Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 6
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về thị trường chứng khoán
và đầu tư chứng khoán. 9
I. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 9
1. Khái niệm và bản chất thị trường chứng khoán 9
2. Vai trò của thị trường chứng khoán 10
3. Các chủ thể trên thị trường chứng khoán 12
3.1. Chủ thể phát hành 12
3.2. Nhà đầu tư 12
3.3. Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán. 12
3.3.1. Cơ quan quản lý và giám sát hoạt động TTCK 12
3.3.2. Sở giao dịch chứng khoán 13
3.3.3. Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán 13
3.3.4. Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán 13
3.3.5. Các tổ chức hỗ trợ 13
3.3.6. Các công ty đánh giá hệ số tín nhiệm 13
4. Các hàng hoá trên thị trường chứng khoán 14
4.1. Chứng khoán vốn 14
4.2. Chứng khoán nợ 14
4.3. Chứng khoán phái sinh 14
II. LÝ THUYẾT CHUNG VỀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN 15
1. Khái niệm phân tích và đầu tư chứng khoán. 15
2. Các chiến lược đầu tư chứng khoán 15
2.1. Chiến lược đầu tư cổ phiếu giá trị 16
2.2. Chiến lược đầu tư cổ phiếu tăng trưởng 18
2.3. Chiến lược đầu tư thụ động 19
2.4. Chiến lược đầu tư chủ động 20
3. Các hình thức đầu tư chứng khoán 22
3.1. Theo loại chứng khoán đầu tư 22
3.2. Theo cách đầu tư chứng khoán 22
3.3. Theo thời hạn đầu tư chứng khoán 22
4. Quy trình đầu tư chứng khoán 23
5. Nên đầu tư theo danh mục, vì sao? 24
Chương 2: Lý thuyết về danh mục đầu tư và nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư. 26
I. KHÁI NIỆM DANH MỤC ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN 26
1. Khái niệm danh mục đầu tư và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán. 26
2. Chức năng quản lý danh mục đầu tư chứng khoán. 27
3. Các yêu cầu đối với nhà quản lý danh mục đầu tư. 28
II. LÝ THUYẾT VỀ DANH MỤC ĐẦU TƯ 30
1. Lý thuyết về sự lựa chọn tài sản đầu tư 30
1.1. Tiềm lực kinh tế hiện có của nhà đầu tư 30
1.2. Lợi suất (hay mức lợi tức) kỳ vọng trên một tài sản so với lợi tức mong đợi trên những tài sản khác 31
1.3. Mức độ rủi ro của những tài sản đầu tư 32
1.4. Tính lỏng của tài sản so với những tài sản khác 32
1.5. Chi phí của việc thu thập thông tin 32
2. Lý thuyết về mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận 33
3. Lý thuyết đa dạng hoá 36
4. Lý thuyết thị trường hiệu quả 36
5. Lý thuyết lựa chọn danh mục đầu tư theo mô hình của Markowitz 37
III. CÁC MÔ HÌNH PHÂN TÍCH DANH MỤC ĐẦU TƯ 41
1. Phương pháp phân tích trung bình – phương sai của danh mục (Mean – variance analysis). 41
1.1. Ý nghĩa của phương pháp 41
1.2. Nội dung của phương pháp phân tích trung bình
phương sai 41
1.2.1. Tập danh mục biên duyên trong trường hợp không có tài sản phi rủi ro (Frontier – Portfolio) 41
1.2.2. Tập danh mục biên duyên trong trường hợp có tài sản phi rủi ro 45
2. Phương pháp sử dụng các mô hình xác định danh mục đầu tư. 48
2.1. Mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) 48
2.2. Mô hình ba nhân tố Fama và French 50
2.3. Mô hình chỉ số đơn (SIM) 50
IV. NỘI DUNG QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ 52
1. Thiết lập và phân tích danh mục đầu tư 52
1.1. Xác định hàm lợi ích kỳ vọng 52
1.2. Xác định chiến lược quản lý danh mục đầu tư phù hợp 54
1.3. Xác dịnh các tài sản đưa vào danh mục 54
1.4. Lập danh mục tối ưu 55
1.4.1. Quản lý danh mục với chiến lược thụ động 55
1.4.2. Quản lý danh mục với chiến lược chủ động 58
1.5. Xác định giá trị rủi ro của danh mục bằng phương pháp VaR. 59
2. Đánh giá việc thực thi danh mục (portfolio performance) 61
3. Đánh giá khả năng đa dạng hoá của danh mục 63
3.1. Phân tích rủi ro của tài sản và danh mục 63
3.2. Nguyên lý đa dạng hoá 63
4. Điều chỉnh danh mục 64
Chương 3: Ứng dụng lý thuyết quản lý danh mục đầu tư trong đầu tư một số chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 65
I. SẢN PHẨM QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ 65
II. DANH MỤC 67
1. Xác định hàm lợi ích kỳ vọng và chiến lược quản lý danh mục đầu tư phù hợp 67
1.1. Các tiêu chuẩn để lựa chọn tài sản và lập danh mục đầu tư cho khách hàng 67
1.2. Xác định hàm lợi ích kỳ vọng của khách hàng 68
1.3. Lựa chọn các tài sản đưa vào danh mục trên cơ sở các tiêu chuẩn lựa chọn tài sản của khách hàng và xác định chiến lược quản lý danh mục phù hợp 69
2. Lập danh mục tối ưu cho khách hàng trong trường hợp danh mục biên duyên không có tài sản phi rủi ro. 72
2.1. Xác định danh mục biên duyên (frontier portfolio). 72
2.2. Lập danh mục tối ưu cho khách hàng. 74
2.3. Đánh giá danh mục P1 77
2.3.1. Đánh giá việc thực thi danh mục 77
2.3.2. Đánh giá khả năng đa dạng hoá của danh mục P1 78
2.3.3 Đánh giá rủi ro của danh mục P1 79
2.4. Đánh giá danh mục Q1 79
2.4.1. Đánh giá việc thực thi danh mục Q1: 79
2.4.2. Xác định giá trị rủi ro của danh mục Q1 80
2.5. Đánh giá rủi ro và lợi nhuận của danh mục tối ưu cho khách hàng Q1 với danh mục hiệu quả P1. 80
3. Lập danh mục tối ưu cho khách hàng trong trường hợp danh mục biên duyên có tài sản phi rủi ro là trái phiếu chính phủ kỳ hỳ hạn
10 năm 81
3.1. Xác định danh mục biên duyên 81
3.2. Lập danh mục tối ưu cho khách hàng 83
3.3. Đánh giá danh mục Q2 85
3.3.1. Đánh giá việc thực thi danh mục 85
3.3.2. Đánh giá khả năng đa dạng hoá của danh mục Q2 86
3.3.3. Đánh giá rủi ro của danh mục Q2 86
3.4. Xác định danh mục tối ưu cho khách hàng bằng cách sử dụng phần mềm giải bài toán tối ưu hoá – Gams. 87
4. Đánh giá biến động của các cổ phiếu trong danh mục và tái cấu trúc danh mục. 89
KẾT LUẬN 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
PHỤ LỤC 93

LỜI MỞ ĐẦU
Thị trường chứng khoán trong điều kiện bình thường của nền kinh tế hiện đại, được quan niệm là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán trung và dài hạn. Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành, và ở thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp. TTCK với việc tạo ra các công cụ có tính thanh khoản cao, có thể tích tụ, tập trung và phân phối vốn, chuyển thời hạn của vốn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế.
Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực với sự phát trển ngày càng mạnh mẽ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), của Liên minh Châu Âu (EU), của các khối thị trường chung,... đòi hòi các quốc gia phải thúc đẩy phát triển kinh tế với tốc độ và hiệu quả cao. Thực tế phát triển kinh tế ở các quốc gia trên thế giới đã khẳng định vai trò quan trọng, không thể thiếu của thị trường chứng khoán trong sự phát triển kinh tế.
Từ đỉnh cao 2006, thị trường chứng khoán Việt Nam với tư cách là một kênh dẫn vốn hiệu quả, đang có nhiều điều kiện thuận lợi để tiếp tục phát triển, từng bước xác lập vị thế và sức ảnh hưởng đối với nền kinh tế.
Xu thế phát triển mạnh mẽ, dần đi vào chuyên nghiệp của thị trường chứng khoán Việt Nam là điều có thể khẳng định. Hội nhập và mở cửa là một động lực quan trọng đem lại khí thế và sinh lực cho thị trường, nhưng đồng thời cũng chính sự hội nhập và mở cửa đã tạo ra sức ép phát triển thị trường theo những quy tắc và chuẩn mực chung, mà giá trị cốt lõi là tính trung thực, công khai, công bằng, minh bạch.
Thị trường chứng khoán rất hấp dẫn tuy nhiên nó cũng là một kênh đầu tư tiềm ẩn nhiều rủi ro và phương pháp giảm thiểu rủi ro là đầu tư vào nhiều loại CK khác nhau hay đầu tư theo danh mục.
Đa dạng hoá danh mục đầu tư là nhu cầu của người đầu tư, có trường hợp giá cả của mọi chứng khoán được định giá đúng nhưng mỗi chứng khoán vẫn chứa đựng rủi ro và những rủi ro này có thể san sẻ thông qua việc đa dạng hoá danh mục đầu tư.
Nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư là nghiệp vụ quản lý vốn uỷ thác của khách hàng để đầu tư vào chứng khoán thông qua danh mục đầu tư nhằm sinh lợi cho khách hàng trên cơ sở tăng lợi nhuận và bảo toàn vốn cho khách hàng. Quản lý danh mục đầu tư là một dạng nghiệp vụ tư vấn mang tính chất tổng hợp có kèm theo đầu tư, khách hàng uỷ thác tiền cho công ty quản lý quỹ thay mặt mình quyết định đầu tư theo một chiến lược hay những nguyên tắc đã được khách hàng chấp thuận hay yêu cầu.
Nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư là nghiệp vụ phổ biến bậc nhất ở hầu hết các thị trường chứng khoán trên thế giới. Đây là nghiệp vụ không thể thiếu của các quỹ đầu tư chứng khoán, các công ty chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán và các định chế tài chính khác... Tuy nhiên, nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư còn khá mới mẻ ở thị trường chứng khoán Việt Nam cho nên tui lựa chọn đề tài “Phân tích, quản lý danh mục đầu tư và áp dụng trong đầu tư một số chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam” để trình bày những hiểu biết và kiến thức đã được học tập về nghiệp vụ này tại trường và thời gian thực tập tại Công ty chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam (IBS)
Phần nội dung của chuyên đề thực tập bao gồm ba chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về thị trường chứng khoán và đầu tư chứng khoán.
Chương 2: Lý thuyết về danh mục đầu tư và nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư.
Chương 3: Ứng dụng lý thuyết quản lý danh mục đầu tư trong đầu tư một số chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Trong quá trình học tập tại trường và trong thời gian thực tập chuyên ngành tại Công ty IBS tui đã được sự giúp đỡ rất tận tình của các thầy cô và của các anh chị trong phòng quản lý danh mục đầu tư công ty IBS. tui xin chân thành Thank Ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ nhân viên trong công ty IBS, đặc biệt là phòng quản lý danh mục đầu tư đã tạo cơ hội và điều kiện cho tui được thực tập chuyên ngành tại quý công ty, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho tui trong việc tìm hiểu về các nghiệp vụ của công ty, các tài liệu chuyên ngành và được tiếp cận với thực tế của thị trường chứng khoán Việt Nam.
tui cũng xin chân thành Thank PGS.TS Hoàng Đình Tuấn - Trưởng bộ môn Toán kinh tế - Khoa Toán Kinh Tế - Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân đã hướng dẫn tận tình, giúp tui hoàn thành chuyên đề thực tập này.

KẾT LUẬN
Mô hình Markowitz cho chúng ta một kỹ thuật định lựa chọn danh mục đầu tư tối ưu và những phân tích từ kết quả của mô hình này là rất bổ ích. Tuy vậy, trong thực tế khó khăn đặt ra là vấn đề tham số. Nếu chúng ta có N tài phẩm để lựa chọn thì số tham số sẽ là 2N + N(N-1)/2. Trong khi chính lợi tức cổ phiếu theo thời gian có thể không dừng... Như vậy với số loại tài phẩm tương đối ít chúng ta có thể sử dụng trực tiếp mô hình này và từ đó mà định giá tài phẩm.
Mặt khác, lý thuyết lựa chọn danh mục đầu tư tối ưu theo mô hình của Markowitz với chiến lược quản lý thụ động dựa trên nền tảng của giả định là: tất cả các tài sản đã được định giá đúng và việc thay đổi các tài sản trong danh mục tối ưu cũng như thay đổi tỷ trọng của các tài sản trong danh mục là không cần thiết. Đây là một giá thiết khá “chặt” và khó có thể đúng. Vì thực tế, có nhiều tài sản được định giá không đúng với giá trị thật do nhiều nguyên nhân khác nhau . Do đó yêu cầu phải thường xuyên theo dõi và tái cấu trúc lại danh mục tối ưu là một vấn đề quan trọng trong quản lý danh mục đầu tư. Tuy nhiên, đây lại là một công việc không hề đơn giản, đòi hỏi nhà quản lý danh mục phải là người có trình độ chuyên môn cao về lĩnh vực tài chính - chứng khoán, có kinh nghiệm và sự am hiểu thị trường.
Quản lý danh mục đầu tư là một đề tài rất phức tạp và đa dạng nhưng cũng rất hấp dẫn. Mặc dù đã cố gắng vận dụng những kiến thức được học và kinh nghiệm trong đợt thực tập chuyên ngành vừa qua nhưng do khả năng nghiên cứu, áp dụng và kinh nghiệm thực tế của bản thân còn nhiều hạn chế nên chuyên đề thực tập này không thể tránh khỏi những khiếm khuyết cũng như những vấn đề đưa ra chưa có câu trả lời thoả đáng. Vì vậy tui rất mong nhận được các ý kiến đóng góp quý báu của các thấy cô, các anh chị tại Công ty chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam (IBS) và bạn bè đồng nghiệp để đề tài này được hoàn chỉnh hơn.
tui xin chân thành Thank các thầy cô giáo trong Khoa Toán Kinh tế, trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân và các anh chị trong phòng Quản lý danh mục đầu tư của Công ty IBS đã giúp đỡ tui trong quá trình hoàn thành chuyên đề này.
II. LÝ THUYẾT VỀ DANH MỤC ĐẦU TƯ
1. Lý thuyết về sự lựa chọn tài sản đầu tư
Lựa chọn danh mục đầu tư được dựa trên cơ sở lý thuyết về sự lựa chọn tài sản đầu tư. Lý thuyết này được các nhà kinh tế Mỹ đưa ra từ những thập kỳ 50 thế kỷ XX khi nghiên cứu về đầu tư của các cá nhân và tổ chức xã hội, nó giải thích vì sao nhà đầu tư lại lựa chọn đầu tư vào loại tài sản này mà không lựa chọn loại tài sản khác trong số các loại tài sản có thể lựa chọn như: tiền, chứng khoán, tác phẩm nghệ thuật, bất động sản, thiết bị và các loại tài sản khác.
Lý thuyết này cũng chỉ ra rằng, trước khi quyết định đầu tư các nhà đầu tư thường xem xét 5 tiêu chí trọng điểm:
- của cải hay tiềm lực kinh tế hiện có của nhà đầu tư
- lợi suất (hay mức lợi tức) kỳ vọng trên một tài sản so với lợi tức mong đợi trên những tài sản khác
- mức độ rủi ro đi liền với lợi tức mong đợi trên những tài sản khác
- tính lỏng (hay tính lưu chuyển) của một tài sản so với những tài sản khác
- chi phí của việc thu lượm thông tin về một tài sản so với chi phí thông tin đi liền với những tài sản khác
1.1. Tiềm lực kinh tế hiện có của nhà đầu tư
Yếu tố trước hết xác định lượng cầu một tài sản chính là của cải, hay tiềm lực kinh tế hiện có của nhà đầu tư. Quy mô của danh mục tài sản sẽ tăng lên khi của cải tăng lên do nhà đầu tư có thêm tiền để mua tài sản. Tuy nhiên sự tăng lên của mỗi loại tài sản cũng không giống nhau. Khi nền kinh tế ở trong giai đoạn tăng trưởng, của cải tăng lên cho nên nhu cầu về tài sản cũng tăng. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, thu nhập và của cải sụt giảm thì nhu cầu về tài sản cũng sụt giảm. Trong kinh tế học, để đo lường xem lượng cầu về một tài sản thay đổi bao nhiêu phần trăm ứng với mỗi phần trăm thay đổi về của cải, người ta sử dụng khái niệm “độ co giản của lượng cầu theo của cải”. Nói một cách khác, mức độ đáp ứng khác nhau của các tài sản đối với các thay đổi về của cải được đo theo khái niệm “độ co giãn của lượng cầu theo của cải”
E(W) = D/ D
Trong đó:


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top