come_on

New Member
Download Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành tại chi nhánh công ty cổ phần du lịch dịch vụ dầu khí Hải Phòng
LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:
Trong những năm gần đây với chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế Việt Nam đã thu được những thành công đáng kể.
Đứng dưới góc độ của ngành Du lịch, việc "mở cửa" đã tạo ra cơ hội lớn cho sự phát triển của ngành, du lịch trở thành một nhu cầu tất yếu không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Ngành du lịch trở thành một ngành kinh doanh dịch vụ phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Ở nhiều quốc gia phát triển, ngành du lịch chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế quốc dân. Mỗi năm trên thế giới có hàng trăm triệu người đi du lịch và số người đi du lịch ngày càng gia tăng.
Ở Việt Nam, du lịch là ngành kinh tế còn non trẻ nhưng tầm quan trọng của nó đã được đánh giá đúng mức, Đảng và Nhà nước ta đã coi: “Phát triển du lịch trở thành nền kinh tế mũi nhọn của đất nước”. Vì vậy mà trong những năm gần đây Nhà nước ta đã đầu tư nhiều công trình cơ sở hạ tầng, tôn tạo các điểm du lịch để phục vụ cho ngành du lịch và đưa ra những chính sách phù hợp, thông thoáng hơn, ưu tiên cho ngành du lịch phát triển.
Với những chính sách đổi mới và phát triển ngày càng nhiều công ty lữ hành được thành lập, hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh lữ hành. Điều này buộc các doanh nghiệp phải đối mặt với tình trạng cạnh tranh gay gắt và khốc liệt. Để duy trì và tăng trưởng thực tế đòi hỏi các nhà kinh doanh lữ hành phải nghiên cứu kỹ lưỡng đối tượng khách và phạm vi hoạt động của mình, từ đó đề ra các biện pháp thích hợp nhằm thu hút và thoả mãn tối đa nhu cầu của các đối tượng khách này.
Chi nhánh công ty Cổ phần Du lịch - Dịch vụ Dầu khí Hải Phòng thuộc công ty Cổ phần Du lịch - Dịch vụ Dầu khí Hải Phòng là một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành từ khá sớm so với các công ty khác cùng hoạt động trong lĩnh vực này của thành phố Hải Phòng. Chi nhánh công ty đã hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao và hoạt động kinh doanh cũng thu được kết quả đáng khích lệ, góp phần không nhỏ làm thay đổi bộ mặt du lịch của thành phố.
Để khảo sát và đánh giá hoạt động kinh doanh lữ hành với việc nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh doanh, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành tại Chi nhánh công ty Cổ phần Du lịch - Dịch vụ Dầu khí Hải Phòng” và chọn làm đề tài tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu:
Mục đích:
Trên cơ sở thực tế của Chi nhánh công ty Cổ phần Du lịch - Dịch vụ Hải Phòng để đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành tại Trung tâm.
Phạm vi:
Hoạt động kinh doanh lữ hành của Trung tâm trong thời gian 3 năm gần đây và hướng phát triển trong 3 năm tới.
3. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập và xử lý thông tin.
- Phương pháp tiếp cận và phân tích, hệ thống.
Ngoài ra còn sử dụng phương pháp liên hệ, đối chiếu, so sánh, điều tra và đánh giá.
4. Bố cục của luận văn:
Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1 : Cơ sở lý thuyết về lữ hành, kinh doanh lữ hành và hiệu quả hoạt
động kinh doanh lữ hành.
Chương 2 : Thực trạng hoạt động kinh doanh lữ hành tại Chi nhánh công ty Cổ phần Du lịch - Dịch vụ Dầu khí Hải Phòng.
Chương 3 : Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ
hành tại Chi nhánh công ty Cổ phần Du lịch - Dịch vụ Dầu Khí Hải Phòng.



CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LỮ HÀNH, KINH DOANH LỮ HÀNH VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
LỮ HÀNH

1.1. Một số khái niệm cơ bản về lữ hành và kinh doanh lữ hành.
1.1.1 Khái niệm lữ hành.
Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về hoạt động lữ hành và để phân biệt lữ hành với du lịch ta có thể hiểu theo hai cách dưới đây:
- Theo nghĩa rộng: Lữ hành bao gồm tất cả các hoạt động di chuyển của con người cũng như các hoạt động liên quan đến sự di chuyển đó.
Theo cách hiểu này thì hoạt động du lịch có bao gồm yếu tố lữ hành nhưng không phải tất cả các hoạt động lữ hành đều là du lịch.
- Theo nghĩa hẹp: Lữ hành bao gồm toàn bộ các hoạt động liên quan đến việc xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình du lịch, tức là hoạt động du lịch bao gồm cả những hoạt động lữ hành.
1.1.2 Kinh doanh lữ hành.
- Theo nghĩa rộng: "Kinh doanh lữ hành là việc đầu tư để thực hiện một, một số hay tất cả các công việc trong quá trình chuyển giao sản phẩm thực hiện giá trị sử dụng hay làm gia tăng giá trị của nó để chuyển giao sang lĩnh vực tiêu dùng du lịch với mục đích lợi nhuận". Kinh doanh lữ hành được thực hiện bởi các doanh nghiệp.
- Theo nghĩa hẹp, Luật du lịch Việt Nam định nghĩa: "Lữ hành là việc xây dựng, bán, tổ chức thực hiện các chương trình du lịch nhằm mục đích sinh lợi".
Như vậy theo khái niệm này, kinh doanh lữ hành tại Việt Nam được hiểu theo nghĩa hẹp và được xác định một cách rõ ràng về sản phẩm là chương trình du lịch.
- Theo định nghĩa của Tổng cục du lịch Việt Nam thì “Kinh doanh lữ hành là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập chương trình du lịch trọn gói hay từng phần, quảng cáo và bán chương trình này trực tiếp hay gián tiếp thông qua trung gian hay văn phòng đại diện, tổ chức thực hiện chương trình và hướng dẫn du lịch”. Các doanh nghiệp lữ hành đương nhiên được phép tổ chức các mạng lưới lữ hành.
Theo Tổng cục du lịch Việt Nam phân loại thì kinh doanh lữ hành bao gồm hai loại là: kinh doanh lữ hành quốc tế và kinh doanh lữ hành nội địa.
- Kinh doanh lữ hành quốc tế: Là việc tổ chức đưa khách ra nước ngoài hay đưa khách nước ngoài vào nước sở tại.
- Kinh doanh lữ hành nội địa: Là việc tổ chức cho khách là công dân một nước, những người cư trú tại một nước đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ nước đó.
Theo Luật du lịch Việt Nam điều 34 quy định:
- "Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam”.
- “Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch, công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch”.
* Đặc điểm của kinh doanh lữ hành:
Khác với các ngành kinh doanh hàng hoá, ngành kinh doanh lữ hành mang những đặc điểm sau:
- Phụ thuộc vào tài nguyên du lịch ở các điểm du lịch, có thể xem giá trị tài nguyên du lịch ở các điểm du lịch quyết định độ phong phú của chương trình du lịch.
- Kinh doanh lữ hành phải có vốn tương đối lớn, do các chương trình du lịch khi thực hiện cần đặt trước một khoản cho nhà cung cấp dịch vụ.
- Yêu cầu khắt khe về chất lượng, không có trường hợp làm thử. Do đó cần có sự đầu tư và chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi thực hiện.
- Do tính thời vụ trong kinh doanh lữ hành là rất lớn nên khi hoạt động cần tính đến phương án ngoài thời vụ.
- Kinh doanh lữ hành cần một lượng lao động trực tiếp. Sản phẩm lữ hành mang tính chất phục vụ nhiều nên đòi hỏi sự khéo léo, lịch sự mà không một loại máy móc nào thay thế được. Thời gian lao động phụ thuộc vào thời gian mà khách tham gia chương trình. Đồng thời do chịu áp lực tâm lý lớn từ phía khách hàng nên cường độ lao động không đồng đều và rất căng thẳng. Như vậy công tác nhân lực trong kinh doanh lữ hành đòi hỏi rất cao và phải tuyển chọn kỹ lưỡng. Điều này giúp kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn.
1.1.3 Phân loại kinh doanh lữ hành.
Khái niệm doanh nghiệp lữ hành: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Bất cứ doanh nghiệp nào được pháp luật cho phép và có thực hiện kinh doanh lữ hành đều được gọi là doanh nghiệp lữ hành.
Tùy vào quy mô, phạm vi hoạt động và tính chất của tài sản, hình thức tổ chức, tư cách pháp nhân mà doanh nghiệp kinh doanh lữ hành có các tên gọi khác nhau: công ty lữ hành, đại lý lữ hành, công ty lữ hành quốc tế, công ty lữ hành nội địa. Riêng ở Việt Nam, phần lớn các doanh nghiệp có kinh doanh lữ hành có cách gọi phổ biến là các trung tâm lữ hành quốc tế, nội địa nằm trong các công ty du lịch. Nhìn chung, các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành khác nhau chủ yếu trên các phương diện:
+ Quy mô và địa bàn hoạt động.
+ Đối tượng khách.
+ Mức độ tiếp xúc với khách du lịch.
+ Mức độ tiếp xúc với các nhà cung cấp sản phẩm du lịch.
1.1.3.1 Căn cứ vào tính chất của hoạt động để tạo ra sản phẩm.
Có các loại: kinh doanh đại lý lữ hành, kinh doanh du lịch lữ hành, kinh doanh tổng hợp.
- Kinh doanh đại lý lữ hành: Hoạt động chủ yếu là làm dịch vụ trung gian tiêu thụ và bán sản phẩm một cách độc lập, riêng lẻ cho các nhà sản xuất du lịch để hưởng hoa hồng theo mức phần trăm giá bán, không làm gia tăng giá trị của sản phẩm trong quá trình chuyển giao từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực tiêu dùng du lịch. Loại hình kinh doanh du lịch này thực hiện nhiệm vụ như là: "Chuyên gia cho thuê" không phải chịu rủi ro. Các yếu tố quan trọng bậc nhất đối với hoạt động kinh doanh này là vị trí, hệ thống đăng ký và kỹ năng chuyên môn, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng bán hàng của đội ngũ nhân viên. Các doanh nghiệp thuần túy thực hiện loại hình du lịch này được gọi là các đại lý lữ hành bán lẻ.
- Kinh doanh du lịch lữ hành: Là hoạt động bán buôn, hoạt động "sản xuất" làm gia tăng giá trị của các sản phẩm đơn lẻ của các nhà cung cấp để bán cho khách. Với hoạt động kinh doanh này chủ thể của nó phải gánh chịu rủi ro, san sẻ rủi ro trong quan hệ với các nhà cung cấp. Cơ sở hoạt động là liên kết các sản phẩm mang tính đơn lẻ của các nhà cung cấp độc lập thành sản phẩm mang tính nguyên chiếc bán với giá gộp cho khách, đồng thời làm gia tăng giá trị của sản phẩm cho người tiêu dùng thông qua sự liên kết tạo ra tính trội trong hệ thống (1+1>2) và thông qua sức lao động của các chuyên gia marketing, điều hành hướng dẫn.
- Kinh doanh lữ hành tổng hợp: Bao gồm tất cả các kinh doanh du lịch đóng vai trò vừa sản xuất trực tiếp từng loại dịch vụ (người cung cấp) vừa liên kết các dịch vụ thành sản phẩm mang tính nguyên chiếc, vừa thực hiện bán buôn, bán lẻ vừa thực hiện chương trình du lịch đã bán. Đây là kết quả trong quá trình phát triển và thực hiện liên kết dọc, liên kết ngang của các chủ thể kinh doanh lữ hành trong ngành du lịch. Các doanh nghiệp thực hiện kinh doanh lữ hành tổng hợp được gọi là các công ty du lịch.
1.1.3.2 Căn cứ vào cách và phạm vi hoạt động.
Có các loại: kinh doanh lữ hành gửi khách, kinh doanh lữ hành nhận khách, kinh doanh lữ hành kết hợp.
- Kinh doanh lữ hành gửi khách: Bao gồm cả gửi khách quốc tế, gửi khách nội địa, là loại hình kinh doanh mà hoạt động chính của nó tổ chức thu hút du lịch một cách trực tiếp để đưa khách đến nơi du lịch nổi tiếng. Các doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh lữ hành gửi khách gọi là công ty lữ hành gửi khách. - Kinh doanh lữ hành nhận khách: Bao gồm cả nhận khách quốc tế và nội địa, là loại hình kinh doanh mà hoạt động chính của nó là xây dựng các chương trình du lịch và tổ chức các chương trình du lịch đã bán cho khách thông qua các công ty lữ hành gửi khách. Loại hình kinh doanh này thích hợp với những nơi có tài nguyên du lịch nổi tiếng. Các doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh lữ hành nhận khách gọi là công ty lữ hành nhận khách.
- Kinh doanh lữ hành kết hợp: Có nghĩa là sự kết hợp giữa kinh doanh lữ hành gửi khách và kinh doanh lữ hành nhận khách. Loại kinh doanh này thích hợp với quy mô lớn, có đủ nguồn lực để thực hiện các hoạt động gửi khách và nhận khách. Các doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh lữ hành kết hợp được gọi là các công ty du lịch tổng hợp hay các tập đoàn du lịch.
1.1.4 Vai trò của doanh nghiệp lữ hành.
1.1.4.1 Đối với khách du lịch.
Bằng các sản phẩm, dịch vụ của mình các công ty lữ hành sẽ đem lại một số lợi ích như sau cho khách du lịch:
- Khách du lịch sẽ được đảm bảo chất lượng sản phẩm, được thừa hưởng những tri thức và kinh nghiệm của chuyên gia tổ chức du lịch tại các công ty lữ hành, tạo điều kiện cho khách thưởng thức một cách khoa học nhất.
- Hơn thế nữa các công ty lữ hành giúp đảm bảo thuận tiện mặt tài chính, sự an toàn cho du khách trong quá trình đi, đơn giản hóa quá trình chọn và mua sản phẩm. Công ty lữ hành giúp cho khách du lịch cảm nhận được phần nào sản phẩm trước khi họ quyết định mua và thực sự tiêu dùng nó. Các ấn phẩm quảng cáo, lời giới thiệu của nhân viên bán hàng sẽ là ấn tượng ban đầu về sản phẩm du lịch. Khách du lịch vừa có quyền lựa chọn vừa cảm giác yên tâm và hài lòng với lựa chọn của mình.

KẾT LUẬN

Việt Nam là một đất nước có nền văn hoá lâu đời, đậm đà bản sắc dân tộc cùng với những cảnh quan kỳ thú được thiên nhiên ban tặng, một đất nước có tiềm năng du lịch phong phú nên những năm qua ngành du lịch nước ta có nhiều bước phát triển đáng khích lệ. Tuy nhiên so với tiềm năng và đòi hỏi của đất nước thì ngành du lịch còn nhiều vấn đề cần giải quyết trong đó có vấn đề xây dựng, quản lý, khai thác sử dụng các tài nguyên du lịch như thế nào cho phù hợp và hiệu quả, không gây lãng phí. Điều này đòi hỏi các nhà làm kinh doanh lữ hành và cán bộ nhân viên trong ngành phải thường xuyên nghiên cứu, rút ra những kinh nghiệm qua công tác của mình, đồng thời tích cực học hỏi bạn bè trên thế giới.
Nền kinh tế Việt Nam ngày càng đi lên, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng, nhu cầu nghỉ ngơi tham quan giải trí cũng tăng theo. Đây là yếu tố quyết định trong việc gia tăng nhu cầu du lịch của mỗi người. Hải Phòng là một thành phố có ưu thế về phát triển du lịch. Ngành du lịch đã có nhiều đóng góp vào nền kinh tế thành phố nói riêng và cả nước nói chung. Trong đó Chi nhánh Công ty Cổ phần Du lịch - Dịch vụ Dầu khí Hải Phòng là một bộ phận đóng góp không nhỏ cho sự nghiệp phát triển du lịch của thành phố.
Tuy vậy, Trung tâm trong những bước đi tới của mình cũng cần quan tâm tới những vấn đề lớn vừa thiết yếu vừa cấp bách hiện nay là làm thế nào để thu hút được nhiều khách tham gia các chương trình du lịch của Trung tâm. Những vấn đề đó là phải khẩn trương đa dạng hoá các chương trình, nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng thị trường khách, đặc biệt là xác định rõ thị trường mục tiêu ,vấn đề mấu chốt là phải nâng cao tay nghề, tinh thần và thái độ làm việc với khách của đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên trong toàn Trung tâm nhằm đạt được kết quả ngày càng cao trong hoạt động kinh doanh lữ hành của Trung tâm, đảm bảo thực hiện mục tiêu mà đơn vị mình đã đề ra.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Quản trị kinh doanh lữ hành, Nhà xuất bản Thống kê, PGS.TS Nguyễn Văn Đính - ThS. Phạm Hồng Chương.
2. Giáo trình Marketing Du lịch, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, ThS. Trần Ngọc Nam - Trần Huy Khang.
3. Giáo trình Quản Trị Tài Chính Doanh Nghiệp, Nhà xuất bản Tài Chính, Trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội.
4. Giáo trình Quản Trị Nguồn Nhân Lực, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, Trần Kim Dung.
5. Giáo trình Nhập môn Khoa học Du lịch, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Trần Đức Thanh.
6. Tạp chí Du lịch Việt Nam số 2 - năm 2008, Bài "Du lịch Việt Nam đang cất cánh", Trang 9, Tác giả Hương Quỳnh.
7. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 9 trang 179 về chiến lược phát triển kinh tế xã hội.













MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LỮ HÀNH, KINH DOANH LỮ HÀNH VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 3
LỮ HÀNH 3
1.1. Một số khái niệm cơ bản về lữ hành và kinh doanh lữ hành. 3
1.1.1 Khái niệm lữ hành. 3
1.1.2 Kinh doanh lữ hành. 3
1.1.3 Phân loại kinh doanh lữ hành. 5
1.1.3.1 Căn cứ vào tính chất của hoạt động để tạo ra sản phẩm. 5
1.1.3.2 Căn cứ vào cách và phạm vi hoạt động. 6
1.1.4 Vai trò của doanh nghiệp lữ hành. 7
1.1.4.1 Đối với khách du lịch. 7
1.1.4.2 Đối với các nhà cung ứng sản phẩm du lịch. 7
1.1.5 Chức năng nhiệm vụ của công ty lữ hành. 8
1.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh lữ hành. 8
1.2.1 Khái niệm hiệu quả kinh doanh. 8
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành. 10
1.2.2.1 Chỉ tiêu kết quả kinh doanh tổng hợp. 11
1.2.2.2 Chỉ tiêu tổng doanh thu từ kinh doanh lữ hành. 11
1.2.2.3 Chỉ tiêu lợi nhuận. 12
1.2.2.4 Chỉ tiêu tổng chi phí kinh doanh lữ hành. 13
1.2.2.5 Chỉ tiêu số lượng khách. 14
1.2.3 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. 15
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh lữ hành. 16
1.3.1 Nhân tố khách quan. 16
1.3.2. Nhân tố chủ quan. 19
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 22
LỮ HÀNH TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ DẦU KHÍ HẢI PHÒNG. 22
2.1 Giới thiệu sơ lược về công ty Cổ phần Du lịch - Dịch vụ Dầu khí Hải Phòng. 22
2.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của công ty. 22
2.1.2 Tên, địa chỉ giao dịch của công ty. 23
2.1.3 Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty. 23
2.1.4 Cơ cấu tổ chức của công ty. 23
2.2 Giới thiệu sơ lược về Chi nhánh công ty Cổ phần Du lịch - Dịch vụ Dầu khí Hải Phòng (Trung tâm du lịch OSC Hải Phòng). 25
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm. 25
2.2.2 Cơ cấu tổ chức của Trung tâm. 26
2.2.3 Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm. 28
2.2.3.1 Chức năng: 28
2.2.3.2 Nhiệm vụ: 28
2.2.4 Đặc điểm kinh doanh của Trung tâm. 28
2.3 Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh lữ hành tại Trung tâm. 29
2.3.1 Điều kiện đón tiếp khách của Trung tâm. 29
2.3.1.1 Vị trí địa lý. 29
2.3.1.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật. 30
2.3.1.3. Cơ cấu lao động của Trung tâm. 30
2.3.2 Cơ cấu khách của Trung tâm. 31
2.3.2.1. Đối tượng khách của Trung tâm: 31
2.3.2.2 Số lượng khách du lịch của Trung tâm. 33
2.3.3. Sản phẩm lữ hành của Trung tâm. 35
2.3.3.1 Chương trình du lịch của Trung tâm. 35
2.3.3.2. Chính sách giá tour hiện nay của Trung tâm. 38
2.3.4 Kết quả kinh doanh của Trung tâm. 40
2.3.4.1 Đánh giá tổng quát. 40
2.3.4.2 Phân tích chỉ tiêu doanh thu của Trung tâm. 41
2.3.4.3 Phân tích chỉ tiêu về lợi nhuận và chi phí của Trung tâm. 42
2.3.4.4 Phân tích chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận / doanh thu. 42
2.3.4.5 Phân tích chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận / chi phí. 43
2.3.5 Phân tích tình hình các công ty đối thủ cạnh tranh với Trung tâm. 44
2.3.6 Phân tích mối quan hệ với các nhà cung cấp của Trung tâm. 45
2.3.7 Phân tích hoạt động của đội ngũ hướng dẫn viên tại Trung tâm. 45
2.3.8 Quản lý của Trung tâm đối với việc thực hiện chương trình du lịch. 47
2.3.9 Hoạt động quảng cáo của Trung tâm. 47
2.3.10 Chính sách phân phối sản phẩm của Trung tâm. 47
3.1. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của Trung tâm. 47
3.1.1. Thuận lợi. 47
3.1.2. Khó khăn. 47
3.2. Phương hướng và mục tiêu sắp tới của Trung tâm. 47
3.2.1. Phương hướng. 47
3.2.2. Mục tiêu. 47
3.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành tại Chi nhánh công ty Cổ phần Du lịch - Dịch vụ Dầu khí Hải Phòng. 47
3.3.1 Giải pháp về Marketing. 47
3.3.1.1 Giải pháp về chính sách sản phẩm. 47
3.3.1.2 Giải pháp về chính sách giá cả. 47
3.3.1.3 Giải pháp về tiêu thụ sản phẩm. 47
3.3.1.4 Giải pháp về quảng cáo. 47
3.3.2. Giải pháp về nhân sự. 47
3.3.2.1 Giải pháp chung. 47
3.3.2.2 Giải pháp khắc phục tình trạng thiếu hướng dẫn viên. 47
3.3.4. Tăng cường liên kết, liên doanh. 47
3.3.5. Giải pháp về quản lý chi phí. 47
KẾT LUẬN 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO 47

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Thiên An111

New Member
Download Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành tại chi nhánh công ty cổ phần du lịch dịch vụ dầu khí Hải Phòng

Download Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành tại chi nhánh công ty cổ phần du lịch dịch vụ dầu khí Hải Phòng miễn phí





MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LỮ HÀNH, KINH DOANH LỮ HÀNH VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 3
LỮ HÀNH 3
1.1. Một số khái niệm cơ bản về lữ hành và kinh doanh lữ hành. 3
1.1.1 Khái niệm lữ hành. 3
1.1.2 Kinh doanh lữ hành. 3
1.1.3 Phân loại kinh doanh lữ hành. 5
1.1.3.1 Căn cứ vào tính chất của hoạt động để tạo ra sản phẩm. 5
1.1.3.2 Căn cứ vào cách và phạm vi hoạt động. 6
1.1.4 Vai trò của doanh nghiệp lữ hành. 7
1.1.4.1 Đối với khách du lịch. 7
1.1.4.2 Đối với các nhà cung ứng sản phẩm du lịch. 7
1.1.5 Chức năng nhiệm vụ của công ty lữ hành. 8
1.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh lữ hành. 8
1.2.1 Khái niệm hiệu quả kinh doanh. 8
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành. 10
1.2.2.1 Chỉ tiêu kết quả kinh doanh tổng hợp. 11
1.2.2.2 Chỉ tiêu tổng doanh thu từ kinh doanh lữ hành. 11
1.2.2.3 Chỉ tiêu lợi nhuận. 12
1.2.2.4 Chỉ tiêu tổng chi phí kinh doanh lữ hành. 13
1.2.2.5 Chỉ tiêu số lượng khách. 14
1.2.3 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. 15
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh lữ hành. 16
1.3.1 Nhân tố khách quan. 16
1.3.2. Nhân tố chủ quan. 19
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 22
LỮ HÀNH TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ DẦU KHÍ HẢI PHÒNG. 22
2.1 Giới thiệu sơ lược về công ty Cổ phần Du lịch - Dịch vụ Dầu khí Hải Phòng. 22
2.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của công ty. 22
2.1.2 Tên, địa chỉ giao dịch của công ty. 23
2.1.3 Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty. 23
2.1.4 Cơ cấu tổ chức của công ty. 23
2.2 Giới thiệu sơ lược về Chi nhánh công ty Cổ phần Du lịch - Dịch vụ Dầu khí Hải Phòng (Trung tâm du lịch OSC Hải Phòng). 25
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm. 25
2.2.2 Cơ cấu tổ chức của Trung tâm. 26
2.2.3 Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm. 28
2.2.3.1 Chức năng: 28
2.2.3.2 Nhiệm vụ: 28
2.2.4 Đặc điểm kinh doanh của Trung tâm. 28
2.3 Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh lữ hành tại Trung tâm. 29
2.3.1 Điều kiện đón tiếp khách của Trung tâm. 29
2.3.1.1 Vị trí địa lý. 29
2.3.1.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật. 30
2.3.1.3. Cơ cấu lao động của Trung tâm. 30
2.3.2 Cơ cấu khách của Trung tâm. 31
2.3.2.1. Đối tượng khách của Trung tâm: 31
2.3.2.2 Số lượng khách du lịch của Trung tâm. 33
2.3.3. Sản phẩm lữ hành của Trung tâm. 35
2.3.3.1 Chương trình du lịch của Trung tâm. 35
2.3.3.2. Chính sách giá tour hiện nay của Trung tâm. 38
2.3.4 Kết quả kinh doanh của Trung tâm. 40
2.3.4.1 Đánh giá tổng quát. 40
2.3.4.2 Phân tích chỉ tiêu doanh thu của Trung tâm. 41
2.3.4.3 Phân tích chỉ tiêu về lợi nhuận và chi phí của Trung tâm. 42
2.3.4.4 Phân tích chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận / doanh thu. 42
2.3.4.5 Phân tích chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận / chi phí. 43
2.3.5 Phân tích tình hình các công ty đối thủ cạnh tranh với Trung tâm. 44
2.3.6 Phân tích mối quan hệ với các nhà cung cấp của Trung tâm. 45
2.3.7 Phân tích hoạt động của đội ngũ hướng dẫn viên tại Trung tâm. 45
2.3.8 Quản lý của Trung tâm đối với việc thực hiện chương trình du lịch. 47
2.3.9 Hoạt động quảng cáo của Trung tâm. 47
2.3.10 Chính sách phân phối sản phẩm của Trung tâm. 47
3.1. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của Trung tâm. 47
3.1.1. Thuận lợi. 47
3.1.2. Khó khăn. 47
3.2. Phương hướng và mục tiêu sắp tới của Trung tâm. 47
3.2.1. Phương hướng. 47
3.2.2. Mục tiêu. 47
3.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành tại Chi nhánh công ty Cổ phần Du lịch - Dịch vụ Dầu khí Hải Phòng. 47
3.3.1 Giải pháp về Marketing. 47
3.3.1.1 Giải pháp về chính sách sản phẩm. 47
3.3.1.2 Giải pháp về chính sách giá cả. 47
3.3.1.3 Giải pháp về tiêu thụ sản phẩm. 47
3.3.1.4 Giải pháp về quảng cáo. 47
3.3.2. Giải pháp về nhân sự. 47
3.3.2.1 Giải pháp chung. 47
3.3.2.2 Giải pháp khắc phục tình trạng thiếu hướng dẫn viên. 47
3.3.4. Tăng cường liên kết, liên doanh. 47
3.3.5. Giải pháp về quản lý chi phí. 47
KẾT LUẬN 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
 
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

tập trung ở khối cán bộ, công nhân viên chức, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thị trường khách này thường tham gia các chương trình du lịch nội địa ngắn ngày và mức chi trả trung bình.
- Thị trường khách quốc tế:
Đối tượng khách này có mức chi trả cao, dài ngày, là một thị trường mà bất cứ công ty lữ hành nào cũng mong muốn. Song theo tình hình chung thì lượng khách quốc tế đến Trung tâm là khách Trung Quốc đại bộ phận là khách có thu nhập trunh bình nhưng ổn định.
Thị trường khách của Trung tâm phục vụ chủ yếu là khách nội địa, còn khách quốc tế chiếm một lượng nhỏ. Trong ba năm gần đây nguồn khách nội địa đến với Trung tâm chủ yếu là khách ở khối cán bộ công nhân viên chức, Việt kiều về nước, học sinh và một số đến từ khối khác như thương nhân.
Bảng số 2: Bảng tình hình các loại khách nội địa đến Trung tâm
Đơn vị tính: lượt khách.
Năm
2006
2007
2008
Tổng số
% tổng số
Tổng số
% tổng số
Tổng số
% tổng số
Công nhân viên chức
12280
81,9
13850
75,9
14300
73,6
Việt kiều
590
3,9
990
5,4
1170
6
Học sinh
1500
10
2200
12,1
2400
12,4
Loại khác
630
4,2
1200
6,6
1550
8
Tổng
15000
100
18240
100
19420
100
(Nguồn: Trung tâm OSC Hải Phòng)
Nhận xét:
Qua bảng trên ta thấy:
Cơ cấu khách nội địa đến với Trung tâm như sau: Đối tượng khách đến từ khối cán bộ công nhân viên chức và đối tượng khách là học sinh chiếm số đông, còn các đối tượng khách là Việt Kiều và khách khác chỉ chiếm một phần nhỏ.
Nguyên nhân là do trong những năm qua Trung tâm chỉ nhắm đến hai đối tượng khách này nên luôn có các chính sách và biện pháp để thu hút như tặng quà, gửi thiệp chúc mừng đến các công ty, doanh nghiệp có mối quan hệ lâu dài với Trung tâm, có sự ưu đãi về giá bán,...nhưng Trung tâm lại chưa chú trọng đến đối tượng khách là Việt kiều, và các đối tượng khách khác. Họ tìm đến Trung tâm chủ yếu là do sự giới thiệu của người khác hay do tình cờ biết đến Trung tâm.
Đối tượng khách là công nhân viên chức: Năm 2007 số lượng khách cán bộ công nhân viên là 13.850 lượt, tăng 1.570 lượt tương ứng tăng 12,8 % và giảm về tỷ trọng là 6,6% trong tổng cơ cấu khách so với năm 2006. Đến năm 2008 lượng khách này là 14.300 lượt, tăng 450 lượt tương ứng tăng 3,3 % nhưng lại giảm về tỷ trọng là 1,7 % trong tổng cơ cấu khách so với năm 2007.
Còn về đối tượng khách là Việt kiều: Số lượng khách này lại có xu hướng tăng nhanh. Năm 2007 số lượng khách là 990 lượt chiếm 6% trong tổng cơ cấu khách, tăng hơn so với năm 2006 là 400 lượt tương ứng tăng 2,1%. Còn đến năm 2008 thì lượng khách đến Trung tâm là 1.170 lượt, chiếm 6% trong tổng cơ cấu khách nội địa đến với Trung tâm tăng hơn so với năm 2007 là 180 lượt và không thay đổi về tỷ trọng.
- Đối tượng khách là học sinh: Đây là đối tượng khách chiếm số lượng nhiều sau đối tượng cán bộ công nhân viên, và đối tượng này có xu hướng tăng dần theo các năm cả về số lượng và tỷ trọng. Năm 2007 có số lượng là 2.200 lượt tương ứng 12,1% tăng hơn so với năm 2006 là 700 lượt cao hơn là 2,1%. Đến năm 2008 có số lượng là 2.400 lượt tương ứng với tỷ lệ 12,4% tăng hơn so với năm 2007 là 200 lượt cao hơn 0,3%.
- Đối tượng khách khác: Đây là đối tượng khách chiếm không nhiều trong cơ cấu khách nhưng đối tượng này lại có xu hướng tăng nhanh trong mấy năm gần đây. Năm 2007 có số lượng là 1.200 lượt tương ứng với tỷ lệ là 6,6% tăng hơn so với năm 2006 là 570 lượt và cao hơn 2,4%. Đến năm 2008 có số lượng khách là 1.550 lượt tương ứng với tỷ lệ là 8 % tăng hơn so với năm 2007 là 350 lượt và cao hơn 1,4%.
Như vậy tất cả các đối tượng khách của Trung tâm đều tăng nhanh ở năm 2007 còn 2008 thì lại chững lại và có xu hướng giảm dần điều này có thể do thời gian này nhiều công ty lữ hành mở và cường độ cạnh tranh nhiều hơn về giá cả cũng như chất lượng chương trình vì vậy số lượng khách đến Trung tâm có xu hướng chững lại.
2.3.2.2 Số lượng khách du lịch của Trung tâm.
Nhìn chung trong ba năm từ năm 2006 - 2008 lượng khách của Trung tâm tăng lên từng năm. Chúng ta có thể theo dõi qua bảng thống kê sau:
Bảng số 3: Bảng số lượt khách phục vụ của Trung tâm.
Đơn vị tính: Lượt khách
Năm
2006
2007
2008
tổng số
% tổng số
tổng số
% tổng số
tổng số
% tổng số
Nội địa
15000
73,2
18240
75,4
19420
74,7
Quốc tế
5500
26,8
5964
24,6
6582
25,3
Tổng số
20500
100
24204
100
26002
100
(Nguồn: Trung tâm OSC Hải Phòng)
Nhận xét:
Trong ba năm 2006, 2007 và 2008 số lượng khách đến với Trung tâm có tăng lên. Năm 2007 Trung tâm phục vụ 24204 lượt khách, tăng 3704 lượt khách tương ứng tăng 18,1 % so với năm 2006. Năm 2008 Trung tâm phục vụ 26002 lượt khách, tăng 1798 lượt tương ứng tăng 7,42 % so với năm 2007.
Thị trường khách chính của Trung tâm là khách nội địa, luôn chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng lượt khách mà Trung tâm đã phục vụ. Cụ thể, năm 2006 khách nội địa chiếm 73,2 % tổng số, năm 2007 là 75,4 % tổng số và năm 2008 là 74,7 % tổng số. Số lượng khách quốc tế không nhiều nhưng tăng lên theo các năm, giúp cho tổng số khách của Trung tâm tăng lên.
Có được kết quả này là do Trung tâm luôn quan tâm đến chính sách sản phẩm, giá cả hay tuyên truyền quảng cáo, quan hệ với khách hàng để thu hút một lượng ổn định khách nội địa đến với Trung tâm. Hơn nữa các điều kiện tự có về hướng dẫn viên, cơ sở vật chất và nhất là vốn kinh doanh của Trung tâm hiện tại rất phù hợp cho việc đón tiếp khách du lịch nội địa, còn khách du lịch quốc tế đến với Trung tâm chủ yếu do công ty lữ hành gửi khách gửi sang hay do khách tự tìm đến với Trung tâm.
Như vậy số lượng khách nội địa và quốc tế đến với Trung tâm vẫn tăng lên từng năm, nhưng tốc độ tăng không đều và có sự chững lại ở năm 2008, nguyên nhân là do Trung tâm gặp phải sự cạnh tranh gay gắt về chính sách giá và sản phẩm của các công ty du lịch khác như công ty Song Nguyễn, công ty Long Huy... Mặt khác do khách du lịch muốn tiêu dùng sản phẩm của các công ty khác để khám phá và so sánh.
2.3.3. Sản phẩm lữ hành của Trung tâm.
2.3.3.1 Chương trình du lịch của Trung tâm.
Với chức năng kinh doanh lữ hành, sản phẩm chính của Trung tâm là các chương trình du lịch trọn gói do Trung tâm xây dựng. Trung tâm tổ chức, bán và thực hiện cả chương trình du lịch nội địa và chương trình du lịch quốc tế.
Chương trình du lịch nội địa: Trung tâm xây dựng chương trình du lịch cho khách nước ngoài đi du lịch Việt Nam hay người Việt Nam đi du lịch trong nước, với các chương trình du lịch khác nhau phụ thuộc vào thời gian, tuyến điểm tham quan và mục đích chuyến đi.
Bảng số 4: Trích một số chương trình du lịch nội địa của Trung tâm:
Mã chương trình
Nội dung chương trình
NĐ 01
Thác Bạc Long Cung - Thủy điện Hòa Bình (2 ngày 1 đêm)
NĐ 07
Lễ hội chùa Hương (2 ngày 1 đêm)
NĐ 16
Lạng Sơn – Bà Chúa Kho – Đền Đô (2 ngày 1 đêm)
NĐ 24
Hạ Long – Tuần Châu – Móng Cái – Đông Hưng (3 ngày 2 đêm)
NĐ 32
Chùa Bái Đính (1 ngày)
NĐ 39
Biển Cửa Lò (3 ngày 2 đêm)
NĐ 46
Huế - Đà Nẵng – Hội An – Mỹ Sơn (6 ngày – xe giường nằm H...
mình xin link down với ạ
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Tây Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
R Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương mại vận tải Thuý Anh Luận văn Kinh tế 0
R nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty tnhh thương mại và vận tải hưng phát Luận văn Kinh tế 0
R nâng cao hiệu quả chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường Mầm non Luận văn Sư phạm 0
R Nâng cao hiệu quả giảng dạy bài những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến XV Luận văn Sư phạm 0
R nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS Luận văn Sư phạm 0
R Sử dụng kỹ thuật mảnh ghép nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy toán cho học sinh lớp 7 Luận văn Sư phạm 0
R Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại Dịch Vụ Hồng Lợi Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn của Công ty Cổ phần chứng khoán Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần chứng khoán VIG Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top