Tải miễn phí luận văn
Việt Nam đã từng là một nước phong kiến lạc hậu, Việt Nam cũng đã từng là một quốc gia với nền kinh tế chỉ huy, bao cấp, nền kinh tế cùng kiệt nàn. Trải qua một thời kì lịch sử dài, cho đến nay Viêt Nam đã có một bộ mặt hoàn toàn mới. Đại hội Đảng lần thứ VI là một bước ngoặt quan trọng trên mọi mặt, đánh dấu sự thay đổi rõ rệt của Việt Nam, đưa nền kinh tế Việt Nam trở thành nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa.
Với những thay đổi của thời kì mới, Việt Nam hểu rằng việc mở rộng buôn bán, quan hệ với nước ngoài là hết sức cần thiết. Lý thuyết lợi thế so sánh của David Richardo đã chỉ ra rằng một quốc gia muốn tồn tại và phát triển thì hoạt động trao đổi những hàng hóa mà quốc gia đó có lợi thế so sánh hơn lấy những hàng hóa mà quốc gia đó ít lợi thế hơn là một điều kiện hết sức quan trọng. Lý thuyết này là tiền đề định hướng cho hoạt động xuất nhập khẩu giữa các quốc gia sau này.
Đối với Việt Nam để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu (XNK) cần nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các mặt hàng, muốn vậy cần có sự đầu tư thích đáng cho quá trình sản xuất kinh doanh như: đổi mới công nghệ, máy móc, trang thiết bị…
Trên thực tế, một khó khăn mà các doanh nghiệp gặp phải là vốn của các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trên lĩnh vực này còn ít ỏi, không thể giúp cho các doanh nghiệp tự đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng. Các doanh nghiệp có thể huy động vốn từ nhiều nguồn, bên cạnh nguồn vốn hỗ trợ chính thức ODA để xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng thì nguồn vốn tài trợ thương mại cũng có ý nghĩa quan trọng để giúp doanh nghiệp có đủ vốn duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Xuất phát từ thực tế này và để đạt được mục tiêu của Đảng và Nhà nước đề ra thì các tổ chức tín dụng mà chủ đạo là các Ngân hàng thương mại (NHTM) đóng một vai trò quan trọng.
Ngân hàng thương mại với chức năng và nhiệm vụ của mình cũng cần có những cụng cụ thích hợp hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Chính sách huy động vốn và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn cần được chú trọng và hoàn thiện.
Hiểu rõ thực tế và những đòi hỏi cấp thiết này, Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam – Techcombank luôn tập trung vào phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế với nhiều sản phẩm dịch vụ ngày càng phong phú, đóng góp không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng.
Tuy nhiên, để có thể hỗ trợ cho các doanh nghiệp một cách tốt nhất và tạo lòng tin với các đối tác nước ngoài thì ngân hàng một mặt phải tiếp tục phát huy những ưu điểm, mặt khác quan trọng hơn là phải phát hiện kịp thời, đầy đủ những mặt yếu kém trong công tác tài trợ thương mại quốc tế của mình. Nhận thức được tầm quan trọng đó đối với nền kinh tế nói chung và với ngân hàng Techcombank nói riêng, trong quá trình thực tập tại ngân hàng Techcombank em đã chọn đề tài: “Giải pháp phát triển tài trợ thương mại Quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam (Techcombank)” để nghiên cứu.
Link download cho anh em:
Việt Nam đã từng là một nước phong kiến lạc hậu, Việt Nam cũng đã từng là một quốc gia với nền kinh tế chỉ huy, bao cấp, nền kinh tế cùng kiệt nàn. Trải qua một thời kì lịch sử dài, cho đến nay Viêt Nam đã có một bộ mặt hoàn toàn mới. Đại hội Đảng lần thứ VI là một bước ngoặt quan trọng trên mọi mặt, đánh dấu sự thay đổi rõ rệt của Việt Nam, đưa nền kinh tế Việt Nam trở thành nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa.
Với những thay đổi của thời kì mới, Việt Nam hểu rằng việc mở rộng buôn bán, quan hệ với nước ngoài là hết sức cần thiết. Lý thuyết lợi thế so sánh của David Richardo đã chỉ ra rằng một quốc gia muốn tồn tại và phát triển thì hoạt động trao đổi những hàng hóa mà quốc gia đó có lợi thế so sánh hơn lấy những hàng hóa mà quốc gia đó ít lợi thế hơn là một điều kiện hết sức quan trọng. Lý thuyết này là tiền đề định hướng cho hoạt động xuất nhập khẩu giữa các quốc gia sau này.
Đối với Việt Nam để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu (XNK) cần nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các mặt hàng, muốn vậy cần có sự đầu tư thích đáng cho quá trình sản xuất kinh doanh như: đổi mới công nghệ, máy móc, trang thiết bị…
Trên thực tế, một khó khăn mà các doanh nghiệp gặp phải là vốn của các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trên lĩnh vực này còn ít ỏi, không thể giúp cho các doanh nghiệp tự đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng. Các doanh nghiệp có thể huy động vốn từ nhiều nguồn, bên cạnh nguồn vốn hỗ trợ chính thức ODA để xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng thì nguồn vốn tài trợ thương mại cũng có ý nghĩa quan trọng để giúp doanh nghiệp có đủ vốn duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Xuất phát từ thực tế này và để đạt được mục tiêu của Đảng và Nhà nước đề ra thì các tổ chức tín dụng mà chủ đạo là các Ngân hàng thương mại (NHTM) đóng một vai trò quan trọng.
Ngân hàng thương mại với chức năng và nhiệm vụ của mình cũng cần có những cụng cụ thích hợp hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Chính sách huy động vốn và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn cần được chú trọng và hoàn thiện.
Hiểu rõ thực tế và những đòi hỏi cấp thiết này, Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam – Techcombank luôn tập trung vào phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế với nhiều sản phẩm dịch vụ ngày càng phong phú, đóng góp không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng.
Tuy nhiên, để có thể hỗ trợ cho các doanh nghiệp một cách tốt nhất và tạo lòng tin với các đối tác nước ngoài thì ngân hàng một mặt phải tiếp tục phát huy những ưu điểm, mặt khác quan trọng hơn là phải phát hiện kịp thời, đầy đủ những mặt yếu kém trong công tác tài trợ thương mại quốc tế của mình. Nhận thức được tầm quan trọng đó đối với nền kinh tế nói chung và với ngân hàng Techcombank nói riêng, trong quá trình thực tập tại ngân hàng Techcombank em đã chọn đề tài: “Giải pháp phát triển tài trợ thương mại Quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam (Techcombank)” để nghiên cứu.
Link download cho anh em:
You must be registered for see links