Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Cơ quan hành chính
Miêu tả: Luận văn ThS. Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về tham nhũng; phòng, chống tham nhũng từ phương diện giáo dục pháp luật đối với cán bộ, công chức trong bộ máy cơ quan hành chính nhà nước. Đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ công chức và công tác giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho cán bộ, công chức trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam. Từ thực trạng đó, đưa ra những yêu cầu, quan điểm và đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm đổi mới công tác giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước giai đoạn hiện nay.

1.Tính cấp thiết của đề tài.
Trong những năm qua, công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng
và lãnh đạo đã thu được những thành tựu quan trọng, song đất nước ta
cũng còn gặp nhiều khó khăn, trong đó có sự hoành hành của tệ tham
nhũng. Tham nhũng đã trở thành "quốc nạn". Tham nhũng cản trở quá
trình phát triển kinh tế. Tham nhũng làm đảo lộn các giá trị đạo đức.
Tham nhũng làm vẩn đục các quan hệ xã hội. Do vậy, công tác phòng
ngừa, đấu tranh chống tham nhũng luôn được coi là nhiệm vụ chiến
lược của Đảng và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện
nay mà Thanh tra Nhà nước giữ một vai trò quan trọng trong công tác
phòng, chống tham nhũng.
Tham nhũng là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất của các
chế độ xã hội và đặc biệt nguy hiểm đối với chế độ xã hội chủ nghĩa
Việt Nam. Trước hết, nó làm tha hoá bộ máy Nhà nước, làm hư hỏng
đội ngũ cán bộ, nhất là những viên chức ở cấp cao, có quyền lớn.
Những cán bộ, viên chức có hành vi tham nhũng mất đi khả năng điều
hành, xử lý công việc một cách đúng đắn. Một khi chính họ đã trở
thành những kẻ phạm pháp thì nói gì đến chức năng "Cầm cân nẩy
mực" trong đời sống xã hội. Tham nhũng làm cho nhân dân mất tin
tưởng, thậm chí bất bình, oán thán bộ máy Nhà nước, do đó làm cho
Nhà nước tách rời, thậm chí đối lập với nhân dân. Điều này đặc biệt
nguy hiểm đối với Nhà nước ta, bởi nó như một sự làm trái, thậm chí
phản bội lại những lý tưởng cao cả mà quần chúng vẫn tin tưởng hết

lòng hy sinh phấn đấu. Trong cơ chế thị trường hiện nay, ngoài những
thế mạnh cần được phát huy để phát triển kinh tế, xã hội, cơ chế thị
trường còn có những tồn tại nhất định, trong đó nạn tham nhũng đang
có xu hướng nẩy nở lan rộng, trở thành một trong bốn nguy cơ của sự
nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta và đã thật sự trở
thành quốc nạn.
Công tác PCTN đã trở thành một yêu cầu bức xúc của toàn xã hội,
đòi hỏi phải phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, tư
tưởng, tổ chức của từng thành viên trong xã hội. Một trong những giải
pháp quan trọng nhằm PCTN có hiệu quả đó là công tác giáo dục pháp
luật về PCTN cho mọi chủ thể nhằm góp phần nâng cao ý thức tuân thủ
pháp luật của các tầng lớp nhân dân, không những thế còn góp phần
nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật và hiệu quả quản lý nhà nước.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác GDPL, trong những năm qua,
các cơ quan nhà nước, các cơ sở, các tổ chức đã rất quan tâm đến công
tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCTN đăc biệt cho
đối tượng là đội ngũ cán bộ, công chức, vì vậy công tác này đã đạt được
những kết quả nhất định. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đó, hiệu
quả công tác giáo dục pháp luật về PCTN cho đội ngũ cán bộ, công
chức trong cơ quan hành chính còn bộc lộ những hạn chế sau đây:
Thứ nhất, hoạt động thông tin, tuyên truyền pháp luật của các cơ quan, tổ
chức nhiều khi chưa gắn kết chặt chẽ với việc thực hiện các nhiệm vụ chính
trị. Việc xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật
hàng năm chưa đều, chất lượng chưa cao. Các văn bản pháp luật về phòng,
chống tham nhũng thời gian qua được sửa đổi, bổ sung nhiều lần, song một số

văn bản không được tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt thường xuyên,
nên quá trình triển khai thực hiện còn thiếu thống nhất, công dân, cơ quan, tổ
chức gặp khó khăn khi thực hiện các quy định pháp luật.
Thứ hai, nội dung giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng,
chống tham nhũng chưa phong phú, đa dạng, chưa được chuẩn hoá. Đối tượng
được tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng còn hẹp, thời gian
qua mới tập trung vào thực hiện Đề án 137 đưa nội dung phòng, chống tham
nhũng vào chương trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng. Bên cạnh đó hình thức,
phương pháp tuyên truyền còn đơn điệu, tự phát, thiếu sự gắn kết giữa các
hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật; chưa thu hút được sự tham gia
sâu của báo chí và các phương tiện thông tin chúng.
Thứ ba, các cơ quan, tổ chức làm công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ
biến pháp luật về PCTN chưa có đội ngũ báo cáo viên được trang bị đầy đủ
kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, phổ biến pháp luật; nghiệp vụ về công tác
tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa được nghiên cứu, hướng dẫn đầy đủ, do
vậy, khi triển khai tuyên truyền, phổ biến pháp luật đã gặp nhiều khó khăn,
nhất là khâu tổ chức và mời báo cáo viên.
Thứ tư, điều kiện về trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động
tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng cũng còn
khiêm tốn; kinh phí phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhiều
khi chưa được ưu tiên, đảm bảo.
Trước những hạn chế, bất cập nêu trên thì cần triển khai nghiên cứu
thấu đáo về công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng,
chống tham nhũng, tạo cơ sở nâng cao hiệu quả việc tuyên truyền, phổ biến
trong thực tế, qua đó góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các
cơ quan nhà nước. Do vậy, vấn đề đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục pháp luật nói
chung và pháp luật về PCTN nói riêng cho đội ngũ cán bộ, công chức trong
hệ thống cơ quan là vô cùng quan trọng và cần thiết. Với lý do đó, tôi
chọn đề tài “Phòng, chống tham nhũng từ phương diện giáo dục pháp
luật đối với cán bộ, công chức bộ máy hành chính nhà nước” làm luận
văn tốt nghiệp Thạc sỹ luật học chuyên ngành lý luận và lịch sử nhà
nước và pháp luật của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Có thể nói rằng GDPL là một vấn đề mang tính cấp thiết của nước ta
trong giai đoạn hiện nay. Đây cũng là vấn đề được các nhà khoa học, nhà
nghiên cứu quan tâm. Trong thực tế đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về
lĩnh vực này đã được công bố như:
- Luận án Phó tiến sĩ của Lê Đình Khiêm (1993), Nâng cao ý thức pháp
luật của đội ngũ cán bộ quản lý hành chính ở nước ta hiện nay, Hà Nội.
- Xây dựng ý thức pháp luật và lối sống theo pháp luật(1995), do
TSKH Đào Trí Úc chủ biên, Hà Nội.
- Một số vấn đề giáo dục pháp luật ở miền núi và vùng dân tộc thiểu
số(1996), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- Luận án tiến sĩ của Dương Thanh Mai (1996), Công tác tuyên truyền
giáo dục pháp luật ở nước ta – thực trạng và giải pháp;
- Một số vấn đề về giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay(1997),
của Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật Bộ Tư pháp, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
- Đề tài khoa học cấp Bộ của Viện nhà nước và Pháp luật, Học viện
chính trị Quốc gia (2000), Đổi mới giáo dục pháp luật trong hệ thống các
Trường chính trị ở nước ta hiện nay, Hà Nội.
- Luận văn thạc sĩ luật học của Trần Văn Trầm(2002), Giáo dục pháp
luật cho cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh Bình Định, Hà Nội .
nhân dân đăc̣ biêṭ là của đôị ngũ cán bô ̣, công chứ c về chủ trương , đường lối,
chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước . Đối với đội ngũ cán bộ , công
chức, nhiều cán bộ, công chức trong bô ̣máy hành chính nhà nướ c đã trưởng
thành về phẩm chất chính trị; tư duy lý luận; năng lực, trình độ chuyên môn…
Đa số cán bộ, công chức gương mẫu thực hiện các nhiệm vụ chính trị được
giao, trưởng thành trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện chính tri ̣của mình . Tuy
nhiên, bên cạnh những kết quả đó vẫn còn những trường hợp người dân, cán
bộ, công chức do không hiểu rõ các quy định pháp luật nên đã gây khó khăn
cho hoạt động quản lý nhà nướ c ; vẫn còn những trường hợp cán bộ , công
chức vi phạm các quy định pháp luật trong liñ h vưc̣ phòng , chống tham
nhũng. Nguyên nhân của tình trạng này một phần là do ở các cơ quan, địa
phương nơi cán bộ, công chức và nhân dân sinh sống, làm việc chưa thực hiện
tốt việc giáo duc̣ , tuyên truyền , phổ biến pháp luật . Việc giáo duc̣ , tuyên
truyền, phổ biến chưa bám sát các yêu cầu đặt ra của Đảng và Nhà nước về
công tác tuyên truyền.
Như trên đã nêu, sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khi nói về viêc̣ giáo
dục, tuyên truyền đã khẳng định: Tuyên truyền là đem một việc gì nói cho dân
hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Nếu không đạt được mục đích đó là tuyên
truyền thất bại. Muốn thành công phải biết cách tuyên truyền; phải biết cách
nói. Nói thì phải đơn giản, rõ ràng, thiết thực. Phải có đầu, có đuôi, sao cho ai
cũng hiểu được, nhớ được. Chớ dùng những danh từ lạ, ít người hiểu. Chớ nói
ra ngoài đề, chớ lắp đi lắp lại. Chớ nói qua một tiếng đồng hồ, vì nói dài thì
người ta chán tai. Không thích nghe nữa. Phải có lễ độ. Vì vậy, tuyên truyền
phổ biến, pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống
tham nhũng thời gian tới trước hết phải quán triệt những tư tưởng của Bác về
công tác tuyên truyền. Đồng thời, phải luôn quán triệt các quan điểm của
Đảng, Nhà nước ta về việc giáo duc̣ , tuyên truyền , phố biến pháp luật nói
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

khsv

Member
huhu, các link của tất cả tài liệu đều không hoạt động ạ, admin cho mình xin link active với, mình đang cần tài liệu về chủ đề này, Thank !
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top