hoang_du_88
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
PHÁP LUẬT VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC MỘT SỐ NƯỚC
VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
Đa dạng sinh học (ĐDSH) là sự phong phú và đa dạng của sự sống, có vai trò sống còn
đối với Trái đất. Đa dạng sinh học có nhiều giá trị to lớn, tập trung vào ba nhóm: giá trị
kinh tế, giá trị nhân văn, và giá trị tài nguyên và môi trường. Việc bảo vệ các giá trị của
đa dạng sinh học là mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới. Trên thực tế,
các nước có Luật Đa dạng sinh học đã quản lý và bảo vệ tốt nguồn tài nguyên đa dạng
sinh học, đồng thời hạn chế các họat động làm suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên
và đa dạng sinh học. Vì vậy, việc tham khảo pháp luật nước ngoài về đa dạng sinh học là
hết sức cần thiết cho việc xây dựng pháp luật về đa dạng sinh học ở Việt Nam.
I. Những nội dung chính của pháp luật về đa dạng sinh học của một số nước
1. Quy hoạch bảo tồn thiên nhiên
Hungary
Để xác định nhiệm vụ và chính sách của nhà nước liên quan đến bảo tồn thiên nhiên và
đa dạng sinh học; bảo đảm điều tra, đánh giá, bảo tồn và phục hồi các giá trị thiên nhiên
và cảnh quan, nơi cư trú tự nhiên, các loài động, thực vật hoang dã và các di sản thiên
nhiên; điều phối các nhiệm vụ liên quan, Hungary xây dựng quy hoạch tổng thể bảo tồn
thiên nhiên quốc gia trong khuôn khổ của Chương trình bảo vệ môi trường quốc gia. Quy
hoạch tổng thể bao gồm: xác định ranh giới các khu vực tự nhiên, xác định các quá trình
và hoạt động quan trọng đối với bảo tồn đa dạng sinh học; các yêu cầu chung, nhiệm vụ
của ngành và liên ngành để bảo tồn khu vực tự nhiên và giá trị thiên nhiên; các định
hướng trung hạn và dài hạn để bảo tồn các khu vực và giá trị thiên nhiên cần được bảo
vệ, thành lập các khu bảo tồn mới; các định hướng trung hạn và dài hạn để thành lập và
duy trì mạng sinh thái và hành lang sinh thái; các định hướng trung hạn và dài hạn để
thành lập và duy trì các hệ thống và khu vực nhạy cảm về môi trường; chương trình trung
hạn và dài hạn cho nghiên cứu, phát triển, nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục và phổ biến
hoạt động bảo tồn thiên nhiên; các nguyên tắc thành lập và hoạt động của hệ thống quan
sát, thu thập dữ liệu, đăng ký và đánh giá các giá trị tự nhiên.
Nam Phi
Theo Luật Đa dạng sinh học Nam Phi, quy hoạch đa dạng sinh học bao gồm:
i. Xây dựng Khung ĐDSH quốc gia nhằm cung cấp cách tiếp cận thống nhất, phối
hợp và hài hoà để quản lý ĐDSH cho các cơ quan nhà nước các cấp, các tổ chức
Doc.edu.vnphi chính phủ, khu vực tư nhân, các cộng đồng địa phương, các bên liên quan khác
và công chúng;
ii. Xây dựng Kế hoạch vùng sinh học: xác định các khu vực đạt tiêu chuẩn vùng sinh
học và xây dựng kế hoạch quản lý. Kế hoạch vùng sinh học cần đưa ra những biện
pháp để quản lý ĐDSH và các thành phần của nó một cách hữu hiệu, biện pháp
giám sát kế hoạch. Kế hoạch phải được đánh giá và sửa đổi nội dung để phù hợp ít
nhất là 5 năm một lần;
iii. Xây dựng các kế hoạch quản lý ĐDSH, bao gồm quản lý các hệ sinh thái, các loài
bản địa và các loài di cư. Kế hoạch phải được đánh giá và sửa đổi nội dung để phù
hợp ít nhất là 5 năm một lần. Khung ĐDSH quốc gia, Kế hoạch vùng sinh học và
kế hoạch quản lý ĐDSH phải được xây dựng và thực hiện với sự phối hợp và liên
kết chặt chẽ để tránh trùng lặp và xung đột.
Pêru
Chiến lược Quốc gia về ĐDSH là công cụ chủ yếu để quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh
học nhằm thực hiện các quy định của Luật Bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học
và các mục tiêu của Công ước Đa dạng sinh học. Trong đó, Chiến lược xây dựng các
chương trình và kế hoạch hành động định hướng công tác bảo tồn ĐDSH, sử dụng bền
vững những thành phần ĐDSH, tham gia và chia sẻ hợp lý và công bằng những lợi ích có
được từ việc sử dụng các thành phần ĐDSH; Chiến lược quốc gia, các chương trình và kế
hoạch hành động bảo tồn và sử dụng bền vững ĐDSH được xây dựng với sự tham gia
rộng rãi của cộng đồng. Các kết quả của chiến lược, chương trình và kế hoạch hành động
sẽ được lồng ghép với các kế hoạch và chính sách ưu tiên của quốc gia.
2. Thành lập và quản lý các khu bảo tồn
Hungary
Dựa vào mục tiêu và tầm quan trọng quốc tế, quốc gia để bảo vệ, các khu bảo tồn thiên
nhiên được phân thành:
i. vườn quốc gia,
ii. khu bảo vệ cảnh quan,
iii. khu bảo tồn thiên nhiên, và
iv. khu di tích thiên nhiên.
Việc thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên có tầm quan trọng quốc gia cho mục đích
khoa học (khu bảo tồn khoa học) được bảo vệ nghiêm nghặt. Các vườn quốc gia, khu bảo
vệ cảnh quan, khu bảo tồn thiên nhiên có giá trị khoa học quan trọng quốc tế đạt tiêu
chuẩn là khu bảo vệ sinh quyển. Trong các khu bảo vệ sinh quyển, việc quy hoạch vùng
lõi để bảo vệ trực tiếp các giá trị bảo tồn thiên nhiên nổi tiếng là cần thiết.
Doc.edu.vn
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiKhu bảo tồn thiên nhiên, trong trường hợp cần thiết, cần được bảo vệ bằng các vùng đệm.
Phạm vi các hoạt động trong vùng đệm cần được phép của cơ quan bảo tồn thiên nhiên.
Chức năng của vùng đệm là loại trừ hay giảm nhẹ tác động bất lợi đối với điều kiện
hay chức năng của các khu bảo tồn thiên nhiên.
Bộ Môi trường và Chính sách vùng chịu trách nhiệm thành lập và quản lý các khu bảo
tồn.
Nam Phi
Hệ thống khu bảo tồn của Nam Phi được phân hạng:
i. khu bảo tồn thiên nhiên đặc biệt;
ii. khu di sản thế giới;
iii. khu rừng phòng hộ đặc biệt; và
iv. lưu vực chân núi.
Các khu bảo tồn ở Nam Phi được phân thành khu bảo tồn quốc gia, khu bảo tồn tỉnh và
khu bảo tồn địa phương. Khi các khu bảo tồn được công bố, kế hoạch quản lý được xây
dựng nhằm bảo vệ, bảo tồn và quản lý các khu bảo tồn.
Bộ Môi trường và Du lịch chịu trách nhiệm thành lập và quản lý hệ thống khu bảo tồn.
Costa Rica
Các khu vực hoang dã được bảo tồn là các khu vực không giới hạn về địa lý, được cấu
thành bởi địa hình, đầm lầy và biển. Những khu vực này được tuyên bố là có ý nghĩa đặc
biệt về hệ sinh thái, sự tồn tại của các loài có nguy cơ tuyệt chủng, có ảnh hưởng đến
những khả năng sinh sản của chúng hay có ý nghĩa lịch sử và văn hoá. Các khu vực này
sẽ được bảo tồn để bảo vệ ĐDSH, đất, nước, văn hoá và dịch vụ của hệ sinh thái nói
chung; Trong quá trình đáp ứng những yêu cầu để thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên
hoang dã của quốc gia, cần xây dựng các báo cáo kỹ thuật tương ứng trong đó đưa ra
những đề xuất và giải pháp phù hợp cho quá trình quản lý. Khi thành lập các khu bảo tồn
cần bảo đảm các quyền lợi trước đó của người dân địa phương, nông dân hay bất kỳ thể
nhân nào sống gần khu vực. Các khu bảo tồn thiên nhiên hoang dã, ngoài những khu vực
của Nhà nước thì có thể là của thành phố, của tư nhân hay kết hợp của cả nhà nước và tư
nhân. Để họ có trách nhiệm cao trong công tác bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh
học của quốc gia, Bộ Môi trường và Năng lượng và các tổ chức công khác khuyến khích
thành lập khu bảo tồn, đồng thời giám sát và giúp đỡ họ trong quá trình quản lý.
Iceland
Doc.edu.vnHệ thống khu bảo tồn của Iceland bao gồm:
i. vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ, công viên địa hạt (thành phố
/tỉnh) và các khu di sản tự nhiên;
ii. Các khu vực khác và các hiện tượng tự nhiên theo Đăng ký Khu bảo tồn thiên
nhiên, và
iii. Khu vực được phân ranh giới trên đất liền hay ở biển được bảo vệ vì bản chất tự
nhiên hay cảnh quan của chúng.
Cục Bảo tồn Thiên nhiên giám sát các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu vực khác được
coi là độc đáo bởi cảnh quan, hệ động vật và hệ thực vật của chúng. Các khu vực bảo tồn
có tầm quan trọng đối với thiên nhiên. Bộ Môi trường chịu trách nhiệm thành lập và quản
lý các khu bảo tồn.
Bungari
Hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên được phân hạng:
i. khu bảo tồn thiên nhiên nghiêm ngặt;
ii. Công viên quốc gia;
iii. Khu di sản tự nhiên;
iv. Khu bảo tồn hoang dã;
v. Công viên công cộng; và
vi. khu bảo vệ.
Hệ thống khu bảo tồn bao gồm: rừng, các khu vực trên cạn và dưới nước. Việc xây dựng
trong các khu bảo tồn chỉ được tiến hành sau khi có sự chấp thuận bằng văn bản của của
Bộ Môi trường.
Các khu bảo tồn được thành lập với các mục đích sau:
• Duy trì các đặc điểm của thiên nhiên;
• giáo dục và nghiên cứu khoa học;
• khôi phục số lượng các loài động, thực vật hay nơi cư trú của chúng; và
• bảo tồn các nguồn gen.
3. Quản lý hệ sinh thái, vùng sinh thái
Slovenia
Doc.edu.vn
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiVề bảo tồn kiểu nơi cư trú, Luật bảo tồn thiên nhiên Slovenia quy định việc duy trì kiểu
nơi cư trú ở trạng thái thuận lợi góp phần bảo tồn hệ sinh thái. Kiểu nơi cư trú ở trạng thái
thuận lợi trong các điều kiện sau: phạm vi tự nhiên và khu vực của nó bao hàm trong
phạm vi chung và ổn định; cấu trúc kiểu nơi cư trú và các quá trình tự nhiên hay sử dụng
hợp lý bảo đảm khả năng tự bảo tồn của nó; không có các quá trình có thể huỷ hoại cấu
trúc và chức năng của nó và do vậy đe doạ khả năng tự bảo tồn trong tương lai dự báo
được; bảo đảm trạng thái thuận lợi của kiểu nơi cư trú đặc trưng.
Khu vực quan trọng sinh thái: Là khu vực của kiểu nơi cư trú, một bộ phận của nó hoặc
đơn vị hệ sinh thái lớn góp phần quan trọng vào bảo tồn đa dạng sinh học. Khu vực quan
trọng sinh thái bao gồm:
i. khu vực kiểu nơi cư trú về đặc trưng sinh học là đặc biệt đa dạng hay được bảo
tồn tốt;
ii. khu vực kiểu nơi cư trú hay đơn vị hệ sinh thái lớn góp phần quan trọng vào duy
trì cân bằng tự nhiên bằng cách phân bố cân bằng về địa lý sinh vật với các khu
vực quan trọng sinh thái khác và bằng cách tạo mạng sinh thái;
iii. đường di trú của động vật;
iv. khu vực đóng góp quan trọng vào dòng gen (genetic flow) giữa các quần thể của
các loài động vật hay thực vật.
Chính phủ xác định khu vực quan trọng về sinh thái và bảo đảm bảo vệ chúng thông qua
các biện pháp bảo vệ các đặc trưng tự nhiên có giá trị; Nguyên tắc thực hiện, chế độ bảo
tồn hay định hướng phát triển cụ thể hoá trong tư liệu là cơ sở nhiệm vụ của quy hoạch
không gian và sử dụng tài sản thiên nhiên.
Khu vực bảo vệ đặc biệt: Là khu vực quan trọng sinh thái, quan trọng để duy trì hay đạt
tình trạng thuận lợi của các loài, nơi cư trú và kiểu nơi cư trú. Chính phủ quy định và bảo
đảm bảo vệ chúng thông qua các biện pháp bảo vệ đặc trưng tự nhiên có giá trị. Nguyên
tắc thực hiện, chế độ bảo vệ hay định hướng phát triển cụ thể hoá trong tư liệu là cơ sở
nhiệm vụ của quy hoạch không gian và sử dụng tài sản thiên nhiên.
Nam Phi
Luật Đa dạng sinh học Nam Phi quy việc xây dựng danh mục cấp quốc gia các hệ sinh
thái bị đe doạ và các hệ sinh thái cần được bảo vệ bao gồm:
i. Các hệ sinh thái bị đe doạ nghiêm trọng, đó là các hệ sinh thái có sự suy giảm
đáng kể về cấu trúc, chức năng hay thành phần do sự can thiệp của con người và
đang có nguy cơ bị biến đổi không thể cứu vãn nổi; Các hệ sinh thái dễ bị tổn
thương;
ii. Các hệ sinh thái cần được bảo vệ, đó là các hệ sinh thái có giá trị bảo tồn cao hoặc
có tầm quan trọng quốc gia hay tỉnh.
Doc.edu.vnPhần Lan
Luật bảo tồn thiên nhiên Phần Lan cấm thay đổi những nơi cư trú tự nhiên sau đây làm
ảnh hưởng đến việc bảo tồn các đặc trưng của khu bảo tồn:
i. Các rừng nhiều loại cây có lá to thay lá hàng năm;
ii. Rừng gỗ phỉ và gỗ trăng;
iii. Bờ cát tự nhiên;
iv. Các thảm cỏ ven biển;
v. Những cồn cát không có cây hay có cây thưa thớt;
vi. Các thảm cây đỗ tùng;
vii. Bãi đất có cây che phủ, và
viii. Các cây to riêng lẻ nổi bật hay một nhóm cây trên khoảng đất trống.
4. Bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật
Trung Quốc
Luật Bảo vệ đời sống hoang dã của Trung Quốc quy định Nhà nước bảo vệ đời sống
hoang dã và môi trường sống của chúng và nghiêm cấm mọi tổ chức, cá nhân săn bắn,
đánh bắt và phá hoại đời sống hoang dã. Các sở, ban, ngành quản lý đời sống hoang dã
các cấp giám sát và quan trắc tác động của môi trường đối với đời sống hoang dã, thường
xuyên tiến hành điều tra các nguồn tài nguyên hoang dã và lưu trữ thông tin. Đồng thời,
Luật cũng có những quy định nghiêm cấm săn bắn, đánh bắt hay giết hại các loài hoang
dã thuộc danh mục được bảo vệ đặc biệt của Nhà nước; khuyến khích thuần hoá và gây
giống các loài hoang dã; nghiêm cấm săn bắn hay đánh bắt các loài hoang dã và các hoạt
động khác làm hại đến đời sống và sinh sản của các loài hoang dã trong các khu bảo tồn
và các khu vực gần khu săn bắt và trong các mùa gần mùa săn bắn v.v... Bất cứ ai đánh
bắt hay giết hại bất hợp pháp các loài hoang dã thuộc danh mục bảo vệ của Nhà nước sẽ
bị khởi tố trách nhiệm hình sự.
Hungary
Luật Bảo tồn thiên nhiên Hungary quy định các hoạt động kinh tế, quản lý hay thương
mại liên quan đến sử dụng và gây ảnh hưởng đến sinh vật hoang dã phải được thực hiện
sao cho duy trì được đa dạng sinh học và tiềm năng của giá trị thiên nhiên và hệ sinh thái
của chúng, đồng thời cấm thu thập hay hủy hoại sinh vật hoang dã, bắt giữ hay hủy
hoại động vật hoang dã bằng các kỹ thuật hay công cụ tra tấn, hủy hoại hàng loạt hoặc
gây thương tổn; cấm thay đổi nhân tạo vật liệu di truyền của sinh vật hoang dã. Các điều
khoản trên không áp dụng đối với các quần thể sinh vật sống được thực hiện vì lợi ích
chăm sóc sức khỏe con người, hay bảo vệ cây trồng hay vật nuôi và đối với việc quản
Doc.edu.vn
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien philý sinh vật sống trong nông nghiệp thông thường.
Slovenia
Luật Bảo tồn thiên nhiên Slovenia quy định thực vật và động vật được sự bảo vệ đặc biệt
của Nhà nước, đồng thời cấm huỷ diệt các loài động vật hay thực vật; cấm làm giảm số
lượng động vật, thực vật của các quần thể, làm suy giảm nơi cư trú hay làm tổn hại điều
kiện sống đến mức các loài trở thành loài bị đe doạ; cấm giết hại, gây tổn hại, bắt từ nơi
hoang dã hay cố ý quấy phá động, thực vật, mà không có lý do chính đáng; cấm huỷ
hoại hay gây tổn hại nơi cư trú của quần thể loài động, thực vật một cách cố ý, mà
không có lý do chính đáng.
Ngoài ra, Luật còn quy định về quản lý bền vững loài động, thực vật quan trọng đối với
bảo tồn loài ở trạng thái thuận lợi, có tính đến các chức năng kinh tế và xã hội. Nếu
cách hay quy mô sử dụng động, thực vật trực tiếp đe dọa tình trạng thuận lợi của
một loài, Bộ chịu trách nhiệm bảo tồn thiên nhiên sẽ hạn chế hay cấm tạm thời việc sử
dụng chúng. Quyết định trên được ban hành với sự nhất trí của Bộ chịu trách nhiệm quản
lý các loài động, thực vật cụ thể. Cơ quan thông qua kế hoạch quản lý sẽ giám sát việc thi
hành và điều chỉnh khi điều kiện thay đổi.
Luật cũng có những quy định cấm nhập nội các loài không phải là loài bản địa, ngoại trừ
nếu được xác định trong quá trình đánh giá nguy cơ đối với thiên nhiên rằng hoạt động
tác động đến thiên nhiên không đe doạ cân bằng tự nhiên hay các thành phần đa dạng
sinh học.
Nhân giống động vật hay thực vật không phải loài bản địa: nhân giống động vật hoặc
thực vật không phải loài bản địa bị giám sát và kiểm soát; Bộ quản lý chịu trách nhiệm
giám sát và kiểm soát nhân giống động vật có thể được săn bán, theo cách phù
hợp.
Nuôi nhốt trong lồng: cấm nuôi giữ loài bản địa và không bản địa trong lồng trong điều
kiện sống không đầy đủ và không chăm sóc cẩn thận; Bộ trưởng Bộ quản lý thống nhất
với Bộ trưởng chịu trách nhiệm về hoạt động thú y, quy định các điều kiện sống và chăm
sóc động vật theo quy định bắt buộc.
Nhân giống động vật: Người định nhân giống loài bản địa và không bản địa phải xin
phép. Tuy nhiên, Bộ trưởng có thể quy định loài động vật mà nhân giống không cần xin
phép vì chúng không đe doạ các loài bản địa. Cấp phép cho động vật thuộc loài không
bản địa phải được ban hành sau khi tiến hành đánh giá nguy cơ rủi ro đối với thiên nhiên.
Mọi người chỉ nhận được phép khi chứng minh đáp ứng các điều kiện liên quan đến tách
biệt khu vực dự định nhân giống động vật khỏi hệ sinh thái liền kề và khu vực định nhân
giống kết nối với hệ sinh thái liền kề bằng các thiết bị giảm nhẹ tác động bất lợ
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
PHÁP LUẬT VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC MỘT SỐ NƯỚC
VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
Đa dạng sinh học (ĐDSH) là sự phong phú và đa dạng của sự sống, có vai trò sống còn
đối với Trái đất. Đa dạng sinh học có nhiều giá trị to lớn, tập trung vào ba nhóm: giá trị
kinh tế, giá trị nhân văn, và giá trị tài nguyên và môi trường. Việc bảo vệ các giá trị của
đa dạng sinh học là mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới. Trên thực tế,
các nước có Luật Đa dạng sinh học đã quản lý và bảo vệ tốt nguồn tài nguyên đa dạng
sinh học, đồng thời hạn chế các họat động làm suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên
và đa dạng sinh học. Vì vậy, việc tham khảo pháp luật nước ngoài về đa dạng sinh học là
hết sức cần thiết cho việc xây dựng pháp luật về đa dạng sinh học ở Việt Nam.
I. Những nội dung chính của pháp luật về đa dạng sinh học của một số nước
1. Quy hoạch bảo tồn thiên nhiên
Hungary
Để xác định nhiệm vụ và chính sách của nhà nước liên quan đến bảo tồn thiên nhiên và
đa dạng sinh học; bảo đảm điều tra, đánh giá, bảo tồn và phục hồi các giá trị thiên nhiên
và cảnh quan, nơi cư trú tự nhiên, các loài động, thực vật hoang dã và các di sản thiên
nhiên; điều phối các nhiệm vụ liên quan, Hungary xây dựng quy hoạch tổng thể bảo tồn
thiên nhiên quốc gia trong khuôn khổ của Chương trình bảo vệ môi trường quốc gia. Quy
hoạch tổng thể bao gồm: xác định ranh giới các khu vực tự nhiên, xác định các quá trình
và hoạt động quan trọng đối với bảo tồn đa dạng sinh học; các yêu cầu chung, nhiệm vụ
của ngành và liên ngành để bảo tồn khu vực tự nhiên và giá trị thiên nhiên; các định
hướng trung hạn và dài hạn để bảo tồn các khu vực và giá trị thiên nhiên cần được bảo
vệ, thành lập các khu bảo tồn mới; các định hướng trung hạn và dài hạn để thành lập và
duy trì mạng sinh thái và hành lang sinh thái; các định hướng trung hạn và dài hạn để
thành lập và duy trì các hệ thống và khu vực nhạy cảm về môi trường; chương trình trung
hạn và dài hạn cho nghiên cứu, phát triển, nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục và phổ biến
hoạt động bảo tồn thiên nhiên; các nguyên tắc thành lập và hoạt động của hệ thống quan
sát, thu thập dữ liệu, đăng ký và đánh giá các giá trị tự nhiên.
Nam Phi
Theo Luật Đa dạng sinh học Nam Phi, quy hoạch đa dạng sinh học bao gồm:
i. Xây dựng Khung ĐDSH quốc gia nhằm cung cấp cách tiếp cận thống nhất, phối
hợp và hài hoà để quản lý ĐDSH cho các cơ quan nhà nước các cấp, các tổ chức
Doc.edu.vnphi chính phủ, khu vực tư nhân, các cộng đồng địa phương, các bên liên quan khác
và công chúng;
ii. Xây dựng Kế hoạch vùng sinh học: xác định các khu vực đạt tiêu chuẩn vùng sinh
học và xây dựng kế hoạch quản lý. Kế hoạch vùng sinh học cần đưa ra những biện
pháp để quản lý ĐDSH và các thành phần của nó một cách hữu hiệu, biện pháp
giám sát kế hoạch. Kế hoạch phải được đánh giá và sửa đổi nội dung để phù hợp ít
nhất là 5 năm một lần;
iii. Xây dựng các kế hoạch quản lý ĐDSH, bao gồm quản lý các hệ sinh thái, các loài
bản địa và các loài di cư. Kế hoạch phải được đánh giá và sửa đổi nội dung để phù
hợp ít nhất là 5 năm một lần. Khung ĐDSH quốc gia, Kế hoạch vùng sinh học và
kế hoạch quản lý ĐDSH phải được xây dựng và thực hiện với sự phối hợp và liên
kết chặt chẽ để tránh trùng lặp và xung đột.
Pêru
Chiến lược Quốc gia về ĐDSH là công cụ chủ yếu để quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh
học nhằm thực hiện các quy định của Luật Bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học
và các mục tiêu của Công ước Đa dạng sinh học. Trong đó, Chiến lược xây dựng các
chương trình và kế hoạch hành động định hướng công tác bảo tồn ĐDSH, sử dụng bền
vững những thành phần ĐDSH, tham gia và chia sẻ hợp lý và công bằng những lợi ích có
được từ việc sử dụng các thành phần ĐDSH; Chiến lược quốc gia, các chương trình và kế
hoạch hành động bảo tồn và sử dụng bền vững ĐDSH được xây dựng với sự tham gia
rộng rãi của cộng đồng. Các kết quả của chiến lược, chương trình và kế hoạch hành động
sẽ được lồng ghép với các kế hoạch và chính sách ưu tiên của quốc gia.
2. Thành lập và quản lý các khu bảo tồn
Hungary
Dựa vào mục tiêu và tầm quan trọng quốc tế, quốc gia để bảo vệ, các khu bảo tồn thiên
nhiên được phân thành:
i. vườn quốc gia,
ii. khu bảo vệ cảnh quan,
iii. khu bảo tồn thiên nhiên, và
iv. khu di tích thiên nhiên.
Việc thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên có tầm quan trọng quốc gia cho mục đích
khoa học (khu bảo tồn khoa học) được bảo vệ nghiêm nghặt. Các vườn quốc gia, khu bảo
vệ cảnh quan, khu bảo tồn thiên nhiên có giá trị khoa học quan trọng quốc tế đạt tiêu
chuẩn là khu bảo vệ sinh quyển. Trong các khu bảo vệ sinh quyển, việc quy hoạch vùng
lõi để bảo vệ trực tiếp các giá trị bảo tồn thiên nhiên nổi tiếng là cần thiết.
Doc.edu.vn
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiKhu bảo tồn thiên nhiên, trong trường hợp cần thiết, cần được bảo vệ bằng các vùng đệm.
Phạm vi các hoạt động trong vùng đệm cần được phép của cơ quan bảo tồn thiên nhiên.
Chức năng của vùng đệm là loại trừ hay giảm nhẹ tác động bất lợi đối với điều kiện
hay chức năng của các khu bảo tồn thiên nhiên.
Bộ Môi trường và Chính sách vùng chịu trách nhiệm thành lập và quản lý các khu bảo
tồn.
Nam Phi
Hệ thống khu bảo tồn của Nam Phi được phân hạng:
i. khu bảo tồn thiên nhiên đặc biệt;
ii. khu di sản thế giới;
iii. khu rừng phòng hộ đặc biệt; và
iv. lưu vực chân núi.
Các khu bảo tồn ở Nam Phi được phân thành khu bảo tồn quốc gia, khu bảo tồn tỉnh và
khu bảo tồn địa phương. Khi các khu bảo tồn được công bố, kế hoạch quản lý được xây
dựng nhằm bảo vệ, bảo tồn và quản lý các khu bảo tồn.
Bộ Môi trường và Du lịch chịu trách nhiệm thành lập và quản lý hệ thống khu bảo tồn.
Costa Rica
Các khu vực hoang dã được bảo tồn là các khu vực không giới hạn về địa lý, được cấu
thành bởi địa hình, đầm lầy và biển. Những khu vực này được tuyên bố là có ý nghĩa đặc
biệt về hệ sinh thái, sự tồn tại của các loài có nguy cơ tuyệt chủng, có ảnh hưởng đến
những khả năng sinh sản của chúng hay có ý nghĩa lịch sử và văn hoá. Các khu vực này
sẽ được bảo tồn để bảo vệ ĐDSH, đất, nước, văn hoá và dịch vụ của hệ sinh thái nói
chung; Trong quá trình đáp ứng những yêu cầu để thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên
hoang dã của quốc gia, cần xây dựng các báo cáo kỹ thuật tương ứng trong đó đưa ra
những đề xuất và giải pháp phù hợp cho quá trình quản lý. Khi thành lập các khu bảo tồn
cần bảo đảm các quyền lợi trước đó của người dân địa phương, nông dân hay bất kỳ thể
nhân nào sống gần khu vực. Các khu bảo tồn thiên nhiên hoang dã, ngoài những khu vực
của Nhà nước thì có thể là của thành phố, của tư nhân hay kết hợp của cả nhà nước và tư
nhân. Để họ có trách nhiệm cao trong công tác bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh
học của quốc gia, Bộ Môi trường và Năng lượng và các tổ chức công khác khuyến khích
thành lập khu bảo tồn, đồng thời giám sát và giúp đỡ họ trong quá trình quản lý.
Iceland
Doc.edu.vnHệ thống khu bảo tồn của Iceland bao gồm:
i. vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ, công viên địa hạt (thành phố
/tỉnh) và các khu di sản tự nhiên;
ii. Các khu vực khác và các hiện tượng tự nhiên theo Đăng ký Khu bảo tồn thiên
nhiên, và
iii. Khu vực được phân ranh giới trên đất liền hay ở biển được bảo vệ vì bản chất tự
nhiên hay cảnh quan của chúng.
Cục Bảo tồn Thiên nhiên giám sát các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu vực khác được
coi là độc đáo bởi cảnh quan, hệ động vật và hệ thực vật của chúng. Các khu vực bảo tồn
có tầm quan trọng đối với thiên nhiên. Bộ Môi trường chịu trách nhiệm thành lập và quản
lý các khu bảo tồn.
Bungari
Hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên được phân hạng:
i. khu bảo tồn thiên nhiên nghiêm ngặt;
ii. Công viên quốc gia;
iii. Khu di sản tự nhiên;
iv. Khu bảo tồn hoang dã;
v. Công viên công cộng; và
vi. khu bảo vệ.
Hệ thống khu bảo tồn bao gồm: rừng, các khu vực trên cạn và dưới nước. Việc xây dựng
trong các khu bảo tồn chỉ được tiến hành sau khi có sự chấp thuận bằng văn bản của của
Bộ Môi trường.
Các khu bảo tồn được thành lập với các mục đích sau:
• Duy trì các đặc điểm của thiên nhiên;
• giáo dục và nghiên cứu khoa học;
• khôi phục số lượng các loài động, thực vật hay nơi cư trú của chúng; và
• bảo tồn các nguồn gen.
3. Quản lý hệ sinh thái, vùng sinh thái
Slovenia
Doc.edu.vn
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiVề bảo tồn kiểu nơi cư trú, Luật bảo tồn thiên nhiên Slovenia quy định việc duy trì kiểu
nơi cư trú ở trạng thái thuận lợi góp phần bảo tồn hệ sinh thái. Kiểu nơi cư trú ở trạng thái
thuận lợi trong các điều kiện sau: phạm vi tự nhiên và khu vực của nó bao hàm trong
phạm vi chung và ổn định; cấu trúc kiểu nơi cư trú và các quá trình tự nhiên hay sử dụng
hợp lý bảo đảm khả năng tự bảo tồn của nó; không có các quá trình có thể huỷ hoại cấu
trúc và chức năng của nó và do vậy đe doạ khả năng tự bảo tồn trong tương lai dự báo
được; bảo đảm trạng thái thuận lợi của kiểu nơi cư trú đặc trưng.
Khu vực quan trọng sinh thái: Là khu vực của kiểu nơi cư trú, một bộ phận của nó hoặc
đơn vị hệ sinh thái lớn góp phần quan trọng vào bảo tồn đa dạng sinh học. Khu vực quan
trọng sinh thái bao gồm:
i. khu vực kiểu nơi cư trú về đặc trưng sinh học là đặc biệt đa dạng hay được bảo
tồn tốt;
ii. khu vực kiểu nơi cư trú hay đơn vị hệ sinh thái lớn góp phần quan trọng vào duy
trì cân bằng tự nhiên bằng cách phân bố cân bằng về địa lý sinh vật với các khu
vực quan trọng sinh thái khác và bằng cách tạo mạng sinh thái;
iii. đường di trú của động vật;
iv. khu vực đóng góp quan trọng vào dòng gen (genetic flow) giữa các quần thể của
các loài động vật hay thực vật.
Chính phủ xác định khu vực quan trọng về sinh thái và bảo đảm bảo vệ chúng thông qua
các biện pháp bảo vệ các đặc trưng tự nhiên có giá trị; Nguyên tắc thực hiện, chế độ bảo
tồn hay định hướng phát triển cụ thể hoá trong tư liệu là cơ sở nhiệm vụ của quy hoạch
không gian và sử dụng tài sản thiên nhiên.
Khu vực bảo vệ đặc biệt: Là khu vực quan trọng sinh thái, quan trọng để duy trì hay đạt
tình trạng thuận lợi của các loài, nơi cư trú và kiểu nơi cư trú. Chính phủ quy định và bảo
đảm bảo vệ chúng thông qua các biện pháp bảo vệ đặc trưng tự nhiên có giá trị. Nguyên
tắc thực hiện, chế độ bảo vệ hay định hướng phát triển cụ thể hoá trong tư liệu là cơ sở
nhiệm vụ của quy hoạch không gian và sử dụng tài sản thiên nhiên.
Nam Phi
Luật Đa dạng sinh học Nam Phi quy việc xây dựng danh mục cấp quốc gia các hệ sinh
thái bị đe doạ và các hệ sinh thái cần được bảo vệ bao gồm:
i. Các hệ sinh thái bị đe doạ nghiêm trọng, đó là các hệ sinh thái có sự suy giảm
đáng kể về cấu trúc, chức năng hay thành phần do sự can thiệp của con người và
đang có nguy cơ bị biến đổi không thể cứu vãn nổi; Các hệ sinh thái dễ bị tổn
thương;
ii. Các hệ sinh thái cần được bảo vệ, đó là các hệ sinh thái có giá trị bảo tồn cao hoặc
có tầm quan trọng quốc gia hay tỉnh.
Doc.edu.vnPhần Lan
Luật bảo tồn thiên nhiên Phần Lan cấm thay đổi những nơi cư trú tự nhiên sau đây làm
ảnh hưởng đến việc bảo tồn các đặc trưng của khu bảo tồn:
i. Các rừng nhiều loại cây có lá to thay lá hàng năm;
ii. Rừng gỗ phỉ và gỗ trăng;
iii. Bờ cát tự nhiên;
iv. Các thảm cỏ ven biển;
v. Những cồn cát không có cây hay có cây thưa thớt;
vi. Các thảm cây đỗ tùng;
vii. Bãi đất có cây che phủ, và
viii. Các cây to riêng lẻ nổi bật hay một nhóm cây trên khoảng đất trống.
4. Bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật
Trung Quốc
Luật Bảo vệ đời sống hoang dã của Trung Quốc quy định Nhà nước bảo vệ đời sống
hoang dã và môi trường sống của chúng và nghiêm cấm mọi tổ chức, cá nhân săn bắn,
đánh bắt và phá hoại đời sống hoang dã. Các sở, ban, ngành quản lý đời sống hoang dã
các cấp giám sát và quan trắc tác động của môi trường đối với đời sống hoang dã, thường
xuyên tiến hành điều tra các nguồn tài nguyên hoang dã và lưu trữ thông tin. Đồng thời,
Luật cũng có những quy định nghiêm cấm săn bắn, đánh bắt hay giết hại các loài hoang
dã thuộc danh mục được bảo vệ đặc biệt của Nhà nước; khuyến khích thuần hoá và gây
giống các loài hoang dã; nghiêm cấm săn bắn hay đánh bắt các loài hoang dã và các hoạt
động khác làm hại đến đời sống và sinh sản của các loài hoang dã trong các khu bảo tồn
và các khu vực gần khu săn bắt và trong các mùa gần mùa săn bắn v.v... Bất cứ ai đánh
bắt hay giết hại bất hợp pháp các loài hoang dã thuộc danh mục bảo vệ của Nhà nước sẽ
bị khởi tố trách nhiệm hình sự.
Hungary
Luật Bảo tồn thiên nhiên Hungary quy định các hoạt động kinh tế, quản lý hay thương
mại liên quan đến sử dụng và gây ảnh hưởng đến sinh vật hoang dã phải được thực hiện
sao cho duy trì được đa dạng sinh học và tiềm năng của giá trị thiên nhiên và hệ sinh thái
của chúng, đồng thời cấm thu thập hay hủy hoại sinh vật hoang dã, bắt giữ hay hủy
hoại động vật hoang dã bằng các kỹ thuật hay công cụ tra tấn, hủy hoại hàng loạt hoặc
gây thương tổn; cấm thay đổi nhân tạo vật liệu di truyền của sinh vật hoang dã. Các điều
khoản trên không áp dụng đối với các quần thể sinh vật sống được thực hiện vì lợi ích
chăm sóc sức khỏe con người, hay bảo vệ cây trồng hay vật nuôi và đối với việc quản
Doc.edu.vn
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien philý sinh vật sống trong nông nghiệp thông thường.
Slovenia
Luật Bảo tồn thiên nhiên Slovenia quy định thực vật và động vật được sự bảo vệ đặc biệt
của Nhà nước, đồng thời cấm huỷ diệt các loài động vật hay thực vật; cấm làm giảm số
lượng động vật, thực vật của các quần thể, làm suy giảm nơi cư trú hay làm tổn hại điều
kiện sống đến mức các loài trở thành loài bị đe doạ; cấm giết hại, gây tổn hại, bắt từ nơi
hoang dã hay cố ý quấy phá động, thực vật, mà không có lý do chính đáng; cấm huỷ
hoại hay gây tổn hại nơi cư trú của quần thể loài động, thực vật một cách cố ý, mà
không có lý do chính đáng.
Ngoài ra, Luật còn quy định về quản lý bền vững loài động, thực vật quan trọng đối với
bảo tồn loài ở trạng thái thuận lợi, có tính đến các chức năng kinh tế và xã hội. Nếu
cách hay quy mô sử dụng động, thực vật trực tiếp đe dọa tình trạng thuận lợi của
một loài, Bộ chịu trách nhiệm bảo tồn thiên nhiên sẽ hạn chế hay cấm tạm thời việc sử
dụng chúng. Quyết định trên được ban hành với sự nhất trí của Bộ chịu trách nhiệm quản
lý các loài động, thực vật cụ thể. Cơ quan thông qua kế hoạch quản lý sẽ giám sát việc thi
hành và điều chỉnh khi điều kiện thay đổi.
Luật cũng có những quy định cấm nhập nội các loài không phải là loài bản địa, ngoại trừ
nếu được xác định trong quá trình đánh giá nguy cơ đối với thiên nhiên rằng hoạt động
tác động đến thiên nhiên không đe doạ cân bằng tự nhiên hay các thành phần đa dạng
sinh học.
Nhân giống động vật hay thực vật không phải loài bản địa: nhân giống động vật hoặc
thực vật không phải loài bản địa bị giám sát và kiểm soát; Bộ quản lý chịu trách nhiệm
giám sát và kiểm soát nhân giống động vật có thể được săn bán, theo cách phù
hợp.
Nuôi nhốt trong lồng: cấm nuôi giữ loài bản địa và không bản địa trong lồng trong điều
kiện sống không đầy đủ và không chăm sóc cẩn thận; Bộ trưởng Bộ quản lý thống nhất
với Bộ trưởng chịu trách nhiệm về hoạt động thú y, quy định các điều kiện sống và chăm
sóc động vật theo quy định bắt buộc.
Nhân giống động vật: Người định nhân giống loài bản địa và không bản địa phải xin
phép. Tuy nhiên, Bộ trưởng có thể quy định loài động vật mà nhân giống không cần xin
phép vì chúng không đe doạ các loài bản địa. Cấp phép cho động vật thuộc loài không
bản địa phải được ban hành sau khi tiến hành đánh giá nguy cơ rủi ro đối với thiên nhiên.
Mọi người chỉ nhận được phép khi chứng minh đáp ứng các điều kiện liên quan đến tách
biệt khu vực dự định nhân giống động vật khỏi hệ sinh thái liền kề và khu vực định nhân
giống kết nối với hệ sinh thái liền kề bằng các thiết bị giảm nhẹ tác động bất lợ
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: