng cảnh sân khấu, cô làm người dẫn chuyện hay một cháu nào đó làm người dẫn chuyện.
-Cô hướng dẫn cho trẻ vào vai,với hình thức này trẻ rất thích học và đạt kết quả cao
e / Hình thức cho tổ chức cho trẻ làm quen văn học qua góc thư viện
-Theo hình thức đổi mới và giáo dục mầm non mới, bắt buộc trong lớp phải xây dựng được góc thư viện phù hợp theo từng chủ để.
- Sau mỗi tiết học trẻ được tái tạo củng cố lại các kiến thức đã học, cảm nhận của trẻ qua các góc chơi. Ngay từ đầu, tui đã sưu tầm tranh ảnh phù hợp với chương trình để trưng bày ở góc thư viện các loại tranh ảnh, tạp chí, các đồ chơi bằng nhựa , các con rối,… tui sưu tầm vải vụn có màu sắc đẹp để khâu các con rối theo nội dung câu chuyện, tranh vẽ phù hợp với lời thơ tạo nên góc thư viện phong phú. Sau khi học làm quen văn học, tui đưa trẻ vào chơi góc thư viện, hướng dẫn cho trẻ xem tranh, cách lật sách để xem và kể chuyện theo tranh. Từ đó trẻ biết tự lấy sách, tranh truyện ra xem và gọi tên từng nhân vật trong tranh.
- Cứ thế văn học sẽ đến với trẻ hàng ngày để củng cố khắc sâu được những điều mà trẻ đã được học
- Để cuốn hút trẻ vào góc thư viện tui phải thường xuyên thay đổi hay bổ xung các loại tranh truyện, sắp xếp gọn gàng, phù hợp với từng chủ đề
f/hình thức làm quen trong giờ học khác
-Ở độ tuổi này trẻ thích hát, đọc thơ, nghe kể chuyện thì trẻ chú ý lắng nghe, trước khi bắt đầu một tiết học có chủ đích bao giờ tui cũng phải làm tốt công tác ổn định lớp bằng cách đọc một bài thơ hay kể một câu chuyện, câu đố đồng dao có nội dung liên quan đến chủ đề
VD: Môn: làm quen môi trường xung quanh
Đề tài: Làm quen với các loại quả ở địa phương
Khi ổn định lớpcho trẻ đọc bài thơ “ Quả ”
“ Tròn như trái banh Quả cũng có tai
Đó là quả bưởi Là thanh long đỏ
Hay dùng để ngửi Có gai ngoài vỏ
Là quả thị thơm Là quả sầu riêng
Múi trắng như cơm Những buổi chiều nghiêng
Mãng cầu chua ngọt Ngắm nhìn vườn quả
Muốn ăn phải gọt Em yêu tất cả
Là quả dứa gai Vườn quả nhà em
Khi trẻ đọc xong thơ, cô hỏi trẻ bài thơ có những loại quả gì? Trẻ kể tên các loại quả có trong bài thơ sau đó mới vào bài.
g/ Hình thức cho trẻ làm quen văn học hông qua trò chơi
- tui tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi cho trẻ như: “ Rút thẻ đọc thơ”, “Gọi tên nhân vật trong truyện”…
- tui chuẩn bị một số hình vẽ: ông mặt trời, các con vật các loại quả, các nhân vật trong truyện…
- Khi chơi cháu rút được thẻ nào thì phải đọc thơ hay nhắc lại tên câu chuyện có con vật hay nhân vật đó. Với hình thức tổ chức này sẽ củng cố lại kiến thức cho trẻ, những cháu chưa thuộc thơ hay nhớ tên nhân vật trong chuyện khi nghe bạn, cô đọc thì sẽ nhẩm theo, nếu trẻ còn lúng túng thì cô sửa sai nhằm giúp trẻ đọc tốt hơn, lưu loát hơn trong môn “Làm quen văn học”
III/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Qua những phương pháp và hình thức cho trẻ làm quen văn học mà tui đã áp dụng đối với bản thân trên những giờ dạy trẻ, bản thân tui đã trau dồi thêm kiến thức và kinh nghiệm, qua đó tui thấy trẻ mỗi ngày càng thêm giàu trí tưởng tượng, phát triển ngôn ngữ, tình cảm, yêu thương mọi người, trẻ thấy được vẻ đẹp của quê hương đất nước, phong tục tập quán của dân tộc qua những bài thơ câu chuyện bổ ích giúp trẻ có ý thức học tập tốt hơn
- Qua các đợt thao giảng, dự giờ, kiểm tra đột xuất, kiểm tra chất lượng cuối học kì, đa số trẻ nắm vững kiến thức, đọc , phát âm rõ tiếng phổ thông, ý kiến xay dựng bài sôi nổi, thích nghe truyện, xem tranh, ham đọc thơ nhất là tổ chức đóng kịch.
- Từ đó trẻ đi học đều hơn, siêng năng học tập.
- Bản thân tui còn trau dồi tích lũy thêm một số tiếng Jrai để vận dụng vào các môn học khác
IV/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
- Từ những phương pháp vận dụng trong các tiết học và kết quả đạt được, tui rút ra một số bài học kinh ngiệm như sau
+ Trước tien tui dành thời gian nghiên cửu kĩ yêu cầu của bài dạy, nắm vững các phương pháp hình thức tổ chức các tiết học.
+ Khi kể chuyện hay đọc thơ phải đưa mình vào trong thơ chuyện để thể hiện tình cảm , cảm xúc của nhân vật một cách sống động.
+ Trích dẫn giảng dạy nội dung thơ chuyện rõ ràng dễ hiểu để nhấn mạnh theo giọng nói của nhân vật , hình ảnh trong thơ chuyện,
+ Câu hỏi đàm thoại rõ ràng dễ hiểu và phát huy tính tích cực của trẻ.
+ Thường xuyên cho trẻ học nói ở mọi lúc mọi nơi, xem tranh ảnh, tham quan trò chuyện về nội dung câu hỏi của thơ chuyện để tái tạo nhằm củng cố tác phẩm cho trẻ.
+ Chuẩn bị đồ dùng trực quan phong phú về hình thức, màu sắc hài hào phù hợp với nội dung câu hỏi của thơ chuyện với từng chủ đề, vận dụng sáng tạo, ngắn gọn, lôgic,… gây hứng thú cho trẻ
+ Cần xây dựng góc thư viện phong phú đa dạng sắp xếp có khoa học vừa tầm trẻ nhìn, phù hợp theo từng chủ đề, dễ sử dụng.
+ Giáo viên phải linh hoạt sáng tạo các phương pháp hình thức tổ chức dạy học phù hợp với tác phẩm văn học,
+ Đối với bản thân tui thường xuyên dự giờ tham khảo sưu tầm sách báo, tạp chí mầm non, học hỏi đồng nghiệp để nâng cao chất lượng giảng dạy của bản thân, Tham khảo truyện ngắn trong và ngoài chương trình, ở mọi lúc mọi nơi để kể cho trẻ nghe, đó cũng là mục đích để nâng cao chất lượng môn “Làm quen văn học” cho trẻ 5-6 tuổi Jrai.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
/ ĐẶT VẤN ĐỀ I
Tổ chức hướng dẫn trẻ làm quen với tác phẩm văn học là nhiệm vụ quan trọng ở trường mầm non. Đó là sự dẫn dắt mở cửa cho con người ngay từ những bước chập chững đầu tiên đi vào thế giới của các giá trị phong phú chứa đựngtrong tác phẩm nghệ thuật ngôn từ. Sự tiếp xúc thường xuyên với tác phẩm văn học, được chọn lọc
Sẽ phát triển ở trẻ ngôn ngữ, sự nhạy cảm thẩm mĩ, năng lực cảm thụ văn học những tố chất ban đầu của năng khiếu nghệ thuật. Tiếp xúc với tác phẩm văn học , trẻ được tiếp xúc với vốn từ tiếng việt học cách phát âm đúng, tích lũy vốn từ ngữ nghệ thuật, học những mẫu câu hoàn hảo, sinh động giàu sức biểu cảm. Qua đó các em yêu mến, trân trọng tiếng nói. Văn học còn góp phần phát triển trí tuệ tình cảm, đạo đức làm phong phú đời sống tinh thần cho trẻ, những ấn tượng đẹp đẽ về những hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm sẽ thúc đẩy ham muốn sáng tạo nghệ thuật của trẻ. Những bài thơ, những câu chuyện kể, tranh vẽ, mô hình mô phỏng chính là sự thể hiện thế giới bên trong, là nhu cầu tự thể hiện mình của trẻ. Như chúng ta đã biết trẻ thơ được lớn lên trong vòng tay yêu thương của cha mẹ qua những mẩu chuyện ngắn hay bài thơ, trẻ đã được giáo dục để hình thành nhân cách con người. Nhất là với những trẻ người dân tộc Jrai, việc tiếp xúc với ngôn từ tiếng việt rất khó khăn vì hàng ngày trẻ giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ( Jrai ) nên khi đến lớp trẻ trao đổi, trò chuyện với nhau đa số bằng tiếng Jrai. Nên việc cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học rất khó khăn. Chính vì thế là một giáo viên, tui luôn e sợ băn khoăn trong việc giao tiếp với trẻ và cho trẻ làm quen với tác phấm văn học ( Theo chương trình giáo dục mầm non mới ) trẻ học mà chơi, chơi mà học.
Bước vào năm học mới, trẻ mới đến trường, làn đầu tiên khi ra xã hội nên trẻ còn bỡ ngỡ khi giao tiếp với bạn bè nhất là đối với cô giáo không thành thạo tiếng Jrai như tôi. Vì thế không thể ép trẻ học liên tục. Và không chỉ dạy giao tiếp trong giờ học mà thôi.
Ở tuổi này, lần đầu tiên trẻ được đi học nên khi bước vào năm học mới tui đã xác định việc cho trẻ làm quen văn học là cần thiết để góp phần giáo dục trẻ toàn diện đối với việc cho trẻ làm quen cô giáo, hay bạn bè, trẻ còn phải học chào hỏi lễ phép, nhường bạn khi chơi, cách xưng hô, ứng xử nên việc làm quen văn học rất khó khăn. Dạy ngôn ngữ thứ hai cho trẻ cần có cách tiêp cận khác với dạy tiêng mẹ đẻ. Nội dung bài học và phương pháp cần thích hợp với trẻ học nói tiếng việt để trẻ có cơ hội tốt hơn để nắm vững tiếng việt cững như tiếng mẹ đẻ.
Vì thế tui đã tranh thủ tìm tòi nghiên cứu tài liệu về môn làm quen văn học, đặc biệt là tìm hiểu học hỏi đồng nghiệp một số tiếng Jrai để giải thích từ khó cho trẻ dễ hiểu hơn và dễ làm quen với môn văn học.
I/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Từ tình hình thực tế giảng dạy môn làm quen văn học như vậy. Trước tiên, tui tìm và nghiên cứu một số tài liệu có những bài thơ hay, ngắn gọn, phù hợp với độ tuổi và chương trình phù hợp để cho trẻ làm quen bằng những phương pháp, dùng lời, đàm thoại, trực quan, thực hành ở mọi lúc mọi nơi, hay tích hợp trên các tiết học.
A/KINH NGHIỆM THỰC HIỆN MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TRONG QUÁ TRÌNH DẠY TRẺ
a/ Phương pháp dùng lời
Phương pháp này là một phương pháp chủ yếu khi cho trẻ làm quen văn học. Trước hết cô giáo phải đọc thuộc thơ hay đọc diễn cảm câu chuyện, khi đọc phải sử dụng mọi sắc thái giọng điệu của mình để trình bày tác phẩm giúp trẻ nghe và có thể hình dung được những điều đã được nghe.Đối với tiết kể chuyện, phải tạo không khí thoải mái và kể chuyện diễn cảm giọng của nhân vật trong chuyện từ đó lôi cuốn trẻ vào nội dung câu chuyện. Đối với tiết học thơ. Phải thuộc và đọc diễn cảm từ 1-2 lần, tiếp đó dạy trẻ đọc theo từng câu cho đến khi thuộc thơ.
- Muốn phương pháp dùng lời có hiệu quả, trước khi có tiết học Làm Quen Văn Học, ngoài bài soạn, giáo viên còn phải dành thời gian ôn lại nội dung câu chuyện hay đọc lại bài thơ để khi vào tiết học sẽ có hiệu quả cao hơn.
VD:Bài thơ” Đất nước của ta” có những câu thơ lặp đi lặp lại, trẻ dễ bị nhầm vì thế tui cho trẻ đọc từng câu thơ.
- Đối với các câu văn hay lời kể khó hiểu, tui phải thay các câu gần gũi với trẻ để dễ hiểu hơn. hay tui giải thích lại các từ khó bằng tiếng Jrai và tiếng việt.
VD: Truyện “ Chiếc gươm thần” :Môt buôi, vua người Kinh lại đem thanh gươm đến trả, vua Pơ Tao mừng lắm như vừa mới săn được thú rừng. hay giải thích bằng tiếng Jrai ( Pran joa mơ ak ) cho trẻ hiểu sự gần gũi hay trao đổi gợi mở trò chuyện với trẻ về nội dung của bài thơ, câu chuyện, kích thích vận động nhận thức của trẻ, trẻ được trao đổi, bộc lộ suy nghĩ, cảm nhận riêng của trẻ nhằm phát huy tối đa năng lực của trẻ.
- Ngoài ra tui còn dùng đến phương pháp giải thích bằng việc gắn với lời đọc, lời kể diễn cảm bằng việc trao đổi, trò chuyện với trẻ về nội dung tác phẩm
b/Phương pháp đàm thoại
* Đối với tiết kể chuyện.
- Phương pháp này rất quan trọng khi dạy trẻ, dựa trên phương pháp này giúp trẻ phát triển ngôn ngữ.
- Khi tổ chức đàm thoại, tui trao đổi và giải thích cho trẻ những từ khó, từ đó giúp trẻ khắc sâu kiến thứcvaf dễ nhớ nội dung câu chuyện.
- Khi kể chuyện cho trẻ nghe xong, tui đặt câu hỏi về tên câu chuyện, tên tác giả hay câu hỏi mang tính tái tạo về nhân vật gắn liền mối quan hệ nhân vật trong chuyện.Vì sao nhân vật này lại hành động như thế này, hay như thế khác? Câu hỏi để trẻ liên hệ với cuộc sống của mình.VD: Trong câu chuyện Sự tích thác Yaly, cháu là nhân vật Lo, cháu có làm như vậy không? Tại sao?...Cháu sẽ làm như thế nào? Để giúp trẻ nói lên các suy nghĩ, đánh giá của mình về sự kiện hành động của từng nhân vật trong câu chuyện. tui đặt câu hỏi cốn hút trẻ tham gia tranh luận, bộc lộ những suy nghĩ cảm thụ của từng cá nhân trẻ một cách hồn nhiên tự do, khuyến khích trẻ trao đổi giữa trẻ này với trẻ khác, tránh nhận xét đúng sai hay áp đặt ý kiến của mình.
- Giúp trẻ nắm được những đặc điểm chính lời nói và hoàn cảnh, từ đó trẻ sẽ cảm nhận đúng về tính cách của nhân vật, mà còn làm tăng vốn từ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Câu hỏi mang tính chất giáo dục giúp trẻ đánh giá nhận xét, qua đó trẻ biết yêu quý những nhân vật thật thà , siêng năng, cần cù, dũng cảm, ghét các nhân vật ác, ích kỉ. Từ đó trẻ biết xác định quan hệ của trẻ với nhân vật, trẻ học được tính cách của nhân vật.
VD1:Khi kể chuyện “Sự tích thác Yaly”
tui cần đặt câu hỏi bằng tiếng Jrai và giải thích như sau:
+Câu chuyện có tên là gì?
+ Trong chuyện có những nhân vật nào?
+ Lo là người như thế nào?
+ Ly được bà con buôn làng đối xử như thế nào?
+ Cháu yêu thích nhân vật nào trong chuyện ? Vì sao?
+ Khi Lo gặp nạn, bà con buôn làng đối xử như thế nào?
+ Cháu nên học tập đức tính của ai?
VD2: Câu chuyện “ Sự tích Bánh Chưng Bánh Dày”:
+Trong câu chuyện cô vừa kể nói đến sự tích gì?
+ Hai thứ bánh được làm từ nguyên liệu gì?
+ Ai là người làm ra hai thứ bánh?
+ Bánh trưng và bánh dày được làm vào dịp nào?
* Đối với tiết thơ:
- tui chú ý đặt câu hỏi bằng các khổ thơ, câu thơ trong nội dung bài thơ trẻ vừa học , tránh những câu trả lời có hay không.
VD1: Bài thơ “Đất nước của ta”. Bài thơ nói lên cảnh đẹp của Tây Nguyên
Khi đọc thơ xong tui đặt câu hỏi để hỏi trẻ:
+ Bài thơ có tựa đề là gì?
+ Trong bài thơ tác giả nói đến những cảnh đẹp nào?
+ Các cô gái trong Pơlơi rủ nhau đi đâu?
VD2: Bài thơ “ Em yêu nhà em” của tác giả Đàm Thị Lam Luyến, người dịch Siu Pơi
Bài thơ này nói về cảnh đẹp thân thiết của ngôi nhà mình ở
tui đặt câu hỏi gần gũi để hỏi trẻ:
+ Trong bài thơ nói lên những cảnh đẹp nào của ngôi nhà?
+ Tình cảm của bạn nhỏ đối với ngôi nhà?
Ngoài ra cần nhắc nhở trẻ về ngắm ngôi nhà của mình có những cảnh đẹp gì, để tiết hai trẻ học thuộc thơ và nội dung câu hỏi sâu sắc hơn .
c/ Phương pháp trực quan
Phương pháp này bao gồm các đồ dùng trực quan tranh vẽ, con rối, mô hình, các hình tượng, sự vật để hỗ trợ bổ xung làm sâu sắc hơn, sống dậy hình tượng tác phẩm khiến trẻ cảm nhận bằng trực cảm, sử dụng trực quan kết hơp khéo léo với lời nói, nắm được đặc điểm tâm lí của trẻ để hướng dẫn trẻ chi giác trực quan, đảm bảo tính hệ thống, tránh lạm dụng, tùy từng thời điềm, mục đích mà sử dụng. Việc sử dụng đồ dùng trực quan tốt sẽ gây hứng thú, tạo tình huống, củng cố những biểu tượng, khắc sâu gây ấn tượng cho trẻ, vì thế việc sử dụng phương pháp này trở nên hữu hiệu hơn đối với trẻ.
VD1: Dùng mô hình ngôi nhà, các cảnh vật có trong nội dung bài thơ để dạy trẻ quan sát, sau buổi học đưa vào trang trí góc văn học để lúc chơi trẻ cũng có thể được quan sát mô hình để cảm nhận nội dung bài thơ tốt hơn. Từ đó hỗ trợ cho lời kể khi tóm tắt nội dung trẻ dễ hiểu bài
VD2: Để minh họa cho câu chuyện” Sự tích Bánh Chưng Bánh Dày” thì chi tiết Lang Liêu dâng vua cha bánh chưng bánh dày là không thể thiếu bởi đó là linh hồn của câu chuyện, là chi tiết rất cần để gây án tượng cho trẻ. Hay bài thơ” Em yêu nhà em” có những cảnh chim sẻ đậu trên mái nhà, có gà mái hoa mơ đang cục ta cục tác, có màu hồng của râu ngô, hoa sen nở…là những điểm nhấn trọng tâm của bài thơ , những màu sắc gợi cảm xúc hứng thú, cuốn hút gây chú ý, ấn tượng chi giác cho trẻ.
Đối với trẻ, dùng tranh minh họa, nó biểu hiện các hành động riêng rẽ, dáng các nhân vật, tình thế của hành động, các hình tượng của trực quan cũng không thể thay thế được đầy đủ câu chuyện, trẻ có thể hiểu đầy đủ khi kết hợp đọc, kể cho chúng nghe
- Khi cho trẻ làm quen với văn học, tui thường sử dụng mô hình hay sân khấu nhỏ để mô phỏng toàn bộ nội dung chuyện từ đầu đến cuối bằng các con rối ngón, rối dẹt, vẽ hình mô phỏng cây hoa lá để xây dựng mô hình phù hợp với chuyện thơ.
- Với trẻ tranh minh họa trẻ rất thích quan sát, nó phù hợp với hoàn cảnh điều kiện của địa phương, sử dụng màu sắc phù hợp với tính cách của nhân vật, sự việc xảy ra trong nội dung thơ chuyện
VD: Nhân vật Ly có nét mặt hiền hậu, nhân vật Lo có nét mặt gian ác, PTao giàng Đak có nét mặt nghiêm nghị mà nhân hậu.
d/ Phương pháp thực hành
Thực chất của phương pháp này là tổ chức cho trẻ thực hành luyện tập để củng cố kiến thức và vận dụng nhũng điều đã tiếp thu được để hình thành và hoàn thiện kĩ năng kĩ xảo nhất định, trên cơ sở đó rèn luyện tính độc lập của trẻ, tổ chức hoạt động thực hành là rèn luyện cho trẻ bước vào hoạt động có tính chất văn học nghệ thuật đọc thơ, kể chuyện diễn cảm nhập vai trong trò chơi đóng kịch, điều đó có nghĩa từ chỗ trẻ nhận biết, đánh giá, những điều phẩn ánh trong tác phẩm trẻ được trải nghiệm, nhập vai vào các nhân vật, tình huống trong câu chuyện
Để dạy trẻ kể lại chuyện có hiệu quả dài và nhất là phải lưu ý đến việc lựa chọn chuyện kể, đọc cho trẻ nghe và dạy trẻ kể lại chuyện. Các câu chuyện không nên quá dài và nhất là phải chú ý đến trí nhớ và sự chú ý của trẻ. Chuyện kể phải phù hợp với chủ đề, phù hợp với trẻ về nội dung phát triển của trẻ, những đặc tính cần thiết của nhân cách. Từ ngữ phải dễ hiểu chính xác, giàu hình ảnh.
- Trong khi lắng nghe cô kể chuyện trẻ có những cảm xúc tình cảm trạng thái nhất định và thể hiện vai một cách mạnh dạn, tình cảm này là cơ sở để trẻ hiểu tác phẩm và biểu hiện thái độ với sự kiện và nhân vật trong chuyện, trẻ đánh gia đúng đắn về nhân vật và xuất hiện ở trẻ hình ảnh cụ thể, dễ dàng và trong trí tưởng tượng của trẻ, trẻ hình dung cần làm gì trong tình huống ấy.
VD:Trong chuyện “ Voi Và Kiến “
+ Trẻ trong vai voi: thể hiện giọng điệu oai phong ( Đúng tui là loài to nhất thiên hạ đây )
+ Trẻ trong vai kiến : thể hiện giọng điệu nhanh nhẹn thông minh ( Là con người , con người sống rất tử tế khôn ngoan. Đi lại gặp những loài vật nhỏ bé thì họ tránh chứ không giẫm đạp bừa bãi làm chết chúng)
-Cho trẻ chọn vai mình thích cô giúp trẻ dựng cảnh sân khấu, cô làm người dẫn chuyện hay một cháu nào đó làm người dẫn chuyện.
-Cô hướng dẫn cho trẻ vào vai,với hình thức này trẻ rất thích học và đạt kết quả cao
e / Hình thức cho tổ chức cho trẻ làm quen văn học qua góc thư viện
-Theo hình thức đổi mới và giáo dục mầm non mới, bắt buộc trong lớp phải xây dựng được góc thư viện phù hợp theo từng chủ để.
- Sau mỗi tiết học trẻ được tái tạo củng cố lại các kiến thức đã học, cảm nhận của trẻ qua các góc chơi. Ngay từ đầu, tui đã sưu tầm tranh ảnh phù hợp với chương trình để trưng bày ở góc thư viện các loại tranh ảnh, tạp chí, các đồ chơi bằng nhựa , các con rối,… tui sưu tầm vải vụn có màu sắc đẹp để khâu các con rối theo nội dung câu chuyện, tranh vẽ phù hợp với lời thơ tạo nên góc thư viện phong phú. Sau khi học làm quen văn học, tui đưa trẻ vào chơi góc thư viện, hướng dẫn cho trẻ xem tranh, cách lật sách để xem và kể chuyện theo tranh. Từ đó trẻ biết tự lấy sách, tranh truyện ra xem và gọi tên từng nhân vật trong tranh.
- Cứ thế văn học sẽ đến với trẻ hàng ngày để củng cố khắc sâu được những điều mà trẻ đã được học
- Để cuốn hút trẻ vào góc thư viện tui phải thường xuyên thay đổi hay bổ xung các loại tranh truyện, sắp xếp gọn gàng, phù hợp với từng chủ đề
f/hình thức làm quen trong giờ học khác
-Ở độ tuổi này trẻ thích hát, đọc thơ, nghe kể chuyện thì trẻ chú ý lắng nghe, trước khi bắt đầu một tiết học có chủ đích bao giờ tui cũng phải làm tốt công tác ổn định lớp bằng cách đọc một bài thơ hay kể một câu chuyện, câu đố đồng dao có nội dung liên quan đến chủ đề
VD: Môn: làm quen môi trường xung quanh
Đề tài: Làm quen với các loại quả ở địa phương
Khi ổn định lớpcho trẻ đọc bài thơ “ Quả ”
“ Tròn như trái banh Quả cũng có tai
Đó là quả bưởi Là thanh long đỏ
Hay dùng để ngửi Có gai ngoài vỏ
Là quả thị thơm Là quả sầu riêng
Múi trắng như cơm Những buổi chiều nghiêng
Mãng cầu chua ngọt Ngắm nhìn vườn quả
Muốn ăn phải gọt Em yêu tất cả
Là quả dứa gai Vườn quả nhà em
Khi trẻ đọc xong thơ, cô hỏi trẻ bài thơ có những loại quả gì? Trẻ kể tên các loại quả có trong bài thơ sau đó mới vào bài.
g/ Hình thức cho trẻ làm quen văn học hông qua trò chơi
- tui tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi cho trẻ như: “ Rút thẻ đọc thơ”, “Gọi tên nhân vật trong truyện”…
- tui chuẩn bị một số hình vẽ: ông mặt trời, các con vật các loại quả, các nhân vật trong truyện…
- Khi chơi cháu rút được thẻ nào thì phải đọc thơ hay nhắc lại tên câu chuyện có con vật hay nhân vật đó. Với hình thức tổ chức này sẽ củng cố lại kiến thức cho trẻ, những cháu chưa thuộc thơ hay nhớ tên nhân vật trong chuyện khi nghe bạn, cô đọc thì sẽ nhẩm theo, nếu trẻ còn lúng túng thì cô sửa sai nhằm giúp trẻ đọc tốt hơn, lưu loát hơn trong môn “Làm quen văn học”
III/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Qua những phương pháp và hình thức cho trẻ làm quen văn học mà tui đã áp dụng đối với bản thân trên những giờ dạy trẻ, bản thân tui đã trau dồi thêm kiến thức và kinh nghiệm, qua đó tui thấy trẻ mỗi ngày càng thêm giàu trí tưởng tượng, phát triển ngôn ngữ, tình cảm, yêu thương mọi người, trẻ thấy được vẻ đẹp của quê hương đất nước, phong tục tập quán của dân tộc qua những bài thơ câu chuyện bổ ích giúp trẻ có ý thức học tập tốt hơn
- Qua các đợt thao giảng, dự giờ, kiểm tra đột xuất, kiểm tra chất lượng cuối học kì, đa số trẻ nắm vững kiến thức, đọc , phát âm rõ tiếng phổ thông, ý kiến xay dựng bài sôi nổi, thích nghe truyện, xem tranh, ham đọc thơ nhất là tổ chức đóng kịch.
- Từ đó trẻ đi học đều hơn, siêng năng học tập.
- Bản thân tui còn trau dồi tích lũy thêm một số tiếng Jrai để vận dụng vào các môn học khác
IV/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
- Từ những phương pháp vận dụng trong các tiết học và kết quả đạt được, tui rút ra một số bài học kinh ngiệm như sau
+ Trước tien tui dành thời gian nghiên cửu kĩ yêu cầu của bài dạy, nắm vững các phương pháp hình thức tổ chức các tiết học.
+ Khi kể chuyện hay đọc thơ phải đưa mình vào trong thơ chuyện để thể hiện tình cảm , cảm xúc của nhân vật một cách sống động.
+ Trích dẫn giảng dạy nội dung thơ chuyện rõ ràng dễ hiểu để nhấn mạnh theo giọng nói của nhân vật , hình ảnh trong thơ chuyện,
+ Câu hỏi đàm thoại rõ ràng dễ hiểu và phát huy tính tích cực của trẻ.
+ Thường xuyên cho trẻ học nói ở mọi lúc mọi nơi, xem tranh ảnh, tham quan trò chuyện về nội dung câu hỏi của thơ chuyện để tái tạo nhằm củng cố tác phẩm cho trẻ.
+ Chuẩn bị đồ dùng trực quan phong phú về hình thức, màu sắc hài hào phù hợp với nội dung câu hỏi của thơ chuyện với từng chủ đề, vận dụng sáng tạo, ngắn gọn, lôgic,… gây hứng thú cho trẻ
+ Cần xây dựng góc thư viện phong phú đa dạng sắp xếp có khoa học vừa tầm trẻ nhìn, phù hợp theo từng chủ đề, dễ sử dụng.
+ Giáo viên phải linh hoạt sáng tạo các phương pháp hình thức tổ chức dạy học phù hợp với tác phẩm văn học,
+ Đối với bản thân tui thường xuyên dự giờ tham khảo sưu tầm sách báo, tạp chí mầm non, học hỏi đồng nghiệp để nâng cao chất lượng giảng dạy của bản thân, Tham khảo truyện ngắn trong và ngoài chương trình, ở mọi lúc mọi nơi để kể cho trẻ nghe, đó cũng là mục đích để nâng cao chất lượng môn “Làm quen văn học” cho trẻ 5-6 tuổi Jrai.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: bài viết hay nói về môn Văn học tiết thơ t của trẻ 5 tuôit mầm non, Giáo viên mầm non nên sử dụng phương pháp đàm thoại như thế nào để phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ trong hoạt động làm quen văn học. Cho vd minh họa, phương pháp đàm thoại trong môn làm quen với tác phẩm văn học, cách xác định mục tiêu của việc gây hứng thú cho trẻ đọc thơ, sự cần thiết khi nâng cao chất luọng làm quen văn học
Last edited by a moderator: