Download Khóa luận Phân tích số liệu địa hóa các giếng khoan thuộc lô 15.1 và 15.2 với tầng đá mẹ Oligocene thượng của bồn trũng Cửu Long miễn phí





I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ LÔ 15.1, 15.2 :
Lô 15.1 và 15.2 nằm phía Tây Bắc bồn trũng Cửu Long giới hạn trong khoảng 9o48 đến 10o36 vĩ tuyến Bắc và 108o28 độ kinh Đông. Phía Tây cả hai lô tiếp giáp với đất liền, tổng diện tích cả hai lô là 3772km2 (hình 6).
I. TÍNH TOÁN ĐỊA HÓA TẦNG ĐÁ MẸ :
Số mẫu phân tích thuộc 10 giếng của 2 lô 15.1 và 15.2. Trong đó có 1 giếng G-1X thuộc lô 15.1. Và 9 giếng còn lại thuộc lô 15.2 bao gồm : 15.2-RD-1X, 15.2-RD-2X, 15.2-RD-3X, 15.2-RD-4X, 15.2-RD-6X, 15.2-PD-1X, 15.2-GD-1X, 15-B-1X, và 15.2-VD-1X.
Trong 10 giếng khoan có 9 giếng khoan đều có tầng đá mẹ là Oligocene thượng. Một giếng khoan còn lại (15.2-RD-3X) có 2 tầng đá mẹ Oligocene hạ và Oligocene thượng.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

thành các sợi quang học ở thực vật. Chúng là nguồn vật liệu cơ bản tạo than.
Hợp chất
Sinh vật
Proteins
Carbohydrats
Lipits
Lignin
Phytoplankton
23
66
11
0
Diatom
29
63
8
0
Bào tử
8
42
50
0
Gỗ thông
1
66
4
29
Lá sồi
6
52
5
37
Zooplankton
60
22
18
0
Động vật không xương sống
70
20
10
Bảng 1 : hợp chất hữu cơ trong sinh vật.
Các hợp chất hữu cơ Lipits, Proteins, Carbohydrates và Lignin được chuyển hóa thành các sản phẩm hữu cơ trong các quá trình trưởng thành . Sản phẩm hữu cơ tan trong dung môi hữu cơ gọi là Bitum chiếm 10% trong vật liệu hữu cơ chuyển hóa. Phần còn lại là sản phẩm hữu cơ không tan trong dung môi hữu cơ còn gọi là Kerogen. Đây cũng chính là tiền thân của dầu khí.
Dưới kính hiển vi, Kerogen là những mảnh vụn hữu cơ. Một vài mảnh vụn thì có kiến trúc. Những mảnh vụn có kiến trúc xuất phát từ thực vật như mô, bào tử phấn và tảo chúng được nhóm với nhau tạo thành một đơn vị sinh học gọi là maceral. Chính các maceral này quyết định loại Kerogen hay nói cách khác chính là định chất lượng vật liệu hữu cơ.
Có 3 nhóm maceral quan trọng : Vitrinite, Exinite, Inertinite.
Vitrinite : là loại maceral ưu thế trong nhiều Kerogen và là thành phần chính của than đá. Nó có nguồn gốc hoàn toàn từ mô gỗ (Lignin) và thực vật trên cạn cấp cao.
Exinite : là loại maceral dẫn xuất từ tảo, bào tử phấn, phấn hoa và sáp lá cây. Exinite thường không chiếm nhiều phần trăm, nhưng nếu có thì thường liên quan đến môi trường đầm hồ và biển nông.
Inertinite : là loại maceral có nhiều nguồn gốc khác nhau và bị oxy hóa trước khi trầm tủa. Nó là thành phần chính trong than củi. Inertinite thường chiếm số lượng thứ yếu trong Kerogen và phong phú chỉ khi vật liệu hữu cơ tái sinh nhiều lần
Thành phần còn lại của Kerogen là các mảnh vụn vô định hình dẫn xuất từ động vật. Chúng dễ bị phá huỷ cơ học và biến đổi hóa học do vi khuẩn và nấm. Do vậy, các mảnh vụn vô định hình dễ tạo dầu hơn các maceral có kiến trúc bền vững. Vật chất vô định hình này cũng có mặt trong nhóm Exinite của các maceral.
Chất lượng vật chất hữu cơ :
Khi nói đến chất lượng vật chất hữu cơ thì cần quan tâm đến loại vật liệu hữu cơ như đã trình bày ở trên. Mức độ sinh Hydrocacbon, và loại Hydrocacbon là vấn đề chính trong định chất lượng vật chất hữu cơ.
Căn cứ vào số lượng các maceral và các mảnh vụn vô định hình trong Kerogen quyết định khả năng tạo Hydrocacbon :
Kerogen có khuynh hướng tạo dầu tốt chứa 65% Exinite và mảnh vụn vô định hình
Kerogen có khuynh hướng tạo khí lỏng và condensat chứa 35 – 65% Exinite và mảnh vụn vô định hình.
Nếu Exinite và mảnh vụn vô định hình ít hơn 35% thì có 2 trường hợp
Vitrinite chiếm ưu thế : tạo khí khô
Inertinite chiếm ưu thế : không tạo dầu
Các hợp phần Kerogen bị khống chế bởi loại maceral và nguồn gốc polymer sinh học hay hợp chất hữu cơ. Mà dầu khí được thành tạo từ các loại Kerogen. Đặc trưng cho sự hiện diện các loại Kerogen thường được biểu diễn bằng biểu đồ tỉ số giữa các nguyên tử H/C và O/C (bảng 2 và biểu đồ 1).
Nguyên tố
Hợp chất
C
H
S
N
O
Carbohydrates
44
6
-
-
50
Lignin
63
5
0.1
0.3
31.6
Proteins
53
7
1
17
22
Lipits
76
12
-
-
12
Dầu thô
85
13
1
0.5
0.5
Bảng 2 : % trọng lượng nguyên tố có trong hợp chất hữu cơ.
Từ các loại Maceral và vật chất vô định hình cũng như nguồn gốc vật liệu, Kerogen được chia làm 4 loại theo Tissot, Bard, Espitalie,1980 :
Loại Kerogen
Nguồn gốc
Các hợp phần hữu cơ
Khả năng tạo Hydrocacbon
I – Algal
Môi trường tảo biển, đầm hồ và than tảo
Các hợp phần tảo của exinite và vài vật liệu hữu cơ vô định hình giàu thành phần Lipits.
Tạo dầu rất tốt
II – Mixed Marine
Phân huỷ ở môi trường khử hầu hết ở môi trường biển.
Các mảnh vụn vô định hình chủ yếu từ phytoplankton, zooplankton, và sinh vật bậc cao.
Tạo dầu tốt
III – Coaly
Các mảnh vụn trên cạn (lục địa) (gỗ, nhựa và mô thực vật)
Hầu hết từ nhóm Vitrinite, một vài từ nhóm Exinite (không phải tảo) và sản phẩm phân huỷ vô định hình
Chủ yếu sinh khí
IV – Inert (trơ)
Than củi hóa thạch, và vật liệu oxi hóa từ thực vật trên cạn (lục địa)
Inertinite, và một vài sản phẩm phân huỷ
Tổ phần trơ không sinh dầu, sinh khí rất ít
Độ trưởng thành vật liệu hữu cơ :
Sau khi vật liệu hữu cơ bị vùi lấp dưới sâu, chúng vẫn tiếp tục quá trình chuyển hóa để biến thành dầu – khí. Đây là quá trình lâu dài, vì để bước vào giai đoạn thành tạo dầu – khí phải có những nhiệt độ cũng như độ sâu thích hợp cho từng giai đoạn. Quá trình này rất quan trọng nó quyết định tạo nên các sản phẩm dầu – khí, được chia làm 3 giai đoạn :
Giai đoạn chưa trưởng thành – Diagenesis :
Trầm tích lắng đọng trong môi trường nước, lượng nước lớn (độ rỗng khoảng 80% trong sét ở độ sâu 5m, tức nước chiếm 60% trọng lượng toàn bộ trầm tích). Độ sâu chôn vùi trong giai đoạn này khoảng vài trăm mét.
Giai đoạn này ưu thế không phải là ở áp suất và nhiệt độ mà là hoạt động dữ dội của vi sinh vật cùng phân hủy vật chất hữu cơ. Trong đó có nhóm vi sinh vật phân huỷ vật chất hữu cơ ưa khí thì tồn tại trên lớp trên cùng của trầm tích. Nhóm vi sinh vật kị khí khử Sulfat để lấy Oxi cho hoạt động sống của chúng. Đồng thời chúng cũng sinh ra các sản phẩm hóa học CO2, H2O, CH4, NH3.
Hai nhóm vi sinh vật này sau khi chết góp phần cùng sinh khối làm giàu Lipits cho vật chất hữu cơ. Do đó ở sinh khối cùng kiệt Lipits cũng có khả năng tạo dầu.
Với tích tụ hàng loạt vật chất hữu cơ thông qua các phản ứng hóa học thì vật chất hữu cơ sẽ chuyển thành Axit Humic. Dưới dạng Axit Humic tập trung sẽ biến thành than theo độ sâu tăng dần (từ than nâu mềm " than nâu cứng " than đá). Còn dưới dạng phân tán các Axit Humic sẽ chuyển hoá thành dầu.
Ở cuối giai đoạn Diagenesis xảy quá trình trùng ngưng vật chất hữu cơ ban đầu và vật chất hữu cơ do vi sinh vật tạo ra thành phân tử lớn hơn gọi là Geopolyme, sau đó biến thành Kerogen.
Giai đoạn trưởng thành – Catagenesis :
Quá trình lắng đọng trầm tích bên trên sẽ làm trầm tích bên dưới lún sâu hơn có thể đạt tới 300m-1000m chuyển sang giai đoạn Catagenesis, sâu hơn có thể đạt tới 2000m. Nhiệt độ có thể đạt được 50 - 150oC. Áp suất khoảng 300 – 1000 hay 1500 bar.
Ở độ sâu này, có sự biến đổi nhiệt độ và áp suất đáng kể trong lúc hoạt động của sinh vật hầu như bị ngưng lại, chúng bị thu hẹp lại thành các bào tử ngưng hoạt động. Vật chất hữu cơ trong giai đoạn này biến đổi mạnh. Qua tiến hóa từ Kerogen sẽ chuyển thành dầu khí.
Đặc trưng cho giai đoạn này là vật chất hữu cơ biến đổi mạnh mẽ thành các cao phân tử và quá trình Cr-acking các cao phân tử này. Nên vào đầu giai đoạn một lượng dầu nhỏ được sinh ra sau đó chuyển dần sang pha khí ướt là những khí có trị số Carbon >2 (C2+).
Cuối giai đoạn Catagenesis, nhiệt độ và áp suất lớn quá trình Cr-acking xảy ra mạnh mẽ và dầu bắt đầu chuyển sang pha khí. Nhưng quá trình dầu chuyển sang pha khí không chiếm ưu thế trong cả giai đoạn Catagenesis.
Giai đoạn Catagenesis còn gọi là giai đoạn chính tạo dầu ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng số 1 Thừa Thiên Huế Luận văn Kinh tế 0
D PHÂN TÍCH một số yếu tố ẢNH HƯỞNG đến LƯỢNG KHÍ THẢI CO2 của một số QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI năm 2014 Khoa học Tự nhiên 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu phân tích và kiểm tra một số chỉ tiêu trong sản xuất bia Nông Lâm Thủy sản 0
D Các chỉ số tài chính trong phân tích cơ bản chứng khoán Luận văn Kinh tế 0
D Kinh nghiệm vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học phân môn Hóa học, bộ môn KHTN 8 tại trường Trung học cơ sở Lương Thế Vinh Luận văn Sư phạm 0
D vận dụng phương pháp dãy số thời gian phân tích biến động của doanh thu của ngân hàng Ngoại thương Việt nam giai đoạn 2000-2009 Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích cấu trúc một số hợp chất Flavonoid tách chiết từ lá cây Sen hồng Khoa học Tự nhiên 0
D Phân tích cấu trúc một số hợp chất flavonoid tách chiết từ vỏ hạt đậu xanh (Vigna Radiata) Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu phân tích nguyên lý hoạt động hệ thống điều chế đa tần trực giao(OFDM) ứng dụng trong truyền hình số mặt đất Công nghệ thông tin 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top