Hoãn Thông tư 36: Được và mất
17:27 Thứ sáu, 02/01/2015
(NDH) Kể từ khi được ban hành Thông tư 36 đã có không ít ý kiến đề nghị hoãn thời điểm thi hành vì lo ngại tác động tiêu cực đến thị trường tài chính, nhất là TTCK. Tuy nhiên, cũng nhiều chuyên gia cho rằng không cần thiết phải lùi thời hạn thi hành Thông tư 36.
![[IMG]](http://images.ndh.vn/ThumbImages/Images/Uploaded/Share/2015/01/02/f1cimage4_210.jpg)
Được có bao nhiêu
Những lo ngại về Thông tư 36 xuất phát từ những quy định mang tính giới hạn về sở hữu và đầu tư của ngân hàng. Cụ thể, yêu cầu ngân hàng không được sở hữu quá 2 ngân hàng khác và tỷ lệ sở hữu tối đa là 5%. Với việc sở hữu chéo như hiện nay của hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ có không ít TCTD phải bán bớt cổ phần ngân hàng đang nắm giữ. Nếu NHNN hoãn thi hành Thông tư 36 thì thị trường sẽ không phải chịu áp lực cung cổ phiếu ngân hàng ồ ạt trước ngày Thông tư có hiệu lực.
Một điểm tích cực được kỳ vọng khi Thông tư 36 được hoãn là nguồn vốn cho thị trường chứng khoán. Trước đây, tại Thông tư 13 tổng dư nợ cho vay và chiết khấu giấy tờ có giá đối với tất cả khách hàng nhằm đầu tư, kinh doanh chứng khoán không vượt quá 20% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng. Đến Thông tư 36 tỷ lệ cho vay chứng khoán giảm xuống chỉ còn 5%. Ngoài ra, với yêu cầu các TCTD muốn cho vay kinh doanh chứng khoán thì tỷ lệ nợ xấu dưới 3% thì nguồn vốn từ NHTM cho kinh doanh chứng khoán theo ước tính chỉ còn khoảng 8.000 tỷ đồng. Đây là được coi là lý do khiến những phiên giao dịch của TTCK cuối năm trở nên èo uột.
Theo Tổng thư ký Hiệp hội kinh doanh chứng khoán, ông Nguyễn Thanh Kỳ khi Thông tư 36 có hiệu lực sẽ giảm sức cầu của công chúng đầu tư với cổ phiếu, trong đó có cả những đợt cổ phần hóa DNNN. Thực tế, từ đầu năm tốc độ cổ phần hóa rất chậm so với kế hoạch phải thực hiện đến cuối năm 2015 là 432 DNNN. Vì vậy, VASB đề nghị NHNN nên xem xét có lộ trình thích hợp cho việc triển khai thông tư 36 nhằm ổn định thị trường tài chính nói chung và TTCK nói riêng.
...mà mất thì nhiều
Cái được từ hoãn Thông tư 36 được nhiều người phân tích mà dường như quên đi những thiệt hại. Trên quan điểm người viết, thiệt hại lớn nhất nếu Thông tư 36 được hoãn chính là lòng tin thị trường với NHNN. Còn nhớ, tại buổi họp báo cuối năm 2014, trả lời câu hỏi phóng viên về bài học trong chính sách điều hành của NHNN, Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng khẳng định chính là “kiên định, đồng lòng”. Nhờ có kiên định với mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá mà chính sách tiền tệ từng bước ổn định, tạo dựng lòng tin với nhà đầu tư.
Còn nhớ khi ban hành thông tư 02, sau một loạt kiến nghị của ngân hàng, các cơ quan quản lý đã hoãn thi hành thông tư này đồng thời ban hành quy định về tái cơ cấu nợ. Tại hội nghị Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam VBF, nhóm công tác ngân hàng đã bày tỏ sự thất vọng rất lớn với NHNN. Tuy nhiên, với bối cảnh kinh tế lúc đó và lo ngại sức khỏe các ngân hàng, quyết định hoãn Thông tư 02 có thể “châm chước”. Với tình hình như hiện nay, theo đánh giá của chính NHNN đã cải thiện hơn nhiều, thanh khoản hệ thống an toàn, nợ xấu được rốt ráo xử lý đã có kết quả nhất định thì hoãn hay lùi thi hành Thông tư 36 chắc chắn sẽ đánh mất lòng tin của nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài. Mất lòng tin sẽ là sự mất mát lớn lao nhất đối với nhà hoạt định chính sách.
Như báo cáo của Bộ phận phân tích CTCK SSI: “Thông tư mới phản ánh sự quyết tâm của NHNN trong việc quản lý chặt hoạt động cho vay với cá nhân, tổ chức đang nắm giữ, kiểm soát hoạt động của TCTD nói chung và hoạt động cho vay nói riêng”. Nói theo cách khác, Thông tư 36 là tuyên bố của Thống đốc Nguyễn Văn Bình với “nhóm lợi ích” trong hệ thống ngân hàng. Do đó, một sự thay đổi hay hoãn thi hành Thông tư 36 có thể khiến thị trường hoài nghi về quyết tâm của người đứng đầu ngành ngân hàng khi đối diện trực tiếp với những “nhóm lợi ích”, nhân tố thao túng và gây bất ổn cho hệ thống những năm qua.
Không chỉ có vậy, nếu như VASB lo ngại nguồn vốn cho TTCK bị giảm mạnh bởi Thông tư 36 thì nhìn vào chiến lược phát triển TTCK cũng như tuyên bố của Thống đốc trong xây dựng thị trường vốn lành mạnh, quy định này rất cần thiết. Muốn thị trường vốn phát triển, lớn mạnh như thị trường tín dụng thì điều kiện cần là nguồn vốn cho thị trường tự huy động chứ không phải là dòng vốn từ kênh tín dụng. Tiếp tục coi nguồn vốn từ ngân hàng là thiết yếu sẽ khiến TTCK mãi phụ thuộc vào hệ thống ngân hàng.
Cho đến hiện nay, chưa có bất kỳ phát biểu, tuyên bố nào từ phía cơ quan quản lý ngân hàng về hoãn Thông tư 36. Do đó, thay vì kỳ vọng vào hoãn, lùi thi hành Thông tư 36, nhà đầu tư nên thích nghi với “luật chơi mới” cùng tầm nhìn dài hạn hơn trong quyết định đầu tư của mình.
--- Gộp bài viết, 02/01/2015 lúc 17:59, Bài cũ: 02/01/2015 lúc 17:59 ---
http://m.ndh.vn/hoan-thong-tu-36-duoc-va-mat-2015010211512546p4c149.news
17:27 Thứ sáu, 02/01/2015
(NDH) Kể từ khi được ban hành Thông tư 36 đã có không ít ý kiến đề nghị hoãn thời điểm thi hành vì lo ngại tác động tiêu cực đến thị trường tài chính, nhất là TTCK. Tuy nhiên, cũng nhiều chuyên gia cho rằng không cần thiết phải lùi thời hạn thi hành Thông tư 36.
![[IMG]](http://images.ndh.vn/ThumbImages/Images/Uploaded/Share/2015/01/02/f1cimage4_210.jpg)
Được có bao nhiêu
Những lo ngại về Thông tư 36 xuất phát từ những quy định mang tính giới hạn về sở hữu và đầu tư của ngân hàng. Cụ thể, yêu cầu ngân hàng không được sở hữu quá 2 ngân hàng khác và tỷ lệ sở hữu tối đa là 5%. Với việc sở hữu chéo như hiện nay của hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ có không ít TCTD phải bán bớt cổ phần ngân hàng đang nắm giữ. Nếu NHNN hoãn thi hành Thông tư 36 thì thị trường sẽ không phải chịu áp lực cung cổ phiếu ngân hàng ồ ạt trước ngày Thông tư có hiệu lực.
Một điểm tích cực được kỳ vọng khi Thông tư 36 được hoãn là nguồn vốn cho thị trường chứng khoán. Trước đây, tại Thông tư 13 tổng dư nợ cho vay và chiết khấu giấy tờ có giá đối với tất cả khách hàng nhằm đầu tư, kinh doanh chứng khoán không vượt quá 20% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng. Đến Thông tư 36 tỷ lệ cho vay chứng khoán giảm xuống chỉ còn 5%. Ngoài ra, với yêu cầu các TCTD muốn cho vay kinh doanh chứng khoán thì tỷ lệ nợ xấu dưới 3% thì nguồn vốn từ NHTM cho kinh doanh chứng khoán theo ước tính chỉ còn khoảng 8.000 tỷ đồng. Đây là được coi là lý do khiến những phiên giao dịch của TTCK cuối năm trở nên èo uột.
Theo Tổng thư ký Hiệp hội kinh doanh chứng khoán, ông Nguyễn Thanh Kỳ khi Thông tư 36 có hiệu lực sẽ giảm sức cầu của công chúng đầu tư với cổ phiếu, trong đó có cả những đợt cổ phần hóa DNNN. Thực tế, từ đầu năm tốc độ cổ phần hóa rất chậm so với kế hoạch phải thực hiện đến cuối năm 2015 là 432 DNNN. Vì vậy, VASB đề nghị NHNN nên xem xét có lộ trình thích hợp cho việc triển khai thông tư 36 nhằm ổn định thị trường tài chính nói chung và TTCK nói riêng.
...mà mất thì nhiều
Cái được từ hoãn Thông tư 36 được nhiều người phân tích mà dường như quên đi những thiệt hại. Trên quan điểm người viết, thiệt hại lớn nhất nếu Thông tư 36 được hoãn chính là lòng tin thị trường với NHNN. Còn nhớ, tại buổi họp báo cuối năm 2014, trả lời câu hỏi phóng viên về bài học trong chính sách điều hành của NHNN, Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng khẳng định chính là “kiên định, đồng lòng”. Nhờ có kiên định với mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá mà chính sách tiền tệ từng bước ổn định, tạo dựng lòng tin với nhà đầu tư.
Còn nhớ khi ban hành thông tư 02, sau một loạt kiến nghị của ngân hàng, các cơ quan quản lý đã hoãn thi hành thông tư này đồng thời ban hành quy định về tái cơ cấu nợ. Tại hội nghị Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam VBF, nhóm công tác ngân hàng đã bày tỏ sự thất vọng rất lớn với NHNN. Tuy nhiên, với bối cảnh kinh tế lúc đó và lo ngại sức khỏe các ngân hàng, quyết định hoãn Thông tư 02 có thể “châm chước”. Với tình hình như hiện nay, theo đánh giá của chính NHNN đã cải thiện hơn nhiều, thanh khoản hệ thống an toàn, nợ xấu được rốt ráo xử lý đã có kết quả nhất định thì hoãn hay lùi thi hành Thông tư 36 chắc chắn sẽ đánh mất lòng tin của nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài. Mất lòng tin sẽ là sự mất mát lớn lao nhất đối với nhà hoạt định chính sách.
Như báo cáo của Bộ phận phân tích CTCK SSI: “Thông tư mới phản ánh sự quyết tâm của NHNN trong việc quản lý chặt hoạt động cho vay với cá nhân, tổ chức đang nắm giữ, kiểm soát hoạt động của TCTD nói chung và hoạt động cho vay nói riêng”. Nói theo cách khác, Thông tư 36 là tuyên bố của Thống đốc Nguyễn Văn Bình với “nhóm lợi ích” trong hệ thống ngân hàng. Do đó, một sự thay đổi hay hoãn thi hành Thông tư 36 có thể khiến thị trường hoài nghi về quyết tâm của người đứng đầu ngành ngân hàng khi đối diện trực tiếp với những “nhóm lợi ích”, nhân tố thao túng và gây bất ổn cho hệ thống những năm qua.
Không chỉ có vậy, nếu như VASB lo ngại nguồn vốn cho TTCK bị giảm mạnh bởi Thông tư 36 thì nhìn vào chiến lược phát triển TTCK cũng như tuyên bố của Thống đốc trong xây dựng thị trường vốn lành mạnh, quy định này rất cần thiết. Muốn thị trường vốn phát triển, lớn mạnh như thị trường tín dụng thì điều kiện cần là nguồn vốn cho thị trường tự huy động chứ không phải là dòng vốn từ kênh tín dụng. Tiếp tục coi nguồn vốn từ ngân hàng là thiết yếu sẽ khiến TTCK mãi phụ thuộc vào hệ thống ngân hàng.
Cho đến hiện nay, chưa có bất kỳ phát biểu, tuyên bố nào từ phía cơ quan quản lý ngân hàng về hoãn Thông tư 36. Do đó, thay vì kỳ vọng vào hoãn, lùi thi hành Thông tư 36, nhà đầu tư nên thích nghi với “luật chơi mới” cùng tầm nhìn dài hạn hơn trong quyết định đầu tư của mình.
--- Gộp bài viết, 02/01/2015 lúc 17:59, Bài cũ: 02/01/2015 lúc 17:59 ---
http://m.ndh.vn/hoan-thong-tu-36-duoc-va-mat-2015010211512546p4c149.news