Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Quan điểm lịch sử cụ thể với công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
A. ĐẶT VẤN ĐỀ 2
B. NỘI DUNG 3
1. Quan điểm lịch sử cụ thể. 3
1.1. Cơ sở lý luận của quan điểm lịch sử cụ thể. 3
1.2. Phương pháp luận của quan điểm lịch sử cụ thể. 4
1.3. Ý nghĩa của việc vận dụng quan điểm lịch sử cụ thể. 5
2. Công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam dưới góc nhìn quan điểm lịch sử cụ thể. 5
2.1. Những đặc thù của công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. 5
2.2. Thực trạng xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của Việt Nam trong điều kiện những cụ thể. 8
3. Bài học từ vận dụng quan điểm lịch sử cụ thể vào công cuộc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam 11
3.1. Sự cần thiết việc vận dụng quan điểm lịch sử cụ thể vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. 11
3.2. Một số giải pháp phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 12
C. KẾT LUẬN 15
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, nền kinh tế thị trường đã có những bước tiến lớn và ngày càng có quan hệ chặt chẽ với đời sống con người. Thị trường trở thành khâu then chốt trong hoạt động kinh tế của cả loài người, gắn liền quá trình từ sản xuất đến tiêu dùng. Đối với Việt Nam, việc chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lĩnh vực kinh tế. Bước ngoặt này thực sự là một cuộc tổng kết thực tiễn, đánh dấu sự chín muồi về tư duy kinh tế của Đảng ta. Sự kiện này cũng chứng tỏ rằng, tư duy mới của chúng ta không chỉ phù hợp với kinh nghiệm mà còn là sự trở lại đúng quy luật phát triển tự nhiên của nền kinh tế. Để tìm ra đường lối đúng đắn không những phải dựa trên những quy luật khách quan mà còn phải phù hợp với đặc thù của Việt Nam qua từng thời kỳ, phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới và thời đại. Việc kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa Mác – Lênin muốn đạt được hiệu quả và có những bước đi đúng đắn phải nắm được bản chất, linh hồn sống của chủ nghĩa Mác đó là phân tích cụ thể mỗi tình hình cụ thể. Nói cách khác, phải luôn đứng trên quan điểm lịch sử cụ thể khi vận dụng chủ nghĩa Mác hay xây dựng một đường lối, chính sách. Cơ sở khoa học, bài học thực tiễn từ công cuộc xây dựng và phát triển của Việt Nam đặt ra yêu cầu cần quán triệt quan điểm lịch sử cụ thể trong mọi tình huống. Thấy được tầm quan trọng của việc xem xét mọi vấn đề trên quan điểm lịch sử cụ thể, em lựa chọn đề tài “Quan điểm lịch sử cụ thể với công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay”.
B.
C. NỘI DUNG
1. Quan điểm lịch sử cụ thể.
1.1. Cơ sở lý luận của quan điểm lịch sử cụ thể.
Xuất phát từ hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển. Về mối liên hệ phổ biến, mọi sự vật, hiện tượng đều tồn tại trong mối liên hệ phổ biến, chúng nương tựa, ràng buộc và quy định lẫn nhau. Mọi sự vật đều tồn tại, vận động và phát triển trong không gian, thời gian nhất định và mang dấu ấn của không gian, thời gian đó. Điều này đặt ra yêu cầu khi xem xét và giải quyết một vấn đề cần thiết phải chú ý đúng mức tới hoàn cảnh cụ thể đã làm phát sinh vấn đề đó, tới sự ra đời và phát triển của nó và sự phát triển của nó tới bối cảnh hiện thực cả khách quan lẫn chủ quan. Khi xem xét một quan điểm, một luận thuyết cũng phải đặt nó trong mối quan hệ như vậy. Chân lý sẽ trở thành sai lầm nếu nó bị đẩy ra ngoài giới hạn tồn tại của nó. Nguyên lý về sự phát triển, mọi sự vật, hiện tượng khi đang tồn tại là nó thì trong bản thân nó đã xuất hiện những tiền đề, mầm mống, khuynh hướng của cái mới mà trong những điều kiện nhất định sẽ biến thành cái mới. Do đó khi xem xét, sự vật hiện tượng phải đặt chúng trong quá trình vận động, phát triển không ngừng, phát hiện cái tương lai trong cái hiện tại, tìm thấy những tiền đề mầm mống để nảy sinh cái mới. Đặt sự vật, hiện tượng trong xu thế phát triển của chúng cũng như xu thế của môi trường chứa đựng chúng, để từ đó có những tác động tới môi trường thúc đẩy sự vật hiện tượng phát triển. Cùng một sự vât nhưng nếu tồn tại trong các môi trường khác nhau thì đặc điểm, sự phát triển của chúng cũng khác nhau. Có thể thấy, để nhận thức đúng đắn sự vật, hiện tượng ngoài quan điểm toàn diện và quan điểm phát triển còn đòi hỏi phải có quan điểm lịch sử cụ thể. Từ hai nguyên lý cơ bản của triết học Mác ta có thể rút ra 3 cơ sở lý luận của quan điểm lịch sử cụ thể:
Một là, mọi sự vật hiện tượng của thế giới hiện thực tồn tại trong những điều kiện, không gian và thời gian nhất định của thế giới vật chất. Các sự vật hiện tượng đều tồn tại trong một hoàn cảnh nhất định không gian và thời gian cụ thể, có điều kiện hình thành và phát triển cụ thể.
Hai là, điều kiện, không gian và thời gian của thế giới vật chất chi phối mối liên hệ và sự phát triển của mọi sự vật, hiện tượng. Sự vật, hiện tượng tồn tại trong hoàn cảnh nào đều bị chi phối, ảnh hưởng từ những điều kiện của hoàn cảnh đó. Do đó mọi sự vật, hiện tượng đều mang dấu ấn nhất định của không gian, thời gian mà nó tồn tại.
Ba là, cùng một sự vật hiện tượng nếu tồn tại trong những điều kiện, không gian và thời gian khác nhau của thế giới vật chất thì mối liên hệ và sự phát triển của nó cũng khác nhau. Vì mối liên hệ và sự phát triển của sự vật hiện tượng bị chi phối bởi điều kiện, không gian và thời gian, nên môi trường và hoàn cảnh khác nhau thì tạo ra những mối liên hệ và sự phát triển khác nhau.
1.2. Phương pháp luận của quan điểm lịch sử cụ thể.
Từ những cơ sở trên, đặt ra vấn đề khi xem xét sự vật hiện tượng đứng trên quan điểm lịch sử cụ thể.
Khi phân tích sự vật, hiện tượng phải đặt nó trong điều kiện không gian và thời gian cụ thể, phải gắn các sự vật, hiện tượng đó với điều kiện lịch sử mà nó tồn tại. Cần phân tích những điều kiện đó ảnh hưởng như thế nào đến đặc điểm, tính chất thậm chí cả bản chất của sự vật, hiện tượng.
Khi nghiên cứu một lý luận, một quan điểm cũng phải đặt nó trong mối quan hệ với điều kiện nhất định. Phải phân tích nguồn gốc, xuất xứ, hoàn cảnh làm nảy sinh luận điểm đó. Như vậy mới có thể đánh giá đúng giá trị của luận điểm trong những giai đoạn nhất định.
Khi vận dụng một lý luận nào đó vào thực tiễn phải tính đến điều kiện cụ thể của nơi vận dụng lý luận đó. Phải căn cứ vào đặc điểm, hoàn cảnh cụ thể của từng thời kỳ, từng không gian mà vận dụng một cách sáng tạo lý luận đó. Quan điểm này đúng đắn khi áp dụng chủ nghĩa Mác Lênin vào cách mạng từng nước. Lênin có nói “ Bản chất, linh hồn sống của chủ nghĩa Mác là phân tích cụ thể mỗi tình hình cụ thể”. Nghĩa là khi vận dụng chủ nghĩa Mác vào các nước, đòi hỏi Đảng cộng sản phải có quan điểm lịch sử cụ thể. Các Mác phân tích lý luận trên quan điểm chung của cách mạng vô sản, nhưng khi áp dụng tại các nước phải dựa trên hoàn cảnh cụ thể của từng nước mà vận dụng sáng tạo, không biến chủ nghĩa Mác thành giáo điều, cứng nhắc.
1.3. Ý nghĩa của việc vận dụng quan điểm lịch sử cụ thể.
Xem xét sự vật, hiện tượng trong những điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể có một ý nghĩa to lớn. Nó giúp chúng ta có những bước đi đúng đắn trong hoạch định chính sách, vận dụng sáng tạo những học thuyết, chân lý trong hoàn cảnh cụ thể, đồng thời nắm được những nhân tố ảnh hưởng đến môi trường để có biện pháp cải thiện nó nhằm đạt kết quả như mong muốn.
Đứng trên quan điểm lịch sử cụ thể cho ta thấy được hoàn cảnh cụ thể đó, áp dụng những lý luận nào vào thực tiễn cho phù hợp. Thấy được giá trị tích cực của lý luận đó trong hoàn cảnh lịch sử đó.
Thấy được những nguyên nhân bên trong và bên ngoài dẫn đến việc duy trì quá lâu một quan điểm, tư tưởng cũ khi mà hoàn cảnh, điều kiện, môi trường đã thay đổi. Từ đó có thể tìm ra giải pháp đúng đắn, thay đổi trong đường lối chính sách phù hợp, thích nghi với hoàn cảnh lịch sử mới.
Trong những điều kiện, không gian, thời gian khác nhau thì đặc điểm bản chất sự vật, hiện tượng cũng khác nhau. Xem xét theo khía cạnh này, sẽ giúp chúng ta có những biện pháp tác động đến điều kiện môi trường để các nhân tố tích cực có thể phát triển, kiềm chế những ảnh hưởng xấu của các yếu tố tiêu cực.
2. Công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam dưới góc nhìn quan điểm lịch sử cụ thể.
2.1. Những đặc thù của công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.
Công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam mang những đặc trưng vốn có của tình hình kinh tế xã hội Việt Nam. Để có những đường lối đúng đắn thì phải xuất phát từ những đặc điểm đó để phân tích, cải tạo, và vận dụng một cách sáng tạo.
Trên thực tế, nền kinh tế thị trường chỉ mới thành công ở các nước tư bản chủ nghĩa, còn dưới chế độ XHCN, xây dựng phát triển nền kinh tế thị trường như thế nào thì chưa có một hình mẫu hoàn chỉnh. Có thể coi như đây là một bài toán khó đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân tộc Việc Nam phải tự tìm tòi cho chính mình. Ngoài ra, nền kinh tế thị trường bản thân nó luôn có hai mặt, một mặt ảnh hưởng tích cực, kích thích tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế, mặt khác nó là môi trường thuận lợi nuôi dưỡng những tệ nạn xã hội.
Do hoàn cảnh lịch sử cụ thể, nền kinh tế thị trường của Việt Nam, bên cạnh những đặc điểm chung và mang tính phổ biến, còn có cả những nét đặc thù của một nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi, chưa có tiền lệ. Những nét đặc thù này đã in đậm dấu ấn lên đời sống mọi mặt của xã hội. Đứng trên quan điểm lịch sử cụ thể, phải xem xét tất cả những điều kiện đặc thù của Việt Nam khi phát triển nền kinh tế thị trường. Do những đặc thù này, nền kinh tế thị trường của nước ta phát triển theo những nét riêng biệt, chịu ảnh hưởng từ chính đặc điểm của môi trường của Việt Nam.
Thứ nhất, đối với nước ta việc chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là một quá trình còn quá mới mẻ, phức tạp nên khó tránh khỏi những thiếu sót trong đường đối quản lý. Hơn nữa cũng chưa có một nước xã hội chủ nghĩa nào thực hiện thành công kinh tế thị trường trước đó. Vì vậy, trong quá trình chuyển đổi chúng ta vừa phải tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm các nước phát triển đồng thời chọn cách làm phù hợp với điều kiện đặc thù của đất nước.
Thứ hai, chúng ta bước đầu xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường từ một nền kinh tế sản xuất nhỏ, manh mún, lạc hậu, lại thêm cuộc chiến tranh kéo dài, đất nước bị tàn phá nặng nề, cho nên công cuộc trở nên rất khó khăn. Thậm chí chúng ta đã không tránh khỏi việc trả giá đắt cho sự lạc hậu của mình. Do đó xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường phải được tiến hành từng bước, có chính sách khác nhau đối với từng vùng miền, khắc phục dần những hậu quả, đưa nền kinh tế ổn định và phát triển. Việc xuất phát điểm thấp với đa dạng các loại hình sở hữu, chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường bắt đầu từ kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước, định hướng XHCN.
biệt nền kinh tế thị trường đang trong giai đoạn chuyển đổi, với nhiều yếu tố mang tính tự phát như nước ta thì vai trò của Nhà nước ngày càng trở nên quan trọng. Nhà nước cần xây dựng một hệ thống chính sách kinh tế - xã hội phù hợp để quản lý tốt nền kinh tế định hướng các thành phần kinh tế phát triển theo đúng quỹ đạo của chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với nền kinh tế thị trường bao gồm nhiều mặt, nhiều lĩnh vực. Trong đó phải đặc biệt chú trọng việc xây dựng một mô hình kinh tế phù hợp với đặc điểm chính trị xã hội của đất nước, chủ động phát huy những mặt tích cực, khắc phục những tiêu cực của nền kinh tế thị trường. Tạo môi trường thuận lợi để tác động lên những yếu tố, thành phần của nền kinh tế có thể phát triển đúng hướng.
Hai là, xây dựng nền kinh tế thị trường theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Trong quá trình đó đòi hỏi chúng ta quan tâm tạo lập một môi trường lành mạnh, nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng nhằm khắc phục những mặt yếu kém.
Ba là, chúng ta xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường trong bối cảnh toàn cầu hoá đang diễn ra rất mạnh mẽ. Cho nên, việc xây dựng và phát triển kinh tế thị trường ở nước ta không những phải phù hợp với tình hình đất nước mà còn phải hoà nhập với thị trường khu vực và quốc tế. Thực tế đó đang đòi hỏi chúng ta trong quá trình hội nhập, cần nâng cao năng lực, lợi thế cạnh tranh. Coi trọng nội lực để khai thác và phát triển mọi tiềm năng thế mạnh của đất nước một cách hiệu quả nhất; đồng thời tranh thủ tối đa những nguồn lực bên ngoài tăng thu hút đầu tư bằng cách cải thiện môi trường đầu tư, đổi mới chính sách đầu tư. Tiếp thu, kế thừa, học hỏi những thành tựu của các nước xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường trên thế giới, đồng thời vận dụng sáng tạo vào mục tiêu định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Bốn là, xây dựng phát triển kinh tế thị trường không chỉ đơn thuần là tăng trưởng kinh tế mà phải kết hợp phát triển kinh tế với thúc đẩy tiến bộ xã hội. Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với nâng cao đời sống của xã hội nhất là công bằng xã hội. Nghĩa là kinh tế phát triển thì chất lượng đời sống của con người cũng phải được đảm bảo, góp phần định hướng đúng XHCN và xây dựng các quan hệ xã hội lành mạnh, tạo cơ sở cho sự đi lên của cả đất nước.
Năm là, trong quá trình phát triển, cần hoàn chỉnh lại các thị trường mà nước ta còn thiếu hay không đồng bộ như thị trường hàng hoá, dịch vụ, thị trường tài chính, thị trường lao động, thị trường bất động sản, thị trường khoa học và công nghệ… Quan điểm của Đảng ta là cần “tạo lập đồng bộ và vận hành thông suốt các loại thị trường để các giao dịch trên thị trường diễn ra phù hợp với các nguyên tắc của thị trường. Hoàn thiện hệ thống quy tắc vận hành của các tổ chức tham gia thị trường đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị trường và thông lệ quốc tế” [5.240].
Tóm lại, để thực hiện các chính sách nhằm xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa một cách hiệu quả, cần đứng trên quan điểm lịch sử cụ thể. Trong những hoàn cảnh khác nhau, áp dụng sáng tạo những luận điểm khác nhau một cách linh hoạt không cứng nhắc. Vì môi trường kinh doanh chi phối toàn bộ hoạt động của các thành phần trên thị trường đó do đó phải tác động đến các điều kiện, môi trường đó. Trong những hoàn cảnh khác nhau thì sự vật, hiện tượng phát triển khác nhau, do đó một môi trường lành mạnh sẽ đưa nền kinh tế phát triển theo đúng định hướng mà Đảng đã đề ra.
D. KẾT LUẬN
Đứng trên quan điểm lịch sử cụ để để nghiên cứu, hoạch định con đường xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN giúp chúng ta có được một nền kinh tế năng động, phù hợp với thực tế Việt Nam, xu thế phát triển của khu vực và thế giới. Tuy nhiên, việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đối với nước ta là bước đi mới mẻ, chưa có tiền lệ. Do đó càng phải quán triệt quan điểm lịch sử cụ thể nhằm đưa ra những đường lối chính sách đúng đắn và hiệu quả.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, thực trạng nền kinh tế nước ta vẫn còn những hạn chế nhất định, đất nước ta chậm phát triển, không theo kịp các nước trong khu vực và thế giới; mặt trái của nền kinh tế thị trường ngày càng nhiều. Do đó cần áp dụng các giải pháp hợp lý phù hợp với điều kiện đất nước, học hỏi kinh nghiệm xây dựng phát triển kinh tế thị trường từ những nước phát triển, đặc biệt áp dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin vào công cuộc xây dựng kinh tế theo đúng quỹ đạo của chủ nghĩa xã hội.
Từng bước hoàn thiện và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN đứng trên quan điểm lịch sử cụ thể, để có những bước đi đúng đắn là điều kiện tiên quyết để đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo kịp sự phát triển của thế giới.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Quan điểm lịch sử cụ thể với công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
A. ĐẶT VẤN ĐỀ 2
B. NỘI DUNG 3
1. Quan điểm lịch sử cụ thể. 3
1.1. Cơ sở lý luận của quan điểm lịch sử cụ thể. 3
1.2. Phương pháp luận của quan điểm lịch sử cụ thể. 4
1.3. Ý nghĩa của việc vận dụng quan điểm lịch sử cụ thể. 5
2. Công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam dưới góc nhìn quan điểm lịch sử cụ thể. 5
2.1. Những đặc thù của công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. 5
2.2. Thực trạng xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của Việt Nam trong điều kiện những cụ thể. 8
3. Bài học từ vận dụng quan điểm lịch sử cụ thể vào công cuộc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam 11
3.1. Sự cần thiết việc vận dụng quan điểm lịch sử cụ thể vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. 11
3.2. Một số giải pháp phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 12
C. KẾT LUẬN 15
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, nền kinh tế thị trường đã có những bước tiến lớn và ngày càng có quan hệ chặt chẽ với đời sống con người. Thị trường trở thành khâu then chốt trong hoạt động kinh tế của cả loài người, gắn liền quá trình từ sản xuất đến tiêu dùng. Đối với Việt Nam, việc chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lĩnh vực kinh tế. Bước ngoặt này thực sự là một cuộc tổng kết thực tiễn, đánh dấu sự chín muồi về tư duy kinh tế của Đảng ta. Sự kiện này cũng chứng tỏ rằng, tư duy mới của chúng ta không chỉ phù hợp với kinh nghiệm mà còn là sự trở lại đúng quy luật phát triển tự nhiên của nền kinh tế. Để tìm ra đường lối đúng đắn không những phải dựa trên những quy luật khách quan mà còn phải phù hợp với đặc thù của Việt Nam qua từng thời kỳ, phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới và thời đại. Việc kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa Mác – Lênin muốn đạt được hiệu quả và có những bước đi đúng đắn phải nắm được bản chất, linh hồn sống của chủ nghĩa Mác đó là phân tích cụ thể mỗi tình hình cụ thể. Nói cách khác, phải luôn đứng trên quan điểm lịch sử cụ thể khi vận dụng chủ nghĩa Mác hay xây dựng một đường lối, chính sách. Cơ sở khoa học, bài học thực tiễn từ công cuộc xây dựng và phát triển của Việt Nam đặt ra yêu cầu cần quán triệt quan điểm lịch sử cụ thể trong mọi tình huống. Thấy được tầm quan trọng của việc xem xét mọi vấn đề trên quan điểm lịch sử cụ thể, em lựa chọn đề tài “Quan điểm lịch sử cụ thể với công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay”.
B.
C. NỘI DUNG
1. Quan điểm lịch sử cụ thể.
1.1. Cơ sở lý luận của quan điểm lịch sử cụ thể.
Xuất phát từ hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển. Về mối liên hệ phổ biến, mọi sự vật, hiện tượng đều tồn tại trong mối liên hệ phổ biến, chúng nương tựa, ràng buộc và quy định lẫn nhau. Mọi sự vật đều tồn tại, vận động và phát triển trong không gian, thời gian nhất định và mang dấu ấn của không gian, thời gian đó. Điều này đặt ra yêu cầu khi xem xét và giải quyết một vấn đề cần thiết phải chú ý đúng mức tới hoàn cảnh cụ thể đã làm phát sinh vấn đề đó, tới sự ra đời và phát triển của nó và sự phát triển của nó tới bối cảnh hiện thực cả khách quan lẫn chủ quan. Khi xem xét một quan điểm, một luận thuyết cũng phải đặt nó trong mối quan hệ như vậy. Chân lý sẽ trở thành sai lầm nếu nó bị đẩy ra ngoài giới hạn tồn tại của nó. Nguyên lý về sự phát triển, mọi sự vật, hiện tượng khi đang tồn tại là nó thì trong bản thân nó đã xuất hiện những tiền đề, mầm mống, khuynh hướng của cái mới mà trong những điều kiện nhất định sẽ biến thành cái mới. Do đó khi xem xét, sự vật hiện tượng phải đặt chúng trong quá trình vận động, phát triển không ngừng, phát hiện cái tương lai trong cái hiện tại, tìm thấy những tiền đề mầm mống để nảy sinh cái mới. Đặt sự vật, hiện tượng trong xu thế phát triển của chúng cũng như xu thế của môi trường chứa đựng chúng, để từ đó có những tác động tới môi trường thúc đẩy sự vật hiện tượng phát triển. Cùng một sự vât nhưng nếu tồn tại trong các môi trường khác nhau thì đặc điểm, sự phát triển của chúng cũng khác nhau. Có thể thấy, để nhận thức đúng đắn sự vật, hiện tượng ngoài quan điểm toàn diện và quan điểm phát triển còn đòi hỏi phải có quan điểm lịch sử cụ thể. Từ hai nguyên lý cơ bản của triết học Mác ta có thể rút ra 3 cơ sở lý luận của quan điểm lịch sử cụ thể:
Một là, mọi sự vật hiện tượng của thế giới hiện thực tồn tại trong những điều kiện, không gian và thời gian nhất định của thế giới vật chất. Các sự vật hiện tượng đều tồn tại trong một hoàn cảnh nhất định không gian và thời gian cụ thể, có điều kiện hình thành và phát triển cụ thể.
Hai là, điều kiện, không gian và thời gian của thế giới vật chất chi phối mối liên hệ và sự phát triển của mọi sự vật, hiện tượng. Sự vật, hiện tượng tồn tại trong hoàn cảnh nào đều bị chi phối, ảnh hưởng từ những điều kiện của hoàn cảnh đó. Do đó mọi sự vật, hiện tượng đều mang dấu ấn nhất định của không gian, thời gian mà nó tồn tại.
Ba là, cùng một sự vật hiện tượng nếu tồn tại trong những điều kiện, không gian và thời gian khác nhau của thế giới vật chất thì mối liên hệ và sự phát triển của nó cũng khác nhau. Vì mối liên hệ và sự phát triển của sự vật hiện tượng bị chi phối bởi điều kiện, không gian và thời gian, nên môi trường và hoàn cảnh khác nhau thì tạo ra những mối liên hệ và sự phát triển khác nhau.
1.2. Phương pháp luận của quan điểm lịch sử cụ thể.
Từ những cơ sở trên, đặt ra vấn đề khi xem xét sự vật hiện tượng đứng trên quan điểm lịch sử cụ thể.
Khi phân tích sự vật, hiện tượng phải đặt nó trong điều kiện không gian và thời gian cụ thể, phải gắn các sự vật, hiện tượng đó với điều kiện lịch sử mà nó tồn tại. Cần phân tích những điều kiện đó ảnh hưởng như thế nào đến đặc điểm, tính chất thậm chí cả bản chất của sự vật, hiện tượng.
Khi nghiên cứu một lý luận, một quan điểm cũng phải đặt nó trong mối quan hệ với điều kiện nhất định. Phải phân tích nguồn gốc, xuất xứ, hoàn cảnh làm nảy sinh luận điểm đó. Như vậy mới có thể đánh giá đúng giá trị của luận điểm trong những giai đoạn nhất định.
Khi vận dụng một lý luận nào đó vào thực tiễn phải tính đến điều kiện cụ thể của nơi vận dụng lý luận đó. Phải căn cứ vào đặc điểm, hoàn cảnh cụ thể của từng thời kỳ, từng không gian mà vận dụng một cách sáng tạo lý luận đó. Quan điểm này đúng đắn khi áp dụng chủ nghĩa Mác Lênin vào cách mạng từng nước. Lênin có nói “ Bản chất, linh hồn sống của chủ nghĩa Mác là phân tích cụ thể mỗi tình hình cụ thể”. Nghĩa là khi vận dụng chủ nghĩa Mác vào các nước, đòi hỏi Đảng cộng sản phải có quan điểm lịch sử cụ thể. Các Mác phân tích lý luận trên quan điểm chung của cách mạng vô sản, nhưng khi áp dụng tại các nước phải dựa trên hoàn cảnh cụ thể của từng nước mà vận dụng sáng tạo, không biến chủ nghĩa Mác thành giáo điều, cứng nhắc.
1.3. Ý nghĩa của việc vận dụng quan điểm lịch sử cụ thể.
Xem xét sự vật, hiện tượng trong những điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể có một ý nghĩa to lớn. Nó giúp chúng ta có những bước đi đúng đắn trong hoạch định chính sách, vận dụng sáng tạo những học thuyết, chân lý trong hoàn cảnh cụ thể, đồng thời nắm được những nhân tố ảnh hưởng đến môi trường để có biện pháp cải thiện nó nhằm đạt kết quả như mong muốn.
Đứng trên quan điểm lịch sử cụ thể cho ta thấy được hoàn cảnh cụ thể đó, áp dụng những lý luận nào vào thực tiễn cho phù hợp. Thấy được giá trị tích cực của lý luận đó trong hoàn cảnh lịch sử đó.
Thấy được những nguyên nhân bên trong và bên ngoài dẫn đến việc duy trì quá lâu một quan điểm, tư tưởng cũ khi mà hoàn cảnh, điều kiện, môi trường đã thay đổi. Từ đó có thể tìm ra giải pháp đúng đắn, thay đổi trong đường lối chính sách phù hợp, thích nghi với hoàn cảnh lịch sử mới.
Trong những điều kiện, không gian, thời gian khác nhau thì đặc điểm bản chất sự vật, hiện tượng cũng khác nhau. Xem xét theo khía cạnh này, sẽ giúp chúng ta có những biện pháp tác động đến điều kiện môi trường để các nhân tố tích cực có thể phát triển, kiềm chế những ảnh hưởng xấu của các yếu tố tiêu cực.
2. Công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam dưới góc nhìn quan điểm lịch sử cụ thể.
2.1. Những đặc thù của công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.
Công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam mang những đặc trưng vốn có của tình hình kinh tế xã hội Việt Nam. Để có những đường lối đúng đắn thì phải xuất phát từ những đặc điểm đó để phân tích, cải tạo, và vận dụng một cách sáng tạo.
Trên thực tế, nền kinh tế thị trường chỉ mới thành công ở các nước tư bản chủ nghĩa, còn dưới chế độ XHCN, xây dựng phát triển nền kinh tế thị trường như thế nào thì chưa có một hình mẫu hoàn chỉnh. Có thể coi như đây là một bài toán khó đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân tộc Việc Nam phải tự tìm tòi cho chính mình. Ngoài ra, nền kinh tế thị trường bản thân nó luôn có hai mặt, một mặt ảnh hưởng tích cực, kích thích tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế, mặt khác nó là môi trường thuận lợi nuôi dưỡng những tệ nạn xã hội.
Do hoàn cảnh lịch sử cụ thể, nền kinh tế thị trường của Việt Nam, bên cạnh những đặc điểm chung và mang tính phổ biến, còn có cả những nét đặc thù của một nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi, chưa có tiền lệ. Những nét đặc thù này đã in đậm dấu ấn lên đời sống mọi mặt của xã hội. Đứng trên quan điểm lịch sử cụ thể, phải xem xét tất cả những điều kiện đặc thù của Việt Nam khi phát triển nền kinh tế thị trường. Do những đặc thù này, nền kinh tế thị trường của nước ta phát triển theo những nét riêng biệt, chịu ảnh hưởng từ chính đặc điểm của môi trường của Việt Nam.
Thứ nhất, đối với nước ta việc chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là một quá trình còn quá mới mẻ, phức tạp nên khó tránh khỏi những thiếu sót trong đường đối quản lý. Hơn nữa cũng chưa có một nước xã hội chủ nghĩa nào thực hiện thành công kinh tế thị trường trước đó. Vì vậy, trong quá trình chuyển đổi chúng ta vừa phải tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm các nước phát triển đồng thời chọn cách làm phù hợp với điều kiện đặc thù của đất nước.
Thứ hai, chúng ta bước đầu xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường từ một nền kinh tế sản xuất nhỏ, manh mún, lạc hậu, lại thêm cuộc chiến tranh kéo dài, đất nước bị tàn phá nặng nề, cho nên công cuộc trở nên rất khó khăn. Thậm chí chúng ta đã không tránh khỏi việc trả giá đắt cho sự lạc hậu của mình. Do đó xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường phải được tiến hành từng bước, có chính sách khác nhau đối với từng vùng miền, khắc phục dần những hậu quả, đưa nền kinh tế ổn định và phát triển. Việc xuất phát điểm thấp với đa dạng các loại hình sở hữu, chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường bắt đầu từ kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước, định hướng XHCN.
biệt nền kinh tế thị trường đang trong giai đoạn chuyển đổi, với nhiều yếu tố mang tính tự phát như nước ta thì vai trò của Nhà nước ngày càng trở nên quan trọng. Nhà nước cần xây dựng một hệ thống chính sách kinh tế - xã hội phù hợp để quản lý tốt nền kinh tế định hướng các thành phần kinh tế phát triển theo đúng quỹ đạo của chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với nền kinh tế thị trường bao gồm nhiều mặt, nhiều lĩnh vực. Trong đó phải đặc biệt chú trọng việc xây dựng một mô hình kinh tế phù hợp với đặc điểm chính trị xã hội của đất nước, chủ động phát huy những mặt tích cực, khắc phục những tiêu cực của nền kinh tế thị trường. Tạo môi trường thuận lợi để tác động lên những yếu tố, thành phần của nền kinh tế có thể phát triển đúng hướng.
Hai là, xây dựng nền kinh tế thị trường theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Trong quá trình đó đòi hỏi chúng ta quan tâm tạo lập một môi trường lành mạnh, nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng nhằm khắc phục những mặt yếu kém.
Ba là, chúng ta xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường trong bối cảnh toàn cầu hoá đang diễn ra rất mạnh mẽ. Cho nên, việc xây dựng và phát triển kinh tế thị trường ở nước ta không những phải phù hợp với tình hình đất nước mà còn phải hoà nhập với thị trường khu vực và quốc tế. Thực tế đó đang đòi hỏi chúng ta trong quá trình hội nhập, cần nâng cao năng lực, lợi thế cạnh tranh. Coi trọng nội lực để khai thác và phát triển mọi tiềm năng thế mạnh của đất nước một cách hiệu quả nhất; đồng thời tranh thủ tối đa những nguồn lực bên ngoài tăng thu hút đầu tư bằng cách cải thiện môi trường đầu tư, đổi mới chính sách đầu tư. Tiếp thu, kế thừa, học hỏi những thành tựu của các nước xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường trên thế giới, đồng thời vận dụng sáng tạo vào mục tiêu định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Bốn là, xây dựng phát triển kinh tế thị trường không chỉ đơn thuần là tăng trưởng kinh tế mà phải kết hợp phát triển kinh tế với thúc đẩy tiến bộ xã hội. Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với nâng cao đời sống của xã hội nhất là công bằng xã hội. Nghĩa là kinh tế phát triển thì chất lượng đời sống của con người cũng phải được đảm bảo, góp phần định hướng đúng XHCN và xây dựng các quan hệ xã hội lành mạnh, tạo cơ sở cho sự đi lên của cả đất nước.
Năm là, trong quá trình phát triển, cần hoàn chỉnh lại các thị trường mà nước ta còn thiếu hay không đồng bộ như thị trường hàng hoá, dịch vụ, thị trường tài chính, thị trường lao động, thị trường bất động sản, thị trường khoa học và công nghệ… Quan điểm của Đảng ta là cần “tạo lập đồng bộ và vận hành thông suốt các loại thị trường để các giao dịch trên thị trường diễn ra phù hợp với các nguyên tắc của thị trường. Hoàn thiện hệ thống quy tắc vận hành của các tổ chức tham gia thị trường đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị trường và thông lệ quốc tế” [5.240].
Tóm lại, để thực hiện các chính sách nhằm xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa một cách hiệu quả, cần đứng trên quan điểm lịch sử cụ thể. Trong những hoàn cảnh khác nhau, áp dụng sáng tạo những luận điểm khác nhau một cách linh hoạt không cứng nhắc. Vì môi trường kinh doanh chi phối toàn bộ hoạt động của các thành phần trên thị trường đó do đó phải tác động đến các điều kiện, môi trường đó. Trong những hoàn cảnh khác nhau thì sự vật, hiện tượng phát triển khác nhau, do đó một môi trường lành mạnh sẽ đưa nền kinh tế phát triển theo đúng định hướng mà Đảng đã đề ra.
D. KẾT LUẬN
Đứng trên quan điểm lịch sử cụ để để nghiên cứu, hoạch định con đường xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN giúp chúng ta có được một nền kinh tế năng động, phù hợp với thực tế Việt Nam, xu thế phát triển của khu vực và thế giới. Tuy nhiên, việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đối với nước ta là bước đi mới mẻ, chưa có tiền lệ. Do đó càng phải quán triệt quan điểm lịch sử cụ thể nhằm đưa ra những đường lối chính sách đúng đắn và hiệu quả.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, thực trạng nền kinh tế nước ta vẫn còn những hạn chế nhất định, đất nước ta chậm phát triển, không theo kịp các nước trong khu vực và thế giới; mặt trái của nền kinh tế thị trường ngày càng nhiều. Do đó cần áp dụng các giải pháp hợp lý phù hợp với điều kiện đất nước, học hỏi kinh nghiệm xây dựng phát triển kinh tế thị trường từ những nước phát triển, đặc biệt áp dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin vào công cuộc xây dựng kinh tế theo đúng quỹ đạo của chủ nghĩa xã hội.
Từng bước hoàn thiện và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN đứng trên quan điểm lịch sử cụ thể, để có những bước đi đúng đắn là điều kiện tiên quyết để đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo kịp sự phát triển của thế giới.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: 1. đặc điểm của tư tưởng triết học việt nam và việc kế thừa nó trong công cuộc xây dựng nền văn hóa việt nam hiện nay., đề tài: “Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện, quan điểm phát triển và quan điểm lịch sử cụ thể, phân tích cơ sở lý luận của quan điểm lịch sử, đảng ta đã áp dụng quan điểm đó như thế nào, quan điểm lịch sử cụ thể và quan điểm phát triển vào trong đời sống, thuận loi va kho khăn khi xây dung va phat trien nền kinh tế thị truong ở viet nam, "cơ sở lý luận của 3 quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử cụ thể và quan điểm phát triển. Vận dụng phân tích một vấn đề kinh tế xã hội cụ thể"
Last edited by a moderator: