Nicanor

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
2. Là một thành viên tích cực, quan trọng của Tự lực văn đoàn, Thạch Lam vừa gắn bó chặt chẽ, tuân thủ nghiêm chỉnh các nguyên tắc, tôn chỉ, mục đích của văn đoàn, vừa tiếp thu những phần tinh tuý trong sáng tác của các thành viên. Đồng thời bằng bản lĩnh nghệ thuật vững vàng, Thạch Lam đã vượt ra ngoài khuôn khổ những quan niệm và ảnh hưởng của những người chủ chốt để khẳng định mình bằng một phong cách nghệ thuật riêng. Điểm nổi bật là: nếu Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo hướng ngòi bút vào những vấn đề mang nặng tính chất luận đề về con người và xã hội với những đóng góp và hạn chế của nó, thì Thạch Lam - người trung thành với quan niệm "văn chương là văn chương" - lại tạo lập cho ngòi bút của mình một khoảng cách đủ để nhìn nhận, chọn hướng viết phù hợp với năng lực, sở trường sáng tạo là khai thác những giá trị đậm đà tính nhân văn, nhân bản trong đời sống dân tộc và văn hoá dân tộc.
3. Khuynh hướng nghệ thuật của Thạch Lam là vừa lãng mạn vừa hiện thực; là đi giữa đôi bờ lãng mạn và hiện thực. Các tác phẩm thuộc các thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, tuỳ bút của ông đều rất lãng mạn những không hoàn toàn giống âm hưởng lãng mạn chủ đạo của Tự lực văn đoàn mà ông là một thành viên, cũng không giống khuynh hướng lãng mạn của các nhà văn khác; rất hiện thực nhưng không như khuynh hướng hiện thực của Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng... Hiện thực và lãng mạn của Thạch Lam đều thống nhất trong đặc trưng một phong cách nghệ thuật đặc sắc: thiên về cảm xúc, cảm giác, đi vào chiều sâu tâm lý, miêu tả đời sống bên trong con người chủ yếu bằng bút pháp trữ tình. Trong đó, truyện ngắn là thể loại Thạch Lam gặt hái được nhiều thành công nhất. Bằng bút pháp trữ tình đặc sắc, Thạch Lam đã tiếp thu những thành tựu truyện ngắn lãng mạn của các tác giả chủ chốt trong Tự lực văn đoàn là Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo để đi sâu vào khuynh hướng tình cảm; diễn tả quá trình phát triển của cái "tôi" cá nhân theo từng cung bậc khác nhau. Đó là một cái "tôi" đi từ những cảm xúc, rung động "khẽ như cánh bướm non" đến một cái "tôi" mạnh bạo quyết liệt, nhưng không cực đoan mà luôn hướng về những giá trị tốt đẹp giàu chất nhân văn. Còn ở những truyện ngắn thiên về khuynh hướng hiện thực lại là sự bổ sung làm cân đối bức tranh cuộc sống, được Thạch Lam phản ánh trên góc nhìn nhân bản. Đó là hiện thực về một cuộc sống gần gũi, diễn ra trong đời sống của nhiều tầng lớp người được nhà văn diễn tả một cách đầy ám ảnh, gợi cảm giác khắc khoải, sâu đậm trong lòng người đọc mọi thế hệ. So với truyện ngắn của các thành viên khác trong Tự lực văn đoàn, truyện ngắn Thạch Lam đã có sự vượt trội về một số mặt và được khẳng định bằng một phong cách riêng, độc đáo: phong cách trữ tình. Những thành công về truyện ngắn của Thạch Lam đã có ảnh hưởng sâu sắc, tạo sức hấp dẫn to lớn, có giá trị mở đầu cho một dòng truyện ngắn trữ tình bao gồm các cây bút tiêu biểu: Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ DZếnh, Đỗ Tốn... Từ văn đoàn Tự lực, Thạch Lam đã phát huy cao độ ảnh hưởng của mình trong truyện ngắn. So sánh cái "tôi" trong truyện ngắn Thạch Lam với cái "tôi" thể hiện trong truyện ngắn của một số tác giả ngoài văn đoàn, tuy có khác nhau về khuynh hướng nhưng vẫn có một số nét tương đồng, kể cả ở những tác giả có phong cách nghệ thuật tưởng rất xa với Thạch Lam như Nguyễn Tuân và Nam Cao.
Bên cạnh những thành công về truyện ngắn, các thể loại tiểu thuyết , ký, tiểu luận cũng là những sáng tác nằm trong chỉnh thể hệ thống tư tưởng nghệ thuật của Thạch Lam và ở mức độ nhất định đều có ý nghĩa khai mở một hướng phát triển mới, chứa đựng kỳ vọng lớn của nhà văn.
Đó là, tiểu thuyết Ngày mới, tuy chỉ mới là một thử nghiệm đầu tiên về loại tiểu thuyết trữ tình, nhưng có thể nói đó là sự khởi đầu tốt đẹp cho một xu hướng tiểu thuyết đi sâu vào đời sống bên trong của nhân vật. Sau 1940 nhiều nhà văn đã phát triển thiên hướng này thành khuynh hướng tiểu thuyết tâm lý, kết hợp hài hoà giữa tự sự và trữ tình giàu chất suy tư, triết lý. Bên cạnh Bướm trắng của Nhất Linh, Đẹp và Thanh Đức của Khái Hưng, thì Nam Cao là người đạt tới đỉnh cao cho khuynh hướng đó với tiểu thuyết Sống mòn .
Với Hà Nội băm sáu phố phường, Thạch Lam đã có đóng góp quan trọng cho Tự lực văn đoàn ở thể tuỳ bút và là người khơi dòng tuỳ bút về đề tài văn hoá Hà Nội, khởi động cho một hướng sáng tác mới: tìm về vẻ đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc mà Nguyễn Tuân, Vũ Bằng, Tô Hoài... là những người kế thừa, phát triển. Đồng thời qua tập tuỳ bút này, Thạch Lam bộc lộ một số quan niệm mới mẻ và sâu sắc về các vấn đề văn hoá, nghệ thuật.
Tiểu luận Theo dòng là sự bổ sung cho Tự lực văn đoàn về mảng lý luận. Đó là một hệ thống những vấn đề cơ bản của lý luận văn học được Thạch Lam rút ra từ vốn kiến văn sâu rộng và những chiêm nghiệm của bản thân qua thực tế sáng tác cho đến nay vẫn còn nguyên ý nghĩa thời sự. Nó được trình bày dưới một hình thức mới mẻ, hiện đại. Đây cũng có thể xem như một thử nghiệm mới về cách viết tiểu luận cần ghi nhận.
4. Bao trùm trong văn phẩm Thạch Lam là cái Đẹp bình dị, gắn bó với cuộc sống hàng ngày trong đời sống của những con người bình thường. Đó là cái Đẹp luôn hướng về các giá trị nhân văn, đậm đà tính dân tộc, không sa vào các luận đề, có tính thời thượng, không đi sâu vào các xung đột gay cấn, và thống nhất trong cái "Tôi" nhạy cảm, tinh tế của nhà văn.
Cái Đẹp là nơi gặp gỡ của những cái "Tôi" nghệ sĩ cùng có chung quan niệm "văn chương là văn chương"; qua cái Đẹp mà cái "Tôi" của các nhà văn tìm được tiếng nói đồng điệu, tri âm, tri kỷ; được thể hiện thành công trong các tác phẩm, nhất là ở truyện ngắn Thạch Lam và truyện ngắn của các nhà văn trong và ngoài văn đoàn.
Mặt khác, cũng phải thấy: Sở dĩ tác phẩm Thạch Lam có sức sống vững bền hơn tác phẩm của nhiều nhà văn trong văn đoàn, chính vì Thạch Lam biết giữ vững bản lĩnh nghệ thuật, chỉ quan tâm đến loại văn chương nghệ thuật, toàn tâm, toàn ý vì mục đích sáng tạo nghệ thuật, nhưng không cầu kỳ, xa lạ, mà luôn gắn với các giá trị của cái Đẹp trong đời sống bình dị của dân tộc.
5. Tự lực văn đoàn là "mảnh đất ươm" tài năng Thạch Lam, nhưng Thạch Lam cũng góp phần quan trọng làm phì nhiêu mảnh đất đó. Bằng các thành tựu sáng tác đặc sắc, các tác phẩm chứa đựng và kết đọng nhiều giá trị cả về nội dung và nghệ thuật, Thạch Lam đã làm rạng rỡ cho văn đoàn và góp phần hoàn thiện diện mạo văn học Việt Nam hiện đại.
6. Văn chương Thạch Lam, ngày càng phát lộ những giá trị to lớn, mãi mãi sẽ là những di sản văn hoá quý báu của dân tộc. Việc giữ gìn và phát huy những thành quả đó trong các sáng tác của Thạch Lam nói riêng, của văn học trước 1945 nói chung là hết sức cần thiết và phải luôn đặt trong tính liên tục của lịch sử để nghiên cứu; mọi giá trị đều được chắt lọc, thử thách và khẳng định từ đó.


Thư mục tài liệu tham khảo

1. Đào Văn A (1981), Tự lực văn đoàn trên sách báo miền Nam trước đây, TCVH,
số 5.
2. Hoài Anh (2001), dáng văn học, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.
3. Huỳnh Phan Anh (1972), "Thạch Lam tiểu thuyết gia", TC Giao điểm, số 1,
Sài Gòn.
4. Vũ Tuấn Anh (1992), Thạch Lam - Văn chương và cái đẹp, TCVH, số 6
5. Vũ Tuấn Anh (1994), Thạch Lam - Văn chương và cái đẹp, NXB Hội nhà văn,
Hà Nội.
6. Vũ Tuấn Anh (2000), 30 năm đầu thế kỷ: Sự định hình tính chất mới, hệ thống thể
loại mới của văn học Việt Nam hiện đại, TCVH, số 12.
7. Vũ Tuấn Anh, Bích Thu (2001- chủ biên), Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam
NXB Giáo dục, Hà Nội.
8. Vũ Tuấn Anh, Lê Dục Tú (2001- chủ biên), Thạch Lam, Về tác giả và tác phẩm
NXB Giáo dục, Hà Nội.
9. Lại Nguyên Ân (1994), "Giải pháp điều hoà xã hội trong văn Thạch Lam". Sách
Thạch Lam - Văn chương và cái đẹp, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.
10. Lại Nguyên Ân (1994), 150 thuật ngữ văn học, NXB ĐHQG, Hà Nội.
11. Nguyễn Hoa Bằng (1999), Thời gian nghệ thuật truyện ngắn Nam Cao, TCVH, số 11.
12. Nguyễn Hoa Bằng (2000), Thi pháp truyện ngắn Nam cao. Luận án tiến sĩ ngữ văn.
13. Vũ Bằng (1993), 40 năm nói láo, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội - Viện Văn học.
14. Vũ Bằng (2000), Miếng ngon Hà Nội, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội.
15. Vũ Bằng (2000), Thương nhớ mười hai, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội.
16. Lưu Văn Bổng (2001), Văn học so sánh thể loại, hình thức, phong cách, TCVH, số 4.
17. Nam Cao (1999), Sống mòn (tái bản), NXB Văn học, Hà Nội.
18. Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Phương Chi (1983), "Gió đầu mùa" - Từ điển văn học.
Tập 1, NXB khoa học xã hội, Hà Nội.
19. Nguyễn Huệ Chi (2000), Nhận diện văn học Thăng Long mười thế kỷ, TCVH, số 11.
20. Trường Chinh (1974), Chủ nghĩa Mác và văn hoá Việt Nam, NXB Sự thật, Hà Nội
(in lần thứ hai)
21. Trương Chính (1939), Dưới mắt tôi, NXB Thuỵ Ký, Hà Nội.
22. Trương Chính (1988), Vấn đề đánh giá Tự lực văn đoàn - TCVH số 3, số 4.
23. Trương Chính (1989), Hồ DZếnh và tác phẩm chọn lọc - TCVH số 1.
24. Trương Chính (1989), "Tự lực văn đoàn", đặc san báo Giáo viên nhân dân từ 27
đến 31/7/1989, sách Tự lực văn đoàn tiến trình văn học dân tộc, NXB văn hoá thông tin, Hà Nội - 2000.
25. Trương Chính (1990), Nhìn lại vấn đề giải phóng phụ nữ trong tiểu thuyết Tự lực
văn đoàn, TCVH, số 5.
26. Trương Chính (1997), "Thạch Lam với Gió lạnh đầu mùa", Dưới mắt tui - Tổng tập
Văn học, tập 24B, NXB KHXH, Hà Nội.
27. Trương chính (2000), Dưới mắt tui - Sách Tự lực văn đoàn trong tiến trình văn học
dân tộc, NXB văn hoá thông tin, Hà Nội.
28. Nguyễn Nhật Duật (1972), "Thạch Lam hương thơm và nỗi u hoài", TC Giao điểm,
Sài Gòn, số 1, sách Thạch Lam, về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội-2001.
29. Đỗ Đức Dục (1963), Sự kế thừa của chủ nghĩa hiện thực phê phán đối với chủ
nghĩa lãng mạn trong văn học, TC Nghiên cứu văn học, số 4.
30. Trần Ngọc Dung (1994), Phong cách truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, Nam Cao,
Thạch Lam, Luận án phó tiến sĩ - ĐHSP Hà Nội I.
31. Trần Ngọc Dung (2000), Phong cách truyện ngắn Thạch Lam - Sách Thạch Lam
và văn chương, NXB Hải Phòng - 2000.
32. Phan Huy Dũng (1994), "Tính nghệ thuật của truyện ngắn Hai đứa trẻ". Tiếng nói
tri âm, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh.
33. Lê Tiến Dũng (1994), "Tiếng trống thu không và tiếng còi tầu nơi phố huyện của
Thạch Lam", Tiếng nói tri âm, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
34. Tầm Dương (1992), Thơ Việt Nam, 1930-1945, NXB Giáo dục, Hà Nội.
35. Hồ DZếnh (1998), "Với Thạch Lam", TC Sông Hương, số 31, tháng 5,6.
36. Hồ DZếnh (2001), Những trang văn xuôi chọn lọc, NXB Văn học, Hà Nội.
37. Đặng Anh Đào (2001), Gió đông gió tây ảnh hưởng và giao thoa trong văn học
Việt Nam hiện đại - TCVH, số 1.
38. Hoàng Đạo (2000), Tiếng đàn, NXB Văn nghệ TP Hồ Chí Minh.
39. Phan Cự Đệ (1961), Văn học Việt Nam 1930 - 1945, NXB Giáo dục, Hà Nội.
40. Phan Cự Đệ (1966), Phong trào thơ mới, NXB KHXH, Hà Nội.
41. Phan Cự Đệ (1988), Lời giới thiệu "Đoạn tuyệt", NXB ĐH & GDCN, Hà Nội.
42. Phan Cự Đệ (1991), Lời giới thiệu "Đôi bạn", NXB ĐH & GDCN, Hà Nội.
43. Phan Cự Đệ (1992), Lời giới thiệu "Băn khoăn", NXB ĐH & GDCN, Hà Nội.
44. Phan Cự Đệ, Nguyễn Trác, Hà Văn Đức (1992), Văn học Việt Nam 1930 - 1945,
Tập 2 NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội.
45. Phan Cự Đệ, Trần Đình Hượu, Nguyễn Trác, Nguyễn Hoành Khung, Lê Chí Dũng,
Hà Văn Đức (1997), Văn học Việt Nam (1900 - 1945), NXB Giáo dục, Hà Nội.
46. Phan Cự Đệ (2000), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, NXB Giáo dục (tái bản), Hà Nội.
47. Phan Cự Đệ (2001), Những bước tổng hợp mới trong văn học Việt Nam thế kỷ XX,
TCVH, số 10.
48. Phan Cự Đệ (2002), Văn học lãng mạn Việt Nam 1930 - 1945 (sửa chữa, bổ sung),
NXB Văn học, Hà Nội.
49. Trịnh Bá Đĩnh (2000), Tuyển chọn và giới thiệu, Nhất Linh truyện ngắn, NXB
Văn học Hà Nội.
50. Hà Minh Đức (1991), Lời giới thiệu "Nửa chừng xuân" NXB ĐH và GDCN, Hà Nội.
51. Hà Minh Đức (1998), Đi tìm chân lý nghệ thuật, NXB Văn học, Hà Nội.
52. Hà Minh Đức (1999- biên soạn), Tuyển tập Nam Cao - 2 tập, NXB Văn học, Hà Nội.
53. Hà Minh Đức (200), Truyện ngắn Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, TCVH, số 12.
54. Hà Minh Đức (2002), Một thế kỷ không ngừng phát triển và đổi mới của văn nghệ,
TCVH, số 1.
55. Hà Văn Đức (1997), Thạch Lam - Sách Văn học Việt Nam 1900-1945, NXB Giáo dục, Hà Nội.
56. Nhóm Lê Quý Đôn (1957), Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam - tập 3, NXB Xây dựng Hà Nội.
57. Vu Gia (1994), Thạch Lam thân thế và sự nghiệp, NXB Văn hoá, Hà Nội.
58. Vu Gia (1994), Một ít tư liệu xung quanh Thạch Lam, TCVH số 8.
59. Vu Gia, Thế Lữ , Vũ Ngọc Phan (2000), Thạch Lam của cái đẹp, NXB Giáo dục,
Hà Nội.
60. Văn Giá (1994), "Theo dòng - một ghi chú nghệ thuật, những tín niệm văn chương" Sách Thạch Lam - Văn chương và cái đẹp, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.
61. Văn Giá (1994), Khái Hưng - Nhà tiểu thuyết của Vu Gia, TCVH,số 4.
62. Văn Giá (2000), Yêu mến Hà Nội với tâm hồn người Hà Nội, TC Văn hoá, văn nghệ Công an số 10.
63. Văn Giá (2002), Vũ Bằng bên trời thương nhớ, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội.
64. Nguyễn Tường Giang (1972), Thạch Lam, cha tui trong trí tưởng, TC Giao điểm, Sài Gòn, số 1 - Đăng lại trên Văn nghệ số 30 (28/7/1990).
65. Hồ Thế Hà (1994), "Truyện ngắn Thạch Lam, đặc điểm không gian nghệ thuật". Sách Thạch Lam - Văn chương và cái đẹp, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.
66. Thái Hà (2001 - biên soạn), Những áng văn ẩm thực, NXB Văn hoá - Thông tin, Hà Nội.
67. Hoàng Quốc Hải (1994), "Tản mạn Thạch Lam", Sách Thạch Lam - Văn chương và cái đẹp NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.
68. Dương Quảng Hàm (1993), Việt Nam văn học lịch sử yếu, NXB Đồng Tháp (tái bản).
69. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử , Nguyễn Khắc Phi (1992 - chủ biên), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
70. Lê Thị Đức Hạnh (1965), Mấy ý kiến đánh giá Thạch Lam, TCVH số 4.
71. Lê Thị Đức Hạnh (1983), Gió đầu nhà, TCVH, số 5.
72. Lê Thị Đức Hạnh (1990), Trần Tiêu có phải là thành viên trong tổ chức Tự lực văn đoàn không? TCVH, số 5.
73. Lê Thị Đức Hạnh (1991), Thêm mấy ý kiến đánh giá Tự lực văn đoàn, TCVH số 3.
74. Lê Thị Đức Hạnh (1993), Tự lực văn đoàn với phong trào Thơ mới, TCVH, số 3.
75. Lê Thị Đức Hạnh (1993), Mấy nét về màu sắc dân tộc trong sáng tác Thạch Lam, TC Sông Hương, số 8.
76. Lê Thị Đức Hạnh (1996), Con người và cuộc đời Thạch Lam, báo Giáo dục và thời đại chủ nhật 1.12.1996.
77. Lê Thị Đức Hạnh (1999), Mấy vấn đề trong văn học hiện đại Việt Nam, NXB KHXH, Hà Nội.
78. Bùi Hiển (1992), Một nhãn quan, một tâm hồn nghệ sĩ, Văn nghệ, số 29.
79. Đỗ Đức Hiểu (1994), Phố huyện của Thạch Lam - sách Thạch Lam - Văn chương và cái đẹp, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.
80. Đỗ Đức Hiểu (1996), Đọc "Bướm trắng" của Nhất Linh, TCVH, số 10.
81. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.
82. Nguyễn Thanh Hồng (1990), Truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, TCVH, số 3.
83. Đinh Hùng (1961), Tìm về những mùa xuân dĩ vãng; men xuân quê nhà Thạch Lam, Tạp chí Sóng dội miền Nam, số 21.
84. Đinh Hùng (1965), Tìm hiểu Thạch Lam thêm một vài khía cạnh, Tạp chí Văn Sài Gòn, số 36-15/6/1965.
85. Đinh Hùng (1965), "Những kỷ niệm chia bùi, sẻ ngọt cùng Thạch Lam", Tạp chí Văn, Sài Gòn số 36, sách Tự lực văn đoàn tiến trình văn học dân tộc, NXB Văn hoá Thông tin Hà Nội.
86. Khái Hưng (1937), "Một quan niệm về văn chương (tựa gió đầu mùa)", Ngày nay số 89,12.12.1937, in lại Tựa gió đầu mùa, NXB Minh Đức, Hà Nội 1957.
87. Khái Hưng, Nhất Linh (2002), Anh phải sống (tập truyện ngắn), (tái bản), NXB Văn học, Hà Nội.
88. Phạm Thị Thu Hương (1993), Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Thạch Lam, TCVH, số 3.
89. Phạm Thị Thu Hương (1994), "Sự tìm kiếm cái đẹp bị đánh mất", sách Thạch Lam Văn chương và cái đẹp, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.
90. Phạm Thị Thu Hương (1995), Ba phong cách truyện ngắn trữ tình trong Văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945: Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ DZếnh, luận án Phó tiến sĩ, Viện Văn học.
91. Phạm Thu Hương (1995), Hồ DZếnh với nhiều khắc khoải giữa hai bờ xứ sở, TCVH, số 4.
92. Mai Hương (2000), Tự lực văn đoàn trong tiến trình văn học dân tộc, NXB Văn hoá - Thông tin, Hà Nội.
93. Trần Đình Hượu (1995), "Tự lực văn đoàn nhìn từ góc độ tính liên tục của lịch sử qua bước ngoặt hiện đại hoá trong lịch sử văn học phương Đông" - trích Nho giáo và văn học Việt Nam trong cận đại - in lại trong Tự lực văn đoàn trong tiến trình văn học dân tộc, NXB Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, 2000.
94. Trình Hồ Khoa (1996), Những đóng góp của Tự lực văn đoàn cho việc xây dựng một nền văn xuôi Việt Nam hiện đại, luận án Phó tiến sĩ ngữ văn , ĐHQG Hà Nội .
95. Nguyễn Hoành Khung (1984), "Thạch Lam", Từ điển văn học, tập II, NXB KHXH, Hà Nội.
96. Nguyễn Hoành Khung (1989), Lời giới thiệu văn xuôi lãng mạn Việt Nam, NXB KHXH, Hà Nội.
97. Nguyễn Hoành Khung (1990), Lời giới thiệu truyện ngắn Việt Nam 1930 - 1945, tập I, NXB Giáo dục, Hà Nội.
98. Huyền Kiêu (1965), Thạch Lam một người Việt Nam thành thực, Tạp chí Văn, Sài Gòn, số 36.
99. Song Kim (1992), Thạch Lam, những điều còn nhớ, Văn nghệ, số 29.
100. Thạch Lam (1937), Mở màn, Cẩm nang ông Nghị hoàn toàn, báo Ngày nay, số 85, tr 955.
101. Thạch Lam (1940), "Vang bóng một thời" của Nguyễn Tuân, báo Ngày nay 15.6.1940 in lại Sách Giảng văn - Văn học Việt Nam 1930-1945, tập I NXB Giáo dục 1991.
102. Thạch Lam (1957), Gió đầu mùa, NXB Minh Đức, Hà Nội (tái bản).
103. Tôn Phương Lan (1999), Thi sĩ Hồ DZếnh - tài năng và tấm lòng, TCVH số 12.
104. Hoài Diệp Thứ Lang (1965), Giai thoại một chầu hát không tiền khoáng hậu.
Thạch Lam thẩm âm, TC Văn, Sài Gòn, số 36.
105. Thanh Lãng (1973), Phê bình văn học thế hệ 1932, Phong trào văn hoá, Sài Gòn.
106. Mã Giang Lân (2002), Nhìn lại một thế kỷ văn học (1900-2000): Một công trình
nghiên cứu nghiêm túc và có giá trị khoa học, TCVH, số 5.
107. Phong Lê (1988- sưu tầm, tuyển chọn), Tuyển tập Thạch Lam, NXB văn học, Hà Nội.
108. Phong Lê (1988), Thạch Lam trong Tự lực văn đoàn, TCVH, số 2.
109. Phong Lê (1988), Lời giới thiệu tuyển tập Thạch Lam, NXB Văn học, Hà Nội.
110. Phong Lê (1994), Văn học và công cuộc đổi mới, NXB Hội nhà văn, Hà Nội
111. Phong Lê (1999), Văn học trên hành trình của thế kỷ XX, NXB ĐHQG, Hà Nội.
112. Phong Lê (1999), Vẫn chuyện văn và người, NXB Văn hoá - Thông tin, Hà Nội.
113. Phong Lê (2000), Năm 2000, nhìn lại một thế kỷ, TCVH, số 2.
114. Phong Lê (2001), Trên quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam vào nửa đầu
thế kỷ XX, TCVH, số 1.
115. Phong Lê (2001), Phác thảo buổi đầu văn xuôi quốc ngữ, TCVH, số 11.
116. Phong Lê (2001), Văn học Việt Nam hiện đại (những dáng tiêu biểu), NXB
ĐHQG, Hà Nội.
117. Phong Lê (2001), Một số gương mặt văn chương, học thuật Việt Nam hiện đại,
NXB Giáo dục, Hà Nội
118. Phong Lê (2002), Văn xuôi những năm 20 (thế kỷ XX) phòng chờ cho bước chuyển
giai đoạn 1932, TCVH, số 5.
119. Phong Lê (2002), Thời kỳ 1900-1932 và cuộc chuyển giao từ văn học trung đại
sang văn học hiện đại, TCVH, số 8.
120. Phong Lê (2002), Thời kỳ 1932-1935 và diện mạo hiện đại của văn học dân tộc,
TCVH, số 9.
121. Thế Lữ (1943), Tính cách tạo tác của Thạch Lam, báo Thanh nghị, số 39
16/6/1943; đăng lại tên TC Văn, Sài Gòn số 36 (15/6/1965).
122. Huỳnh Lý, Hoàng Dung, Nguyễn Hoành Khung, Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn
Trác (1978), Lịch sử văn học Việt Nam 1930-1945, tập V, NXB Giáo dục, Hà Nội.
123. Nguyễn Đăng Mạnh (1979), Nhà văn tư tưởng và phong cách, NXB tác
phẩm mới, Hà Nội.
124. Nguyễn Đăng Mạnh (1983), Khái luận Tổng tập văn học Việt Nam, tập 30A,
NXB KHXH, Hà Nội.
125. Nguyễn Đăng Mạnh (2000) (sưu tầm và giới thiệu), Nguyễn Tuân, Yêu ngôn, NXB
Hội Nhà văn, Hà Nội.
126. Dương Nghiễm Mậu (1972), Thời của Thạch Lam , TC Giao điểm, Sài gòn, số 1.
127. Tôn Thảo Miên (2002 - tuyển chọn), Truyện ngắn Thạch Lam, tác phẩm và
dư luận, NXB văn học, Hà Nội.
128. Tú Mỡ (1988), Trong bếp núc của Tự lực văn đoàn, TCVH, số 5,6 và số 1/1989
in lại: Tự lực văn đoàn trong tiến trình văn học dân tộc, NXB Văn hoá Thông tin,
Hà Nội, 2000.
129. Nguyễn Xuân Nam (1984), "Truyện ngắn", Từ điển văn học, tập II, NXB KHXH,
Hà Nội.
130. Phương Ngân (2000), Khái Hưng nhà tiểu thuyết, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
131. Phan Ngọc (2002), Bản sắc văn hoá Việt Nam, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
132. Phạm Thế Ngũ (1988), "Thạch Lam", trích từ Việt Nam văn học sử giản ước tân
biên, tập 3- in lại: Thạch Lam, Về tác giả và tác phẩm NXB Giáo dục, Hà Nội 2002.
133. Lãng Nguyên (1965), Thạch Lam - ký giả và hoạ sĩ, Tạp chí Văn, Sài Gòn, số 36.
134. Nguyễn Hữu Ngư (1962), Giải thưởng Tự lực văn đoàn, Bách khoa, số 10.
135. Vương Trí Nhàn (1988), Hà Nội với đời văn Thạch Lam, báo Người Hà Nội, số 73.
136. Vương Trí Nhàn (1990), Cốt cách trí thức ở ngòi bút Thạch Lam, TCVH, số 5.
137. Vương Trí Nhàn (1992), Tìm vào nội tâm, tìm vào cảm giác, TCVH, số 5.
138. Vương Trí Nhàn (2000) (sưu tầm, biên soạn), Những lời bàn về tiểu thuyết trong
văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến 1945, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.
139. Vũ Ngọc Phan (1945), Thạch Lam, nhà văn hiện đại, quyển IV, tập hạ NXB
Tân Dân, NXB Văn hoá Thông tin - 2000.
140. Phạm Phú Phong (1992), Mấy vấn đề về thi pháp truyện ngắn Thạch Lam, Tạp chí
Sông Hương, số 5.
141. Phạm Phú Phong (1994), "Thi pháp truyện ngắn Thạch Lam", Sách Thạch Lam -
Văn chương và cái đẹp - NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.
142. Thế Phong (1971), "Các nhà văn trong Tự lực văn đoàn", Lược sử văn nghệ
Việt Nam nhà văn tiền chiến 1930-1945, NXB Vàng son, Sài Gòn.
143. Đào Trường phúc (1972), Thạch Lam, những lời thủ thỉ của truyện ngắn, TC
Giao điểm, Sài Gòn số 1.
144. Phạm Văn Phúc (1989), Nghĩ về Thạch Lam, báo Người giáo viên nhân dân
số tháng 7/1989.
145. Nguyễn Phúc (1994), "Quan niệm văn chương của Thạch Lam: vị nghệ thuật
hay vị nhân sinh?" Sách Thạch Lam - Văn chương và cái đẹp - NXB Hội Nhà
văn, Hà Nội.
146. Vũ Đức Phúc, Nguyễn Đức Đàn (1964 - chủ biên), Sơ thảo lịch sử văn học
Việt Nam 1930-1945, NXB Văn học, Hà Nội.
147. Nguyễn Vinh Phúc (1994), "Thạch Lam với Hà Nội ba mươi sáu phố phường",
Sách Thạch Lam - Văn chương và cái đẹp, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.
148. Phan Diễm Phương (1994), "Biểu hiện tâm lý, quan niệm và cách thức" sách:
Thạch Lam - Văn chương và cái đẹp, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.
149. Nguyễn Xuân Sanh (1994), "Thạch Lam, những đức tính sáng tạo"; Sách
Thạch Lam - Văn chương và cái đẹp, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.
150. Băng Sơn (2000), Thú ăn chơi người Hà Nội, NXB Văn hoá - Thông tin Hà Nội.
151. Trần Đình Sử (1992), Văn học, tập 2 sách đào tạo giáo viên tiểu học, Vụ giáo viên.
152. Trần Đình Sử (1997), Văn 11, tập 2, ban KHXH, NXB Giáo dục, Hà Nội.
153. Văn Tâm (1991), Giảng văn, tập I, NXB Giáo dục, Hà Nội.
154. Mai Thảo (1965), Phượng hoàng gẫy cánh, TC Văn, Sài Gòn số 36.
155. Nguyễn Công Thắng (1992), Thạch Lam trong Gió lạnh đầu mùa, Kiến thức
Ngày nay, số 9.
156. Bùi Việt Thắng (1994), "Người chắt chiu cái đẹp", Sách Thạch Lam - văn chương
và cái đẹp, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.
157. Hoài Thanh (1982), "Một vài ý kiến về phong trào Thơ mới và quyển Thi nhân
Việt Nam ", Tuyển tập Hoài Thanh - tập 2, NXB Văn học, Hà Nội.
158. Nguyễn Thành (1994), "Nhìn lại những quan niệm văn học của Thạch Lam" , Sách
Thạch Lam - Văn chương và cái đẹp, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.
159. Nguyễn Thị Thế (1965), Người con thứ sáu, Tạp chí Văn, Sài Gòn, số 36.
160. Nguyễn Thị Thế (1974), Hồi ký về gia đình Nguyễn Tường, NXB Sóng. Sài Gòn.
161. Bạch Năng Thi (1961), "ưu thế của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn", Văn học Việt
Nam 1930-1945, tập I, NXB Giáo dục - in lại ở Tự lực văn đoàn trong tiến trình
văn học dân tộc - NXB Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, 2000.
162. Nguyễn Thành Thi (1994), "Bóng thức kinh kỳ trong "Hai đứa trẻ", Tiếng nói
tri âm, NXB Trẻ.
163. Nguyễn Thành Thi (1994), Tối ba mươi và khoảnh khắc ngoại ứng của hai kẻ vô
loài, báo Lao động và xã hội, Xuân 1994.
164. Nguyễn Thành Thi (1994), Khi gió lạnh đầu mùa trong văn Thạch Lam vẫn thổi,
Sinh viên và thời đại, TP HCM.
165. Nguyễn Thành Thi (1998), Đặc trưng truyện ngắn Thạch Lam, NXB Giáo dục,
Hà Nội.
166. Nguyễn Thành Thi (2000), Thạch Lam, từ quan niệm về cái đẹp đến những trang
văn Hà Nội ba mươi sáu phố phường, TCVH, số 10.
167. Nguyễn Ngọc Thiện (1994), "Thạch Lam: nghĩ và viết tiểu thuyết", Sách
Thạch Lam - Văn chương và cái đẹp, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.
168. Nguyễn Ngọc Thiện (1999), "Về một quan niệm viết truyện của Thạch Lam",
VNQĐ, số 5 in lại Thạch Lam, về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, 2001.
169. Lưu Khánh Thơ, Bích Thu (2003 - tuyển chọn), Tuyển tập truyện ngắn lãng mạn,
NXB Văn học, Hà Nội.
170. Bích Thu (1992), Thế giới phụ nữ trong sáng tác của Thạch Lam, Khoa học và
phụ nữ, số 3.
171. Bích Thu (1992), Sự thức tỉnh của con người trong sáng tác Thạch Lam, Tạp chí
Khoa học và tổ quốc, số 11.

172. Bích Thu (1994), "Thạch Lam và kiểu nhân vật tự thức tỉnh" Sách Thạch Lam -
Văn chương và cái đẹp, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.
173. Bích Thu (2001), Tiểu thuyết Việt Nam trong quá trình hiện đại hoá văn học nửa
đầu thế kỷ, TCVH, số 4.
174. Bích Thu, Lưu Khánh Thơ, Thuỷ Liên (sưu tầm - 2001), Tác phẩm được giải
thưởng Tự lực văn đoàn, NXB Văn học, Hà Nội.
175. Đỗ Đức Thu (1965), Thạch Lam, Tạp chí Văn, Sài gòn, số 36 (15/6/1965)
176. Lộc Phương Thuỷ (1994), "Thạch Lam trong sự giao tiếp với văn học Pháp", Sách
Thạch Lam văn chương và cái đẹp, NXB Hội Nhà Văn, Hà Nội.
177. Lộc Phương Thuỷ (2001), Bước đầu nhận xét về ảnh hưởng của Anđre Gide ở
Việt Nam, TCVH, số 5.
178. Ngô Văn Thư (2001), Nửa chừng xuân, bước tiến của nghệ thuật tiểu thuyết,
TCVH, số 7
180. Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ (1999 - tuyển chọn), Văn chương Tự lực
văn đoàn, (3 tập), NXB Giáo dục, Hà Nội).
181. Phan Trọng Thưởng (1999), "Vài nét về Tự lực văn đoàn", Lời giới thiệu bộ tuyển
văn chương Tự lực văn đoàn - NXB Giáo dục, Hà Nội.
182. Phan Trọng Thưởng (2000), Cuối thế kỷ nhìn lại việc nghiên cứu, đánh giá văn
chương Tự lực văn đoàn, TCVH số 2.
183. Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ , Nguyễn Hữu Sơn (2000 - tuyển chọn), Phóng sự
Việt Nam (1932 - 1945) (3 tập), NXB Văn học, Hà Nội.
184. Phan Trọng Thưởng (2000), Phóng sự (1932 - 1945), Một thành tựu đặc biệt của
tiến trình văn học Việt Nam, TCVH, số 5.
185. Thanh Tịnh (1998), Thanh Tịnh tác phẩm chọn lọc, (Anh Thư biên soạn), NXB
Hội Nhà văn, Hà Nội.
186. Hoàng Tiến (1994), "Những điều tui học được ở Thạch Lam", Sách Thạch Lam
văn chương và cái đẹp, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.
187. Ngô Tất Tố (1998 - tái bản), Tắt đèn , NXB Văn học, Hà Nội.
188. Đỗ Tốn (1945), Hoa vông vang, NXB Đời nay, Hà Nội; in lại ở Tuyển tập truyện
ngắn lãng mạn, NXB Văn học, 2003.

189. Đinh Quang Tốn (1994), "Thạch Lam và quê hương sáng tác", Sách Thạch Lam -
Văn chương và cái đẹp, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.
190. Nguyễn Tuân (1957), Lời giới thiệu Thạch Lam tuyển tập, NXB Hội Nhà văn, Hà
Nội; in lại trong Tuyển tập Nguyễn Tuân, Tập II, NXB Văn học, Hà Nội, 1982 và
Thạch Lam về tác giả và tác phẩm, NXB Giáo dục Hà Nội, 2001.
191. Nguyễn Tuân (1969), Quê hương, NXB Trường sơn
192. Lê Dục Tú (1993), Quan niệm về con người sáng tác của Thạch Lam, Tạp chí
Văn nghệ quân đội, số 4.
193. Lê Dục Tú (1994), Miêu tả nội tâm trong Tự lực văn đoàn, TCVH, số 8.
194. Lê Dục Tú (1995), Vấn đề định giá văn học lãng mạn Việt Nam và sự đổi mới tư
duy nghiên cứu văn học, TCVH, số 12.
195. Lê Dục Tú (1997), Quan niệm về con người trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn,
NXB, KHXH, Hà Nội.
196. Xuân Tùng (2000 - Sưu tầm, biên soạn), Thạch Lam và văn chương, NXB Hải Phòng.
197. Hà Xuân Trường (1998), Không có một thời …. như thế, NXBVH và Trung tâm
nghiên cứu quốc học, Hà nội.
198. Hà Xuân Trường (2001), Vài ý kiến nhân "Nhìn lại một thế kỷ văn học Việt Nam",
TCVH số 9.
199. Thế Uyên (1965), "Tìm kiếm Thạch Lam", Tạp chí Văn, Sài gòn, số 36; in lại ở
Tự lực văn đoàn trong tiến trình văn học dần tộc, NXB Văn hoá thông tin, Hà
Nội; 2000.
200. Nguyễn Vỹ (1994), Văn thi sỹ tiền chiến, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.
201. Tổng mục lục Tạp chí Văn học 1960 - 1999, Viện Văn học, 1999.
202. Trần Đăng Xuyền (1998), Nam Cao - Nhà văn hiện thực xuất sắc, nhà nhân đạo
chủ nghĩa lớn, TCVH, số 6.
203. Trần Đăng Xuyền (2001), Cảm hứng chủ đạo và những xung đột nghệ thuật có
bên trong văn học hiện thực phê phán 1930 - 1945, TCVH, số 2.

mụC LụC

phần mở đầu 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích yêu cầu 2
3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 3
3.1. Về Tự lực văn đoàn 3
3.2. Về Thạch Lam 14
4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu. 24
4.1. Đối tượng 24
4.2. Phương pháp nghiên cứu 24
4.3. Phạm vi nghiên cứu: 24
5- Đóng góp mới của luận án. 25
6. Kết cấu của luận án 25
Phần nội dung 27
Chương 1: Tự lực văn đoàn - Một tổ chức văn học và “Mảnh đất ươm” tài năng Thạch Lam 27
1. Vài nét khái quát về hoàn cảnh lịch sử, xã hội ảnh hưởng sâu sắc đến Tự lực văn đoàn 27
1.1 Giai đoạn 1900 - 1930 27
1.2. Giai đoạn 1930-1945. 29
2. Tự lực văn đoàn là một tổ chức văn học có sứ mệnh lịch sử to lớn trên tiến trình hiện đại hoá văn học dân tộc. 33
2.1. Nhìn chung về hoạt động của Tự lực văn đoàn 33
2.2. Sứ mệnh lịch sử to lớn của Tự lực văn đoàn trên tiến trình hiện đại hoá văn học dân tộc. 38
3. Tự lực văn đoàn - “ mảnh đất ươm” tài năng Thạch Lam 44
3.1. Các yếu tố Quê hương, gia đình, dòng họ Nguyễn Tường và các vùng đất có quan hệ gắn bó máu thịt, ảnh hưởng sâu sắc đối với nhiều thành viên Tự lực văn đoàn trong đó có Thạch Lam. 45
3.2. Tự lực văn đoàn là môi trường sống, là "trường" hoạt động của Thạch Lam. 47
Chương 2: Truyện ngắn Thạch Lam trong Tự lực văn đoàn và các khuynh hướng truyện ngắn khác. 51
1. Quan niệm chung về truyện ngắn và sơ lược vài nétvề truyện ngắn Tự lực văn đoàn 51
1.1.Quan niệm chung 51
1.2. Vài nét về truyện ngắn Tự lực văn đoàn trong tiến trình truyện ngắn Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. 52
2. Truyện ngắn Thạch Lam trong Tự lực văn đoàn. 53
2.1. Vài nét về quá trình sáng tác truyện ngắn của Thạch Lam. 53
2.2. Truyện ngắn Thạch Lam với truyện ngắn của các thành viên trong Tự lực văn đoàn. 54
3. Truyện ngắn Thạch Lam với các khuynh hướng truyện ngắn ngoài Tự lực văn đoàn. 92
3.1. Từ cái “Tôi” gọi những cái “Tôi” trong dòng truyện ngắn trữ tình Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, Đỗ Tốn. 94
3.2. Cái "Tôi" tôn thờ cái đẹp ở truyện ngắn Thạch Lam và truyện ngắn Nguyễn Tuân. 111
3.3. Cái "Tôi" nội tâm của người trí thức trong truyện ngắn Thạch Lam và truyện ngắn Nam Cao. 117
Chương 3: Tiểu thuyết, ký, tiểu luận Thạch Lam góp phần hoàn thiện diện mạo Tự lực văn đoàn và văn học Việt Nam hiện đại 127
1. Ngày mới - Thể nghiệm về một hướng mới của tiểu thuyết. 127
1.1. Dư luận chung đánh giá tiểu thuyết Ngày mới. 127
1.2. Tiểu thuyết Ngày mới thực hiện một kỳ vọng lớn của Thạch Lam và thể nghiệm một hướng đi mới của tiểu thuyết hiện đại. 131
1.3. Đôi điều về thành công và hạn chế của tiểu thuyết Ngày mới. 140
2. Tuỳ bút - một đóng góp của Thạch Lam cho Tự lực văn đoàn và ký Việt Nam. 144
2.1. Thạch Lam với ký 144
2.2. Hà Nội ba mươi sáu phố phường - một thành công xuất sắc, một đóng góp to lớn, có giá trị mở đường cho một khuynh hướng mới của ký Việt Nam 146
3. Tiểu luận - đóng góp quan trọng của Thạch Lam về lý luận văn học. 160
3.1. Theo dòng là ý hướng thể nghiệm một lối phê bình văn học độc đáo, hiện đại của Thạch Lam. 160
3.2 Theo dòng là một hệ thống quan niệm nghệ thuật đúng đắn, sâu sắc, thể hiện cái nhìn vượt thời đại của Thạch Lam 162
3.3. Theo dòng có vị trí xứng đáng trong văn nghiệp Thạch Lam, Tự lực văn đoàn và văn học Việt Nam hiện đại. 176
Phần kết luận 179
Thư mục tài liệu tham khảo 183

Phần mở đầu

1. lý do chọn đề tài
Sự dồn nén của lịch sử trong 15 năm (1930 - 1945) về mọi phương diện kinh tế, chính trị, văn hoá, tư tưởng... đã tạo cho xã hội Việt Nam một diện mạo phong phú và phức tạp. Đặc biệt văn học thời kì này hơn lúc nào hết, toả sáng như một hiện tượng lạ, đạt đến độ hoàn toàn hiện đại.
Để làm nên điều kỳ diệu đó, cần tính đến công lao của Tự lực văn đoàn, đã góp phần hiện đại hoá nền văn học Việt Nam nói chung, văn xuôi nói riêng về mọi phương diện. Tuy nhiên qua sàng lọc của thời gian đến nay có những tác giả, tác phẩm đã bị trả về cho dĩ vãng nhưng cũng có những sáng tác vẫn còn nguyên giá trị và thậm chí ngày càng rực rỡ hơn. Trong số rất ít tác giả, tác phẩm đạt đến độ trường tồn đó, phải kể đến Thạch Lam - một thành viên của Tự lực văn đoàn.
Nhìn chung việc đánh giá Tự lực văn đoàn của độc giả và giới nghiên cứu từng thời kỳ có khen, chê, sự chào đón, hay phê phán là khác nhau, thậm chí có nhiều ý kiến trái ngược, đối lập nhau; nhưng về nhà văn Thạch Lam và các sáng tác của ông thì hầu như dư luận đều khá nhất trí, mặc dù không phải lúc nào cũng được chú ý hoàn toàn. Càng ngày, khi đã lắng đọng và hội đủ điều kiện để nhìn lại những di sản văn hoá với con mắt biện chứng, lịch sử, chúng ta nhìn nhận vấn đề càng sâu sát hơn, đúng đắn hơn, nhất là từ thời kì đổi mới sau 1986. Có thể nói chúng ta tiến được một bước dài trong việc định chân giá trị các sáng tác trước 1945. Về tổ chức văn học Tự lực văn đoàn và vai trò, vị trí đóng góp của các thành viên, chúng ta cũng nhìn nhận bình tĩnh hơn, chuẩn xác hơn, phân rõ được mặt tích cực, mặt hạn chế một cách thoả đáng, có tình có lí hơn.
Riêng về nhà văn Thạch Lam, những năm trước 1975, nhìn chung được bàn nhiều trong giới trí thức đô thị miền Nam, tập trung ở Sài Gòn. Còn ở miền Bắc dư luận chỉ mới dừng lại ở một số kết luận ổn định và thận trọng. Từ sau ngày đất nước thống nhất, đặc biệt là sau 1986 đến nay, nhiều công trình đã được công bố, nhiều hội thảo đã được tổ chức và Thạch Lam được khẳng định là một tác giả có nhiều đóng góp đặc sắc, nhất là về truyện ngắn. Tuy nhiên, xu hướng gắn kết Thạch Lam với Tự lực văn đoàn để nghiên cứu trong quan hệ trong và ngoài tổ chức mình còn chưa nhiều và chưa đúng mức.
Mặt khác, sự quan tâm của giới phê bình, nghiên cứu văn học mới cơ bản tập trung đi sâu vào các phương diện nội dung, nghệ thuật truyện ngắn Thạch Lam; một số người đã nghiên cứu dưới góc độ thi pháp để tìm những đặc trưng nghệ thuật, hay cái đẹp trong truyện ngắn. Một vài công trình có mở rộng để tìm mối liên hệ gắn kết Thạch Lam với các tác giả gần hay cùng phong cách để phát hiện dòng phong cách đặc sắc riêng mà Thạch Lam là người có ảnh hưởng lớn, nhưng cũng mới xoay quanh tâm điểm truyện ngắn. Thấp thoáng có tác giả bộc lộ ý tưởng đi vào sự nghiệp văn chương Thạch Lam với đầy đủ các sáng tác của ông nhưng cũng mới chỉ dừng ở mức một chuyên khảo còn nhiều hạn hẹp. Việc nghiên cứu các tác phẩm của Thạch Lam, bao gồm truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, tiểu luận với cái nhìn tổng thể, thống nhất về sự nghiệp văn chương của một tác giả có phong cách độc đáo, một bản lĩnh nghệ thuật vững vàng, một hệ thống quan niệm, tư tưởng nghệ thuật nhất quán để từ đó đánh giá chính xác những đóng góp cũng như phát hiện và khẳng định giá trị nổi bật của toàn bộ văn chương Thạch Lam thì chưa có công trình nào dày dặn và đủ độ.
Một vấn đề khác, chúng tui thấy cũng cần nhấn mạnh là để định chân giá trị các sáng tác của Thạch Lam, cũng như tìm hiểu tư tưởng, tình cảm, quan điểm nghệ thuật Thạch Lam, chúng ta không thể không đặt nhà văn trong mối liên hệ mật thiết với Tự lực văn đoàn. Như Giáo sư Phong Lê đã chỉ rõ: "Đời văn Thạch Lam ngắn ngủi nhưng được hưởng tất cả ưu thế và thuận lợi của Văn đoàn mình" [111,191]. Vì vậy, muốn hiểu sâu Thạch Lam phải gắn Thạch Lam với Tự lực văn đoàn và để hiểu đầy đủ Tự lực văn đoàn phải chú trọng nghiên cứu Thạch Lam. Bởi vì có thể nói những ưu điểm, nhược điểm của Tự lực văn đoàn đều có ở Thạch Lam mà chủ yếu là trong mối quan hệ Thạch Lam với Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo. Thế nhưng, Thạch Lam lại không hoà tan trong văn đoàn mà vươn lên để khẳng định một phong cách độc đáo, có sức cộng hưởng lớn, lan rộng, vươn xa, có khả năng tạo lập dòng phong cách nghệ thuật mới, gồm Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, Đỗ Tốn... Cho nên nghiên cứu Thạch Lam chúng ta vừa "không tách Thạch Lam ra khỏi khuynh hướng chung của Tự lực văn đoàn" [111,191], vừa đặt trong sự đối sánh để " thấy rõ sự khác biệt không ít ở tính chất tiến bộ và nhân đạo trong sáng tác Thạch Lam"[111,191]
Đồng thời, cũng cần mở rộng để xem xét Thạch Lam trong tiến trình phát triển của văn xuôi hiện đại nói chung, truyện ngắn nói riêng trước 1945, nhất là với truyện ngắn của các tác giả tiêu biểu cho khuynh hướng hiện thực và lãng mạn như Nam Cao, Nguyễn Tuân. Như thế, chúng ta sẽ có một nhận thức đầy đủ toàn diện hơn. Vì vậy, chúng tui chọn vấn đề Thạch Lam với Tự lực văn đoàn làm đề tài nghiên cứu chính của luận án.
2. Mục đích yêu cầu:
Nghiên cứu đề tài Thạch Lam với Tự lực văn đoàn là nghiên cứu trọn vẹn dáng một tác giả văn học, có phong cách nghệ thuật độc đáo, trên cơ sở vừa gắn với tổ chức văn đoàn vừa vượt lên để tìm hướng phát triển. Vì thế, mục đích yêu cầu chính của đề tài là nhằm:
2.1. Khẳng định Tự lực văn đoàn là một tổ chức văn học có ưu thế và uy thế trên văn đàn dân tộc, trong những năm ba mươi của thế kỷ XX; có một sứ mệnh lịch sử quan trọng, và đã làm tròn sứ mệnh vẻ vang đó. Đây cũng là cơ sở nền tảng, là "mảnh đất ươm" tài năng Thạch Lam.
2.2. Nghiên cứu các sáng tác của Thạch Lam bao gồm: truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, tiểu luận, đặt nó trong mối liên hệ mật thiết với tổ chức Tự lực văn đoàn và tác phẩm của các thành viên trong văn đoàn nhất là với truyện ngắn của Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, trên một số phương diện cơ bản về nội dung, nghệ thuật. Từ đó nhằm xác định quan hệ tương tác giữa Thạch Lam với Tự lực văn đoàn.
2.3. Đồng thời chỉ ra những giá trị mới, cùng sức hấp dẫn, sức cuốn hút mạnh mẽ của tác phẩm văn chương Thạch Lam - người đã tạo lập được một dòng phong cách nghệ thuật độc đáo là dòng phong cách truyện ngắn trữ tình, dòng tuỳ bút về văn hoá Hà Nội; mở rộng để so sánh đối chiếu một vài điểm cần thiết, nổi bật trong truyện ngắn Thạch Lam với truyện ngắn một vài tác giả khác ngoài văn đoàn như Nguyễn Tuân, Nam Cao để nhằm thấy rõ hơn nét khác biệt cũng như sự tiếp thu và ảnh hưởng lẫn nhau giữa truyện ngắn Thạch Lam với khuynh hướng truyện ngắn lãng mạn, và khuynh hướng truyện ngắn hiện thực.
2.4. Từ đó xác định vai trò, vị trí, đặc trưng, phong cách nghệ thuật, đóng góp của Thạch Lam đối với Tự lực văn đoàn và văn học Việt Nam hiện đại.
3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu:
Hơn 70 năm qua vấn đề Tự lực văn đoàn và văn nghiệp Thạch Lam đã được dư luận độc giả và giới nghiên cứu thẩm định qua các chặng đường đầy biến động của lịch sử dân tộc. Tựu trung có thể khảo sát qua các chặng:
- Từ khi thành lập Tự lực văn đoàn đến trước 1945.
- Từ 1945 đến 1985.
- Từ 1986 đến nay.
Để có cái nhìn tổng quan cần thiết, chúng tui xin trình bày vấn đề theo trình tự thời gian các công trình nghiên cứu, bài báo của các nhà nghiên cứu đã được công bố; từ tổ chức Tự lực văn đoàn đến nhà văn Thạch Lam qua các chặng lịch sử đó.
3.1. Về Tự lực văn đoàn
3.1.1. Từ 1933 đến 1945
Sau khi Tự lực văn đoàn hoạt động và có thành tựu, một số nhà nghiên cứu phê bình văn học đã viết các bài báo hay dành các chương mục trong các sách để bàn về giá trị văn chương Tự lực văn đoàn ở một số mặt như đấu tranh giải phóng cá nhân; nghệ thuật tả cảnh, và phác hoạ tâm lý nhân vật. Tiêu biểu là các công trình của Trương Chính: Dưới mắt tui (1939), Vũ Ngọc Phan: Nhà văn hiện đại (1942), Dương Quảng Hàm: Việt Nam văn học sử yếu (1943); các bài báo của Trương Tửu như Phê bình “Nửa chừng xuân” - Loa- số 76/ 1935;...vv.
Với hơn 100 trang Dưới mắt tui nhà nghiên cứu Trương Chính đã phân tích, chỉ ra những thành công cơ bản cùng những "hạt bụi " trong các tác phẩm của Nhất Linh (Đoạn tuyệt, Lạnh lùng, Tối tăm), Khái Hưng (Hồn bướm mơ tiên, Nửa chừng xuân, Trống mái, Gia đình); những tác phẩm viết chung của Nhất Linh, Khái Hưng (Gánh hàng hoa, Đời mưa gió) và Thạch Lam (Gió đầu mùa).


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

phuongabcc

New Member
Bạn dấu yêu, bạn hãy giúp mình share link download nhé <3 Mình đội ơn bạn !
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top