Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Nghiên cứu quy định chung về các tội phạm tham nhũng, các biện pháp phòng ngừa đối với loại tội phạm này. Phân tích, đánh giá thực trạng tội phạm về tham nhũng ở Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2004 qua các báo cáo tổng kết và các bảng số liệu về các tội phạm tham nhũng của các cơ quan tư pháp và tình hình tổ chức các biện pháp phòng ngừa tội phạm tham nhũng ở nước ta. Đưa ra các dự báo kinh tế, xã hội ở Việt Nam cũng như trên thế giới và sự tác động của các yếu tố này tới tình hình tham nhũng và các tội phạm tham nhũng ở Việt Nam. Qua đó dự báo tình hình tội phạm về tham nhũng ở nước ta đến năm 2010 và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức phòng ngừa các tội phạm về tham nhũng ở Việt Nam
Chươn
g 1
Nhận thức chung về phòng ngừa các tội phạm
về tham nhũng. 6
1.1 Nhận thức chung về các tội phạm về tham nhũng 6
1.1.1 Khái niệm các tội phạm về tham nhũng 6
1.1.2
Lịch sử phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam về các tội
phạm về tham nhũng 11
1.1.3 Các dấu hiệu pháp lý về các tội phạm về tham nhũng 26
1.2 Lý luận phòng ngừa các tội phạm về tham nhũng 32
1.2.1
Cơ sở xây dựng các biện pháp phòng ngừa các tội phạm về
tham nhũng
32
1.2.2 Các biện pháp phòng ngừa các tội phạm về tham nhũng 34
Chươn
g 2
Thực trạng phòng ngừa các tội phạm về tham nhũng ở Việt Nam 40
2.1
Tình hình các tội phạm về tham nhũng ở Việt Nam từ
năm 2000 đến năm 2004 40
2.1.1 Số liệu tình hình các tội phạm về tham nhũng 40
2.1.2
Những đặc điểm nhân thân của những người phạm cá tội
phạm về tham nhũng 53
2.1.3 Nguyên nhân và điều kiện của các tội phạm về tham nhũng 57
2.2
Tình hình tổ chức các biện pháp phòng ngừa các tội phạm
về tham nhũng 75
2.2.1
Đánh giá chung về thực tiễn áp dụng các biện pháp phòng
ngừa tội phạm và tình hình tổ chức phòng ngừa tội phạm hiện
nay ở nước ta.
75
2.2.2 Những kết quả đạt được trong tổ chức các biện pháp phòng 77
ngừa các tội phạm về tham nhũng
2.2.3
Những tồn tại, thiếu sót trong tổ chức các biện pháp phòng
ngừa các tội phạm về tham nhũng 81
2.2.4
Nguyên nhân của những tồn tại, thiếu sót trong tổ chức các
biện pháp phòng ngừa các tội phạm về tham nhũng 83
Chươn
g 3
Nâng cao hiệu quả tổ chức phòng ngừa các tội phạm về tham nhũng
ở Việt Nam 87
3.1
Một số dự báo tình hình các tội phạm về tham nhũng ở
nước ta đến năm 2010 87
3.1.1
Những yếu tố có ảnh hưởng đến tình hình tội phạm tham
nhũng đến năm 2010 87
3.1.2 Diễn biến tình hình tội phạm tham nhũng đến năm 2010 89
3.2
Nâng cao hiệu quả tổ chức các biện pháp phòng ngừa
chung
90
3.2.1 Các biện pháp pháp luật 90
3.2.2 Các biện pháp về cơ chế, chính sách 93
3.2.3 Các biện pháp quản lý nhà nước về kinh tế 96
3.2.4 Các biện pháp thanh tra, kiểm tra, giám sát 98
3.2.5 Các biện pháp cải cách hành chính 100
3.3
Nâng cao hiệu quả tổ chức các biện pháp phòng ngừa
riêng đối với cán bộ, công chức 101
3.3.1 Các biện pháp quản lý cán bộ, công chức 101
3.3.2
Các biện pháp quản lý thu nhập và kê khai tài sản của cán bộ,
công chức
104
3.3.3 Các biện pháp giám sát của xã hội 107
3.4 Các biện pháp khác 111
3.4.1 Thành lập cơ quan chuyên trách chống tham nhũng 111
Kết luận 114
Danh mục tài liệu tham khảo 116
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tham nhũng hiện nay là vấn đề bức xúc, nhức nhối và hết sức lo ngại
của tất cả những nhà lãnh đạo, những người cầm quyền và toàn thể nhân dân
không chỉ của Việt Nam mà ở hầu hết các nước trên thế giới. Tại Việt Nam,
tham nhũng là mối quan tâm lớn nhất và thường xuyên của Đảng và Nhà
nước, bởi nó vẫn ở mức độ trầm trọng, phức tạp, gây thiệt hại không những về
tiền bạc, tài sản cho Nhà nước, xã hội mà nó còn làm tha hóa đội ngũ cán bộ,
công chức trong các cơ quan, tổ chức xã hội liên quan đến cả cán bộ cao cấp,
giữ cương vị chủ chốt trong các cơ quan của Đảng và của Nhà nước, làm xói
mòn lòng tin của nhân dân, trực tiếp cản trở, đe dọa công cuộc phát triển của
đất nước ta. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã khẳng định:
“Tham nhũng là một trong những nguy cơ cản trở công cuộc đổi mới, tham
nhũng là giặc nội xâm, là quốc nạn”.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm và tập
trung đấu tranh với các tội phạm về tham nhũng nhưng hiệu quả đạt được
chưa cao, các cơ quan chức năng đã phát hiện, khám phá hàng ngàn vụ án với
số tiền phạm pháp lên đến hàng tỷ đồng. Tuy nhiên, số vụ bị phát hiện và xử
lý so với số vụ xảy ra mới chỉ ở mức độ hết sức khiêm tốn, công tác đấu tranh
khi các tội phạm về tham nhũng đã xảy ra và hậu quả nặng nề, nghiêm trọng
đã gây ra cho xã hội. Trong khi đó, công tác phòng ngừa các tội phạm về
tham nhũng còn nhiều bất cập, thiết sót, không ngăn chặn, hạn chế được tình
trạng tham nhũng xảy ra khá phổ biến hiện nay ở nước ta. Vì vậy phòng ngừa
tội phạm nói chung, phòng ngừa các tội phạm về tham nhũng nói riêng có ý
nghĩa cực kỳ to lớn. Nó sẽ hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả xảy ra cho xã
hội, ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tình trạng tham nhũng. Góp phần quan
trọng vào việc khôi phục kỷ cương phép nước, tăng cường sức mạnh, nâng
cao hiệu quả hoạt động của Nhà nước ta, củng cố lòng tin của quần chúng
nhân dân, làm trong sạch đội ngũ cán bộ, làm lành mạnh các quan hệ xã hội
và thực hiện công bằng xã hội. Với lý do nêu trên, nhằm đáp ứng được tính
cấp thiết, thực tế đòi hỏi hiện nay và mong muốn góp một phần công sức của
mình vào công cuộc phòng ngừa chung đó, tui đã mạnh dạn và quyết định
chọn đề tài: “Phòng ngừa các tội phạm về tham nhũng ở Việt Nam” làm luận
văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Phòng ngừa và chống các tội phạm tham nhũng đã được đề cập, nghiên
cứu trong một số công trình khoa học, bài viết đăng trên các báo và tạp chí,
các luận văn cụ thể là: luận văn cao học được bảo vệ tại Viện nghiên cứu Nhà
nước và Pháp luật như: Chính sách hình sự về đấu tranh chống tham nhũng
trong giai đoạn hiện nay của Ngô Quang Liễn; Đấu tranh phòng, chống tội
tham ô của Đặng Ngọc Quý; Đấu tranh phòng, chống các tội hối lộ, tham
nhũng và cơ chế pháp lý hành chính nhà nước cơ bản về tham nhũng của
Nguyễn Văn Lam; Đấu tranh phòng, chống tội phạm tham nhũng trong Quân
đội - những khía cạnh tội phạm học của Học viên Nguyễn Văn Huân. Một số
luận văn cao học được bảo vệ tại khoa Luật - ĐHQGHN như: Đấu tranh
phòng, chống các tội tham nhũng tại thành phố Hồ Chí Minh của Dương
Ngọc Hải; Một số vấn đề về nhóm tội phạm tham nhũng trong luật hình sự
Việt Nam và việc đấu tranh phòng, chống tội phạm tham nhũng trong quân
đội của Nguyễn Văn Hải. Một số bài viết như: Đặc điểm tham nhũng ở Việt
Nam của tác giả Nguyễn Ngọc Chí; Tệ nạn tham nhũng: căn nguyên sâu xa và
biện pháp phòng, chống của Nguyễn Đình Gấm v.v…
Do thực tiễn phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm nói chung, tội
phạm tham nhũng nói riêng đang diễn ra hàng ngày với những biến động,
thay đổi thường xuyên do tác động của những yếu tố kinh tế, xã hội, pháp lý
khác nhau. Trong khi các công trình nghiên cứu trên chỉ đề cập vấn đề lí luận
chung dưới góc độ luật hình sự về các tội phạm tham nhũng hay phân tích
các quy phạm của pháp luật hình sự thực định về loại tội phạm này hay phân
cảm, khách quan và công bằng trong việc phát hiện, đưa ra công luận những
vụ tham nhũng lớn. Nhà báo không được lợi dụng lợi thế nghề nghiệp để
thông tin bịa đặt hay không chuẩn xác, thông tin theo kiểu quy chụp, suy
diễn vô căn cứ. Khi viết sai phải cải chính và xử lý theo luật báo chí. Phải lựa
chọn những vụ việc trọng điểm, chính xác, không đưa tràn lan. Các vụ việc
một khi báo chí lựa chọn đưa lên công luận thì các cơ quan bảo vệ pháp luật
phải xử lý kiên quyết, công minh. Và phải thực hiện cơ chế phối hợp giữa báo
chí với các cơ quan chức năng, các cơ quan bảo vệ pháp luật, trong đó có cơ
chế cung cấp thông tin, góp ý định hướng thông tin giúp báo chí đảm bảo độ
chính xác của thông tin, bảo đảm đúng pháp luật.
Tự do thông tin được thúc đẩy thông qua một nền báo chí tự do mà
tự do báo chí quan trọng không kém gì một bộ máy tư pháp độc lập với tư
cách là một trong hai quyền lực song hành có thể có tác dụng như một cản lực
mạnh mẽ đối với tham nhũng trong đời sống công cộng. Mức độ độc lập của
phương tiện thông tin đại chúng là mức độ mà theo đó chúng có thể trở thành
những cơ quan giám sát hữu hiệu của công chúng đối với hành vi của quan
chức công cộng. Cũng như cơ quan lập pháp phải đặt cơ quan hành pháp dưới
sự giám sát hàng ngày, phương tiện thông tin đại chúng phải theo dõi một
cách mẫn cán cả nhánh hành pháp lẫn lập pháp trong vấn đề tham nhũng [19,
tr.192].
Có thể nói, các chiến dịch vận động phòng ngừa, phát hiện xử lý tham
nhũng không thể thành công được nếu không có sự ủng hộ của công chúng.
Phát động quần chúng nhân dân tham gia đông đảo vào công cuộc phòng
ngừa, đấu tranh chống tham nhũng chính là chúng ta đã tạo ra sức mạnh tổng
hợp to lớn để phòng ngừa tham nhũng có hiệu quả.
3.4. Các biện pháp khác
3.4.1. Thành lập Cơ quan chuyên trách phòng, chống tham nhũng
Việc phòng ngừa, đấu tranh chống tham nhũng là trách nhiệm của toàn
Đảng, của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và của toàn thể quần
tầng lớp trong xã hội. Việc phòng ngừa, ngăn chặn tham nhũng ngay tại cơ sở
là biện pháp tốt vì tại cơ sở có điều kiện trực tiếp giám sát dễ dàng và kịp thời
phát hiện các biểu hiện của tham nhũng. Tuy nhiên, việc phòng ngừa, ngăn
chặn tham nhũng cần có chương trình, kế hoạch tổng thể trên cơ sở có một cơ
quan chuyên trách đảm nhận công việc này. Hơn thế nữa, một cơ quan chuyên
trách có quyền lực độc lập tương đối sẽ có khả năng can thiệp một cách khách
quan và có điều kiện liên kết mọi lực lượng phòng ngừa, chống tham nhũng
trong xã hội, đặc biệt là có khả năng thu hút sự ủng hộ rộng rãi của công
chúng vào hoạt động giám sát, tố cáo, đấu tranh với những biểu hiện tham
nhũng.
Theo quy định tại Điều 6 và Điều 36 Công ước Liên hợp quốc về chống
tham nhũng thì việc thành lập cơ quan (lực lượng phòng, chống tham nhũng
chuyên trách) nhằm thực hiện, giám sát và phối hợp việc thi hành các chính
sách, hành động chống tham nhũng và hợp tác quốc tế về phòng, chống tham
nhũng. Nhằm thực hiện nỗ lực phòng, chống việc tẩy rửa tài sản do phạm tội
tham nhũng mà có, tăng cường kiểm soát và thu hồi các tài sản này. Các quốc
gia thành viên cần đảm bảo sự độc lập cần thiết cho cơ quan nói trên để có thể
thực hiện chức năng của mình một cách hiệu quả và không chịu bất kỳ sự can
thiệp trái pháp luật nào. cần cung cấp phương tiện vật chất, đội ngũ cán
bộ chuyên trách cũng như đào tạo đội ngũ cán bộ này để họ có thể thực hiện
tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Hiện tại, Việt Nam chưa có các cơ quan
theo yêu cầu trên. Tuy vậy, việc thành lập các cơ quan đó không phải là nghĩa
vụ mang tính ràng buộc pháp lý. Việc thành lập các cơ quan đó sẽ được thực
hiện trên cơ sở pháp luật Việt Nam và tình hình thực tế của Việt Nam.
Nhằm đảm bảo tương trợ tư pháp đạt hiệu quả cao nhất, tại khoản 13
Điều 46 Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng quy định: các quốc
gia thành viên phải chỉ định một cơ quan trung ương có trách nhiệm và quyền
hạn tiếp nhận các yêu cầu tương trợ pháp lý liên quan đến điều tra, truy tố, xét
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

khsv

Member
xin lỗi chủ post, link trên đã die bạn có thể gửi giúp mình link download được không. Thank bạn !
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D các biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất cho các cảng container tại khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh Khoa học kỹ thuật 0
C Phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho các khoản thu và chi tại công ty cổ phần SAVIMEX Luận văn Kinh tế 0
D Phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho các khoản thu – chi tại công ty CP hợp tác kinh tế và xuất nhập khẩu Savimex Khoa học Tự nhiên 0
A Các rủi ro thường gặp, giải pháp hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Agribank 6 Kiến trúc, xây dựng 0
P Gian lận thuế giá trị gia tăng trong các doanh nghiệp thương mại Thực trạng và biện pháp phòng ngừa Luận văn Kinh tế 0
B Các biện pháp phòng ngừa rủi ro lãI suất trong ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
A Một số biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt nam Luận văn Kinh tế 2
S hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức Tín Dụng Chứng Từ tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
C Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam Luận văn Luật 1
K [Free] Các phương pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất trong điều kiện Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top