Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối


phần IV: Kết luận
Thực hiện mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học trong trường phổ thông. Đội ngũ giáo viên lịch sử không ngừng tăng cường áp dụng các phương pháp dạy học tích cực trong giờ học lịch sử (Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ, dạy học nêu vấn đề, dạy học liên môn....)
Việc sử dụng tài liệu văn học trong giờ học sử, vừa thực hiện phương pháp dạy học liên môn, vừa làm cho bài học trở nên sinh động, hấp dẫn. Qua các tác phẩm văn học phù hợp nội dung bài học, tiết học giúp học sinh nhận thức rõ bản chất của sự kiện lịch sử, hiểu thêm về các nhân vật lịch sử.... mà các em đang nhận thức. Quan trọng hơn, nó sẽ lấy lại hứng thú học tập bộ môn, lòng say mê học tập lịch sử của học sinh.
Với suy nghĩ như vậy, tui mạnh dạn trình bày quan điểm cùng kinh nghiệm của mình về vấn đề sử dụng tài liệu văn học trong giờ học sử để các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo và đóng góp. Tuy nhiên, do bản thân còn trẻ, kinh nghiệm chưa nhiều nên có thể còn có những điểm chưa sâu, chưa toàn diện còn sơ sài. Rất mong sự đóng góp của các đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm này được hoàn thiện hơn.

Tài liệu tham khảo

1. Sách giáo viên lịch sử 6 - NXB Giáo dục.
2. Sách giáo viên lịch sử 7 - NXB Giáo dục.
3. Sách giáo viên lịch sử 8 - NXB Giáo dục.
4. Tuyển tập Thơ văn cách mạng 1930 – 1945 (NXB Văn học.H.1980).
5. Phan Ngọc Liên – Trần Văn Trị. Phương pháp dạy học lịch sử - NXB GD – 1999.
6. Quỳnh Cư - Đỗ Đức Hùng. Các triều đại Việt Nam – NXB Thanh Niên – 1995.
7. Quốc Chấn – Thần đồng xưa của nước ta – NXB Giáo Dục – 1998.

Mục lục

Nội dung Trang
Phần I: Những vấn đề chung:............................................................ 1
1. Cơ sở lí luận....................................................................................... 1
2. Cơ sở thực tiễn................................................................................... 1
3. Những thuận lợi - khó khăn khi nghiên cứu....................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................... 3
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.......................................................... 3
Phần II: Nội dung............................................................................... 4
1. Tài liệu tham khảo trong DHLS......................................................... 4
2. Sử dụng tài liệu văn học trong giờ học sử.......................................... 5
3. Phương pháp sử dụng tài liệu văn học trong giờ học sử..................... 10
4. Một số yêu cầu khi sử dụng tài liệu văn học trong giờ học sử........... 10
Phần III: Kết quả thực hiện................................................................ 12
Phần IV: Kết luận................................................................................ 13
Tài liệu tham khảo .............................................................................. 14
(Theo thơ văn Nguyễn Đình Chiểu – NXB Văn học, Hà Nội 1963)
hay để nói lên khí thế chống giặc của người dân Nam Bộ nói chung, 3 tỉnh miền Tây Nam Kì nói riêng, giáo viên có thể trích 1 đoạn trong văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu như:
“Nhớ linh xưa:
Cui cút làm ăn: Toan lo cùng kiệt khó.
Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ....
.... Bữa thấy bòng bong che trắng lấp, muốn tới ăn găn; ngày xem ống khói chạy đen xì, muốn ra cắn cỏ”.
.... Hoả mai đánh bằng rơm con cúc, cũng đốt x ong nhà dạy đạo kia; gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ....
Trong quá trình lịch sử từ đầu thế kỉ XX, khi nói về sự biến đổi của xã hội Việt Nam, cũng như thân phận của người nông dân trong xã hội thuộc Pháp. Giáo viên có thể sử dụng nhiều tác phẩm văn học có giá trị như: “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố; “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan; “Lão Hạc” của Nam Cao.... để khắc sâu hình ảnh thân phận người nông dân trong lòng xã hội cũ.
hay như trong khoá trình lịch sử 9, khi dạy bài 19: Phong trào cách mạng trong những năm 1930 – 1935. Mục II: Phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao Xô Viết Nghệ Tĩnh. Giảng về phong trào ở Nghệ Tĩnh giáo viên có thê đưa vào bài giảng đoạn trích sau trong “Bài ca cách mạng” cụ thể là:
“.... Than ôi, nước mất nhà xiêu
Thế không chịu nổi, liệu chiều tính mau.
Kìa Bến Thuỷ đứng đầu dậy trước
Nọ Thanh Chương tiếp bước, bước lên
Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên
Anh Sơn, Hà Tĩnh 1 phen dậy rồi....
..... Trên gió cả cờ đào phất thẳng
Dưới đất bằng giấy trắng tung ra
Chiến trường một trận xông pha
Bên kia đạn sắt, bên ta gan vàng....”
(Thơ văn cách mạng 1930 – 1945 NXB Văn học.H.1930)
hay như khi dạy bài 27 (lịch sử 9) cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953 - 1954) tại phần II mục 2 chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Giáo viên có thể sử dụng các tác phẩm văn học viết về Điện Biên Phủ trong thời kì này vào bài giảng. Ví dụ: Bài “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” (Tố Hữu). Giáo viên có thể trích dẫn 2 câu thơ sau để khắc sâu về hình ảnh chiến đấu dũng cảm của chiến sĩ Điện Biên đó là:
“Khoét núi ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt
Máu trộn bùn non, gan không núng, chí không mòn.”
Như vậy, có thể nói rằng, các tác phẩm văn học xuất hiện cùng thời kì diễn ra các sự kiện lịch sử đã giúp học sinh thấy được “bức tranh” sống động của lịch sử, làm cho các em nhận thức được sự kiện đó 1 cách toàn diện hơn.
c) Tiểu thuyết lịch sử:
Tiểu thuyết lịch sử có vai trò không nhỏ đối với việc dạy học lịch sử. Vì các tiểu thuyết này có chủ đề gần với những sự kiện trong khoá trình lịch sử, giúp học sinh khôi phục lại bối cảnh lịch sử, hình ảnh các sự kiện nhân vật của quá khứ. Ví như: Tiểu thuyết “Đêm hội long trì”; tác phẩm “Hoàng Lê Nhất Thống Chí”..... Tuy nhiên, khi dạy giáo viên cần lựa chọn, sáng lọc loại bỏ những tiểu thuyết bịa đặt, ảnh hưởng xấu đến nhận thức lịch sử của học sinh.
3. Phương pháp sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử:
Theo Trịnh Tùng trong cuốn Phương pháp dạy học lịch sử (trang 164. NXB Giáo Dục 1999). Để sử dụng tài liệu văn học trong giờ dạy lịch sử, có thể tiến hành theo cách sau:
Thứ nhất: Đưa vào bài giảng một đoạn thơ, đoạn văn ngắn nhằm minh hoạ những sự kiện đang học làm cho nội dung bài học được phong phú và giờ học thêm sinh động.
Thứ hai: Dùng một đoạn trích để cụ thể hoá sự kiện, nêu ra 1 kết luận khái quát giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn một thời kì, một sự kiện lịch sử.
Thứ ba: Tài liệu văn học được sử dụng để tổ chức những buổi ngoại khoá (Dạ hội lịch sử).
Tuỳ vào nội dung bài học, tiết dạy và năng lực của mỗi giáo viên mà chúng ta có thể sử dụng 1 trong những cách trên sao cho phù hợp.
4. Một số yêu cầu khi sử dụng tài liệu văn học trong giờ học sử:
Sử dụng tài liệu văn học trong giờ học sử, giúp giờ học trở nên sinh động, hấp dẫn lôi cuốn học sinh. Giúp học sinh có cái nhìn đa chiều đối với 1 sự kiện, 1 nhân vật, 1 hiện tượng lịch sử. Dễ dàng đưa kiến thức sử đến với học sinh. Tuy vậy, theo tui việc sử dụng tài liệu văn học trong giờ học sử phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Thứ nhất: Tài liệu văn học đó phải đảm bảo cả giá trị giáo dưởng, giáo dục và giá trị văn học.
Thứ hai: Tài liệu ấy phải là 1 bức tranh sinh động về những sự kiện, nhân vật lịch sử đang học phải phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh.
Thứ ba: Đối với giáo viên:
- Trước khi sử dụng, cần có sự lựa chọn kĩ càng, phải loại bỏ những yếu tố không phù hợp. Đặc biệt đối với tài liệu VHDG như thần thoại, cổ tích, ca dao, dân ca.... giáo viên cần loại bỏ những yếu tố thần bí hoang đường giữ lại những điểm cơ bản, khoa học phục vụ bài giảng.
- Khi sử dụng giáo viên chỉ đưa vào những nội dung phù hợp, tránh việc lạm dụng đưa vào quá nhiều, làm loãng nội dung bài học lịch sử. Biến giờ học sử thành giờ giới thiệu các tác phẩm văn học, ảnh hưởng tới sự tập trung nhận thức của học sinh vào những vấn đề đang học. Đồng thời, giáo viên cần sử dụng ngữ điệu phù hợp với tài liệu văn học, với nội dung sự kiện lịch sử cần minh hoạ phải đưa vào bài giảng 1 cách hợp lí, lôgíc.... làm được điều đó thì tính thuyết phục, hấp dẫn sẽ tăng lên rất nhiều.
Nói tóm lại, việc sử dụng tài liệu văn học trong giờ học sử là 1 trong những cách thức để giáo viên đưa tài liệu tham khảo vào trong giờ dạy sử. Thực hiện theo sơ đồ dạy học của Đairi, qua đó hoàn thành mục tiêu bài học, kế hoạch dạy học và nâng cao chất lượng bộ môn trong trường phổ thông.

phần I: Những vấn đề chung
1. Cơ sở lý luận:
Tại kỳ họp của Quốc hội khoá X năm 2000, Quốc hội X đã thông qua Nghị quyết số 40/2000/QH10 về vấn đề đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Tiếp đó ngày 11/6/2001 Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 14/2001/CT-TTg về đổi mới giáo dục phổ thông. Trong đó nhấn mạnh mục tiêu của chương trình đổi mới giáo dục phổ thông là nhằm thay đổi cách dạy và học theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh. Một trong những phương pháp để tích cực hoá hoạt động dạy và học đó là việc dạy học liên môn.
Dạy học liên môn là 1 trong những nguyên tắc quan trọng của dạy học ở trường phổ thông nói chung, môn lịch sử nói riêng. Nó góp phần bổ sung lượng kiến thức các môn học khác cho bài học, giúp học sinh hứng thú say mê học tập, góp phần nâng cao hiệu quả bài học.
Mặt khác, bộ môn lịch sử cung cấp cho học sinh những tri thức ở nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc và thế giới (cả tri thức về khoa học xã hội và khoa học tự nhiên). Do đó việc dạy học liên môn là dùng các kiến thức ở các bộ môn khác bổ sung, hỗ trợ làm sáng rõ hơn kiến thức mà học sinh đang được học trong môn học, cụ thể ở đây là bộ môn lịch sử và việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịc sử. Từ cơ sở đó tui mạnh dạn xin trình bày 1 số kinh nghiệm về sử dụng tài liệu văn học trong giờ học sử.

2. Cơ sở thực tiễn:
“Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ; lịch sử loài người mà chúng ta học là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay” (SGK Lịch sử 6 – trang 3 – NXB Giáo dục năm 2002).
Như vậy, qua khái niệm trên chúng ta đều thấy rằng: Việc học lịch sử có nét đặc trưng riêng, có cái khó riêng. Đó là người học không thể tri giác trực tiếp; không thể “sờ” hay làm thí nghiệm trong phòng thí nghiệm.... mà buộc phải tư duy, phải trừu tượng hoá, khái quát hoá để dựng lại những gì đã diễn ra trong quá khứ, thông qua các sự kiện, niên đại, nhân vật.... .Để làm được điều đó ngoài việc sử dụng các nguồn tư liệu sử học (hiện vật, văn tự cổ....) thì việc sử dụng các tác phẩm văn học cũng có tác dụng rất lớn trong việc “dựng lại” lịch sử.
Bên cạnh đó, việc dạy và học lịch sử ở nhiều trường phổ thông hiện nay đang gặp nhiều khó khăn. Đó là tình trạng đại bộ phận học sinh đang dần “xa lánh” môn lịch sử, không còn hứng thú với việc học tập môn lịch sử. Đây là thực trạng đáng buồn. Bởi vì, sử học ở trường phổ thông có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm và hình thành nhân cách của học sinh.
Tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng trên, theo tui có nhiều nguyên nhân (gia đình – xã hội – nhà trường). Trong đó 1 nguyên nhân quan trọng dẫn tới hiện tượng trên đó là: Giáo viên dạy sử còn để giờ dạy sử quá khô khan, nặng nề nên thiếu sự thu hút đối với học sinh. Do đó, để khắc phục hiện tượng này, theo tui ngoài việc đổi mới phương pháp, tăng cường sử dụng đồ dùng trực quan.... thì chúng ta nên sử dụng nhiều hơn nữa nguồn tài liệu văn học trong giờ học lịch sử để làm bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn hơn.

3. Những thuận lợi – khó khăn khi nghiên cứu:
3.1. Thuận lợi:
Bản thân có sứckhoẻ tốt, có thời gian công tác giảng dạy; được BGH, tổ chuyên môn cùng đồng nghiệp trong đơn vị giúp đỡ, tạo điều kiện để hoàn thành.
3.2 Khó khăn:
- Nguồn tài liệu tham khảo còn hiếm, khó sưu tầm (đặc biệt nguồn văn học dân gian).
- Phương pháp nghiên cứu, trình bày, phân tích còn 1 số hạn chế....

4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp sưu tầm sử liệu.
- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp tổng hợp.
- Phương pháp khái quát.
- Thể nghiệm trên lớp.

5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng: học sinh các khối lớp 7, 8, 9.
- Phạm vi nghiên cứu: học sinh trường THCS Nhõn Thắng

phần III. Kết quả thực hiện
Sau thời gian nghiên cứu và thực hiện với đối tượng học sinh các khối lớp 6,7,8,9 tại trường THCS Nhõn Thắng với cách thức sau:
- Đối với các lớp 7A, 8A, 8C, 9B, thường tiến hành sử dụng tài liệu văn học trong giờ học sử.
- Đối với các lớp 7B, 8B, 9A it thực hiện.
Qua các loại bài kiểm tra, phiếu kiểm tra thu được kết quả so sánh như sau:

Các mức độ Khối lớp thực hiện Khối lớp ít thực hiện
Hứng thú học tập bộ môn Tăng Không tăng
Khả năng ghi nhớ sự kiện, nhân vật - Nhanh.
- Nhiều, hiểu rõ sự kiện. - Mức độ chậm.
Khả năng làm bài phân tích sự kiện - Đa dạng, phân tích có chiều sâu. - Chủ yếu học thuộc lòng, ghi nhớ các sự kiện.
Công tác giáo dục tư tưởng Học sinh có tình cảm, thái độ đúng đắn đối với sự kiện, nhân vật. - Học sinh có thái độ đúng đắn đối với sự kiện, nhân vật.

Qua quá trình thực hiện, kết quả đáng mừng là số học sinh có hứng thú học tập bộ môn tăng, số chất lượng dạy học bộ môn tăng. Nhiều em đã tích cực tham gia ôn tập và dự thi HSG môn sử cấp trường, huyện đạt kết quả cao (
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Thực thi pháp luật về định giá tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất trong hoạt động cho vay Luận văn Luật 0
D kỹ năng sử dụng nhân tài trong lãnh đạo, quản lý Văn hóa, Xã hội 0
D Tài liệu bồi dưỡng Giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Hóa học 10 Luận văn Sư phạm 0
D Tài liệu Hướng dẫn sử dụng nx tiếng việt Khoa học kỹ thuật 1
D Thực Hành Quyền Công Tố Trong Giải Quyết Vụ Án Sử Dụng Mạng Máy Tính, Mạng Viễn Thông, Phương Tiện Điện Tử Thực Hiện Hành Vi Chiếm Đoạt Tài Sản Luận văn Luật 0
D Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (điều 226b) Luận văn Luật 0
D Tài liệu hướng dẫn sử dụng hyundai santafe Khoa học kỹ thuật 0
Y Phân tích thống kê tình hình sử dụng vốn sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động tài chính của Xí nghiệp Sông Đà 12.5 thời kỳ 2003 – 200 Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình quản lý và sử dụng Tài sản cố định (TSCĐ) tại Công ty Du lịch Dịch vụ - Xuất nhập khẩu Phú Thọ Luận văn Kinh tế 0
B Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động ở Công ty cổ phần United Motor Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top