Aalam

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Lời mở đầu
Di sản văn hóa việt nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc việt nam là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại. Di sản văn hóa vật thể là một bộ phận của môi trường có ý nghĩa rất quan trọng trong việc lưu giữ các giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật của các thế hệ cộng đồng việt nam và tạo cảnh quan môi trường cho thế hệ hiện tại và tương lai. Những giá trị về nghệ thuật và vẻ đẹp của di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh tạo nên sự đa dạng về cảnh quan môi trường, gớp phần đáp ứng những nhu cầu khác nhau của con người đặc biệt là nhu cầu tâm linh và nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch. Tuy nhiên qua thời gian các di sản văn hoá đang ngày càng bị mất hay giảm dần giá trị vốn có một phần do sự bào mòn của thời gian nhưng phần lớn do sự tác động của con người như hoạt động du lịch không có sự quản lý chặt chẽ, những hành vi lấn chiếm bất hợp pháp, việc trùng tu tôn tạo không đúng phương pháp từ đó làm mất đi ý nghĩa lịch sử, giá trị nguyên gốc của di tích, phá vỡ các giá trị cảnh quan gây nên nhiều những bức xúc trong dư luận.
Song song với những vấn đề trong việc bảo tồn di sản văn hóa là tình trạng ngày càng gia tăng những xung đột và tranh chấp trong các vấn đề môi trường, trong đó cũng có sự tranh chấp về di sản văn hóa. Trên phạm vi toàn cầu cũng như tại việt nam, trong khi chất lượng môi trường đang có những biến đổi theo chiều hướng bất lợi đối với cuộc sống con người thì sự gia tăng các nhu cầu hưởng thụ chất lượng môi trường sống, nhu cầu khai thác nguồn tài nguyên mặc dù là xu thế tất yếu của cuộc sống như lại vi phạm nguyên tắc hữu hạn của các nguồn tài ngyên nên tình trạng xung đột, tranh chấp môi trường là khó tránh khỏi gây nên tình trạng bất ổn về vấn đề môi truờng nói riêng và về nhiều vấn đề xã hội nói chung.
Từ những lý luận đã trình bày ở trên cho thấy những vấn đề về bảo tồn di sản và tranh chấp môi trường nếu không có những biện pháp có tính chất pháp lý quy định rõ ràng, cụ thể thì có thể gây nên nhiều những tác động tiêu cực mà khó có thể kiểm soát. Do đó nhóm em xin được nghiên cứu 2 chương:
Chương XI : Pháp luật về bảo tồn di sản
Chương XIII : Giải quyết tranh chấp môi trường

Mục lục
A. Pháp luật bảo tồn di sản
I. Di sản văn hóa
1. Khái niệm
2. Tiêu chí đánh giá di sản
3. Xếp hạng di sản
4. Quy định xếp hạng
5. Thực trạng di sản ở Việt Nam
II. Pháp luật bảo tồn di sản
1. Hệ thống văn bản Pháp luật
2. Quy định chung bảo vệ di sản văn hóa vật thể
3. Các quy định cụ thể bảo vệ di tích.
4. Trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm luật bảo tồn di sản.
5. Thực trạng áp dụng luật bảo tồn di sản
III. Giải pháp kiến nghị
B. Giải quyết tranh chấp môi trường
I. Lý luận chung
1. Khái niệm
2. Cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường
3. Thực trạng tranh chấp môi trường của Việt Nam và các quốc gia trên thế giới.
4. Thực trạng tranh chấp môi trường ở Việt Nam.
II. Thực trạng pháp luật giải quyết tranh chấp môi trường.
1. Hệ thống văn bản pháp luật
2. Nội dung pháp luật giải quyết tranh chấp môi trường
3. Thực trạng áp dụng pháp luật vào giải quyết tranh chấp môi trường tại Việt Nam
III. Kiến nghị giải pháp
Tài liệu tham khảo
A. PHÁP LUẬT BẢO TỒN DI SẢN

I. Di sản văn hóa
1. Khái niệm.
1.1. Di sản văn hóa:
- Các di tích: Các tác phẩm kiến trúc, tác phẩm điêu khắc và hội họa, các yếu tố hay các cấu trúc có tính chất khảo cổ học, ký tự, nhà ở trong hang đá và các công trình có sự liên kết giữa nhiều đặc điểm, có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học.
- Các quần thể các công trình xây dựng: Các quần thể các công trình xây dựng tách biệt hay liên kết lại với nhau mà do kiến trúc của chúng, do tính đồng nhất hay vị trí của chúng trong cảnh quan, có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học.
- Các di chỉ: Các tác phẩm do con người tạo nên hay các tác phẩm có sự kết hợp giữa thiên nhiên và nhân tạo và các khu vực trong đó có các di chỉ khảo cổ có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, thẩm mỹ, dân tộc học hay nhân chủng học.
(Wikipedia – Công ước di sản thế giới – 1972)
1.2. Di sản văn hoá phi vật thể: là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hoá ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác.
1.3. Di sản văn hoá vật thể: là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
- Di tích lịch sử - văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.
- Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hay địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học.
- Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.
- Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên.
- Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hoá, khoa học.
(Điều 4 - Luật di sản văn hóa 2001)
1.4. Các khu vực bảo vệ di tích.
- Khu vực bảo vệ I: gồm di tích và vùng được xác định là yếu tố gốc cấu thành di tích.
- Khu vực bảo vệ II: là vùng bao quanh khu vực bảo vệ I của di tích.
(trích Khoản 1 Điều 32 Luật di sản văn hóa)
2. Tiêu chí đánh giá di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh (sau đây được gọi chung là di tích)
2.1. Di tích lịch sử - văn hoá phải có một trong các tiêu chí sau đây:
- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước;
- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân của đất nước;
- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các thời kỳ cách mạng, kháng chiến;
- Địa điểm có giá trị tiêu biểu về khảo cổ;
- Quần thể các công trình kiến trúc hay công trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hay nhiều giai đoạn lịch sử.
2.2. Danh lam thắng cảnh phải có một trong các tiêu chí sau đây:
- Cảnh quan thiên nhiên hay địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu;
- Khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù hay khu vực thiên nhiên chứa đựng những dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của trái đất.
(Điều 28 – Luật di sản văn hóa 2001)
2.3. Giá trị đặc biệt quý hiếm của bảo vật quốc gia được thể hiện bằng các tiêu chí sau đây:
- Hiện vật nguyên gốc, độc bản;
- Hình thức độc đáo;
- Có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá, khoa học thể hiện:
o Là vật chứng của một sự kiện lớn hay gắn bó với cuộc sống, sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân kiệt xuất;
o Là tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng về giá trị tư tưởng - nhân văn, giá trị thẩm mỹ và hình thức thể hiện tiêu biểu cho một khuynh hướng, một phong cách, một thời đại;
- Là sản phẩm được phát minh, sáng chế tiêu biểu có giá trị thực tiễn cao, có tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển ở một giai đoạn lịch sử nhất định;
o Được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận sau khi có ý kiến thẩm định của Hội đồng Di sản văn hoá quốc gia.
(Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 92/2002/NĐ-CP)
3. Xếp hạng di sản
- Di tích cấp tỉnh là di tích có giá trị tiêu biểu của địa phương;
- Di tích quốc gia là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia;
- Di tích quốc gia đặc biệt là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia.
(Điều 29 – Luật di sản văn hóa 2001)
4. Quy định xếp hạng di tích.
Căn cứ Luật Di sản Văn hóa (Điều 29, Điều 30, Điều 31, Điều 54, Điều 55), các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xem xét, kiểm kê, phân loại và xếp hạng di tích.
Trong trường hợp di tích đã được xếp hạng mà sau đó có đủ căn cứ xác định là không đủ tiêu chuẩn hay bị hủy hoại không có khả năng phục hồi thì người có thẩm quyền quyết định xếp hạng di tích nào có quyền ra quyết định hủy bỏ xếp hạng đối với di tích đó. (Khoản 2 Điều 30 Luật di sản văn hóa)
5. Thực trạng di sản văn hóa ở Việt Nam
5.1. Những vi phạm điển hình
Những vấn đề "nóng"như lấn chiếm di tích, trộm cắp cổ vật hay thiếu một quy hoạch tổng thể để bảo tồn vẫn là những "bài toán khó" mà bao năm nay những nhà quản lý văn hóa vẫn chưa tìm được lời giải.
- Theo những thống kê từ Thanh tra Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, tình trạng vi phạm lấn chiếm di tích đang diễn ra rất nghiêm trọng. Các vi phạm trên kéo dài hàng chục năm, phức tạp, khó giải quyết...
Năm 2003, Hà Nội có hơn 2.000 di tích thì có tới 400 di tích bị xâm phạm vào khu vực I và II trong số 385 di tích được xếp hạng cấp quốc gia thì có 119 di tích bị xâm hại, lấn chiếm vào khu vực I và II.
Có những di tích bị xâm hại ở mức độ trầm trọng như Chùa Quang Minh (phường Văn Miếu) với 24 hộ dân sinh sống; chùa Đồng Quang (phường Quang Trung) có 42 hộ dân; chùa Kim Cổ (Hoàn Kiếm) có 1 hộ dân sinh sống nhưng chiếm 45/115m2, đình Trương Thị (Hoàn Kiếm) có 30 hộ dân không có hợp đồng thuê nhà…
Bên cạnh việc dân cư ngụ, chiếm dụng còn có một số cơ quan, đơn vị, trường học, HTX và cả UBND phường đóng ngay trên đất di tích, tiêu biểu như ở chùa Hàm Long, gò Đống Thây, Miếu ông Trạng (quận Thanh Xuân). Quận Hoàn Kiếm có tới 5 di tích hiện đang bị UBND phường hay ban ngành thuộc phường đóng trụ sở.
Đáng tiếc tất cả những trường hợp dân cơi nới, xây dựng trái phép, lấn chiếm đều không được chính quyền các cấp giải quyết kịp thời dứt điểm ngay từ đầu, để sự việc kéo dài ngày một nghiêm trọng. Thậm chí một số hộ dân trong di tích còn được cấp cả... sổ đỏ.
- Mất cắp cổ vật vẫn tăng: Thiếu sự quản lý đồng bộ đó là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mất cắp cổ vật gia tăng ở các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc bộ.

Bốn là, các căn cứ để tính toán thiệt hại
2.2. Cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường
2.2.1. Giải quyết tranh chấp bởi người ra quyết định theo luật định.
a. Điều tra công cộng
Do tranh chấp môi trường thường liên quan đến nhiều đối tượng và trong nhiều trường hợp các bên trong tranh chấp không thể tự mình đưa ra được đầy đủ các bằng chứng để chứng minh cho các yêu cầu của mình nên không đảm bảo tính khách quan trong việc quyết định có đưa vụ án ra xét xử hay không thì cuộc điều tra công cộng sẽ được tiến hành.
Điều tra công cộng có thể được thực hiện dưới các hình thức khác nhau song nhìn chung đó là việc lấy ý kiến của công chúng hay các nhà chuyên môn để đảm bảo chắc chắn vụ án được đưa ra xét xử là có căn cứ. Quy mô của các cuộc điều tra công cộng lại tuỳ từng trường hợp vào đối tuợng của cuộc tranh tụng (hay nói cách khác là phụ thuộc vào hiệu lực của mỗi quyết định về môi trường).
b. Hình thức và thủ tục tố tụng.
Hầu hết cả thẩm phán và hội đồng thẩm phán giải quyết các tranh chấp môi trường đều thống nhất với nhau ở một điểm là không nhất thiết phải áp dụng chung một cách giải quyết cho tất cả các tranh chấp môi trường mà nên có các quy định cụ thể về thủ tục tố tụng và mức độ áp dụng các hình thức giải quyết các tranh chấp đối với từng vụ việc. Những cách đó có thể là:
Thứ nhất, giải quyết tranh chấp theo thủ tục rút gọn.
Thứ hai, giải quyết tranh chấp thông qua hội nghị tiền xét xử.
c. Toà chuyên trách và hội đồng thẩm phán
Chúng ta nên thành lập các tòa án chuyên trách về môi trường mà khác với các tòa án chuyên trách khác thẩm phán của các tòa án môi trường không chỉ là người am hiểu những kiến thức về kiến thức pháp luật mà còn là người am hiểu về kiến thức môi trường học, kinh tế học môi trường…. trong trường hợp các bên không đồng ý với phán quyết của tòa án chuyên trách nêu trên, họ có quyền kháng cáo tới hội đồng thẩm phán hay tới tòa án tối cao.
2.2.2. Giải quyết tranh chấp lựa chọn (ADR)
- Giải quyết tranh chấp lựa chọn thường được chỉ dẫn đến hay được miêu tả như là cách giải quyết tranh chấp qua trung gian, hoà giải. Trong đó “trung gian” được hiểu là quá trình mà các bên tham gia ngồi lại với nhau với sự trợ giúp của một hay nhiều người. Những người này sẽ tách biệt các vấn đề tranh chấp một cách khéo léo, có chú ý để các bên phát triển ý kiến, cân nhắc sự lựa chọn, để cuối cùng đi tới sự định đoạt tương ứng và phù hợp với yêu cầu của các bên. Nói cách khác, trung gian được coi như là “toà án” giải quyết tranh chấp theo cách riêng, ở đó các bên tự đặt ra quy tắc và chỉ bị giới hạn “bởi luật lệ” do các trung gian viên hay các tổ chức trung gian đặt ra.
+ Ưu điểm đáng ghi nhớ đối với cách giải quyết tranh chấp theo lựa chọn là trong bất kì hoàn cảnh nào nó cũng có tầm quan trọng trong việc tiết kiệm thời gian và án phí đồng thời có thể giảm bớt những phiền toái tại toà án và hội đồng thẩm phán. Sử dụng cách này cũng có nghĩa là sẽ đưa lại kết quả dễ dàng và thuận tiện hơn rất nhiều so với các vụ kiện thủ tục và theo đó cũng có nhiều cơ hội hơn để duy trì các mối quan hệ tốt đẹp giữa các bên tranh chấp.
+ Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan thì giải quyết theo lựa chọn cũng có một vài điểm hạn chế nhất định, đó là do cách này chỉ chú trọng đến lợi ích của các bên tham gia tranh chấp nên trong nhiều trường hợp lợi ích của bên thứ ba có thể không được quan tâm xem xét trong quá trình giải quyết, trong khi phần lớn các tranh chấp môi trường lại thường liên quan đến lợi ích của nhiều người.
- Cơ chế giải quyết tranh chấp theo lựa chọn có thể tồn tại dưới hai dạng:
Một là, tồn tại với tư cách là cách giải quyết tranh chấp độc lập.
Hai là, tồn tại với tư cách phụ thêm với toà án và hội đồng thẩm phán mà điển hình là hội nghị tiền xét xử, với mục đích chính là thu hẹp vấn đề trong tranh chấp giữa các bên và tìm kiếm khả năng định đoạt vào giai đoạn tiền xét xử
=> Kết luận: giải quyết tốt mối quan hệ giữa bảo vệ môi trường và tăng trưởng kinh tế bên cạnh việc quy định rõ ràng về trách nhiệm tài chính của cơ sở gây ô nhiễm, các chính sách pháp luật nhất thiết phải có sự điều chỉnh nhằm ảnh hướng tới sự cân bằng về lợi ích cho các doanh nghiệp phải thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trên cở sở tôn trọng các quyền lợi về tài sản, quyền kinh doanh của doanh nghiệp cũng như trách nhiệm của Nhà nước. Để thực hiện được nội dung này, chính sách pháp luật tài chính cần đưa ra những giải pháp rõ ràng, ít nhất, trên hai phương diện:
Một là, trong ngằn hạn, cần điều chỉnh các quan hệ tài chính có khả năng hỗ trợ và đảm bảo cho các điều kiện kinh doanh ổn định của các cơ sở kinh doanh phải thực hiện các biện pháp xử lý triệt để ô nhiễm môi trường;
Và hai là, trong dài hạn, pháp luật tài chính cần thể chế hóa các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường hướng tới việc cân bằng giữa chi phí và lợi ích của việc xử dụng các thành phần môi trường, hạn chế những ngoại ứng tiêu cực và hành vi tác động đến môi trường.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top