rica17

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non Yên Thọ năm học 2018 - 2019
1. Mở đầu
1
1.1. Lý do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
1
1.3.Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
3
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
5
Biện pháp 1: Làm tốt công tác bồi dưỡng nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết của giáo viên về nội dung xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
5
Biện pháp 2: Công tác tham mưu với địa phương để đầu tư xây dựng, tu sửa Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
9
Biện pháp 3: Chỉ đạo giáo viên khai thác sử dụng môi trường giáo dục một cách hiệu quả, tránh lãng phí.
9
Biện pháp 4: Phối kết hợp với Phụ huynh và cộng đồng trong công tác xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
17
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
18
3. Kết luận, kiến nghị
20
3.1.Kết luận
20
3.2. Kiến nghị
20
Tài liệu tham khảo
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết: Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là việc các nhà giáo dục không truyền đạt kiến thức cho học sinh một cách thụ động mà các nhà giáo dục tạo ra các điều kiện, các cơ hội để mọi đứa trẻ được chủ động, sáng tạo, tích cực hoạt động, tự chiếm lĩnh kiến thức và kinh nghiệm. Để đạt được điều này, các nhà giáo dục (giáo viên) cần nắm được hứng thú, nhu cầu, trình độ, khả năng, thế mạnh của từng trẻ trong lớp, đánh giá đúng và tôn trọng trẻ. Trên cơ sở đó lựa chọn được nội dung, phương pháp phù hợp với từng nhóm, từng cá nhân trẻ. Để giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được thực hiện một cách tốt nhất và có hiệu quả nhất thì xây dựng môi trường giáo dục (MTGD) trong các trường mầm non là việc làm rất cần thiết và không thể thiếu được.
“Môi trường giáo dục có ảnh hưởng đến sự thành công trong học tập của trẻ và ảnh hưởng đến việc nội dung và kết quả mong đợi có đạt được hay không. Môi trường bên trong và môi trường bên ngoài lớp học đều rất quan trọng, chúng cung cấp nhiều cơ hội học tập và vui chơi khác nhau cho trẻ”[1]. Môi trường giáo dục trong trường mầm non bao gồm môi trường vật chất và môi trường xã hội. Môi trường vật chất bao gồm các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, không gian phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Môi trường vật chất tạo cho trẻ những cơ hội tốt để trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động và phát triển toàn diện về mặt thể chất, trí tuệ thẩm mĩ, đạo đức, xã hội. Môi trường xã hội là các mối quan hệ giúp trẻ hình thành nhân cách của mình, là sự giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với những người xung quanh. Môi trường này vừa mang tính chất sư phạm, vừa mang tính chất gia đình. Việc phân loại môi trường có thể khác nhau, song đều quan trọng đối với giáo dục mầm non, môi trường đó cần cung ứng các điều kiện cần thiết để kích thích và phục vụ trẻ hoạt động một cách tích cực, chăm sóc trẻ tốt qua đó nhân cách trẻ sẽ được phát triển tốt và thuận lợi.
Trẻ em ở lứa tuổi mầm non đang hình thành và phát triển, cơ thể trẻ còn non nớt, sự tăng trưởng và phát triển luôn chịu sự tác động mạnh mẽ, có tính quyết định của môi trường xung quanh. Để trẻ có một cơ thể khoẻ mạnh, thông minh, nhanh nhẹn hình thành nhân cách lành mạnh làm nền tảng cho các giai đoạn phát triển sau này thì chúng ta, những người quản lý và những giáo viên mầm non đang trực tiếp đứng lớp hiểu và nắm được tầm quan trọng, ích lợi, yêu cầu, nội dung, phương pháp, hình thức, tính chất của việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non. Để tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, phát triển tiềm năng sáng tạo và sự khéo léo, từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện trong lĩnh vực giáo dục (Đức, trí, thể, mỹ, lao động). Hiểu được điều đó tui đã lựa chọn, đi sâu vào nghiên cứu và ứng dụng trong năm học 2018-2019 đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non Yên Thọ năm học 2018-2019".
1.2. Mục đích nghiên cứu:
+ Tìm ra một số biện pháp chỉ đạo cán bộ, giáo viên nâng cao chất lượng xây dựng MTGD lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non Yên Thọ năm học
2018- 2019.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng xây dựng MTGD lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non Yên Thọ năm học 2018-2019.
- Cán bộ giáo viên, học sinh và phụ huynh trường mầm non Yên Thọ
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu tài liệu: Sách lý luận, Thông tư, chương trình giáo dục mầm non, tài liệu hướng dẫn, Môdun Bồi dưỡng thường xuyên.
- Phương pháp phỏng vấn: Thu thập thông tin để giáo viên nắm bắt một số nội dung liên quan đến việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
- Quan sát điều tra, ghi chép: Quan sát quá trình giáo viên và trẻ tham gia các hoạt động xây dựng môi trường giáo dục và mức độ đạt được theo các tiêu chí đánh giá và sự hứng thú của trẻ tham gia các hoạt động trong môi trường đã được xây dựng nhằm điều tra khảo sát khả năng đạt được của giáo viên và trẻ tại trường, lớp. Sau khi quan sát thu thập những vấn đề liên quan và ghi chép lại một cách cụ thể, chính xác với giáo viên và trẻ ở từng nhóm lớp.
- Phương pháp thống kê số liệu: Sử dụng phương pháp này để thu thập, xử lý số liệu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Theo dự án tăng cường khả năng sẵn sàng cho trẻ đi học mô đun 1(MN1-D), (MN2 TK) dành cho giáo viên và mô đun (QL1 TK) dành cho cán bộ quản lý về Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm trong đó có nội dung về thiết kế, xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non có nêu rõ: “Việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non đáp ứng yêu cầu chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm là thực sự cần thiết và rất quan trọng. Nó được ví như người giáo viên thứ hai trong công tác tổ chức, hướng dẫn cho trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ, thông qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện.” [2].
Để nâng cao chất lượng xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm nói chung và nội dung xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm nói riêng, trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non ban hành kèm theo thông tư 28/2016/TT-BGD ra ngày 30/12/2016 của Bộ giáo dục đào tạo. Nội dung xây dựng và tổ chức môi trường giáo dục cho trẻ hoạt động cho từng độ tuổi bao gồm môi trường vật chất và môi trường xã hội:
+ Đối với môi trường vật chất có: Môi trường cho trẻ hoạt động trong lớp yêu cầu có các đồ dùng, đồ chơi đa dạng có màu sắc sặc sỡ, hình dạng phong phú, hấp dẫn, Sắp xếp, bố trí đồ vật, đồ chơi an toàn, hợp lý, đảm bảo thẩm mỹ và đáp ứng mục đích giáo dục, Có khu vực để bố trí chỗ ăn, chỗ ngủ cho trẻ đảm bảo yêu cầu quy định. Các khu vực hoạt động bố trí phù hợp, linh hoạt có tính mở, tạo điều kiện dễ dàng cho trẻ tự lựa chọn và sử dụng đồ vật, đồ chơi, tham gia vào hoạt động, đồng thời thuận lợi cho sự quan sát của giáo viên. Các khu vực hoạt động của trẻ cần yên tĩnh bố trí xa các khu vực ồn ào. Tên các khu vực hoạt động đơn giản, phù hợp với chủ đề và tạo môi trường làm quen với chữ viết; Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời, gồm có sân chơi và sắp xếp thiết bị chơi ngoài trời. Khu chơi với cát, đá, sỏi, nước. Bồn hoa, cây cảnh, nơi trồng cây và khu vực nuôi các con vật.
+ Đối với môi trường xã hội: cần đảm bảo an toàn về mặt tâm lý, tạo thuận lợi giáo dục các kỹ năng xã hội cho trẻ. Trẻ thường xuyên được giao tiếp, thể hiện mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với những người xung quanh. Hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ của giáo viên đối với trẻ và những người khác luôn mẫu mực để trẻ noi theo [3].
Căn cứ vào tài liệu hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non từ 3-36 tháng tuổi, 3-4 tuổi, 4-5 tuổi, 5- 6 tuổi của nhà xuất bản giáo dục Việt Nam: “Tổ chức môi trường giáo dục hoạt động của trẻ trong trường, nhóm, lớp có vai trò quan trọng đối với sự phát triển về thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ, tình cảm, xã hội, khả năng thẩm mỹ, sáng tạo của trẻ. Vì vậy xây dựng, bố trí và tổ chức môi trường cho trẻ chơi và hoạt động cần đảm bảo trên nguyên tắc cho trẻ “ Chơi mà học ” “ Học bằng chơi” .
Thực hiện tài liệu bồi dưỡng hè hàng năm, tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý và giáo viên mầm non năm học 2014-2015, 2015-2016 của Bộ Giáo dục và đào tạo: “Môi trường giáo dục trong trường, nhóm, lớp mầm non có vai trò quan trọng đối với sự phát triển năm lĩnh vực giáo dục của trẻ” [4].
Để áp dụng chuyên đề vào thực tiễn các nhà trường một cách có hiệu quả nhất, Bộ Giáo dục và đào tạo đã triển khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016 – 2020 đã được Sở Giáo Dục và Đào tạo Thanh Hóa, phòng Giáo Dục và Đào tạo Huyện Yên Định tổ chức triển khai đến toàn thể cán bộ giáo viên các trường Mầm non về “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong các cơ sở giáo dục mầm non”.
Như vậy qua đây chúng ta có thể khẳng định rằng: Xây dựng môi trường
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với bậc học mầm non cả nước nói chung và trường mầm non Yên Thọ nói riêng.
2.2. Thực trạng của công tác xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
* Những thuận lợi:
- Đối với nhà trường:
+ Là trường chuẩn Quốc gia mức độ I năm 2017, đạt kiểm định chất lượng năm 2018 nên cơ sở vật chất tương đối đầy đủ phục vụ cho quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
+ Trường có khuôn viên thoáng mát, sạch sẽ có hệ thống đồ chơi ngoài trời đảm bảo theo quy định.
- Đối với giáo viên: Đội ngũ giáo viên trẻ, luôn nhiệt tình trong công việc, hết lòng yêu thương trẻ, có tinh thần trách nhiệm trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, xây dựng môi trường, làm đồ dùng đồ chơi; 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường đều đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn 85%.
- Đối với phụ huynh: Luôn quan tâm đến con em trong trường và tin tưởng ủng hộ mọi hoạt động của nhà trường.
- Đối với trẻ: Tỷ lệ trẻ ra lớp tương đối, trẻ ngoan, thông minh, nhanh nhẹn.
* Những khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi, nhà trường cũng còn gặp một số khó khăn như:
- Trẻ em ở vùng nông thôn, bố mẹ đi làm ăn xa nên kỹ năng sống của trẻ còn hạn chế, trẻ chưa thực sự tự tin tích cực tham gia vào các hoạt động trải nghiệm.
- Nhận thức kỹ năng sống của trẻ còn hạn chế, trong giao tiếp còn rụt rè.
- Giao tiếp của giáo viên với trẻ và phụ huynh chưa thực sự tích cực
- Giáo viên chưa biết kích thích tạo điều kiện vơ hội cho trẻ trải nghiệm khám phá dưới nhiều hình thức
- Việc khai thác sử dụng môi trường vật chất trong và ngoài lớp học đáp ứng theo nhu cầu hứng thú để trẻ, thực thành trải nghiệm của giáo viên còn hạn chế.
- Phụ huynh chưa quan tâm đến hoạt động của lớp chưa tham gia các hoạt động cùng cô và trẻ
- Điều kiện cơ sở vật chất nhà trường xây dựng đã lâu nên qua quá trình sử dụng một số vị trí ở sân chơi, nền các phòng học và phòng chức năng bị bung gạch; tường các phòng học, phòng chức năng có nhiều chỗ bị bong lở, khu nhà bếp chưa lát gạch và chưa thực sự phong phú về các khu vực chơi ngoài trời, cây cảnh trồng chưa đẹp.
* Kết quả của thực trạng: Từ những thực trạng trên, đầu năm học Ban giám hiệu chúng tui đã tiến hành khảo sát chất lượng chung của nhà trường, đội ngũ giáo viên và trẻ. Kết quả:
TT
Nội dung
Tổng số/đvt
Mức độ
Đạt
Chưa đạt
Số lượng
%
Số lượng
%
1
Về phía cán bộ giáo viên

1.1
Giáo viên có hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ, mẫu mực đối với trẻ và những người khác
13
11
85
2
15
1.2
Xây dựng môi trường vật chất, sắp xếp các khu vực trong lớp, ngoài lớp học đáp ứng nhu cầu hứng thú của trẻ để trẻ thực hành, trải nghiệm.
13
8
61
5
39
1.3
Giáo viên biết khuyến khích tạo điều kiện cơ hội cho trẻ trải nghiệm, khám phá dưới nhiều hình thức khác nhau.
13
7
54
6
46
2
Về phía học sinh
Trẻ
2.1
Trẻ thường xuyên được giao tiếp thể hiện mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ và trẻ với người xung quanh
200
115
58
85
42
2.2
Trẻ tích cực hoạt động, sáng tạo trải nghiệm, khám phá, hứng thú tham gia các hoạt động
200
118
59
82
41
Qua bảng khảo sát cho thấy giáo viên chưa có sự đổi mới, chưa sáng tạo trong việc tổ chức xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, giao tiếp của giáo viên với trẻ và những người khác chưa thực sự tích cực. Tỷ lệ giáo viên biết sắp xếp các khu vực trong nhà trường và xây dựng môi trường vật chất trong và ngoài lớp học đáp ứng nhu cầu hứng thú của trẻ thực hành, trải nghiệm còn thấp, giáo viên chưa biết kích thích tạo điều kiện, cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, khám phái dưới nhiều hình thức. Tỷ lệ trẻ biết giao tiếp thể hiện mối quan hệ giữa trẻ với trẻ và trẻ với người xung quanh còn thấp. Trẻ chưa tích cực hoạt động sáng tạo, trải nghiệm, khám phá, chưa hứng thú tham gia vào các hoạt động .
Để khắc phục những hạn chế trên tui quyết định lựa chọn các giải pháp trọng tâm để thực hiện có hiệu quả như sau:
2. 3. Các biện pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề:
Với thực trạng trên để nâng cao chất lượng xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, tui đã nghiên cứu tìm tòi sáng tạo và áp dụng các biện pháp mới nhằm nâng cao chất lượng chung của nhà trường, của giáo viên và trẻ trong xây dựng và sử dụng môi trường trong năm học như sau:
2.3.1. Biện pháp 1: Làm tốt công tác bồi dưỡng nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết của giáo viên về nội dung xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm:
Làm tốt công tác bồi dưỡng nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết của giáo viên về nội dung xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đóng vai trò vô cùng quan trọng, đây được coi là biện pháp then chốt, bởi vì đội ngũ cán bộ giáo viên là những người trực tiếp xây dựng và hướng dẫn cho trẻ sử dụng môi trường một cách có hiệu quả, là những tấm gương về sự thân thiện, lòng nhân ái, sự hợp tác, chia sẻ cho trẻ học tập và noi theo, là lực lượng quyết định chất lượng chăm sóc, giáo dục trong trường mầm non.
* Bồi dưỡng thông qua tổ chức các lớp chuyên đề, cung cấp tài liệu:
- Căn cứ vào hướng dẫn và chuyên đề xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm của Phòng GD&ĐT triển khai trong năm học 2017-2018, căn cứ
vào hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2018-2019 tui đã phân công nhiệm vụ cho đồng chí Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn lên kế hoạch để tổ chức học tập, thực hành nội dung xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho CBGV trong trường tham gia học và thực hành. Yêu cầu các nội dung cần đạt được đó là:
+ Cán bộ giáo viên trong trường phải nắm chắc được vai trò của việc xây dựng MTGD lấy trẻ làm trung tâm đối với sự phát triển toàn diện của trẻ.
+ Yêu cầu của việc tổ chức xây dựng MTGD lấy trẻ làm trung tâm phù hợp và sử dụng có hiệu quả.
+ Tầm quan trọng, mục tiêu, nội dung phương phápxây dựng môi trường giáo dục cho trẻ ở các lứa tuổi.
- Trong quá trình triển khai các nội dung chuyên đề, tui chỉ đạo triển khai dưới hình thức phát huy tính tích cực của người học, chia lớp ra thành các nhóm theo khối: Nhà trẻ, 3 tuổi, 4 tuổi, 5 tuổi và đưa ra các câu hỏi để các nhóm thảo luận và thống nhất đưa ra đáp án cử thay mặt tổ trình bày đáp án, các nhóm khác bổ sung nếu nhóm đã trả lời chưa đầy đủ. Từ đó cán bộ giáo viên sẽ hiểu sâu và nhớ lâu từng nội dung và đưa vào thực hiện sẽ đạt hiệu quả tốt hơn.
Ví dụ câu hỏi:
+ Đồng chí hiểu thế nào là môi trường GD lấy trẻ làm trung tâm.
+ Xây dựng MTGD lấy trẻ làm trung tâm gồm những nội dung gì?
+ Xây dựng MTGD lấy trẻ làm trung tâm có tác dụng như thế nào đối với
sự phát triển của trẻ Mầm non?
+ Đ/c hãy thiết kế xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm của nhóm lớp mình...
- Bên cạnh thảo luận, ôn luyện về kiến thức chúng tui đã phân công các nhóm thực hành xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm bên trong lớp học về tận dụng nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương, nguyên liệu phế thải để giáo viên và trẻ làm đồ dùng đồ chơi, bố trí sắp xếp các khu vực chơi trong các nhóm lớp mình phụ trách. hay tổ chức một hoạt động cho trẻ được hoạt động, giao tiếp, chia sẻ, hợp tác và được thể hiện mình trong môi trường giáo
dục lấy trẻ làm trung tâm.
- Nhận thức đúng sẽ giúp cho hành động đúng. Để thực hiện biện pháp này, ban giám hiệu nhà trường đã tích cực:
+ Đăng lý mua tài liệu với Phòng GD&ĐT, sưu tầm tìm tài liệu, sách báo, tập sanviết về nội dung xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho toàn trường học tập nghiên cứu.
+ Mở video hình ản thực tế xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trường Mầm non Yên Trường, Định Tiến, Định Long đã đạt giải nhất, giải nhì, giải ba cấp Tỉnh trong năm học 2017-2018; Truy cập những tranh ảnh, đồ dùng trên mạng, Itenet, đĩa chiếu cho chị em xem về quy trình, nguyên tắc, thiết kế (cách sắp xếp bố trí môi trường giáo dục và cách làm từ những nguyên vật liệu có sẵn ở địa phươngđể cho sự sắp xếp phù hợp với từng góc chơi, từng chủ đề).
+ Mở hội thảo chuyên đề cho cán bộ giáo viên cùng tham gia hưởng ứng thảo luận về nội dung thực hiện.
- Xây dựng tổ chức các giờ dạy mẫu và cách sắp xếp bố trí của các lớp. Đặc biệt là hai lớp điểm thay đổi vị trí, thay đổi theo chủ đề, đồ dùng đồ chơi phải phù hợp với chủ đề, giúp trẻ dễ lấy và hoạt động thoải máinhằm phát triển tư duy của trẻ.
Kết quả: 100% cán bộ giáo viên trong trường đã tham gia học tập, thảo luận, thực hành xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm một cách nghiêm túc, chất lượng và áp dụng xây dựng và tổ chức cho trẻ hoạt động trong môi trường giáo dục một cách hiệu quả, có chất lượng.
* Bồi dưỡng thông qua tổ chức hội thi Xây dựng MTGD lấy trẻ làm trung tâm:
Theo kế hoạch thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm trong các trường mầm non” giai đoạn 2016-2020, nhà trường, bám sát vào các tiêu chí ”Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” đã làm và chưa làm được trong năm học 2017-2018, năm học 2018-2019 một trong những nhiệm vụ quan trọng được thể hiện trong kế hoạch đó là: “Nhà trường chỉ đạo tổ chức thi trực tiếp tại các nhóm, lớp. Các nhóm, lớp ghi hình ảnh về môi trường và hình ảnh sử dụng môi trường giáo dục trẻ trong trường mầm non gửi về trường để chấm điểm. Qua kết quả hội thi chọn những nhóm, lớp tiêu biểu tổ chức hội nghị chia sẻ kinh nghiệm trong nhà trường và quay Video ghi lại các hình ảnh của hội thi.
Xác định được rằng việc tổ chức tốt hội thi sẽ nâng cao nhận thức và năng lực cán bộ quản lý, giáo viên mầm non trong việc tổ chức xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phù hợp điều kiện cụ thể của trường, lớp, địa phương. Đẩy mạnh việc xây dựng và tổ chức hoạt động cho trẻ học bằng chơi, bằng trải nghiệm trong môi trường giáo dục bên trong và ngoài lớp với nhiều góc chơi phong phú, đa dạng về đồ dùng đồ chơi giúp trẻ mầm non vui chơi an toàn, sáng tạo, được trải nghiệm nhiều hơn nhằm ôn lại những kiến thức, kỹ năng, phát triển thể chất, ngôn ngữ, tình cảm xã hội góp phần nhằm hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách con người. Đặc biệt huy động sự tham gia của cha mẹ trẻ và cộng đồng trong việc xây dựng môi trường và tổ chức các hoạt động cho trẻ trong nhà trường.
- Trước khi tổ chức hội thi:
+ Xây dựng kế hoạch tổ chức hội thi:
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Kiến thức bôn ba

Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top
Bạn đang sử dụng Adblock

Trang web của chúng tôi có kính phí vận hành là nhờ hiển thị quảng cáo trực tuyến cho khách truy cập.

Vui lòng xem xét hỗ trợ chúng tôi bằng cách tắt trình chặn quảng cáo của bạn.

Tôi đã tắt Adblock