kunhocbun_bmt162
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là nước có đại đa số dân cư sinh sống và lập nghiệp từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Trong vài thập niên tới, nông nghiệp vẫn giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân cũng như trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội của nước ta. Thời gian gần đây, vấn đề an ninh lương thực luôn được nhắc đến trong mỗi bản tin thời sự thế giới. Rất nhiều quốc gia đang lâm vào tình trạng thiếu thốn lương thực thực phẩm. Việt Nam tự hào là nước đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo và giữ những vị trí cao về xuất khẩu nông sản. Nhưng bên cạnh những thành tựu đó, chúng ta vẫn phải thừa nhận những tồn tại, yếu kém trong quá trình CNH- HĐH đất nước từ nông nghiệp. Thực tế cho thấy sản xuất nông nghiệp của nước ta còn lạc hậu và chưa phát huy được hiệu quả cao trong tăng trưởng và giảm nghèo. Yêu cầu của phát triển ngành trong giai đoạn tới đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả của các chương trình, dự án đầu tư công cho nông nghiệp và phát triển nông thôn theo đúng những định hướng, mục tiêu đã đề ra.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, vấn đề đặt ra là làm sao hoạt động đầu tư công trong ngành có hiệu quả, đạt được các mục tiêu kinh tế- xã hội và đáp ứng được các yêu cầu của công cuộc phát triển đất nước. Với mong muốn từ sự đối chiếu giữa những mục tiêu, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước với thực trạng đầu tư công trong nông nghiệp và phát triển nông thôn thời gian qua để có thể đưa ra những đề xuất góp phần cải thiện tình hình trên, tui quyết định lựa chọn đề tài:
“Nâng cao hiệu quả của các Dự án đầu tư công từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước trong Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam”
Chuyên đề tốt nghiệp đã vận dụng một số phương pháp cơ bản sau:
- Khảo sát, thu thập tài liệu về cơ chế, chính sách, các Nghị định của Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan về hoạt động đầu tư công trong nông nghiệp.
- Thu thập các thông tin, tài liệu đã công bố cũng như các tài liệu mới.
- Sử dụng các dẫn chứng cụ thể, điển hình: một số dự án, địa phương.
- Phân tích, tổng hợp thông tin, viết báo cáo.
tui xin chân thành Thank Thạc sỹ Bùi Đức Tuân đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi; đồng thời tui cũng xin được Thank các cán bộ viên chức Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân- Bộ Kế hoạch& Đầu tư đã nhiệt tình giúp đỡ tui trong thời gian thực tập tại Vụ để tui có thể hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp này.
Chuyên đề gồm 3 chương:
Chương I- Hiệu quả dự án đầu tư công trong Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Chương II- Thực trạng về hiệu quả đầu tư công trong Nông nghiệp và phát triển Nông thôn ở Việt Nam hiện nay
Chương III- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các Dự án đầu tư công trong Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
Chương I
Hiệu quả dự án đầu tư công trong Nông nghiệp và phát triển nông thôn
1.1. Khái niệm và vai trò của Dự án đầu tư công trong Nông nghiệp và phát triển nông thôn
1.1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Vốn đầu tư và hoạt động đầu tư
a) Hoạt động đầu tư
Quá trình tái sản xuất nền kinh tế quốc dân đòi hỏi các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế phải được tạo ra, duy trì và khôi phục một cách liên tục. Quá trình này được thực hiện thông qua hoạt động đầu tư.
Từ đó, hoạt động đầu tư được hiểu là các hoạt động làm tăng thêm (bao hàm cả khôi phục) quy mô của tài sản quốc gia. Đó là hành động bỏ vốn nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể nào như mục tiêu lợi nhuận (sinh lời), hay các mực tiêu phi lợi nhuận (xã hội, môi trường,...). Để tiến hành đầu tư cần có vốn đầu tư.
b) Vốn đầu tư
Theo Giáo trình Dự báo phát triển Kinh tế- Xã hội: “ Vốn đầu tư là tiền tích lũy của xã hội, của các cơ sở sản xuất kinh doanh; là tiền tiết kiệm của nhân dân và vốn huy động từ các nguồn khác được đưa vào sử dụng trong quá trình sản xuất xã hội nhằm duy trì tiềm lực sản xuất hiện có, tạo ra tiềm lực lớn hơn cho sản xuất, kinh doanh hay cải thiện điều kiện sinh hoạt của xã hội”.
b) Quản lý công tác giải ngân, xử lý nợ đọng trong đầu tư công
Hiện nay, giải ngân vốn đầu tư nông nghiệp và tình trạng nợ đọng đối với các công trình thủy lợi đang là vấn đề bức xúc, thu hút sự quan tâm của các cấp. Tình trạng nhiều công trình bỏ dở, chậm tiến độ hàng năm do thiếu vốn hay không quyết toán được các công trình đã hoàn thành. Việc khắc phục tình trạng này cần căn cứ trên những nguyên tắc chung khi phân cấp quản lý đầu tư.
- Một là, đối với các dự án đầu tư XDCB phải phân loại nợ rõ ràng về: đối tượng, lý do, quy chế, vi phạm trong đầu tư,...để đưa ra phương hướng giải quyết hợp lý. Chỉ định quyết toán, xủ lý nợ từ ngân sách trung ương hay ngân sách địa phương.
- Hai là, cần có sự rà soát, phân tích, xác định rõ nguyên nhân và trách nhiệm của các bên tham gia đối với từng khoản nợ trong quá trình quản lý đầu tư. Từ đó đảm bảo về vốn cho các dự án hiệu quả tiếp tục hoạt động.
3.2.2.4. Đổi mới thủ tục hành chính
Để quản lý một cách chặt chẽ hoạt động đầu tư nói chung cũng như đầu tư công trong nông nghiệp nông thôn nói riêng, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp quy quy định trình tự và thủ tục đầu tư. Nhưng trong thực tế, các thủ tục này còn rườm rà, nhiều công đoạn, thời gian kéo dài và chưa hoàn toàn thoát khỏi cơ chế xin- cho. Điều này xảy ra trong hầu hết các khâu của quá trình thực hiện đầu tư. Do vậy, việc cải cách hành chính cần tiến hành trên các phương diện:
- Một là, đổi mới thủ tục trong khâu đề xuất sáng kiến và lập dự án đầu tư theo hướng gọn nhẹ, đơn giản về thủ tục nhưng vẫn đảm bảo được các nguyên tắc và yêu cầu của việc lập dự án khả thi.
- Hai là, nghiêm chỉnh chấp hành quy trình kế hoạch NSNN, bảo đảm tính sát thực và chính xác của hoạt động đầu tư.
- Ba là, đổi mới thủ tục trong khâu cấp phát vốn.
- Bốn là, đổi mới thủ tục trong khâu quyết toán vốn cho dự án khi hoàn thành.
Như vậy, các thủ tục phải được đối chiếu một cách tổng thể, liên tục và thường xuyên trong qua trình quản lý đâu tư và ở từng khâu, từng bộ phận; tránh tình trạng chồng chéo, kéo dài do phải tập trung làm cùng một lúc.
3.2.2.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quản lý đầu tư công
Như đã phân tích ở chương 2, yếu tố chất lượng nguồn nhân lực có vai trò quyết định trong việc quản lý đầu tư công và có tác động mạnh đến hiệu quả dự án đầu tư công. Do đó, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho công tác quản lý đầu tư NSNN cần tập trung giải quyết các nội dung sau:
- Một là, bảo đảm yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức trách nhiệm đối với các cán bộ công chức thực hiện quản lý vốn đầu tư. Trên cơ sở năng lực sẵn có để đưa ra được những quyết định đúng đắn trong đầu tư, phân tích và đánh giá chính xác hiệu quả dự án.
- Hai là, thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, đặc biệt là các nội dung liên quan đến đầu tư và quản lý vốn ngân sách.
- Ba là, có cơ chế hợp lý về trách nhiệm và quyền lợi hợp pháp cho cán bộ quản lý vốn ngân sách. Đổi mới chế độ tiền lương, tiền thưởng một cách thỏa đáng, đảm bảo tốt đời sống cho cán bộ, công chức. Đồng thời cũng có các chế tài kinh tế để hạn chế tiêu cực trong hoạt động quản lý đầu tư công.
- Bốn là, tích cực triển khai quy chế dân chủ trong các cơ quan đơn vị liên quan đến việc quản lý quy trình ngân sách cho đầu tư, tạo ra môi trường làm việc công bằng, minh bạch và hiệu quả.
3.2.2.6. Nâng cao trách nhiệm và sự phối hợp của các ngành, các cấp và cộng đồng trong quản lý dự án đầu tư công
Thời gian qua, khối lượng vốn đầu tư vào ngành đã tăng lên, tuy chưa đáng kể nhưng đã có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của nông nghiệp nông thôn. Tuy nhiên, hiệu quả dự án đầu tư công chưa cao cũng có nguyên nhân từ khâu phối hợp cơ chế, chính sách và trách nhiệm giữa các cấp chưa đồng bộ. Để khắc phục tình trạng này, cần thực hiện các giải pháp sau:
- Một là, tiếp tục rà soát, nghiên cứu bổ sung, hoàn chỉnh đồng bộ các cơ chế chính sách trong quản lý đầu tư, đặc biệt là sự phân cấp trong quản lý.
- Hai là, kiên quyết tập trung đầu tư cho các công trình, dự án trọng điểm trong nông nghiệp để nguồn vốn NSNN phát huy được hiệu quả, thực hiện đúng mục tiêu, đúng đối tượng. Giai đoạn tới, chủ trương phát triển nông nghiệp tiếp tục đầu tư vào việc đổi mới và áp dụng các công nghệ sản xuất và nghiên cứu úng dụng hiện đại, hỗ trợ các chương trình giống cây con, ưu tiên đầu tư cho cơ sở hạ tầng nông thôn, hoàn thành các công trình thủy lợi quan trọng phục vụ sản xuất nông nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và cả nước.
- Ba là, nâng cao trách nhiệm của các bộ, ngành và địa phương trong phân cấp quản lý. Chính phủ chỉ đạo xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển dài hạn của đất nước. Các Bộ thực hiện chức năng tham mưu, tăng cường khả năng dự báo tỏng việc huy động và sử dụng vốn NSNN cho đầu tư nông nghiệp đồng thời tổ chức xây dựng, kiểm tra, giám sát chặt chẽ quy trình đầu tư, đảm bảo nguồn vốn ngân sách theo đúng tiến độ được giao.Các địa phương trực tiếp giám sát quá trình triển khai dự án, kịp thời phát hiện những sai sót và thông báo lên cơ quan cấp trên để có giải pháp khắc phục kịp thời. Cộng đồng dân cư có trách nhiệm kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện dự án, đảm bảo nguyên tắc dân chủ theo cơ chế “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Có như vậy, hoạt động quản lý đầu tư công mới diễn ra nhịp nhàng, linh hoạt.
Trên đây là các giải pháp mang tính chất lâu dài nhằm góp phần làm tăng hiệu quả dự án đầu tư công, nhất là trong nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
KẾT LUẬN
Trong những năm gần đây, Ngân sách nhà nước dành cho đầu tư công khôn ngừng tăng lên. Đối lập với các nguồn vốn đầu tư công rất lớn cho các cảng biển, sân bay, đường sá, các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp nhà nước… nguồn vốn của ngân sách cấp cho lĩnh vực nông nghiệp dường như quá ít. Trong khi nông thôn là nơi sinh sống của 70% dân số, nông nghiệp đang tạo công ăn việc làm cho 60% lực lượng lao động và nông dân đang đóng góp tới góp 22% giá trị GDP, thì trong vòng năm năm qua, Nhà nước mới chỉ cấp cho khu vực rộng lớn này số vốn chiếm 8,7% tổng vốn đầu tư và mới đáp ứng 17% nhu cầu phát triển (theo báo cáo của bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn).
Bước sang năm 2008, khi lạm phát đang ở mức cao, Chính phủ đưa ra các biện pháp nhằm cắt giảm lạm phát, trong đó có chính sách cắt giảm đầu tư công. Các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp đều phải rà soát lại danh mục dự an đầu tư của mình. Trong khi cả thế giới đang chao đảo vì thiếu lương thực thì vai trò của ngành nông nghiệp và yêu cầu đầu tư công vào ngành cũng đã bắt đầu được quan tâm trở lại. Rõ ràng, an ninh lương thực đã trở thành vấn đề không thể không quan tâm, kể cả với tư cách nhà xuất khẩu lúa thứ hai trên thế giới hiện nay của Việt Nam. Vấn đề này sẽ càng trở nên cấp bách khi dân số nước ta vượt qua ngưỡng 100 triệu trong vòng hơn một thập kỷ nữa, trong khi diện tích đất nông nghiệp sẽ tiếp tục bị thu hẹp. Theo yêu cầu của Chính phủ, các cơ quan nhà nước đã xem xét lại đất trồng lúa nước và đất nông nghiệp nói chung nhằm kiểm tra đất đai trên toàn quốc. Như vậy, trong điều kiện buộc phải cắt giảm đầu tư công thì vấn đề nâng cao hiệu quả dự án đầu tư trong Nông nghiệp và phát triển nông thôn càng trở nên cấp bách và cần thiết.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là nước có đại đa số dân cư sinh sống và lập nghiệp từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Trong vài thập niên tới, nông nghiệp vẫn giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân cũng như trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội của nước ta. Thời gian gần đây, vấn đề an ninh lương thực luôn được nhắc đến trong mỗi bản tin thời sự thế giới. Rất nhiều quốc gia đang lâm vào tình trạng thiếu thốn lương thực thực phẩm. Việt Nam tự hào là nước đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo và giữ những vị trí cao về xuất khẩu nông sản. Nhưng bên cạnh những thành tựu đó, chúng ta vẫn phải thừa nhận những tồn tại, yếu kém trong quá trình CNH- HĐH đất nước từ nông nghiệp. Thực tế cho thấy sản xuất nông nghiệp của nước ta còn lạc hậu và chưa phát huy được hiệu quả cao trong tăng trưởng và giảm nghèo. Yêu cầu của phát triển ngành trong giai đoạn tới đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả của các chương trình, dự án đầu tư công cho nông nghiệp và phát triển nông thôn theo đúng những định hướng, mục tiêu đã đề ra.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, vấn đề đặt ra là làm sao hoạt động đầu tư công trong ngành có hiệu quả, đạt được các mục tiêu kinh tế- xã hội và đáp ứng được các yêu cầu của công cuộc phát triển đất nước. Với mong muốn từ sự đối chiếu giữa những mục tiêu, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước với thực trạng đầu tư công trong nông nghiệp và phát triển nông thôn thời gian qua để có thể đưa ra những đề xuất góp phần cải thiện tình hình trên, tui quyết định lựa chọn đề tài:
“Nâng cao hiệu quả của các Dự án đầu tư công từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước trong Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam”
Chuyên đề tốt nghiệp đã vận dụng một số phương pháp cơ bản sau:
- Khảo sát, thu thập tài liệu về cơ chế, chính sách, các Nghị định của Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan về hoạt động đầu tư công trong nông nghiệp.
- Thu thập các thông tin, tài liệu đã công bố cũng như các tài liệu mới.
- Sử dụng các dẫn chứng cụ thể, điển hình: một số dự án, địa phương.
- Phân tích, tổng hợp thông tin, viết báo cáo.
tui xin chân thành Thank Thạc sỹ Bùi Đức Tuân đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi; đồng thời tui cũng xin được Thank các cán bộ viên chức Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân- Bộ Kế hoạch& Đầu tư đã nhiệt tình giúp đỡ tui trong thời gian thực tập tại Vụ để tui có thể hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp này.
Chuyên đề gồm 3 chương:
Chương I- Hiệu quả dự án đầu tư công trong Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Chương II- Thực trạng về hiệu quả đầu tư công trong Nông nghiệp và phát triển Nông thôn ở Việt Nam hiện nay
Chương III- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các Dự án đầu tư công trong Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
Chương I
Hiệu quả dự án đầu tư công trong Nông nghiệp và phát triển nông thôn
1.1. Khái niệm và vai trò của Dự án đầu tư công trong Nông nghiệp và phát triển nông thôn
1.1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Vốn đầu tư và hoạt động đầu tư
a) Hoạt động đầu tư
Quá trình tái sản xuất nền kinh tế quốc dân đòi hỏi các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế phải được tạo ra, duy trì và khôi phục một cách liên tục. Quá trình này được thực hiện thông qua hoạt động đầu tư.
Từ đó, hoạt động đầu tư được hiểu là các hoạt động làm tăng thêm (bao hàm cả khôi phục) quy mô của tài sản quốc gia. Đó là hành động bỏ vốn nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể nào như mục tiêu lợi nhuận (sinh lời), hay các mực tiêu phi lợi nhuận (xã hội, môi trường,...). Để tiến hành đầu tư cần có vốn đầu tư.
b) Vốn đầu tư
Theo Giáo trình Dự báo phát triển Kinh tế- Xã hội: “ Vốn đầu tư là tiền tích lũy của xã hội, của các cơ sở sản xuất kinh doanh; là tiền tiết kiệm của nhân dân và vốn huy động từ các nguồn khác được đưa vào sử dụng trong quá trình sản xuất xã hội nhằm duy trì tiềm lực sản xuất hiện có, tạo ra tiềm lực lớn hơn cho sản xuất, kinh doanh hay cải thiện điều kiện sinh hoạt của xã hội”.
b) Quản lý công tác giải ngân, xử lý nợ đọng trong đầu tư công
Hiện nay, giải ngân vốn đầu tư nông nghiệp và tình trạng nợ đọng đối với các công trình thủy lợi đang là vấn đề bức xúc, thu hút sự quan tâm của các cấp. Tình trạng nhiều công trình bỏ dở, chậm tiến độ hàng năm do thiếu vốn hay không quyết toán được các công trình đã hoàn thành. Việc khắc phục tình trạng này cần căn cứ trên những nguyên tắc chung khi phân cấp quản lý đầu tư.
- Một là, đối với các dự án đầu tư XDCB phải phân loại nợ rõ ràng về: đối tượng, lý do, quy chế, vi phạm trong đầu tư,...để đưa ra phương hướng giải quyết hợp lý. Chỉ định quyết toán, xủ lý nợ từ ngân sách trung ương hay ngân sách địa phương.
- Hai là, cần có sự rà soát, phân tích, xác định rõ nguyên nhân và trách nhiệm của các bên tham gia đối với từng khoản nợ trong quá trình quản lý đầu tư. Từ đó đảm bảo về vốn cho các dự án hiệu quả tiếp tục hoạt động.
3.2.2.4. Đổi mới thủ tục hành chính
Để quản lý một cách chặt chẽ hoạt động đầu tư nói chung cũng như đầu tư công trong nông nghiệp nông thôn nói riêng, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp quy quy định trình tự và thủ tục đầu tư. Nhưng trong thực tế, các thủ tục này còn rườm rà, nhiều công đoạn, thời gian kéo dài và chưa hoàn toàn thoát khỏi cơ chế xin- cho. Điều này xảy ra trong hầu hết các khâu của quá trình thực hiện đầu tư. Do vậy, việc cải cách hành chính cần tiến hành trên các phương diện:
- Một là, đổi mới thủ tục trong khâu đề xuất sáng kiến và lập dự án đầu tư theo hướng gọn nhẹ, đơn giản về thủ tục nhưng vẫn đảm bảo được các nguyên tắc và yêu cầu của việc lập dự án khả thi.
- Hai là, nghiêm chỉnh chấp hành quy trình kế hoạch NSNN, bảo đảm tính sát thực và chính xác của hoạt động đầu tư.
- Ba là, đổi mới thủ tục trong khâu cấp phát vốn.
- Bốn là, đổi mới thủ tục trong khâu quyết toán vốn cho dự án khi hoàn thành.
Như vậy, các thủ tục phải được đối chiếu một cách tổng thể, liên tục và thường xuyên trong qua trình quản lý đâu tư và ở từng khâu, từng bộ phận; tránh tình trạng chồng chéo, kéo dài do phải tập trung làm cùng một lúc.
3.2.2.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quản lý đầu tư công
Như đã phân tích ở chương 2, yếu tố chất lượng nguồn nhân lực có vai trò quyết định trong việc quản lý đầu tư công và có tác động mạnh đến hiệu quả dự án đầu tư công. Do đó, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho công tác quản lý đầu tư NSNN cần tập trung giải quyết các nội dung sau:
- Một là, bảo đảm yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức trách nhiệm đối với các cán bộ công chức thực hiện quản lý vốn đầu tư. Trên cơ sở năng lực sẵn có để đưa ra được những quyết định đúng đắn trong đầu tư, phân tích và đánh giá chính xác hiệu quả dự án.
- Hai là, thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, đặc biệt là các nội dung liên quan đến đầu tư và quản lý vốn ngân sách.
- Ba là, có cơ chế hợp lý về trách nhiệm và quyền lợi hợp pháp cho cán bộ quản lý vốn ngân sách. Đổi mới chế độ tiền lương, tiền thưởng một cách thỏa đáng, đảm bảo tốt đời sống cho cán bộ, công chức. Đồng thời cũng có các chế tài kinh tế để hạn chế tiêu cực trong hoạt động quản lý đầu tư công.
- Bốn là, tích cực triển khai quy chế dân chủ trong các cơ quan đơn vị liên quan đến việc quản lý quy trình ngân sách cho đầu tư, tạo ra môi trường làm việc công bằng, minh bạch và hiệu quả.
3.2.2.6. Nâng cao trách nhiệm và sự phối hợp của các ngành, các cấp và cộng đồng trong quản lý dự án đầu tư công
Thời gian qua, khối lượng vốn đầu tư vào ngành đã tăng lên, tuy chưa đáng kể nhưng đã có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của nông nghiệp nông thôn. Tuy nhiên, hiệu quả dự án đầu tư công chưa cao cũng có nguyên nhân từ khâu phối hợp cơ chế, chính sách và trách nhiệm giữa các cấp chưa đồng bộ. Để khắc phục tình trạng này, cần thực hiện các giải pháp sau:
- Một là, tiếp tục rà soát, nghiên cứu bổ sung, hoàn chỉnh đồng bộ các cơ chế chính sách trong quản lý đầu tư, đặc biệt là sự phân cấp trong quản lý.
- Hai là, kiên quyết tập trung đầu tư cho các công trình, dự án trọng điểm trong nông nghiệp để nguồn vốn NSNN phát huy được hiệu quả, thực hiện đúng mục tiêu, đúng đối tượng. Giai đoạn tới, chủ trương phát triển nông nghiệp tiếp tục đầu tư vào việc đổi mới và áp dụng các công nghệ sản xuất và nghiên cứu úng dụng hiện đại, hỗ trợ các chương trình giống cây con, ưu tiên đầu tư cho cơ sở hạ tầng nông thôn, hoàn thành các công trình thủy lợi quan trọng phục vụ sản xuất nông nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và cả nước.
- Ba là, nâng cao trách nhiệm của các bộ, ngành và địa phương trong phân cấp quản lý. Chính phủ chỉ đạo xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển dài hạn của đất nước. Các Bộ thực hiện chức năng tham mưu, tăng cường khả năng dự báo tỏng việc huy động và sử dụng vốn NSNN cho đầu tư nông nghiệp đồng thời tổ chức xây dựng, kiểm tra, giám sát chặt chẽ quy trình đầu tư, đảm bảo nguồn vốn ngân sách theo đúng tiến độ được giao.Các địa phương trực tiếp giám sát quá trình triển khai dự án, kịp thời phát hiện những sai sót và thông báo lên cơ quan cấp trên để có giải pháp khắc phục kịp thời. Cộng đồng dân cư có trách nhiệm kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện dự án, đảm bảo nguyên tắc dân chủ theo cơ chế “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Có như vậy, hoạt động quản lý đầu tư công mới diễn ra nhịp nhàng, linh hoạt.
Trên đây là các giải pháp mang tính chất lâu dài nhằm góp phần làm tăng hiệu quả dự án đầu tư công, nhất là trong nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
KẾT LUẬN
Trong những năm gần đây, Ngân sách nhà nước dành cho đầu tư công khôn ngừng tăng lên. Đối lập với các nguồn vốn đầu tư công rất lớn cho các cảng biển, sân bay, đường sá, các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp nhà nước… nguồn vốn của ngân sách cấp cho lĩnh vực nông nghiệp dường như quá ít. Trong khi nông thôn là nơi sinh sống của 70% dân số, nông nghiệp đang tạo công ăn việc làm cho 60% lực lượng lao động và nông dân đang đóng góp tới góp 22% giá trị GDP, thì trong vòng năm năm qua, Nhà nước mới chỉ cấp cho khu vực rộng lớn này số vốn chiếm 8,7% tổng vốn đầu tư và mới đáp ứng 17% nhu cầu phát triển (theo báo cáo của bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn).
Bước sang năm 2008, khi lạm phát đang ở mức cao, Chính phủ đưa ra các biện pháp nhằm cắt giảm lạm phát, trong đó có chính sách cắt giảm đầu tư công. Các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp đều phải rà soát lại danh mục dự an đầu tư của mình. Trong khi cả thế giới đang chao đảo vì thiếu lương thực thì vai trò của ngành nông nghiệp và yêu cầu đầu tư công vào ngành cũng đã bắt đầu được quan tâm trở lại. Rõ ràng, an ninh lương thực đã trở thành vấn đề không thể không quan tâm, kể cả với tư cách nhà xuất khẩu lúa thứ hai trên thế giới hiện nay của Việt Nam. Vấn đề này sẽ càng trở nên cấp bách khi dân số nước ta vượt qua ngưỡng 100 triệu trong vòng hơn một thập kỷ nữa, trong khi diện tích đất nông nghiệp sẽ tiếp tục bị thu hẹp. Theo yêu cầu của Chính phủ, các cơ quan nhà nước đã xem xét lại đất trồng lúa nước và đất nông nghiệp nói chung nhằm kiểm tra đất đai trên toàn quốc. Như vậy, trong điều kiện buộc phải cắt giảm đầu tư công thì vấn đề nâng cao hiệu quả dự án đầu tư trong Nông nghiệp và phát triển nông thôn càng trở nên cấp bách và cần thiết.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: