heo_con_way_pha

New Member
Link tải miễn phí Luận văn: Quan hệ của Kambuja với các quốc gia Đông Nam Á thời kỳ Ăngkor (802-1432) : Luận văn ThS. Lịch sử: 60 22 50
Nhà xuất bản: ĐHKHXH&NV
Ngày: 2012
Chủ đề: Lịch sử thế giới
Kambuja
Lịch sử Campuchia
Thời kỳ Ăngkor
Giai đoạn 802-1432
Miêu tả: 106 tr. + CD-ROM + tóm tắt
Luận văn ThS. Lịch sử thế giới -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Trình bày quá trình hình thành và phát triển của vương triều Ăngkor (802-1432): cơ sở hình thành vương triều Ăngkor; sự hình thành vương triều Ăngkor; sự suy tàn của vương triều Ăngkor. Nghiên cứu quan hệ của vương quốc Kambuja với các quốc gia ĐôngNam Á thời kỳ Ăngkor: mối quan hệ của Kambuja với Chămpa thời kỳ Ăngkor (802-1432); mối quan hệ của Kambuja với Đại Việt thời kỳ Ăngkor (802-1432); quan hệ của Kambuja với các nhà nước người Môn và Xiêm
MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 3 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 3 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................... 4 3. Phạm vi và đối tượ ng nghiên cứu ............................................................ 7 4. Nguồn tư liê ̣u và phương pháp nghiên cứu . ............................................. 8 5. Đóng góp của luâ ̣n văn ............................................................................ 9 6. Bố cục của luâ ̣n văn ................................................................................ 9 CHƯƠNG 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VƯƠNG TRIỀU ĂNGKOR (802-1432) .................................................... 10 1.1. Cơ sở cho sự hình thành vương triều Ăngkor ..................................... 10 1.2. Sự hình thành và phát triển của vương triều Ăngkor (802-1432) .............. 22 1.2.1. Sự hình thành vương tri ều Ăngkor ............................................... 22 1.2.2. Sự hưng thi ̣nh của vương tri ều và một số thành tựu nổi bật .......... 25 1.3. Sự suy tàn của vương triều Ăngkor .................................................... 32 1.4. Tiểu kết .............................................................................................. 34 CHƯƠNG 2: MỐI QUAN HỆ CỦA VƯƠNG QUỐC KAMBUJA VỚI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á ..................................................... 36 2.1. Mối quan hê ̣ của Kambuja với Chămpa thời kỳ Ăngkor (802-1432)............ 36 2.1.1. Quan hê ̣ trên phương diê ̣n văn hóa - nghê ̣ thuâ ̣t ............................ 36 2.1.2.Quan hê ̣ chính tri ̣ và quân sự của Kambuja với Chămpa ................ 40 2.2. Mối quan hê ̣ của Kambuja với Đại Việt thời kỳ Ăngkor (802-1432) ........ 51 2.2.1. Quan hê ̣ triều cống và thương ma ̣i của Kambuja với Đại Việt ........... 51 2.2.2 Quan hê ̣ chính tri ̣ và quân sự của vương triều Ăngkor với Đại Việt .... 60

2.3. Quan hê ̣ của Kambuja với các nhà nước của người Môn và Xiêm ............. 66 2.3.1 Quan hê ̣ của Kambuja với các nhà nước Môn ở phía Tây từ đầu IX đến ba phần tư đầu thế kỷ XII.................................................................... 66 2.3.2. Mối quan hê ̣ của Kambuja với Xiêm từ mô ̣t phần tư cuối thế kỷ XII đến thế kỷ XV ............................................................................. 73 2.3.2.1. Quá trình thành lập quốc gia của n gười Thái (Xiêm) ................. 73 2.3.2.2. Quan hê ̣ của Kambuja với các nhà nư ớc của người Thái (Xiêm) .................................................................................................... 77 2.4. Tiểu kết .............................................................................................. 82 KẾT LUẬN ................................................................................................. 85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 91 PHỤ LỤC.................................................................................................... 96 PHỤ LỤC TRANH ẢNH ........................................................................... 98

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Người Khmer là một trong những cư dân đầu tiên ở Đông Nam Á và cũng là một trong những dân tộc đầu tiên ở khu vực này chấp nhận những tư tưởng tôn giáo và các thể chế chính trị từ Ấn Độ. Thời đại hoàng kim của nền văn minh Khmer kéo dài từ thế kỷ thứ IX đến thế kỷ XV. Khi đó vương quốc Kambuja, khởi nguồn cho cái tên Campuchia hiện nay, đã cai quản những vùng đất đai rộng lớn bao gồm kinh đô tại vùng Angkor. Kambuja thời kỳ này có sức ảnh hưởng lớ n tới các quốc gia trong khu vực . Mă ̣t khác , quan hê ̣ ngoa ̣i giao giữa Campuchia và các quốc gia Đông Nam Á có mô ̣t li ̣ch sử khá dài . Kambuja thời kỳ Ăngkor (802-1432) đươ ̣c xem là giai đoa ̣n phát triển huy hoàng nhất và để la ̣i nhiều dấu ấn nhất trong lịch sử khu vực . Hiê ̣n nay , Campuchia cũng là một quốc gia láng giềng thân thiết với Viê ̣t Nam và đã có nhiều sự gắn kết trong li ̣ch sử. Trong xu hướng tích cực hội nhập kinh tế và văn hóa thế giới hiê ̣n nay , mối quan hê ̣ giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á càng đóng vai trò quan tro ̣ng hơn. Để phát triển toàn khối ASEAN cũng như các nước tiểu vùng sông Mê Kông trong đó có Viê ̣t Nam và Campuchia , đòi hỏi sự gắn kết giữa các quốc gia nội vùng để cùng hướng đến mục đích chung . Xuất phát từ mục đích đó, muốn t ăng cường hơn nữa sự hiểu biết lẫn nhau , cùng hợp tác phát triển giữa các quốc gia thì việc n ghiên cứu về mối quan hê ̣ của các quốc gia Đông Nam Á là một xu hướng nghiên cứu phổ biến . Mă ̣t khác, để tạo nền tảng cho mối quan hê ̣ hiê ̣n ta ̣i và tương lai của các quốc gia Đông Nam Á, cần thiết phải hiểu biết hơn về mối liên hê ̣ đã có trong quá khứ tạo nên một sợi dây liên kết xuyên suốt trong quá trình hình thành phát triển của Campuchia và các quốc gia Đông Nam Á . Xuất phát từ cơ sở đó, luâ ̣n văn đã lựa cho ̣n nghiên cứu , tìm hiểu mối quan hê ̣ của Kambuja với các quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn phát triển huy hoàng lịch sử Campuchia : “Quan hê ̣ của Kambuja với các quốc gia Đông Nam Á thời kỳ Ăngkor (802-1432).” 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Tài liệu viết về mối quan hệ bang giao của Kambuja với các quốc quốc gia Đông Nam Á thời kỳ Ăngkor (802-1432) không nhiều , đă ̣c biê ̣t là các tài liê ̣u tiếng Viê ̣t . Trên thế giới, các công trình ng hiên cứu đã có sự quan tâm tới mối quan hê ̣ của Kambuja với Đông Nam Á . Tuy nhiên, chưa có những nghiên cứu mô ̣t cách tổng quát mối quan hê ̣ của Campuchia với Đông Nam Á trong lịch sử cổ trung đa ̣i . Các công trình nghiên cứu chỉ đ ề cập tới một khía cạnh trong mối quan hệ chung hoă ̣c đề câ ̣p mối quan hê ̣ của Campuchia với mô ̣t chủ thể, mô ̣t quốc gia nhất đi ̣nh . Trong tác phẩm “ Lịch sử Đông Nam Á ” của D .G.E. Hall và “Lịch sử Đông Nam Á” - “The Cambridge History of Southeast Asia” của Nicholas Tarling đã có cái nhìn khái quát về cư dân và văn hóa Đông Nam Á trong đó có những khảo cứu về cư dân Khơme và vương triều Ăngkor (802-1432) trong tiến trình phát triển của lịch sử văn minh Khơme . Tuy nhiên, ở công trình này chưa nghiên cứu tâ ̣p trung mà chỉ đề câ ̣p tới mối quan hê ̣ của Kambuja với các quốc gia Đông Nam Á mô ̣t cách tản ma ̣n.[16, tr. 165-223] Cuốn “Cổ sử các quốc gia Ấn Độ hóa ở viễn đông” của George Coedès nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển c ác quốc gia Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của Ấn Độ . Trong công trình của mình , phần nào đó , tác giả có đề cập tới sự hình thành của vương triều Ăngkor của Kambuja và mối quan hê ̣ về phương diê ̣n chính tri ̣ , quân sự và kinh tế với các quốc gia Đông Nam Á . Tuy nhiên, nghiên cứu của ông mang tính phổ quát chung cho khu vực Đông Nam Á và Kambuja chỉ là mô ̣t trong các chủ thể của Đông Nam Á đươ ̣c ông khái qu át. Chính vì vậy công trình chưa đi sâu về mối quan hê ̣ của Kambuja với quốc gia Đông Nam Á . Lawrence Palmer Briggs có sự quan tâm sâu sắc hơn đối với li ̣ch sử đế chế Khơme đă ̣c biê ̣t là vương triều Ăngkor (802-1432). Công trình “Đế ch ế cổ Khơme - The Ancient Khmer Empire” đã cho thấy mô ̣t cái nhìn toàn cảnh cho sự hình thành , phát triển đế chế Khơme trong cổ sử . Cuốn sách đã trình bày theo lịch đại , đã đưa ra các sự kiê ̣n diễn ra của vương triều theo từng bước tiến của thời gian , từ sự hình thành tới quá trình suy vi của vương triều . Công trình đã đóng góp cái nhìn sâu sắc về thời kỳ hoàng kim của đế chế Khơme. Cùng với đó John Audric cũng góp phầ n làm sáng tỏ thêm về l ịch sử Ăngkor với tác phẩm “Ăngkor và đế chế Khơme - Angkor and The Khmer Empire”. Thế nhưng , công trình chư a đề câ ̣p tới đế chế Khơme , vương triều Ăngkor trong mối tương quan so sá nh, hay trong mối liên hê ̣ về kinh tế, chính trị, văn hóa với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á . [55, pg. 88-262] Nếu như David Chandler với tác phẩm “Lịch sử Cămpuchia - A history of Cambodia” tâ ̣p trung nghiên cứu về li ̣ch sử Campuchia từ khởi thủy đến hiê ̣n nay theo phương pháp li ̣ch đa ̣i trong đó dành ba chương để nói riêng về thời kỳ Ăngkor [51, pg. 35-119] thì nghiên cứu của Kenneth R. Hall với công trình “Hải thương và sự phát triển nhà nước sơ kỳ ở Đông Nam Á - Maritime trade and state development in Early Southest Asia” đă ̣t Ăngkor trong mối quan hê ̣ hải thương và sự phát triển thương ma ̣i mang tính nhà nước ở khu vực Đông Nam Á. Ăngkor là mô ̣t mắt xích trong ma ̣ng lưới kinh tế phát triển thi ̣nh tri ̣ mô ̣t thời [54, pg. 136-194]. Các nhà nghiên cứu Nga thời kỳ Liên Xô cũng có những quan tâm tới li ̣ch sử Campuchia thời kỳ Ăngkor . Tiêu biểu cho những nhà khoa ho ̣c đó là tác giả L.A. Xedop và công trình “Đế quốc Ăngkor” của mình. Nhìn chung, với các ho ̣c giả nướ c ngoài đã có nhiều sự quan tâm và có những khảo cứu khá sâu sắc về vi ̣ trí và vai trò của Ăngkor với đế chế Khơme và mối liên hê ̣ kinh tế , chính trị giữa Ăng kor với các quốc gia Đông Nam Á . Tuy nhiên, các học giả chưa lấy Kambuja trong thời kỳ Ăngkor làm trung tâm nghiên cứu mối liên hê ̣ ngoa ̣i giao, kinh tế, chính trị với các quốc gia Đông Nam Á. Ở Việt Nam , các học giả nước ta chưa có sự quan tâm nhiều tới mối quan hê ̣ của Ăngkor và Đông Nam Á v à chưa có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này mô ̣t cách cụ thể. Trước tiên để hiểu thêm về nền tảng cho sự phát triển rực rỡ của vương triều Ăngkor giai đoa ̣n 802-1432 thì việc nghiên cứu về Phù Nam và Chân Lạp giai đoạn tiền Ăngkor với những di sản mà Kambuja kế thừa đươ ̣c sau này cũng đươ ̣c các ho ̣c giả Viê ̣t Nam quan tâm . Trong kỷ yếu hô ̣i thảo khoa ho ̣c nhân 60 năm phát hiê ̣n văn hóa Óc Eo (1944-2004) tác giả Nguyễn Hữu Tâm đã tâ ̣p hơ ̣p mô ̣t s ố tư liệu về Phù Nam , Chân La ̣p qua ghi chép của thư tịch cổ Trung Quốc. [17, tr. 247-256]. Ngoài ra, PGS.TS Ngô Văn Doanh có sự khảo cứu khá kỹ lưỡng về “Chân Lạp thời kỳ đầu (550-790)”[7, tr. 3-12], PGS.TS Nguyễn Văn Kim nghiên cứ u về “Sự hình thành và phát triển của vương quốc Chân Lạp”[20, tr.13-22] và “Về sự chia tách giữa Lục Chân Lạp và Thủy Chân Lạp”[21, tr. 3-10]. Với các công trình đó cũng đã cho thấy sự quan tâm của các học giả về li ̣ch sử Campuchia . Tuy nhiên, các khảo cứu tâ ̣p trung vào mối liên hê ̣ của Campuchia với các quốc gia Đông Nam Á trong giai đoa ̣n phát triển thi ̣nh tri ̣ nhất thời kỳ Ăngkor cũng chưa đươ ̣c quan tâm nhiều. Các nghiên cứu viên trẻ cũng đã tìm hiểu bước đầu v ề mối quan hệ này nhưng chỉ tiếp cận ở một phương diện hay thể hiện được mối quan hệ của mô ̣t thành viên quốc gia Đông Nam Á với Kambuja như nghiên cứu của tác giả Nguyễn Tiến Dũng “Về quan hệ Đại Việt và Chân Lạp thế kỷ XI-XVI” [12, tr. 39-56] hay bài nghiên cứu của tác giả Đỗ Trường Giang “Quan hệ thương mại của Vương quốc Chămpa trong khu vực (thế kỷ X đến cuối thế ký XV)”[14,tr. 61-69] phần nào đã đề câ ̣p mối quan hê ̣ kinh tế của Ăngkor với Chămpa và các nước trong khu vực . Các bài nghiên cứu có điểm nhìn từ các quốc gia Đông Nam Á trong mối quan hê ̣ với Kambuja và chủ thể các bài viết đó hướng vào là Đa ̣i Viê ̣t, Chămpa, Xiêm… không đă ̣t Kambuja là mô ̣t đối tươ ̣ng nghiên cứu chính. Mặt khác, khía cạnh mà các bài viết đề cập tới chỉ là một trong các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, hoă ̣c quân sự và trong mô ̣t giai đoa ̣n nhất đi ̣nh, không đề cấp tới mối quan hê ̣ đó mô ̣t cách khái quát. như tiếng chim quẹt, đều không được bắt chước để làm loạn tiếng nước nhà…” [11, tr. 222-223]. Nhìn chung , thông qua con đường tuyến thươn g ma ̣i đông tây qua vùng Nghê ̣-Tĩnh trong suố t thời kỳ thương ma ̣i sớm của khu vực, thế kỷ X , các thương nhân Trung Hoa và Đa ̣i Viê ̣t đã mở rô ̣ng mối quan hê ̣ giao lưu thương mại với vùng đất Khơme . Các nguồn hàng hóa đến từ Trung Quốc cũng như sự xuất hiê ̣n của các thương nhân Đa ̣i Viê ̣t là minh chứng làm sáng rõ sự phát triển cực thi ̣nh của ma ̣ng lười thương ma ̣i phía tây Đa ̣i Viê ̣t thế kỷ XI . Có thể nói rằng : thời kỳ đó với mô ̣t quốc gia lục đi ̣a như Chân La ̣p viê ̣c mở rô ̣ng quan hê ̣ để dự nhâ ̣p vào ma ̣ng lưới thương ma ̣i biển Đông đang phát triển cực thịnh rất quan trọng . Và mục đích này được đặt lên hàng đầu trong các hoạt đô ̣ng ngoa ̣i giao của vương triều . Theo thống kê các vua Khơme đã cống na ̣p cho Đa ̣i Viê ̣t 19 lần trong khi đó cống na ̣p cho Trung Hoa con số này là 5 lần. Như vâ ̣y chứng tỏ trong tương quan so sánh mối quan hê ̣ với Trung Hoa thì Khơme có sự đề cao vai trò của Đa ̣i Viê ̣t . Viê ̣c mở cửa ngõ ra biển qua tuyến đường Đông Tây có nhi ều nguồn lợi mang về các sản phẩm biển và duyên hải cho Lục Chân La ̣p . Viê ̣c mở c ửa ra biển ta ̣o điều kiê ̣n cho các quốc gia như Chân La ̣p và Ai Lao có cơ hô ̣i dự nhâ ̣p vào hê ̣ thống thương ma ̣i biển Đông với các mối quan hê ̣ phong phú và đa chiều . 2.2.2 Quan hê ̣ chính tri ̣ và quân sự của vương triều Ăngkor với Đại Việt Mối quan hê ̣ của Chân La ̣p với Đa ̣i Viê ̣t thời Lý diễn ra không chỉ thuần túy trong mối quan hê ̣ bang giao, triều cống hay thương ma ̣i như đã trình bày ở phần trên mà còn diễn ra trong mối quan hệ về mặt quân sự. Không chỉ đến thời kỳ tồn ta ̣i của vương triều Ăngkor (802-1432) mới có quan hê ̣ chính tri ̣ quân sự giữa hai vư ơng quốc, thời kỳ trước đó đã xuất hiê ̣n mối liên hê ̣ ấy . Lịch sử đã minh chứng , trong cuô ̣c khởi nghĩa của Mai Thúc Loan chống la ̣i ách đô hô ̣ của nhà Đường , vào đầu thế kỷ VIII , người Chân Lạp mang quân sang liên minh , hưởng ứng . Thế kỷ VIII, Mai Thúc Loan đã cùng với những người tham gia khởi nghĩa đã liên kết với Chân Lạp để chống

lại ách cai trị của nhà Đường. Sử cũ đã chép: “Sơ niên, hiệu Khai Nguyên (713-714), của Huyền Tông, soái trưởng Giao Châu là Mai Thúc Loan làm phản, hiệu xưng là Mai Hắc Đế, ngoài kết giao với quân của Lâm Ấp và Chân Lạp, tập hợp được hơn 30 vạn quân sĩ, chiếm cứ nước An Nam. Vua Huyền Tông ra lời chiếu sai quan Tả Giám Môn Vệ tướng quân là Dương Tử Miễn và quan đô hộ là Nguyễn Sở Khanh qua đánh, cứ noi theo con đường cũ của Mã Viện đi tới phá quân của Loan, thâu những xác chết đắp thành gò lớn rồi kéo về” [40, tr. 117-118]. Về Khâm Định Việt sử thông giám cương mục cho biết số quân của Mai Thúc Loan lên đến 40 vạn “theo Đường thư, khoảng năm Khai Nguyên (713-741), An Nam có Mai Thúc Loan làm phản, tự xưng là Hắc đế, chiêu tập quân 32 châu, ngoài liên kết với các nước Lâm Ấp, Chân Lạp và Kim Lân, giữ vùng biển nam, quân số có đến 40 vạn. Tư Húc xin đi đánh, chiêu mộ 10 vạn quân cùng với Quang Sở Khách tiến theo đường cũ của Mã Viện, nhân lúc bất ý, sập đến đánh. Thúc Loan hoang mang nao núng, không kịp mưu tính cách đối phó, bị thua to. Tư Húc mới chọn những xác chết chung vào một nơi đắp thành cái gò cao (Kình quán) để ghi chiến công của mình, rồi rút quân về” [18, tr. 177]. Suryavarman I (1001-1050) tiếp tục duy trì mối quan hệ thân thiện với các quốc gia láng giềng phía Đông trong suốt thời kỳ ông trị vì. George Maspero đã nói: “Suryavarman I tiến hành nhiều cuộc chiến tranh. Ông đã thiết lập quan hệ bang giao với Chămpa và Trung Hoa và năm 1030 để tiến hành cuộc chiến tranh chống vua Đại Việt, Lý Thái Tông nhưng dường như không làm được gì” [55,192-207]. Maspero chưa đưa ra bất kỳ khẳng định nào cho phát biểu này, những điều ông đưa ra mang tính giả thuyết và trong tác ph ẩm sau với chủ đề này ông không hề đề cập gì đến một liên minh giữa Kambuja với Chămpa hay Trung Hoa . Cũng về vấn đề này Leclère nói r ằng: “Biên niên sử Trung Hoa nói rằng quốc vương này đã xác lập liên minh với Chămpa và Trung Hoa vào năm 1030 và liên minh này duy trì khoảng
của Campuchia là bảo đảm sự hòa bình với Chămpa, đảm bảo quyền lực của bên thứ ba là Trung Hoa, cho phép quốc vương Cămpuchia đàn áp các cuộc nổi dậy của các quốc vương ở nước chư hầu đặc biệt là các quốc vương ở phía Bắc của vùng núi Dangkrek và châu thổ sông Mênam” [55,192-207]. Mối quan hê ̣ chính tri ̣ quân sự la ̣i bất ngờ có sự thay đổi trong cuô ̣c kháng chiến của Đại Việt chống xâm lươ ̣c Tống . Chân La ̣p cùng Chămpa liên kết với chính quyền phương Bắc ta ̣o n ên mũi giáp công từ phía Nam . Trong bô ̣ thư ti ̣ch cổ của Viê ̣t Nam Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú cho biết một cách cụ thể và chi tiết: “Năm thứ 5 (1076) nhà Tống sai Quách Quỳ làm Chiêu thảo sứ, Triê ̣u Tiết l àm phó , hơ ̣p với quân Chiêm Thành, Chân La ̣p xâm lươ ̣c nước ta . Vương An Tha ̣ch nhà Tống nghe tin châu Khâm, châu Liêm bi ̣ ha ̣, đã không vui , lại được đem tờ lộ bố của ta nói : “Nhà Tống đă ̣t ra phép Thanh Miêu và Miễn Di ̣ch làm cho là m cho nhân dân khốn cùng, nay ta đem quân để cứu vớt , Vương An Tha ̣ch la ̣i càng thêm giâ ̣n , mới sai Thiên chương đãi chế là Triê ̣u Tiết làm Chiêu thảo sứ đem quân tiến đánh ta. Triê ̣u Tiết nói: “Quách Quỳ tha ̣o viê ̣c ngoài biên , xin để Quỳ làm chánh sứ , Tiết làm phó” Vua Tống nghe theo , sai thống lĩnh 9 tướng quân hơ ̣p với hai nước Chiêm Thành, Chân La ̣p xâm lươ ̣c nước ta . Vua sai Lý Thường Kiê ̣t đón đánh quân Tống ở sông Như Nguyê ̣t, phá tan , quân Tống chết hơn 1000 người. Quách Quỳ rút lui , lại lấy các châu Quảng Nguyên của ta” [2, tr. 645]. Trong Việt sử thông giám cương mục viết: “Năm thứ 5 (tức năm 1076), nhà Tống sai Quách Quỳ cầm đầu chín tướng hợp lực với Chiêm Thành và Chân Lạp sang xâm lược, ông (tức Lý Thường Kiệt) đón đánh ở sông Như Nguyệt phá tan được”. Sách Đại Việt sử ký toàn thư cũng ghi lại sự kiện này: “Bính Thìn, Thái Ninh năm thứ năm (1076), (Từ tháng tư về sau là niên hiệu Anh Vũ Chiêu Thắng năm thứ nhất; Tống Hy Ninh năm tứ 9). Mùa xuân, tháng ba nhà Tống sai tuyên phủ xứ Quảng Nam là Quách Quỳ làm chiêu thảo sứ, Triệu Tiết làm phó, đem quân 9 tướng, họp với Chiêm Thành và Chân Lạp sang xâm lấn nước ta…” [4, tr. 278]. Sự tấn công của Chân Lạp vào phần lãnh thổ phía Nam của Đại Việt luôn nằm xen kẽ với các lần triều cống của nước này đến chính quyền Thăng Long. Điều này cho thấy mối quan hệ phức tạp và sự liên minh chính tri ̣, quân sự không chă ̣t chẽ của các quốc gia trên b ản đảo Đông Dương thời kỳ này. Sau những lần triều cống Đại Việt năm 1126, đến năm 1128 Chân Lạp đem quân xâm phạm vùng đất Nghệ An. Về sự kiện này Việt Sử lược ghi chép lại rằng: “Năm Mậu Thân, hiệu Đại Thuận năm đầu (1128), Chân Lạp đến cướp ở châu Nghệ An. Tháng 2, Chân Lạp đến cướp ở Nghệ An, vua sai Thái phó Nguyễn (Lý) Bình Công đánh dẹp, bắt được tướng của nó rồi về” [48, tr. 140]. Trong sách Đại Việt sử ký toàn thư viết về cuộc tấn công năm 1128 chỉ trong một năm Chân Lạp đã hai lần mang quân sang tấn công vùng biên viễn phía nam của nhà Lý: “Mậu Thân, Thiên Thuận năm thứ nhất (1128), (Tống Kiến Viêm năm thứ 2). Ngày Giáp Dần, tháng 1, hơn 2 vạn người Chân Lạp vào cướp bến Ba Đầu ở Nghệ An. Xuống chiếu cho nhập nội thái phó Lý Cống Bình đem các quan chức đô cùng người châu Nghệ An đi đánh… Ngày Quý Hợi, Lý Công Bình đánh bại người Chân Lạp ở bến Ba Đầu, bắt được chủ tướng và quân lính …Thư báo thắng trận của Lý Công Bình đến kinh sư” [4, tr. 299]; “Ngày Mậu Thìn (1128) vua ngự đến hai cung Thái Thanh, Cảnh Linh và các chùa quán trong thành để lễ tạ ơn Phật và Đạo đã giúp ngầm cho Công Bình đánh được người Chân Lạp… Tháng 3 (1128), Lý Công Bình đem quân về kinh sư, dâng tù 169 người” [4, tr. 300] “Tháng 8, năm 1128) Người Chân Lạp vào cướp hương Đỗ gia (tên hương thời Lý, nay là huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) ở châu Nghệ An, có đến hơn 700 chiếc thuyền. Xuống chiếu sai bọn Nguyễn Hà Viêm ở Thanh Hóa và Dương Ổ ở châu ấy mang quân đánh, phá được… Châu Nghệ An đệ tâu một phong quốc thư của nước Chân Lạp sai người sang sứ nước ấy. Vua không trả lời” [4, tr. 301]. Trong vòng 7

tháng Chân Lạp hai lần mang quân sang xâm lấn Đại Việt với số lượng khá lớn, một lần hai vạn người và một lần khác là 700 chiếc thuyền. Qua đây chúng ta thấy tiềm lực về mặt quân sự của Chân Lạp khá lớn. Mặt khác, một số lượng quân lớn quân thủy và quân bộ của Chân Lạp không khó khăn khi dịch chuyển vào lãnh thổ Đại Việt chứng tỏ tình hình giao thông của hai quốc gia khá thuận lợi. Mối quan hệ chính trị và quân sự giữa hai quốc gia diễn ra khá phức tạp. Lịch sử có ghi lại không lâu sau cuộc xung đột quân sự năm 1128, Chân Lạp lại sai sứ giả mang quốc thư tới chính quyền Thăng Long và xin nhà Lý sai sứ giả sang nước họ. Hành động này có thể xem như hình thức xin nghị hòa và thiết lập mới quan hệ bang giao giữa hai quốc gia. Tuy nhiên đứng trước hành động của chính quyền Chân Lạp như vậy nhưng người đứng đầu chính quyền Thăng Long thể hiện sự im lặng. Điều này cho thấy chính quyền Thăng Long rất không hài lòng vì s ự xâm lược của Chân Lạp vào cương vực của Đại Việt. Qua sự việc này cũng góp phần cho thấy vị trí của một “thiên triều”. Thời kỳ này là thời gian trị vì của vua Surayavarman II (cầm quyền: 1130-1150) là một trong các vị vua hùng phát triển nhất trong lịch sử vương quốc Khmer. Coedès cho rằng “Việc vua lên cầm quyền trùng hợp với sự qua đời của Jaya Indravarman II của Champa và Kyanzitha của Pagan. Sự hiểu biết tốt hơn về mối quan hệ các nước này cho thấy một mối liên hệ nhân quả giữa việc biến mất của hai nhà vua hùng mạnh và việc chiếm quyền của một nhà vua Khmer đầy tham vọng có khả năng đánh cả sang Đông và sang Tây” [16, tr. 190]. Nhà vua tấn công sang phía Đông ngoài mối quan tâm là lãnh thổ của Champa mà còn mô ̣t mối quan tâm khác nữa là lãnh th ổ Nghệ An của quốc gia Đại Việt. Điều này được minh chứng khá rõ trong 20 năm Chân Lạp đã bảy lần tấn công Đại Việt năm 1132, 1137, 1149 và 1150. Trong Đại Việt sử ký toàn thư có ghi lại: “Nhâm Tý, Thiên Thuận năm thứ 5 (1132) (Tống thiệu hưng năm thứ 2) Tháng 8 Chân Lạp và Chiêm Thành đến cướp châu Nghệ An…Xuống chiếu cho thái úy Dương Anh Nhĩ đem người ở phủ Thanh Hóa và châu Nghệ An đi đánh quân Chân Lạp và Chiêm Thành, phá tan…Tháng 9, Lệnh hỏa dầu ở đô Phụng vệ là Đinh Ngưu dâng voi trắng. Lệnh thư gia châu Nghệ An là Trần Lưu dâng ba người Chiêm Thành. Trước đâu bọn người này thường ẩn nấp ở chỗ hiểm yếu, bắt người châu Nghệ An đem bán cho nước Chân Lạp, Lưu đặt phục binh ở chỗ ấy bắt được đem dâng” [4, tr. 306]. Sự tấn công của Chân Lạp vào lãnh thổ Đại Việt còn diễn ra vào thời vua Surayavarman II và các đời vua kế tục còn tiếp tục được tiến hành vào năm 1137, 1149, 1150, 1216 và 1218. Đại Việt sử ký toàn thư đã ghi lại: “Đinh Tỵ, Thiên Chương Bảo Tự năm thứ 5 (1137), Mùa xuân tháng giêng, châu Nghệ An chạy trạm tâu việc tướng nước Chân Lạp là Phá Tô Lăng cướp châu ấy. Xuống chiếu cho Thái Úy Lý Công Bình đem quân đi đánh. Tháng 2 châu Nghệ An động đất nước sông đỏ như máu. Công Bình sai Nội nhân hỏa đầu Đặng Khánh Hương về kinh sư đem việc ấy tâu lên Công Bình đánh bại người Chân Lạp” [4, tr. 145]. “Năm Đinh Mão hiệu Đại Định năm thứ 9 (1149) mùa thu, tháng 9, Chân Lạp tới cướp châu Nghệ An” [4, tr. 318]. “Mậu Dần, Kiến Gia năm thứ 8 (1218), (Tống Gia Định năm thứ 11). Chiêm Thành và Chân Lạp tới cướp phá Nghệ An, Lý Bất Nhiễm đánh được, thăng tước hầu, ban thực ấp 7500 hộ”; “Bính Tý, Kiến Gia năm thứ 6 (1216), (Tống Gia Định năm thứ 9). Chiêm Thành và Chân Lạp tới cướp châu Nghệ An, châu bá là Lý Bất Nhiễm đánh phá được” [4, tr. 318]. “Trong 142 năm, Chân Lạp đã 9 lần đem quân sang tấn công Nghệ An của vương triều Lý (vùng biên viễn phía Nam trung bình 16 năm một lần. Có những năm Chân Lạp đem quân tấn công hai lần trong một năm (1128) hoặc mang quân tới xâm chiếm trong hai năm liên tiếp (1149 và 1150), khoảng thời gian lâu nhất giữa hai cuộc tấn công là 66 năm (từ năm 1150 đến 1216) và có những lần có quy mô khá lớn (hai lần trong 1128). Trong thời kỳ nhà Lý, Chân Lạp là nước tấn công cướp phá trong Đại Vệt nhiều nhất trong mối các nước khác: 1 lần xâm lược nhà Tống (1076 và 1077) và 7 lần tấn công Champa. (Dưới thời Lý, Champa xâm lược Đại Việt vào các năm 1020, 1043, 1132, 1137, 1150, 1166, 1177, 1216 và 1218). Trong đó 4 lần Chân Lạp liên quân với Champa vào các năm 1076, cả 9 lần đem quân tới Đại Việt của Chân Lạp quân đội nước này chỉ cướp phá Nghệ An [12, tr. 46] . Nhìn chung, dưới thời Lý mối quan hệ giữa Chân Lạp và Đại Việt không chỉ diễn ra trên các phương diện chính trị, bang giao mà còn ghi dấu đậm nét các xung đột quân sự. Chân Lạp thường xuyên cử phái đoàn tới triều cống Đại Việt và xen kẽ vào đó là các cuộc cướp phá lãnh thổ nhằm vào Nghệ An. Các sự kiện diễn ra có mối quan hệ tương đối chặt chẽ. 2.3. Quan hê ̣ của Kambuja với các nhà nƣớc của ngƣời Môn và Xiêm 2.3.1 Quan hê ̣ của Kambuja với các nhà nước Môn ở phía Tây từ đầu IX đến ba phần tư đầu thế kỷ XII Nếu như mối quan hê ̣ của Kambuja với các quốc gia láng giềng phía Đông như Đa ̣i Viê ̣t và Chămp a đươ ̣c trình bày ở trên diễn ra trong quá trình hình thành và phát triển của nền văn minh Ăngkor thì trong mối quan hệ với các quốc gia phía T ây và phía Nam đă ̣c biê ̣t là với Xiêm để la ̣i nhiều dấu ấn trong tác đô ̣ng dẫn tới sự suy tàn của nền văn minh Khơme rực rỡ . Những sự kiê ̣n diễn ra trong mối tương quan với các quốc gia phương Đông thể hiê ̣n trong phương diê ̣n văn hóa , triều cống hay chút ít về thương ma ̣i khác với sự tương tác giữa Kambuja với Xiêm trên phương diê ̣n chính tri ̣ và quân sự là chủ yếu . Và, các nhà nước của người Môn và Xiêm chính là đối tươ ̣ng dẫn đến những mối quan hê ̣ căng thẳng tiến tới sự suy vi của vương triều Ăngkor ở lưu vực đồng bằng sông Mênam thời kỳ sau này. Trong lưu vực sông Mênam ngoài các di chỉ có niên đại trước khoảng giữa thế kỷ VI như Si T‟ep (trên sông Nam Sak), P‟ra Pathom và P‟ong Tuk (trên sông Kanburi ) hầu như người ta không hề biết gì về tất cả những vương quốc của người Môn và nguồn tư liê ̣u ghi chép v ề các vương quốc đó không còn nhiều nên chúng ta không biết đến tên nước cũng như tên các nhà vua . Tuy nhiên, qua nghiên cứu khảo cổ đã khẳng đi ̣nh có sự tồn ta ̣i của nhà nước của người Môn trên lãnh thổ Thái Lan hiện nay từ thế kỷ VI đến thế kỷ XI . Các vương quốc đó ít nhiều phải công nhận quyền bá chủ của Phù Nam . “Những di chỉ Phâ ̣t giáo P‟ra Pathom và P‟ong Tuk là mô ̣t bô ̣ phâ ̣n của vương quốc Dvaravati của người Môn . Di chỉ Si T‟ep có sự tồn ta ̣i chủ yếu tươ ̣ng của thần Vishnu đã nằm trong lãnh thổ của vương quốc Khơme vào thời kỳ mà những nhà vua vương triều Ăngkor mở rộng sự thống trị của mình ở phía Tây” [3, tr.127]. Tên go ̣i vương quốc Dvaravati của người Môn đã đươ ̣c bảo lưu trong tên go ̣i chính thức của các kinh đô nước Xiêm Có thể sự ra đời của vương quốc Dravati trùng với sự chia tách của nước Phù Nam. Với mô ̣t truyền thuyết li ̣ch sử cho thấy đươ ̣c sự thành lâ ̣p thành phố Haripunjaya do mô ̣t đoàn người di cư từ Lavo do bà hoàng hâ ̣u Chammadevi đến xây dựng nên. Sau này nhiều bi ký bằng tiếng Môn có cho biết sự tồn ta ̣i của mô ̣t vương triều tri ̣ vì ở thành phố này . Lịch s ử đã chứng kiến mối liên hê ̣ của vương quốc Kambuja với các nhà nước Môn trên nhiều phương diê ̣n . Từ những năm cu ối thế kỷ VIII, tình hình khu vực có nhiều biến đổi có nhiều điều không thuận lợi cho Daravadi. Vương quốc biển Sirivijaya (vương quốc cổ ở Indonexia) đã tấn công lên bờ Bắc và chiếm toàn bộ bán đảo Malacca và bao vây vịnh Thái Lan. Năm 802, dưới triều đại Jayavarman II đã thống nhất đất nước và bắt đầu xây dựng vương triều Ăngkor, cũng là lúc Jayavarman II gây “sức ép” với biên giới phía đông của Daravadi. Kambuja và các quốc gia của người Môn có những xung đô ̣t quân sự trải dài từ trước khi người Thái thống nhất đất nước . Người Khơme không ngừng mở rô ̣ng sự bành trướng của mình về vùng lưu vực sông Mênam . Các sự kiện đã đươ ̣c các biên niên sử khác nhau ghi la ̣i soa ̣n bằng tiếng pali ta ̣i Chiềng Mai như Chamadevivamsa (viết vào đầu thế kỷ XV ), Jinakalamalini (hoàn
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:


 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Mối quan hệ giữa đặc điểm người học và kết quả trong các chu kỳ đánh giá PISA của Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
A quan hệ của vương quốc ryukyu với các quốc gia đông á thế kỷ XV XIX Văn hóa, Xã hội 0
D một số xu thế lớn trong quan hệ quốc tế, ý nghĩa đối với việc thực hiện đường lối đối ngoại của đảng Môn đại cương 0
D Thực trạng quan hệ công chúng của Unilever đối với bột giặt OMO Marketing 0
D Chính sách của việt nam với mỹ và quan hệ việt mỹ những năm đầu thế kỷ XXI, thực trạng và triển vọng Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên cứu tác động của cam kết lao động trong hiệp định thương mại EVFTA đến quan hệ lao động tại các doanh nghiệp ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Ảnh hưởng của việc sử dụng facebook đến mạng lưới quan hệ xã hội của thanh niên Hà Nội hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
D kết cấu của lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất Khoa học kỹ thuật 0
D Vận dụng quan điểm của triết học Mác về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội Môn đại cương 0
D Nghiên cứu mối quan hệ giữa thanh khoản cổ phiếu và tỷ lệ chia cổ tức của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top