Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

LỜI MỞ ĐẦU

Nước ngọt là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, tuy nhiên ngày nay với sự phát triển của nền kinh tế nói chung cũng như quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hoá đất nước đã làm cho nguồn nước bị ô nhiễm trầm trọng. Với phương châm cung cấp nguồn nước sạch cho nhân dân, Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội đã không ngừng được đầu tư, ngày càng mở rộng quy mô sản xuất và kinh doanh, nhằm thoả mãn nhu cầu của mọi khách hàng.
Trải qua lịch sử hình thành và phát triển hơn 100 năm (1894-2005), Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội, đến nay đã là một doanh nghiệp nhà nước lớn với tổng tài sản lên đến hơn 1000 tỷ đồng, với rất nhiều máy móc thiết bị, nhà cửa, phương tiện vân tải truyền dẫn, v.v... được bố trí khắp thành phố, cùng tài sản vô hình khác nữa. Do đó công tác quản lý tài sản sao cho có hiệu quả là một vấn đề rất đáng được quan tâm đối với Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay thì hiệu quả kinh tế của mỗi doanh nghiệp được đặt lên hàng đầu. Để phát huy hiệu quả sản xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp phải chú ý đến hiệu quả sử dụng vốn, tài sản, máy móc thiết bị, nhân lực v.v...
Trong thời gian thực tập tại Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội, dưới sự giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn Ths. Nguyễn Thị Hoài Dung và các cán bộ trong Công ty, em đã phần nào tiếp cận với công việc thực tiễn, vận dụng các lý thuyết đã học vào công việc trong Công ty. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề sử dụng tài sản, em đã mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu và hình thành luận văn với đề tài: “ Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội.”
Trong khuôn khổ luận văn tốt nghiệp em xin được trình bày đề tài thông qua 3 phần sau:

Phần 1: Giới thiệu tổng quan về Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội.
Phần 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội.
Phần 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội
PHẦN 1:GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY KINH
DOANH NƯỚC SẠCH HÀ NỘI
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TY
1. Tên Công ty: Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội
Tên tiếng anh: Ha Noi water work company
2. Địa chỉ: 44 đường Yên Phụ – Hà Nội
Quyết định thành lập : Quyết định số 546/QĐ-UB ngày 4/4/1994 của UBND Thành phố Hà Nội.
Điện thoại : (04) 8292480 Fax : 8292480
Mã số thuế : 0100106225 - 1
3. Loại hình doanh nghiệp : doanh nghiệp nhà nước.
Cơ quan quản lý cấp trên: Sở giao thông công chính Hà Nội
4. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
 Sản xuất và cung ứng nước sạch, phục vụ nhu cầu sử dụng nước sạch của Hà Nội
 Lắp đặt đầu máy mới, lắp đặt đồng hồ đo nước sửa chữa và các đồng hồ liên quan cho khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ cung ứng nước sạch của Công ty.
 Thiết lập các dự án, thiết kế, thi công, sửa chữa hệ thống cung cấp nước theo quy mô và nhu cầu phát triển, quy hoạch trong từng giai đoạn của Hà Nội
 Được thành phố uỷ nhiệm Công ty có trách nhiệm tổ chức, phối hợp với chính quyền địa phương và thành tra chuyên ngành bảo vệ nguồn nước ngầm, hệ thống các công trình cấp nước.
 Quản lý và bảo toàn các nguồn vốn kinh doanh của Công ty bao gồm vốn ngân sách cấp, vốn vay.
II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
Lịch sử phát triển của Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội đã trải qua hơn 100 năm. Quá trình hình thành và phát triển có thể sơ lược qua các giai đoạn sau:
1. Giai đoạn 1894-1954
Đây là thời kỳ thực dân Pháp chiếm đóng nước ta, sở máy nước Hà Nội được người Pháp xây dựng từ năm 1894. Nước sử dụng được khai thác từ nước sông Hồng với nhà máy nước Yên Phụ phục vụ chủ yếu cho nhu cầu của bộ máy cai trị và quân đội Pháp đóng ở Hà Nội.
Đầu thế kỷ XX, Nhà máy chuyển từ khai thác nước mặt sang khai thác nước ngầm với 5 nhà máy:
1. Nhà máy nước Ngô Sĩ Liên (1909)
2. Nhà máy nước Yên Phụ (1931)
3. Nhà máy nước Đồn Thuỷ (1939)
4. Nhà máy nước Bạch Mai (1944)
5. Nhà máy nước Gia Lâm (1953)
Tính đến tháng 10/1954 tổng số giếng khoan là 17, tổng công suất là 26000m3/ngày đêm. Hệ thống truyền dẫn và phân phối khoảng 80km. Dây chuyền công nghệ chủ yếu là làm thoáng bằng mưa nhân tạo, bể lắng, bể lọc. Tổng số tài sản cố định giai đoạn này là khoảng 4 tỷ đồng ( tính theo thời điểm giá hiện tại). Hệ thống cấp nước phục vụ 20 vạn dân trong thành phố. Lúc đó đội ngũ công nhân của Công ty là 314 người.
2. Giai đoạn 1955-1965
Tháng 10/1954 Thủ đô Hà Nội được giải phóng. Sở máy nước được chuyển giao cho Chính phủ Việt Nam và được đổi tên là “Nhà máy nước Hà Nội”. Hệ thống cấp nước được cải tạo và xây dựng mới.
Cải tạo nhà máy nước Ngô Sĩ Liên (1957)
Xây dựng mới : nhà máy nước Ngọc Hà (1957), nhà máy nước Lương Yên (1958).
Trong giai đoạn đầu công nghiệp hoá XHCN, tốc độ xây dựng và cải tạo các nhà máy phát triển không ngừng. Từ năm 1958 đến trước khi chiến tranh phá hoại miền Bắc 1965, Hà Nội đã xây dựng thêm nhà máy nước Tương Mai với công suất 18000m3/ngày đêm. Khởi công xây dựng nhà máy nước Hạ Đình năm 1964 với công suất 20000m3/ngày đêm và đưa vào sản xuất 1968, nâng công suất khai thác từ 26000m3/ngày đêm lên 86500m3/ngày đêm.
3. Giai đoạn 1965-1975
Chiến tranh chống Mỹ lan rộng miên Bắc, Đế quốc Mỹ ném bm Thủ đô Hà Nội, thời kỳ này ngành nước không xây dựng thêm mà chỉ khai thác các trạm bơm lớn nhỏ trong thành phố.
Tính đến năm 1970, Thành phố có đến 9 nhà máy nước lớn nhỏ với tổng số 41 giếng khai thác, tổng công suất 106659m3/ngày đêm.
Giá trị tài sản cố định tăng lên khoảng 14 tỷ đồng (theo thời giá hiện nay). Với đội ngũ công nhân là 563 người. Đến cuối năm 1975, sản lượng nước của toàn ngành đạt được là 154500m3/ngày đêm.
4. Giai đoạn 1975-1985
Đất nước thống nhất, hệ thống cấp nước của Hà Nội được mở rộng và cải tạo các nhà máy hiện có để nâng công suất khai thác, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất công nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.
Sau đại hội Đảng toàn quốc lần IV (1976) thủ đô Hà Nội bước vào giai đoạn xây dựng và phát triển.
- Năm 1974 – 1977 cải tạo nhà máy nước Yên Phụ nâng công suất lên 40000m3/ngày đêm.
- Năm 1974 – 1978 mở rộng nhà máy nước Ngô Sĩ Liên, nâng công suất lên 60000m3/ngày đêm.
- Năm 1978 – 1980 cải tạo mở rộng nhà máy nước Tương Mai tăng công suất lên 40000m3/ngày đêm.
- Năm 1982-1985 cải tạo mở rộng nhà máy nước Hạ Đình, nâng công suất lên 40000m3/ngày đêm.
Cùng thời gian này tiến hành xây dựng một số các trạm nước với công suất khoảng 2000m3/ngày đêm/trạm để cấp nước cho các khu tập thể cao tầng như Giảng Võ, Thành Công, Bách Khoa, Quỳnh Mai, Kim Giang, Kim Liên, Trung Tự…đồng thời quản lý và tiếp nhận khai thác các trạm nước tư nhân thuộc các cơ quan có hệ thống cấp nước riêng.
Để đáp ứng quy mô ngày càng phát triển của ngành nước và nhu cầu sử dụng tháng 9/1978 UBND thành phố Hà Nội đã có quyết định thành lập Công ty cấp nước Hà Nội trực thuộc sở công trình đô thị Hà Nội nay là sở giao thông công chính Hà Nội điều hành và quản lý.
Tính đến hết năm 1984 toàn thành phố có 14 nhà máy nước lớn nhỏ với 93 giếng khai thác công suất thiết kế khoảng 260000m3/ngày đêm nhưng thực tế chỉ khai thác đến khoảng 210000m3/ngày đêm đủ cung cấp cho 940000 dân, hệ thống truyền dẫn và phân phối khoảng 300 km. Đội ngũ công nhân viên lúc này là 1120 người. Tuy hệ thống cấp nước đã được trang bị hệ thống cấp nước của Trung Quốc, Liên Xô, nhưng dây chuyền vẫn còn đơn giản, thủ công. Vì vậy kết quả kinh doanh còn hạn chế. Do trải qua 2 cuộc chiến tranh hệ thống cấp nước bị xuống cấp nghiêm trọng, nhiều khu vực không có nước hay nước bơm không liên tục.
5. Giai đoạn từ năm 1985 đến tháng 8/1996
Với xu hướng đô thị hoá nhu cầu sử dụng nước sạch của nhân dân và các ngành công nghiệp trong thành phố tăng nhanh. Hệ thống truyền tải, thiết bị máy móc cũ không đáp ứng đủ nhu cầu. Đồng thời công tác bảo dưỡng còn kém và đội ngũ công nhân viên không đủ năng lực, trình độ kỹ thuật.
Ngày 11/6/1985 chính phủ Phần Lan đã ký hiệp định với chính phủ Việt Nam viện trợ không hoàn lại với tổng số vốn viện trợ là 375 triệu FIM tương đương với 80 triệu USD nhằm giúp thành phố Hà Nội cải tạo nâng cấp và mở rộng hệ thống nước sinh hoạt từ 1985 đến 1998. Chính phủ Việt Nam đầu tư 147.232.000đ Việt Nam để đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống cấp nước Hà Nội, nghiên cứu nước ngầm xây dựng quy hoạch phát triển cấp nước đến những năm 2020 và đào tạo phát triển nguồn nhân lực để quản lý, vận hành có hiệu quả hệ thống cấp nước với 125 guồng công suất mỗi ngày 370000m3 nước.
Ngày 4/4/1994 UBND thành phố Hà Nội ra quyết định số 564/QĐ-UB sát nhập Công ty đầu tư phát triển ngành nước và xưởng đào tạo công nhân ngành nước thuộc trung tâm nghiên cứu khoa học với Công ty cấp nước Hà Nội và tổ chức lại thành đơn vị mới lấy tên là “Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội”. Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội là doanh nghiệp kinh tế quốc doanh cơ sở chịu sự quản lý trực tiếp của sở giao thông công chính Hà Nội.
6. Giai đoạn từ 1996 đến nay:
Tháng 5/1996 để thực hiện kế hoạch phát triển nước sạch cho Hà Nội trong tương lai với mục đích nâng cao công tác quản lý của đơn vị, sau khi nhà máy nước Gia Lâm do chính phủ Nhật Bản giúp ta xây dựng với công suất 30000m3/ngày đêm. Thành phố Hà Nội quyết định tách Công ty kinh doanh nước sạch thành 2 Công ty.
Toàn bộ nhà máy, trạm sản xuất nước và mạng nước thuộc địa bàn Gia Lâm và Đông Anh được tách ra thành “Công ty kinh doanh nước sạch số 2” với nhiệm vụ là cung cấp nước cho hai địa bàn trên.
Đây là thời kỳ Công ty phải tự chủ về tài chính, nhà nước không cấp vốn đầu tư cho Công ty, để Công ty tự túc đầu tư, muốn cải tạo phát triển Công ty phải đi vay vốn và trả lãi ngân hàng (Công ty cấp nước vay chính phủ Pháp qua dự án SAUR: 5 năm ân hạn với số tiền 7,5 triệu Frăng với thời hạn 15 năm để xây dựng một chi nhánh thí điểm để quản lý khách hàng quận Hai Bà Trưng 96-97). Vay ngân hàng thế giới 33,5 triệu USD và vốn cũ 186 tỷ đồng thực hiện từ năm 1998 đến nay để xây dựng 2 nhà máy nước Cao Đỉnh, Nam Dư với công suất 30000m3/ngày đêm phục vụ 60000 khách hàng và một phần cải tạo chống thất thu.
Năm 2000-2002 Công ty vay của chính phủ Đan Mạch 5,84 triệu USD với thời hạn 12 năm, ân hạn 2 năm để cải tạo hệ thống cấp nước Hà Nội bằng công nghệ không đào.
Như vậy tính đến nay Công ty đã hết giai đoạn ân hạn với các dự án vay chính phủ Pháp, Đan Mạch và đã phải bắt đầu trả lãi vay.
III. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG MỘT SỐ NĂM GẦN ĐÂY
1. Kết quả hoạt động sản xuất
Năm 2005, với việc hoàn thành giai đoạn một nhà máy nước Nam Dư và đưa nhà máy vào hoạt động đủ công suất từ tháng 3/2005, sản lượng nước khai thác tăng bình quân 10000m3/ngày đêm. Nhà máy nước Cáo Đỉnh đã đưa một phần của giai đoạn II (3 giếng, sử dụng khu xử lý giai đoạn I) nâng công suất nhà máy tăng bình quân 10000m3/ngày đêm. Tính đến cuối năm 2005 công ty đã có 192 giếng khai thác nước của 10 nhà máy và 7 trạm cục bộ chuyên sản xuất nước, công suất bình quân đạt 430000 đến 450000 m3/ngày đêm. Sản lượng nước năm 2005 đạt 156.175.000 m3, đạt 104,04% so với kế hoạch năm, hầu hết các nhà máy đều hoàn thành và vượt kế hoạch được giao.
Dưới đây là sản lượng nước sản xuất hàng năm của các nhà máy được thể hiện qua bảng 1 để thấy rõ hơn về tình hình sản xuất của Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội

PHẦN 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY KINH DOANH NƯỚC SẠCH HÀ NỘI.

I. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỦA CÔNG TY.
1. Đặc điểm về sản phẩm
a. Sản phẩm chính: nước sạch
Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội có đặc điểm tổ chức sản xuất khác so với một số doanh nghiệp. Thành phẩm ở đây là nước sạch do đó phải có một quy trình công nghệ khép kín. Để có thể sản xuất “nước sạch” cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất được Công ty khai thác qua một quá trình công nghệ liên tục từ khâu này đến khâu khác không có sự ngắt quãng. Với 127 giếng khoan có độ sâu từ 60-80 m so với mặt đất nước được hút lên từ các mạch nước ngầm, theo đường ống truyền dẫn nước thô về nhà máy để trải qua quá trình xử lý nước.
Sau khi khử Mangan và sắt bằng dàn mưa, quá trình kết tủa được hình thành.
4 FeO + O2 = 2 Fe2O3
4 MnO + O2 = 2 Mn2O3
Nước thô được chuyển về bể lắng sơ bộ, rồi chuyển qua các bể lọc để loại bỏ các vẩn đục trong nước. Khi đạt đến độ trong cho phép nước lại được khử trùng bằng nước clo, zaven nồng độ 0.5g/m3. Nước đã đạt đến độ trong cho phép để đưa vào phân phối. Nước Zaven đang được thay thế bằng việc dùng máy clorater. Chất lượng sản phẩm chủ yếu phụ thuộc vào giai đoạn này.
Trạm bơm sẽ thực hiện nốt công đoạn bơm nước sạch vào hệ thống cung cấp nước thành phố qua mạng ống truyền dẫn- mạng phân phối- mạng dịch vụ đến khách hàng.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN 1:GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY KINH 3
DOANH NƯỚC SẠCH HÀ NỘI 3
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TY 3
II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 4
1. Giai đoạn 1894-1954 4
2. Giai đoạn 1955-1965 4
3. Giai đoạn 1965-1975 5
4. Giai đoạn 1975-1985 5
5. Giai đoạn từ năm 1985 đến tháng 8/1996 6
6. Giai đoạn từ 1996 đến nay: 7
III. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG MỘT SỐ NĂM GẦN ĐÂY 8
1. Kết quả hoạt động sản xuất 8
2. Kết quả hoạt động kinh doanh 9
a. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế 9
b. Tình hình tiêu thụ nước sạch 11
PHẦN 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY KINH DOANH NƯỚC SẠCH HÀ NỘI. 13
I. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỦA CÔNG TY. 13
1. Đặc điểm về sản phẩm 13
a. Sản phẩm chính: nước sạch 13
b. Các hoạt động kinh doanh khác 14
2. Đặc điểm về khách hàng 14
3. Đặc điểm về lao động 15
5. Đặc điểm về vốn 18
6. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị 20
a. Khối phòng ban 20
b. Khối sản xuất nước: 23
c. Khối các xí nghiệp kinh doanh 23
d. Khối các xí nghiệp phụ trợ 24
II. TÀI SẢN VÀ CƠ CẤU TÀI SẢN CỦA CÔNG TY KINH DOANH NƯỚC SẠCH HÀ NỘI. 24
1. Khái quát về tài sản. 24
2. Tài sản cố định. 27
3. Tài sản lưu động 30
III. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỦA CÔNG TY KINH DOANH NƯỚC SẠCH HÀ NỘI. 32
1. Hiệu quả sử dụng tổng tài sản. 33
2. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định. 36
3. Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động. 39
IV. ĐÁNH GIÁ VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỦA CÔNG TY TRONG MỘT SỐ NĂM GẦN ĐÂY. 44
1. Thành công 44
2. Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. 46
PHẦN 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY KINH DOANH NƯỚC SẠCH HÀ NỘI. 50
II. GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP. 51
1. Làm tốt công tác đầu tư đổi mới máy móc trang thiết bị. 52
2. Hoàn thiện công tác quản lý tài sản. 54
3. Nâng cao trình độ của cán bộ quản lý và công nhân. 55
4. Chú trọng vấn đề phân tích tài chính 57
5. Quản lý khách hàng và làm tốt công tác ghi thu tiền nước. 59
6. Tăng cường nhiều nguồn nước và nâng cao chất lượng nước sạch 60
7. Đổi mới cơ chế tổ chức hoạt động tại Công ty theo mô hình tổng Công ty 62
III. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CẤP TRÊN 67
1. Hỗ trợ nguồn vốn với lãi suất tín dụng ưu đãi. 67
2. Cải cách thủ tục hành chính. 68
3. Hoàn thiện mô hình tổng công ty nhà nước. 68
KẾT LUẬN 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Ngọc Anh 11

New Member
cho mình xin link download với ạ: Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương mại vận tải Thuý Anh Luận văn Kinh tế 0
R nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty tnhh thương mại và vận tải hưng phát Luận văn Kinh tế 0
R nâng cao hiệu quả chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường Mầm non Luận văn Sư phạm 0
R Nâng cao hiệu quả giảng dạy bài những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến XV Luận văn Sư phạm 0
R nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS Luận văn Sư phạm 0
R Sử dụng kỹ thuật mảnh ghép nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy toán cho học sinh lớp 7 Luận văn Sư phạm 0
R Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại Dịch Vụ Hồng Lợi Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn của Công ty Cổ phần chứng khoán Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần chứng khoán VIG Luận văn Kinh tế 0
D Một số biện pháp đổi mới phương pháp tổ chức để nâng cao hiệu quả Hoạt động giáo dục ngoài giờ Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top