leminhdungifc

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
1.1. Lí do chọn đề tài........................................................................................ 3
1.2. Tình hình nghiên cứu ................................................................................. 4
1.3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................. 8
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 8
1.5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ................................................ 8
1.6. Đóng góp mới của luận văn ....................................................................... 9
1.7. Ý nghĩa của luận văn.................................................................................. 9
1.8. Kết cấu của luận văn .................................................................................. 9
NỘI DUNG..................................................................................................... 10
CHƢƠNG 1: QUAN NIỆM VỀ CÁI CHẾT TRONG LỊCH SỬ TƢ
TƢỞNG NHÂN LOẠI.................................................................................. 10
1.1. Quan niệm về cái chết trong lịch sử triết học................................. 10
1.1.1. Quan niệm về cái chết trong triết học phương Tây ...................... 10
1.1.2. Quan niệm về cái chết trong triết học phương Đông.................... 18
1.2. Quan niệm về cái chết trong một số tôn giáo lớn........................... 21
1.2.1 Quan niệm về cái chết trong đạo Kitô ........................................... 21
1.2.2. Quan niệm về cái chết trong đạo Phật .......................................... 23
1.2.3. Quan niệm về cái chết trong Hồi Giáo.......................................... 28
Kết luận chƣơng 1 ......................................................................................... 31
CHƢƠNG 2: ĐỀ XUẤT THẾ ỨNG XỬ CHO NGƢỜI VIỆT NAM
HIỆN NAY VỚI VẤN ĐỀ CÁI CHẾT THEO ĐỊNH HƢỚNG GIÁ TRỊ
VĂN HÓA ...................................................................................................... 32
2.1. Thái độ và nghi lễ tang ma của ngƣời Việt hiện nay trong cách
ứng xử với cái chết .................................................................................... 32
2.1.1. Thái độ của người Việt trong ứng xử với cái chết........................ 32





2.1.2 Nghi lễ tang ma của người Việt ..................................................... 39
2.2. Một số định hƣớng cho thế ứng xử của ngƣời Việt hiện nay với
vấn đề cái chết............................................................................................ 49
2.2.1 Cần nhìn nhận cái chết như một hiên tượng tự nhiên, một giai đoạn
tất yếu trong chu trình phát triển của đời người, do đó không nên né
tránh hay sợ hãi khi bàn luận về cái chết hay đối mặt với nó................. 49
2.2.2. Cần hoàn thành trách nhiệm với cuộc sống hàng ngày, đó chính là
thái độ tốt nhất để đối mặt với cái chết. .................................................. 55
2.2.3. Cần phát huy những giá trị truyền thống thông qua nghi lễ tang ma
và khắc phục mê tín hủ tục...................................................................... 61
2.3. Những vấn đề còn đặt ra khi nghiên cứu về cái chết hiện nay..... 74
2.3.1. Quan niệm của khoa học hiện đại về cái chết............................... 74
2.3.2. Bàn về quyền được chết và vấn đề an tử ở Việt Nam .................. 76
Kết luận chƣơng 2 ........................................................................................ 82
KẾT LUẬN .................................................................................................... 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 87

MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Sự sống và cái chết là nỗi bận tâm lớn nhất của con người. Có một câu
nói rất hay: Đời người như một cuốn sách, điều quan trọng không phải là
cuốn sách dài hay ngắn mà ở chỗ cuốn sách đó hay hay dở. Vì thế, hãy sống
tích cực, sống trọn vẹn với thời gian, với những gì đang có, sống thật vui vẻ,
có ý nghĩa và hữu ích. Hãy nỗ lực làm những gì có ích cho mình và mọi
người, phục vụ và cống hiến, để đời sống dù có mong manh, ngắn ngủi cũng
trở nên có ý nghĩa và giá trị.
Quan niệm về sống và chết, quan niệm về mối liên hệ giữa những người
sống và người chết từ lâu đã trở thành đề tài không chỉ được đề cập trong các
tôn giáo, tín ngưỡng mà còn xuất hiện trong triết học và một số bộ môn khoa
học. Bởi suy cho cùng, điều mà tôn giáo, tín ngưỡng và các ngành khoa học
hướng đến cũng chỉ để giải quyết vấn đề sống và chết của con người. Đã là
con người, chắc chắn ai cũng quan tâm đến sự sống và chết của mình. Tuy
nhiên, trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta nhắc nhiều đến sự sống, sự tồn tại
của mỗi đời người, mỗi xã hội và thường né tránh không bàn đến cái chết,
những điều liên quan đến cái chết.
Vấn đề sự sống – cái chết đã được vô số học giả khắp thế giới, cả phương
Đông, phương Tây, từ xưa đến nay nghiên cứu và đưa ra nhiều kiến giải phong
phú. Trong văn học phương Tây, nhà soạn kịch thiên tài Shakespeare đã đưa ra
một mệnh đề bất hủ “sống hay chết đó mới là vấn đề”. Trong triết học phương
Tây cổ đại, Platon có tác phẩm nổi tiếng bàn về sự bất tử của linh hồn. Ở
phương Đông, các nhà tư tưởng thuộc các các tôn giáo như Nho giáo, Đạo giáo
cũng đưa ra những quan niệm luận bàn về vấn đề sống – chết. Một số tôn giáo
lớn như đạo Phật, đạo Kitô, đạo Hồi cũng góp tiếng nói của mình đưa ra những
kiến giải lý thú về sự kiện trọng đại này của con người.

tâm đến sự đau đớn của người bệnh và giúp đỡ người “gần đất xa trời” thoát
khỏi thế giới này một cách nhẹ nhàng và dễ dàng hơn. Như vậy, lúc đó chưa
xuất hiện khái niệm quyền được chết như khoa học hiện đại nhưng đã có
những hành vi trong quyền được chết. Tới cuối thế kỷ XIX, khi con người đã
tìm ra cách khống chế sự đau đớn, thuật ngữ này không còn bó hẹp với ý
nghĩa giúp bệnh nhân thoát khỏi đau đớn nữa, mà nó lại ám chỉ một hành
động đặc biệt nhằm tạo ra cái chết của những bệnh nhân được coi là “vô
phương cứu chữa”. Động thái này nhằm giúp bệnh nhân khỏi rơi vào tình
trạng suy sụp khi ở vào giai đoạn cuối của những căn bệnh nan y. Từ khi xuất
hiện đến nay, “cái chết êm ả” đã có những thay đổi khác nhau gắn liền với
những phát triển của nền y khoa và văn minh nhân loại. Và dần dần, khái
niệm quyền được chết được ra đời, mang theo nhiều vấn đề liên quan với
nhau một cách phức tạp.
Trên lý thuyết, quyền của cá nhân về một lĩnh vực nào đó chỉ được công
nhận và bảo đảm khi nó được pháp luật quy định một cách chính thức (hợp
pháp hóa). Quyền được chết là một quyền thực tế nhưng hiện tại, chỉ có ở một
số nước hợp pháp hóa quyền này. Ở một số nước, theo quan điểm của các nhà
lập pháp và của các nhà khoa học, quyền được chết được hiểu thuộc phạm trù
quyền nhân thân. Hà Lan là quốc gia đầu tiên công nhận hành vi tự tử dưới sự
trợ giúp của bác sỹ, sau đó gần 10 năm mới hợp pháp hóa thành Luật An tử.
Nước này không dùng khái niệm an tử tự nguyện (voluntary euthanasia) mà
chỉ dùng khái niệm an tử (euthanasia) bởi theo họ, cái chết êm ả là đã phải
bao hàm sự tự nguyện, nếu không có sự tự nguyện thì không thể gọi là an tử.
Sự tự nguyện ở đây cần hiểu theo hai hướng: Tự nguyện được thực hiện cái
chết êm ả khi còn tỉnh táo, có thể biếu lộ ý chí cá nhân của mình; Tự nguyện
chỉ định người thay mặt cho mình trong trường hợp lúc rơi vào giai đoạn
không ý thức, không biểu lộ được ý chí. Người này sẽ có quyền quyết định


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top