kiet198722
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Lời nói đầu
Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều có một nền văn học mang một sắc thái riêng. Nó mang hơi thở của thời đại trong từng thể loại, từng tác phẩm nhưng tựu trung nó đều phản ánh đến cuộc sống, đất nước, con người... Trung Quốc có hơn 2500 năm lịch sử, là một trong những quốc gia phương Đông sớm xuất hiện và phát triển nền triết học, tôn giáo: Đạo Phật, đạo Nho.., kinh dịch; thuật phong thuỷ, âm dương ngũ hành. Đồng thời Trung Quốc còn là một nước có truyền thống thơ, từ Kinh thơ đến thơ ca hiện đại. ở từng thời đại, văn thơ Trung Quốc đều có những nét độc đáo riêng. Nét độc đáo ấy được thể hiện cụ thể trong nội dung thơ Đường nói chung và thơ Lý Bạch nói riêng. Nhưng trong khi đó, hiện nay sách nghiên cứu viết về sự độc đáo của thơ Đường rất ít. Hơn nữa, hiện đang là sinh viên thuộc khối Lý luận và tuyên truyền, việc em nghiên cứu thơ Đường cũng mang đầy ý nghĩa đối với bản thân. Nó bổ trợ rất nhiều cho các môn học khác, vì vậy em chọn đề tài “Sự độc đáo của Đường thi được biểu hiện trong thơ Lý Bạch” để làm tiểu luận. Chỉ mong hiểu hơn về sự phong phú và đặc sắc của nền thi ca Trung Quốc, đỉnh cao của nền văn hoá phương Đông. Và, nghiên cứu về nó không bao giờ có điểm dừng, em những mong góp một phần nhỏ bé vào chương trình nghiên cứu về thơ Đường nói chung, Lý Bạch nói riêng. Ngoài lời nói đầu và kết luận, tiểu luận của em được kết cấu như sau:
Phần A: Khái quát
Phần B: Nội dung
Chương I: Sự độc đáo của thơ Đường
Chương II: Sự độc đáo của thơ Lý Bạch
Mặc dù bản thân em đã hết sức cố gắng song không tránh khỏi thiếu sót, em xin chân thành Thank sự đóng góp ý kiến của thầy cô.
Phần I
Khái quát
1. Về kinh tế
Trung Quốc là một lục địa lớn có tất cả các miền của địa hình và hầu hết các đới khí hậu. Nền kinh tế nông nghiệp ở Trung Quốc rất phát triển với tất cả ưu nhược điểm của nó; nhà Đường chú trọng thuỷ lợi, trồng dâu nuôi tằm, coi trọng nông nghiệp, mở rộng giao thông. Đồng thời nhà Đường còn ban hành qui chế quân điền chia ruộng cho dân, thực hành các phép tô dung điệu (đóng thuế bằng thóc, vải lụa, công lao động), điều hoà mâu thuẫn giai cấp làm cho cho nhà nước và dân cùng có lợi.
2. Về đối ngoại
Đã bắt tay với hơn 40 nước trên thế giới, nền kinh tế phát triển, là nhà nước giàu, có vũ khí hiện đại.
3. Về văn hoá - xã hội
Thời đó, các môn âm nhạc, hội hoạ, điêu khắc, thư pháp...cũng phát triển. Trong đó hội họa và văn học là phát triển nhất, trong văn học thì thơ là bộ phận có thành tựu cao, ảnh hưởng lớn. Đồng thời nhà Đường có chính sách chiêu hiền đãi sĩ, góp phần làm cho thơ ca phát triển; ở thời kỳ này nhà Đường lấy thơ ca làm đề tài trong thi cử. Chính vì vậy cùng các ngành khoa học khác, từ đời nhà Đường thơ ca phát triển rực rỡ.
Phần II
Nội dung
Chương I: Sự độc đáo của thơ Đường
Theo bộ “Toàn Đường Thi” thì thơ Đường có 900 quyển, in thành 30 tập, gồm 48.900 bài của 2300 tác giả. Con số lớn này chưa phải là con số cuối cùng của toàn bộ thơ thực có ở đời Đường vì nó được sưu tập sau hàng ngàn năm thăng trầm của lịch sử. Nhưng đó mới nói về lượng, cái quan trọng hơn là chất lượng, nội dung và nghệ thuật của thơ Đưòng.
1. Giá trị
Thơ Đường phản ánh một cách toàn diện xã hội đời Đường, thể hiện quan niệm nhận thức, tâm tư ... của con người đời Đường một cách sâu sắc. Nội dung phong phú được thể hiện bằng hình thức hoàn mĩ. Thành tựu trên các phương diện của thơ Đường đều đạt tới đỉnh cao.
Thơ Đường là sự kế thừa và phát triển cao độ của thơ ca cổ điển Trung Quốc. Nó là Tập đại thành của thi ca Trung Hoa cho nên những phương tiện thi pháp thơ cổ điển Trung Quốc được biểu đạt tiêu biểu. Trong cuốn Hán văn học sử yếu Lỗ Tấn viết: Văn xuôi và thơ Trung Quốc đến Đường thì có một sự biến đổi lớn.
Sự đột biến này không phải là một áp đặt từ bên ngoài mà thực chất là một kết quả của một quá trình tích luỹ lâu dài những kinh nghiệm. Hơn 10 thế kỷ, thơ ca đã đạt đến sự chín muồi. Sự đột biến này thể hiện rõ kiểu tư duy nghệ thuật mới mẻ, độc đáo, tạo nên các mốc quan trọng trên con đường phát triển của thơ ca cổ điển Trung Quốc
2. Thể loại
Thơ Đường gồm 2 loại chính: ngũ ngôn và thất ngôn (câu 5 chữ, câu 7 chữ). Mỗi loại gồm 3 thể: Cổ phong, Tuyệt cú, Luật thi
* Cổ phong (còn gọi là cổ thể): là lối tự do hơn cả, miễn có vần không cần niêm luật, đối. Số câu không nhất định, số chữ không gò bó.
* Luật thi (còn gọi là cận thể, kim thể): mỗi bài phải có 8 câu (5 chữ, 7 chữ); 5 vần, 4 liên, bằng trắc trong câu 2 - 4 - 6; các câu 3 - 4, 5 - 6 phải đối (đối ý, đối thanh)
* Tứ tuyệt (còn gọi là tuyệt cú): mỗi bài cũng hạn 4 câu, mỗi câu cũng phải theo luật bằng trắc, nhưng không cần đăng đối chặt chẽ.
Đó là 3 thể của hai loại chính. Ngoài 2 loại chính ấy ra, còn có phủ thi là thơ làm để phổ nhạc, hát được và bài luật là luật thi kéo dài. Trong các loại đó, luật thi là tiêu biểu của thơ Đường.
3. Nội dung và phong cách
Người ta thường chia thơ Đường làm 4 phái:
* Phái biên tái: Đề tài chủ yếu là cuộc sống nơi biên ải. Hai nhà thơ tiêu biểu là Cao Thích và Sầm Tham.
* Phái điền viên: Đề tài chủ yếu là cuộc sống ẩn dật nơi thôn dã, với 2 nhà thơ tiêu biểu: Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên
* Phái lãng mạn:Thường thông qua ước mơ táo bạo để đối lập với hiện thực đen tối, phong cách hào phóng bay bổng. Nhà thơ tiêu biểu là Trích tiên Lý Bạch.
* Phái hiện thực: Đề tài cuộc sống đẫm máu và nước mắt, đầy rẫy bất công ngang trái, với hai nhà thơ tiêu biểu là Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị
4. Quá trình phát triển
Thơ Đường được chia thành 4 giai đoạn
* Sơ Đường (618 - 713)
Bao gồm gần 100 năm đầu đời Đường. Đây là bước đi ban đầu, chuẩn bị cho sự chín muồi của thơ. Thơ thời này còn mang phong vị phong, hoa, tuyết, nguyệt của thơ ca hoa lệ thời lục triều; thơ ca chỉ đổi mới khi Trần Tử Ngang đề xuất phong cách hiện thực (phong cách Hán Ngụy). Thời kỳ này có những nhà thơ nổi tiếng: Vương Bột, Lạc Tân Vương, Lô Chiếu Lân, Dương Quýnh, Đỗ Thẩm Ngôn (ông nội Đỗ Phủ).
* Thịnh Đường (713 - 766)
Đây là giai đoạn chín muồi của thơ Đường. Khoảng 50 năm, trải qua những niên hiệu nổi tiếng trong lịch sử nhà Đường: Khai Nguyên, Thiên Bảo, Đại Lịch, các nhà thơ lớn đời Đường chủ yếu xuất hiện ở giai đoạn này: Vương Xương Linh, Cao Thích, Lý Bạch, Đỗ Phủ....
* Trung Đường (766 - 827)
Khoảng 60 năm, từ Đại Lịch đến Thái Hoà mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc. Loạn An Sử tuy đã bị dẹp nhưng nhà Đường không trở lại được những điểm huy hoàng thời trước nữa. Một số nhà thơ xoay lưng với hiện thực, sáng tác những vần thơ ai oán. Nhưng một số nhà thơ khác, đứng đầu là Bạch Cư Dị vẫn tiếp tục truyền thống Đỗ Phủ, sáng tác những vần thơ phóng dụ đặc sắc.
* Vãn Đường (827 - 904)
Từ Thái Hoà trở đi nhà Đường dần dần suy sụp. Một số nhà thơ chú trọng lời lẽ uyển chuyển ít có ý nghĩa xã hội, tiêu biểu là Lý Thương ẩn và Đỗ Mục.
Như vậy có thể lấy nhận định của nhà Hán học Ngô Tất Tố để khái quát diễn biến của thơ Đường: Sơ Đường phần nhiều hay về khí cốt, nhưng lối dùng chữ, đặt câu chưa được trau chuốt cho lẵm. Vãn Đường giỏi về từ ngữ, lời đẹp ý sâu nhưng lại thiếu phần hùng hồn, có khi còn bị cái tội uỷ mị là khác. Duy chỉ có Thịnh Đường ở vào giữa hai thời kỳ ấy, cho nên chẵng những không có cái dở của hai thời kỳ kia mà còn gồm cả cái hay của hai thời kỳ ấy nữa.
Trong số các nhà thơ của 4 giai đoạn nói trên, nổi bật lên ba nhà thơ lớn: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị.
5. Đặc điểm
Thơ Đường gợi mà không tả, gửi gắm mà không phân tích - bình luận, nó có một khoảng trống tạo liên trường- liên tưởng để người đọc tự kết luận lấy. Cái tui trong thơ Đường thường hoà vào thiên nhiên ngoại cảnh nên nó vô cùng kín đáo. Ngôn ngữ thì hàm súc cô đọng, nghe được cái vô thanh trong thơ Đường mới nghe được cái cần nghe, thấy được cái vô hình mới thấy được cái cần thấy. Chỗ không vẽ trong thơ Đường cũng là hoạ, dùng số ít để biểu hiện số nhiều và ngược lại. Dùng cái vô cùng để biểu hiện cái hữu hạn và ngược lại, dùng cao để nói thấp - dùng thấp nói cao.
Báo trước thư về nhà
Đón chàng em há quản...
Đến tận trường phong ba”
Vẫn lối kết thúc ấy, Lý Bạch lại thêm một lần nữa cho ta hiểu thêm về chiến tranh với tất cả tấm lòng của ông trong cương vị của một nhân chứng. Ông luôn gợi ra rồi để đó buộc người đọc phải kết thúc cho mỗi bài thơ của ông.
Qua nghiên cứu văn học cổ Trung Quốc, ta hiểu hơn về một nền văn học phương Đông thời bấy giờ. Điều đó được thể hiện rõ hơn qua thơ Đường. Nghiên cứu thơ Đường thì phải tìm hiểu thơ Lý Bạch - nhà thơ mang tư tưởng tiến bộ, ông đã vượt hàng thế kỷ ngợi ca người lao động. Ông mang phong cách rất riêng của một nhà thơ của thời đại. Xưa nay nhắc đến Lý Bạch, người ta nhớ tới một vị Trích tiên, Trung tiểu tiên, một thi nhân tiên phong đạo cốt. Nhưng cần biết bên trong vẻ cuồng phóng hào hoa, ẩn sâu một nỗi niềm nhập thế của một tâm hồn khoáng đạt. Trước kia người đời thường khai thác những yếu tố thoát ly hành lạc trong thơ ông. Nay với cái nhìn đúng đắn sâu sắc, chúng ta thấy bút pháp lãng mạn là phương tiện tác dụng trong biểu đạt trọn vẹn những mâu thuẫn nan giải trong tư tưởng của ông. Thơ Đường rất gần gũi đối với nền văn học của nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Hồn thơ Lý Bạch vẫn còn nguyên giá trị cho đến cả mai sau, nghiên cứu thơ Đường nói chung và thơ Lý Bạch nói riêng quả là vô tận. Ngày nay, Trung Quốc đề xướng chủ nghĩa lãng mạn cách mạng kết hợp với chủ nghĩa hiện thực cách mạng thành phương pháp nghệ thuật Xã hội Chủ nghĩa, chúng ta cần kế thừa thực sự và có phê phán những di sản thơ ca. Rõ ràng đó là điều hết sức cần thiết cho việc phát triển nền văn học nghệ thuật Xã hội Chủ nghĩa của chúng ta.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Lời nói đầu
Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều có một nền văn học mang một sắc thái riêng. Nó mang hơi thở của thời đại trong từng thể loại, từng tác phẩm nhưng tựu trung nó đều phản ánh đến cuộc sống, đất nước, con người... Trung Quốc có hơn 2500 năm lịch sử, là một trong những quốc gia phương Đông sớm xuất hiện và phát triển nền triết học, tôn giáo: Đạo Phật, đạo Nho.., kinh dịch; thuật phong thuỷ, âm dương ngũ hành. Đồng thời Trung Quốc còn là một nước có truyền thống thơ, từ Kinh thơ đến thơ ca hiện đại. ở từng thời đại, văn thơ Trung Quốc đều có những nét độc đáo riêng. Nét độc đáo ấy được thể hiện cụ thể trong nội dung thơ Đường nói chung và thơ Lý Bạch nói riêng. Nhưng trong khi đó, hiện nay sách nghiên cứu viết về sự độc đáo của thơ Đường rất ít. Hơn nữa, hiện đang là sinh viên thuộc khối Lý luận và tuyên truyền, việc em nghiên cứu thơ Đường cũng mang đầy ý nghĩa đối với bản thân. Nó bổ trợ rất nhiều cho các môn học khác, vì vậy em chọn đề tài “Sự độc đáo của Đường thi được biểu hiện trong thơ Lý Bạch” để làm tiểu luận. Chỉ mong hiểu hơn về sự phong phú và đặc sắc của nền thi ca Trung Quốc, đỉnh cao của nền văn hoá phương Đông. Và, nghiên cứu về nó không bao giờ có điểm dừng, em những mong góp một phần nhỏ bé vào chương trình nghiên cứu về thơ Đường nói chung, Lý Bạch nói riêng. Ngoài lời nói đầu và kết luận, tiểu luận của em được kết cấu như sau:
Phần A: Khái quát
Phần B: Nội dung
Chương I: Sự độc đáo của thơ Đường
Chương II: Sự độc đáo của thơ Lý Bạch
Mặc dù bản thân em đã hết sức cố gắng song không tránh khỏi thiếu sót, em xin chân thành Thank sự đóng góp ý kiến của thầy cô.
Phần I
Khái quát
1. Về kinh tế
Trung Quốc là một lục địa lớn có tất cả các miền của địa hình và hầu hết các đới khí hậu. Nền kinh tế nông nghiệp ở Trung Quốc rất phát triển với tất cả ưu nhược điểm của nó; nhà Đường chú trọng thuỷ lợi, trồng dâu nuôi tằm, coi trọng nông nghiệp, mở rộng giao thông. Đồng thời nhà Đường còn ban hành qui chế quân điền chia ruộng cho dân, thực hành các phép tô dung điệu (đóng thuế bằng thóc, vải lụa, công lao động), điều hoà mâu thuẫn giai cấp làm cho cho nhà nước và dân cùng có lợi.
2. Về đối ngoại
Đã bắt tay với hơn 40 nước trên thế giới, nền kinh tế phát triển, là nhà nước giàu, có vũ khí hiện đại.
3. Về văn hoá - xã hội
Thời đó, các môn âm nhạc, hội hoạ, điêu khắc, thư pháp...cũng phát triển. Trong đó hội họa và văn học là phát triển nhất, trong văn học thì thơ là bộ phận có thành tựu cao, ảnh hưởng lớn. Đồng thời nhà Đường có chính sách chiêu hiền đãi sĩ, góp phần làm cho thơ ca phát triển; ở thời kỳ này nhà Đường lấy thơ ca làm đề tài trong thi cử. Chính vì vậy cùng các ngành khoa học khác, từ đời nhà Đường thơ ca phát triển rực rỡ.
Phần II
Nội dung
Chương I: Sự độc đáo của thơ Đường
Theo bộ “Toàn Đường Thi” thì thơ Đường có 900 quyển, in thành 30 tập, gồm 48.900 bài của 2300 tác giả. Con số lớn này chưa phải là con số cuối cùng của toàn bộ thơ thực có ở đời Đường vì nó được sưu tập sau hàng ngàn năm thăng trầm của lịch sử. Nhưng đó mới nói về lượng, cái quan trọng hơn là chất lượng, nội dung và nghệ thuật của thơ Đưòng.
1. Giá trị
Thơ Đường phản ánh một cách toàn diện xã hội đời Đường, thể hiện quan niệm nhận thức, tâm tư ... của con người đời Đường một cách sâu sắc. Nội dung phong phú được thể hiện bằng hình thức hoàn mĩ. Thành tựu trên các phương diện của thơ Đường đều đạt tới đỉnh cao.
Thơ Đường là sự kế thừa và phát triển cao độ của thơ ca cổ điển Trung Quốc. Nó là Tập đại thành của thi ca Trung Hoa cho nên những phương tiện thi pháp thơ cổ điển Trung Quốc được biểu đạt tiêu biểu. Trong cuốn Hán văn học sử yếu Lỗ Tấn viết: Văn xuôi và thơ Trung Quốc đến Đường thì có một sự biến đổi lớn.
Sự đột biến này không phải là một áp đặt từ bên ngoài mà thực chất là một kết quả của một quá trình tích luỹ lâu dài những kinh nghiệm. Hơn 10 thế kỷ, thơ ca đã đạt đến sự chín muồi. Sự đột biến này thể hiện rõ kiểu tư duy nghệ thuật mới mẻ, độc đáo, tạo nên các mốc quan trọng trên con đường phát triển của thơ ca cổ điển Trung Quốc
2. Thể loại
Thơ Đường gồm 2 loại chính: ngũ ngôn và thất ngôn (câu 5 chữ, câu 7 chữ). Mỗi loại gồm 3 thể: Cổ phong, Tuyệt cú, Luật thi
* Cổ phong (còn gọi là cổ thể): là lối tự do hơn cả, miễn có vần không cần niêm luật, đối. Số câu không nhất định, số chữ không gò bó.
* Luật thi (còn gọi là cận thể, kim thể): mỗi bài phải có 8 câu (5 chữ, 7 chữ); 5 vần, 4 liên, bằng trắc trong câu 2 - 4 - 6; các câu 3 - 4, 5 - 6 phải đối (đối ý, đối thanh)
* Tứ tuyệt (còn gọi là tuyệt cú): mỗi bài cũng hạn 4 câu, mỗi câu cũng phải theo luật bằng trắc, nhưng không cần đăng đối chặt chẽ.
Đó là 3 thể của hai loại chính. Ngoài 2 loại chính ấy ra, còn có phủ thi là thơ làm để phổ nhạc, hát được và bài luật là luật thi kéo dài. Trong các loại đó, luật thi là tiêu biểu của thơ Đường.
3. Nội dung và phong cách
Người ta thường chia thơ Đường làm 4 phái:
* Phái biên tái: Đề tài chủ yếu là cuộc sống nơi biên ải. Hai nhà thơ tiêu biểu là Cao Thích và Sầm Tham.
* Phái điền viên: Đề tài chủ yếu là cuộc sống ẩn dật nơi thôn dã, với 2 nhà thơ tiêu biểu: Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên
* Phái lãng mạn:Thường thông qua ước mơ táo bạo để đối lập với hiện thực đen tối, phong cách hào phóng bay bổng. Nhà thơ tiêu biểu là Trích tiên Lý Bạch.
* Phái hiện thực: Đề tài cuộc sống đẫm máu và nước mắt, đầy rẫy bất công ngang trái, với hai nhà thơ tiêu biểu là Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị
4. Quá trình phát triển
Thơ Đường được chia thành 4 giai đoạn
* Sơ Đường (618 - 713)
Bao gồm gần 100 năm đầu đời Đường. Đây là bước đi ban đầu, chuẩn bị cho sự chín muồi của thơ. Thơ thời này còn mang phong vị phong, hoa, tuyết, nguyệt của thơ ca hoa lệ thời lục triều; thơ ca chỉ đổi mới khi Trần Tử Ngang đề xuất phong cách hiện thực (phong cách Hán Ngụy). Thời kỳ này có những nhà thơ nổi tiếng: Vương Bột, Lạc Tân Vương, Lô Chiếu Lân, Dương Quýnh, Đỗ Thẩm Ngôn (ông nội Đỗ Phủ).
* Thịnh Đường (713 - 766)
Đây là giai đoạn chín muồi của thơ Đường. Khoảng 50 năm, trải qua những niên hiệu nổi tiếng trong lịch sử nhà Đường: Khai Nguyên, Thiên Bảo, Đại Lịch, các nhà thơ lớn đời Đường chủ yếu xuất hiện ở giai đoạn này: Vương Xương Linh, Cao Thích, Lý Bạch, Đỗ Phủ....
* Trung Đường (766 - 827)
Khoảng 60 năm, từ Đại Lịch đến Thái Hoà mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc. Loạn An Sử tuy đã bị dẹp nhưng nhà Đường không trở lại được những điểm huy hoàng thời trước nữa. Một số nhà thơ xoay lưng với hiện thực, sáng tác những vần thơ ai oán. Nhưng một số nhà thơ khác, đứng đầu là Bạch Cư Dị vẫn tiếp tục truyền thống Đỗ Phủ, sáng tác những vần thơ phóng dụ đặc sắc.
* Vãn Đường (827 - 904)
Từ Thái Hoà trở đi nhà Đường dần dần suy sụp. Một số nhà thơ chú trọng lời lẽ uyển chuyển ít có ý nghĩa xã hội, tiêu biểu là Lý Thương ẩn và Đỗ Mục.
Như vậy có thể lấy nhận định của nhà Hán học Ngô Tất Tố để khái quát diễn biến của thơ Đường: Sơ Đường phần nhiều hay về khí cốt, nhưng lối dùng chữ, đặt câu chưa được trau chuốt cho lẵm. Vãn Đường giỏi về từ ngữ, lời đẹp ý sâu nhưng lại thiếu phần hùng hồn, có khi còn bị cái tội uỷ mị là khác. Duy chỉ có Thịnh Đường ở vào giữa hai thời kỳ ấy, cho nên chẵng những không có cái dở của hai thời kỳ kia mà còn gồm cả cái hay của hai thời kỳ ấy nữa.
Trong số các nhà thơ của 4 giai đoạn nói trên, nổi bật lên ba nhà thơ lớn: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị.
5. Đặc điểm
Thơ Đường gợi mà không tả, gửi gắm mà không phân tích - bình luận, nó có một khoảng trống tạo liên trường- liên tưởng để người đọc tự kết luận lấy. Cái tui trong thơ Đường thường hoà vào thiên nhiên ngoại cảnh nên nó vô cùng kín đáo. Ngôn ngữ thì hàm súc cô đọng, nghe được cái vô thanh trong thơ Đường mới nghe được cái cần nghe, thấy được cái vô hình mới thấy được cái cần thấy. Chỗ không vẽ trong thơ Đường cũng là hoạ, dùng số ít để biểu hiện số nhiều và ngược lại. Dùng cái vô cùng để biểu hiện cái hữu hạn và ngược lại, dùng cao để nói thấp - dùng thấp nói cao.
Báo trước thư về nhà
Đón chàng em há quản...
Đến tận trường phong ba”
Vẫn lối kết thúc ấy, Lý Bạch lại thêm một lần nữa cho ta hiểu thêm về chiến tranh với tất cả tấm lòng của ông trong cương vị của một nhân chứng. Ông luôn gợi ra rồi để đó buộc người đọc phải kết thúc cho mỗi bài thơ của ông.
Qua nghiên cứu văn học cổ Trung Quốc, ta hiểu hơn về một nền văn học phương Đông thời bấy giờ. Điều đó được thể hiện rõ hơn qua thơ Đường. Nghiên cứu thơ Đường thì phải tìm hiểu thơ Lý Bạch - nhà thơ mang tư tưởng tiến bộ, ông đã vượt hàng thế kỷ ngợi ca người lao động. Ông mang phong cách rất riêng của một nhà thơ của thời đại. Xưa nay nhắc đến Lý Bạch, người ta nhớ tới một vị Trích tiên, Trung tiểu tiên, một thi nhân tiên phong đạo cốt. Nhưng cần biết bên trong vẻ cuồng phóng hào hoa, ẩn sâu một nỗi niềm nhập thế của một tâm hồn khoáng đạt. Trước kia người đời thường khai thác những yếu tố thoát ly hành lạc trong thơ ông. Nay với cái nhìn đúng đắn sâu sắc, chúng ta thấy bút pháp lãng mạn là phương tiện tác dụng trong biểu đạt trọn vẹn những mâu thuẫn nan giải trong tư tưởng của ông. Thơ Đường rất gần gũi đối với nền văn học của nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Hồn thơ Lý Bạch vẫn còn nguyên giá trị cho đến cả mai sau, nghiên cứu thơ Đường nói chung và thơ Lý Bạch nói riêng quả là vô tận. Ngày nay, Trung Quốc đề xướng chủ nghĩa lãng mạn cách mạng kết hợp với chủ nghĩa hiện thực cách mạng thành phương pháp nghệ thuật Xã hội Chủ nghĩa, chúng ta cần kế thừa thực sự và có phê phán những di sản thơ ca. Rõ ràng đó là điều hết sức cần thiết cho việc phát triển nền văn học nghệ thuật Xã hội Chủ nghĩa của chúng ta.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: