glasspainting16

New Member
Download miễn phí Luận văn Nghiên cứu thực trạng bệnh tăng huyết áp và rối loạn chuyển hoá ở nguời tăng huyết áp tại xã Hoá Thượng huyện Đồng Hỷ Tỉnh Thái Nguyên
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN 3 1.1.Định nghĩa và phân loại bệnh THA 3 1.2. Cơ chế bệnh sinh bệnh THA 4 1.3. Biểu hiện của bệnh THA 9 1.4. Tổn thương cơ quan đích có thể gặp trong THA 10 1.5. Tình hình bệnh tăng huyết áp và các nghiên cứu bệnh tăng huyết 11 áp ở một số nước trên Thế giới
1.6. Nghiên cứu bệnh tăng huyết áp ở Việt Nam 13
1.7. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước về rối loạn chuyển hoá và 15 các yếu tố liên quan đến bệnh THA
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24 2.1. Đối tượng nghiên cứu 24 2.2. Địa điểm nghiên cứu 24 2.3. Thời gian nghiên cứu 24 2.4. Phương pháp nghiên cứu 24 2.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu 25 2.6. Kỹ thuật thu thập số liệu 26 2.7. Xử lý số liệu 33 Chƣơng 3. KẾT QUẢ 34 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu xã Hóa Thượng 34 3.2. Thực trạng về bệnh THA 36 3.3. Một số rối loạn chuyển hoá và yếu tố liên quan với bệnh THA 41 Chƣơng 4. BÀN LUẬN 49 4.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu 49 4.2. Thực trạng bệnh THA 52 4.3. Một số rối loạn chuyển hoá và yếu tố liên quan với bệnh THA 62 KẾT LUẬN 73 KHUYẾN NGHỊ 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO 75 MỘT SỐ HÌNH ẢNH VÀ PHỤ LỤC 83

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh tăng huyết áp (THA) là bệnh phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam, là mối đe dọa rất lớn đối với sức khoẻ của con người, là nguyên nhân gây tàn phế và tử vong hàng đầu ở người cao tuổi. Trong số các trường hợp mắc bệnh và tử vong do tim mạch hàng năm có khoảng 35% - 40% nguyên nhân do THA [53].
Tỷ lệ bệnh THA rất cao và có xu hướng tăng rất nhanh không chỉ ở các nước có nền kinh tế phát triển mà ở cả các nước đang phát triển. Bệnh THA gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: tai biến mạch máu não, suy tim, suy mạch vành, suy thận... phải điều trị lâu dài, cần sử dụng thuốc và phương tiện kỹ thuật đắt tiền. Chính vì thế, bệnh THA không những ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bản thân người mắc bệnh, mà còn là gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Theo Tổ chức Y tế thế giới năm 1978, trên thế giới tỷ lệ mắc bệnh THA chiếm khoảng 10% - 15% dân số và ước tính đến 2025 là 29%. Tại Hoa Kỳ, hàng năm chi phí cho phòng, chống bệnh THA trên 259 tỷ đô la Mỹ [53].
Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của bộ môn Tim mạch và Viện Tim mạch tại thành phố Hà Nội năm 2001-2002, tỷ lệ THA ở người lớn là 23,2%, cao gần ngang hàng với các nước trên thế giới [25]. Tỷ lệ THA trong các nghiên cứu về dịch tễ học luôn vào khoảng từ 20% đến 25% [53]. Một số nghiên cứu mới đây cho thấy tỷ lệ THA người lớn (trên 25 tuổi) ở một số vùng Việt Nam đã lên đến 33,3% [18]. Bệnh THA còn liên quan đến một số rối loạn chuyển hoá glucose máu, lipid máu... Các rối loạn chuyển hoá này vừa là nguyên nhân gây THA vừa là hậu quả của THA và như vậy khi bị THA bệnh ngày càng nặng lên nhanh chóng và tử vong do các biến chứng tại tim, não, thận. Đây là vòng xoắn bệnh lý mà chúng ta cần quan tâm.
1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Dự báo trong những năm tới số người mắc bệnh THA sẽ còn tăng do các yếu tố liên quan như: hút thuốc lá, lạm dụng rượu - bia, dinh dưỡng bất hợp lý, ít vận động vẫn còn phổ biến. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khống chế được những yếu tố nguy cơ này có thể làm giảm được 80% bệnh THA [3].
Điều trị THA cần liên tục, kéo dài và phải được theo dõi chặt chẽ. Trên thực tế việc phát hiện, quản lý và điều trị bệnh nhân THA tại cộng đồng gặp rất nhiều khó khăn. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng như người dân còn cùng kiệt chưa đủ tiền theo dõi, điều trị, thiếu sự quan tâm, thiếu hiểu biết, trình độ học vấn thấp... Do đó cần xây dựng một kế hoạch mang tính chất chiến lược trong phòng, chống bệnh THA. Chúng tui tiến hành đề tài "Nghiên cứu thực trạng bệnh THA và một số rối loạn chuyển hoá ở người THA tại xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên" nhằm đạt được các mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng bệnh tăng huyết áp tại xã Hoá Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
2. Đánh giá một số rối loạn chuyển hoá và yếu tố liên quan đến bệnh tăng huyết áp tại cộng đồng.
2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Chƣơng 1 TỔNG QUAN
1.1. Định nghĩa và phân loại tăng huyết áp
1.1.1. Định nghĩa THA
Theo Tổ chức Y tế thế giới: Một người lớn được gọi là THA khi HA tối đa, HA tâm thu (HATT) ≥ 140 mmHg và/hay HA tối thiểu, HA tâm trương (HATTr) ≥ 90 mmHg hay đang điều trị thuốc hạ áp hàng ngày hay có ít nhất 2 lần được bác sỹ chẩn đoán là THA [3], [8], [69].
Đây không phải tình trạng bệnh lý độc lập mà là một rối loạn với nhiều nguyên nhân, các triệu chứng đa dạng, đáp ứng với điều trị cũng rất khác nhau. THA cũng là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh tim mạch khác như: tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành...
1.1.2. Phân loại THA
Phân loại THA có nhiều thay đổi trong những năm gần đây. Theo WHO/ISH (năm 2003) chia lại THA làm 3 độ [8], [17], [20], [69]:
Bảng 1.1. Chia độ tăng huyết áp theo WHO/ISH (năm 2003)
Ph©n ®é THA
THA ®é I THA ®é II THA ®é III
T©m thu
HuyÕt ̧p (mmHg)
T©m tr¬ng
3
140 – 159 160 – 179  180
90 – 99 100 – 109  110
- Liên Uỷ ban quốc gia về dự phòng, phát hiện, đánh giá, điều trị THA Hoa Kỳ (Join National Committee – JNC) lại đưa phân loại hơi khác qua các kỳ họp (JNC IV 1988, JNC V 1993, JNC VI 1997) và gần đây JNC VII (năm 2003) chia THA như sau [46]:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Bảng 1.2. Phân độ tăng huyết áp theo JNC VII (năm 2003)
4
Ph©n ®é THA
HuyÕt ̧p (mmHg)
T©m thu T©m tr¬ng
B×nh th- êng <120 <80 TiÒnTHA 120–139 80–89 THA ®é I 140 – 159 90 – 99 THA ®é II  160  100
- Cách phân loại THA tại Việt Nam: xuất phát từ cách phân độ THA của WHO/ISH và JNC, Hội tim mạch Việt Nam đã đưa ra cách phân độ như sau [12]:
Bảng 1.3. Phân loại tăng huyết áp tại Việt Nam hiện nay
Ph©n lo1i
HA tèi - u
HA b×nh th- êng
HA b×nh th- êng cao THA ®é 1 (nhÑ)
THA ®é 2 (trung b×nh) THA ®é 3 (nÆng) THA t©m thu ®¬n ®éc
T©m thu
HuyÕt ̧p (mmHg)
T©m tr¬ng
< 80 80 – 84 130–139 85–89 140–159 90–99
< 120 120 – 129
160 – 179  180  140
100 – 109  110 < 90
Nếu HATT và HATTr ở hai phân độ khác nhau tính theo trị số HA lớn hơn.
1.2. Cơ chế bệnh sinh bệnh THA
Cơ chế bệnh sinh gồm THA nguyên phát và THA thứ phát [41].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1.2.1. THA nguyên phát
THA nguyên phát chiếm tới 90% các trường hợp [3], cơ chế bệnh sinh đến nay chưa được rõ ràng, người ta cho rằng một số yếu tố sau đây có thể gây THA:
- Tăng hoạt động thần kinh giao cảm sẽ làm tim ở trạng thái tăng động do tăng hoạt động của tim dẫn đến tăng cung lượng và tăng tần số tim. Toàn bộ hệ thống động mạch ngoại vi và động mạch thận bị co thắt, làm tăng sức cản ngoại vi để lại hậu quả cuối cùng là THA động mạch [8].
S¬ ®å c¬ chÕ bÖnh sinh THA do t ̈ng ho1t ®éng thÇn kinh giao c¶m vμ t ̈ng cung lîng tim [41]:
- Tác dụng co mạch của adrenalin và noradrenalin: hai chất này do tuỷ thượng thận bài tiết ra, khi hệ giao cảm bị kích thích. Adrenalin có tác dụng co mạch dưới da nhưng lại làm giãn mạch vành, mạch não, mạch cơ vân nên chỉ làm THA tối đa. Noradrenalin làm co mạch toàn thân nên làm tăng cả HA tối đa và HA tối thiểu [22].
- Vai trò của hệ RAA: Renin - Angiotensin - Aldosteron [8], [41].
Renin là enzym được tế bào của tổ chức cạnh cầu thận và một số tổ chức khác tiết ra khi có yếu tố kích thích. Yếu tố kích thích tiết renin là nồng độ muối trong huyết tương và kích thích thụ thể  của adrenecgic. Khi renin được tiết ra sẽ chuyển 2 globulin (được tổng hợp từ gan) gọi là angiotensinogen thành angiotensin I (là peptid có 10 acid amin), theo máu đến tuần hoàn phổi được
5
T ̈ng ho1t ®éng thÇn kinh giao c¶m
T ̈ng huyÕt ̧p hÖ thèng ®éng m1ch
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
T ̈ng cung lîng tim
Co th3⁄4t ®éng m1ch ngo1i vi

tách khỏi chất vận chuyển và cắt đi 2 acid amin nhờ coverting enzym ở phổi còn lại 8 acid amin được gọi là angiotensin II có rất nhiều tác dụng [22]:
+ Trên mạch máu: Angiotensin II làm co các tiểu động mạch sát với mao mạch nơi mà thành tiểu động mạch còn cơ trơn. Tác dụng co mạch của của angiotensin II mạnh gấp 30 lần so với noradrenalin.
+ Kích thích lớp cầu của vỏ thượng thận làm tăng bài tiết aldosterol do tác dụng lên enzym 20α hydroxylase, là enzym chuyển cholesterol thành 20α hydroxy cholesterol, gây tăng giữ nước và giữ muối.
+ Kích thích trực tiếp lên ống thận làm tăng tái hấp thu natri.
+ Kích thích vùng postrema (diện sau cùng ở nền não thất IV) là vùng có những tế bào nhạy cảm với tác dụng của angiotensin II, do đó làm tăng trương lực mạch máu và làm tăng sức cản ngoại vi dẫn đến THA.
+ Kích thích các cúc tận cùng thần kinh giao cảm tăng bài tiết noradrenalin và giảm sự tái nhập noradrenalin trở lại các cúc tận cùng.
+ Làm tăng tính nhạy cảm của noradrenalin đối với mạch máu.
Từ những hiểu biết trên ta thấy angiotensin II có tác dụng rộng khắp toàn bộ hệ thống động mạch, làm tăng sức cản noại vi và tăng thể tích dịch lưu hành là cơ sở THA.
- Giảm chất điều hoà HA: prostaglandin E2 và kali krein ở thận có chức năng sinh lý là điều hoà huyết áp, hạ canxi máu, tăng canxi niệu khi chất này bị ức chế hay thiếu gây THA.
- Vai trò của natri trong cơ chế bệnh sinh của THA: natri có vai trò trong bệnh THA cả trên thực nghiệm và trong điều trị. Trong điều kiện bình thường các hormon và thận sẽ hiệp đồng để thải natri làm cho lượng natri trong máu ổn định. Hiện tượng ứ natri xảy ra khi lượng natri sẽ tăng giữ nước, hệ thống mạch sẽ tăng nhạy cảm với angiotensin và noradrenalin [41].
Liên quan giữa một số thói quen hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, ăn mặn và bệnh THA ở nghiên cứu của chúng tui thấy rằng: tỷ lệ THA cao ở các nhóm hút thuốc lá (23,7%) so với không hút thuốc lá (15,9%), với mức nguy cơ OR=1,65; uống rượu bia thường xuyên (19,8%) cao hơn so với nhóm ít uống và không uống rượu bia thường xuyên (16,2%), với mức nguy cơ OR=1,28; ăn mặn (23,3%) cao hơn so với nhóm ăn bình thường, ăn nhạt (16,1%) với mức nguy cơ OR = 1,58; các so sánh này có ý nghĩa thống kê.
Kết quả nghiên cứu cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Lân Việt ở xã Xuân Canh, Đông Anh, Hà Nội: tỷ lệ THA ở người có thói quen hút thuốc lá sẽ có nguy cơ mắc bệnh THA cao gấp 1,45 lần người không hút, thói quen uống rượu nguy cơ mắc bệnh THA cao gấp 1,72 lần, thói quen ăn mặn nguy cơ mắc bệnh THA cao gấp 1,7 lần [52].
Kết quả của chúng tui thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Loan: hút thuốc tỷ lệ THA cao gấp 9,34 lần so với nhóm không hút thuốc; uống rượu cao gấp 8,66 lần [31]. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Quýnh: THA có hút thuốc lá chiếm 37,1%, lạm dụng rượu 30,3% [39]. Nghiên cứu của Lại Phú Thưởng: trong số THA có 60% ăn mặn, lạm dụng rượu 47,0%, hút thuốc lá 52,5% [48], nghiên cứu của Đặng Duy Quý: trong số THA có 24,3% ăn mặn, lạm dụng rượu 18,9%, có hút thuốc lá 18,9% [38].
Kết quả của chúng tui cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu tại Đắc Lắc của Cao Thị Yến Thanh, THA ở nhóm có hút thuốc lá (23,7%) so với không hút thuốc lá (15,2%) [42], nghiên cứu của Trần Đức Thành: trong số THA có 25,3% uống rượu, hút thuốc lá 27,6% [47], nghiên cứu của Lê Anh Tuấn tại Hà Nội: ăn mặn nguy cơ gấp 1,3 lần, hút thuốc lá là 1,16 lần [44]. Kết quả nghiên cứu
69
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
của Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt ở vùng đồng bằng Thái Bình thì ăn mặn nguy cơ THA gấp 1,96 lần, hút thuốc lá là 1,43 lần [24].
Hoạt động thể lực và bệnh tăng huyết áp có mối liên quan mật thiết. Tỷ lệ THA cao ở các nhóm không hoạt động, lao động thường xuyên (21,4%) so với nhóm hoạt động, lao động thường xuyên (9,3%), với mức nguy cơ OR = 3,24. Tỷ lệ THA ở nhóm thường xuyên đi bộ (13,5%) thấp hơn so với nhóm đi bộ không thường xuyên (23,6%).
Mặc dù theo từng vùng khác nhau, các yếu tố nguy cơ đều giống nhau như thói quen hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, ăn mặn, ít vận động... Chính vì vậy, theo chúng tui cần có một chiến lược truyền thông giáo dục sức khoẻ để hạn chế, giảm đến mức tối thiểu sự ảnh hưởng của các yếu tố nguy cơ này để phòng bệnh THA tại cộng đồng.
Theo thống kê của Bộ Y tế: tình hình mắc bệnh THA năm 1999 xếp thứ 8, 2001 xếp thứ 8, 2002 xếp thứ 6 và 2003 xếp thứ 7 trong 10 bệnh mắc cao nhất tại các bệnh viện trong toàn quốc [4] . Một nghiên cứu ở Mỹ xác định 56% trong số người THA bị một hay nhiều rối loạn hay gặp như: đái tháo đường hay tăng lipid máu hay BMI tăng cao [68]. Nghiên cứu ở Trung Quốc cho thấy nếu có một yếu tố nguy cơ thì nguy cơ mắc bệnh THA là 2,39 lần, 2 yếu tố nguy cơ: 5,03 lần và 3 yếu tố nguy cơ tần suất mắc bệnh là 6,09 lần [70].
Nghiên cứu của Vũ Đình Hải: sau khi xác định tăng huyết áp bằng đo nhiều lần đều thấy HA > 140/90 mHg thì phải khám toàn diện để tìm các yếu tố nguy cơ khác và bệnh tim mạch, các tổn thương cơ quan đích, bệnh lý kèm theo. Người bệnh phải cải thiện lối sống như: bỏ thuốc lá, chống béo, giảm rượu <20mg/ngày (nam), <10mg/ngày (nữ), ăn nhiều rau quả, giảm mỡ, tăng hoạt động thể lực, giảm căng thẳng tâm lý và dùng thuốc theo bậc thang điều trị [16].
Có một điều nhận thấy rằng ở Hoa Kỳ tỷ lệ THA có xu hướng giảm do có những chiến lược đối phó với bệnh đúng đắn do thành công của chương trình
70
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

trong việc làm gia tăng nhận thức của cộng đồng về ngăn ngừa, điều trị và kiểm soát THA. Những lợi ích đạt được còn liên quan chặt chẽ với việc bảo vệ được sức khoẻ cho những người Mỹ lớn tuổi và giảm được ngân sách quốc gia cho chi phí về sức khoẻ. Tại Việt Nam, tỷ lệ THA của những nghiên cứu gần đây lại tăng so với điều tra dịch tễ THA chung toàn quốc năm 1989-1992. Đó là một thách thức, chúng ta cần tìm hiểu và học tập sách lược phòng chống bệnh cho cả người dân trong cộng đồng và cho cả các cán bộ ngành y tế nhằm giảm tỷ lệ mắc bệnh.
Trong những năm gần đây, do sự tiến bộ về phát triển kinh tế, phổ biến khoa học kỹ thuật tới đông đảo tầng lớp trong nhân dân, đã góp phần làm giảm tỷ lệ nhiều bệnh nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, một loạt bệnh thường gặp ở những nước phát triển cũng dần dần phát triển ở nước ta. Đó là những bệnh không lây nhiễm (bệnh THA, ung thư, tâm thần, đái tháo đường...). Bệnh THA là một trong những loại bệnh ngày càng gia tăng vào những năm 60 của thế kỷ trước, tỷ lệ mắc THA ở người trưởng thành là 2% - 3%, năm 1992 thì tỷ lệ đó là 11,7% [25]. Theo nghiên cứu của Phạm Gia Khải (1999) thì tỷ lệ THA ở người >15 tuổi tại Hà Nội là 16,05% [23] và nếu chọn mẫu theo tiêu chuẩn của WHO chọn mẫu từ 25 tuổi trở lên thì trong năm 2001-2002 tại Hà Nội tỷ lệ đó là 23,20% [25].
Như vậy chúng ta thấy bệnh THA đã nhanh chóng gia tăng theo thời gian ở nước ta. Bệnh THA là một thách thức y tế cộng đồng quan trọng, không những ở nước ta mà còn trên toàn thế giới, cần ưu tiên dự phòng, phát hiện và kiểm soát THA. Bên cạnh việc hướng dẫn thầy thuốc xác định tình trạng THA, đánh giá toàn diện các yếu tố nguy cơ và lựa chọn thuốc tối ưu nhằm đạt HA mục tiêu, các hướng dẫn điều trị THA luôn nhấn mạnh công tác giáo dục sức khoẻ cho người bệnh nhằm kiểm soát THA [2]. Nỗ lực nhận biết và kiểm soát THA là một nhiệm vụ nặng nề đối với thầy thuốc và Chính phủ trong thời gian tới. Sự cải thiện này phụ thuộc vào chiến lược tuyên truyền nhận biết và kiểm soát THA
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Nghiên cứu thực trạng bệnh Thalassemia tại bệnh viện Trẻ em Hải Phòng Y dược 0
N Nghiên cứu thực trạng thiếu máu nhược sắc ở trẻ em dưới 10 tuổi tại bệnh viện Y dược 1
D Mối quan hệ giữa giá chứng khoán và tỷ giá hối đoái – Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Ảnh hưởng của nợ công tới tăng trưởng kinh tế nghiên cứu thực nghiệm tại đông nam á Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành sức khỏe sinh sản vị thành niên của học sinh trung học phổ thông Y dược 0
D Nghiên cứu quy trình công nghệ trích ly triterpenoid từ nấm linh chi, ứng dụng cho chế biến thực phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu tính đa dạng thực vật trong các hệ sinh thái rừng ở vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu đặc điểm của hệ thống gạt mưa rửa kính,thiết lập các bài tập thực hành và thí nghiệm trên mô hình hệ thống gạt mưa rửa kính Khoa học kỹ thuật 0
D Ebook Nghiên cứu quốc tế - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học cây Vàng tâm (Magnolia fordiana) làm cơ sở cho việc bảo tồn các loài thực vật quý hiếm Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top