LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI


Chương I: Những vấn đề lý luận chung về thẩm định tài chính dự án đầu tư
Chương II: Thực trạng thẩm định tài chính các dự án đầu tư tại Công ty tài chính Công nghiệp Tàu thủy
Chương III: Giải pháp hoàn thiện thẩm định tài chính đối với các dự án đầu tư tại Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy




Để hỗ trợ cho các cán bộ thẩm định, Công ty có thể xây dựng những quy trình quy chế, phương pháp thẩm định cụ thể cho các dự án phân theo nhóm ngành nghề, khu vực… nhất định để có thể cán bộ tín dụng dễ dàng xác định được các nội dung thẩm định. Khi thẩm định một dự án đầu tư yêu cầu cán bộ tín dụng phải thẩm định đầy đủ các nội dung, và trong mỗi nội dung cần xem xét, đánh giá kỹ từng yếu tố để không mang tính hình thức, phải mang tính khoa học, chính xác và đáp ứng được những mục tiêu đề ra tránh tình trạng hình thức, sơ sài. Bên cạnh các nội dung cơ bản của thẩm định tài chính dự án, cần quan tâm tới công tác thẩm tra, đánh giá tình hình tài chính của chủ đầu tư, nguồn vốn đầu tư. sự biến động các yếu tố đầu vào, đầu ra, độ nhạy của dự án. Các phương pháp thẩm định cần được áp dụng một cách linh hoạt, phù hợp với từng nội dung thẩm định
Khi đánh giá về hiệu quả tài chính của dự án đầu tư, cán bộ thẩm định cần tính toán đầy đủ các chỉ tiêu phân tích hiệu quả tài chính của dự án như NPV, IRR, PI, dòng tiền dự án… Cần xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu tài chính phản ánh đầy đủ mọi khía cạnh của dự án va phù hợp với những đặc điểm của từng dự án
Sau khi đưa ra các quyết định đầu tư, cán bộ thẩm định cần tiến hành kiểm tra hoạt động của dự án, giám sát việc sử dụng vốn vay, quá trình kinh doanh…
3.2.3 Nâng cao chất lượng thu thập, xử lý và lưu trữ thông tin
Thẩm định tài chính dự án sẽ cho ra những kết quả chính xác khi các cán bộ thẩm định đã đánh giá. thẩm định chính xác các số liệu đầu vào của dự án
Thu thập thông tin: Thẩm định luôn đòi hỏi cán bộ thẩm định phải tiếp cận với thông tin, dữ liệu. Do đó việc thu thập chính xác các nguồn thông tin là điều kiện cần thiết cho những nhận định, đánh giá đúng về dự án. Đối với các loại thông tin trong nội bộ ngành tàu thủy, Công ty được hỗ trợ rất nhiều từ Tập đoàn và các đơn vị thành viên trong Tập đoàn, song đối với các loại thông tin trong những lĩnh vực ngoài ngành, Công ty cần tăng cường cập nhật và thu thập các thông tin nhiều hơn. Cán bộ thẩm định cần tăng cường việc thu thập thông tin thông qua phương pháp điều tra trực tiếp, tiếp xúc phỏng vấn, khảo sát thực tế thị trường. VFC cần thiết lập một hệ thống thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Một trong những lợi thế mà các cán bộ tín dụng của VFC cần quan tâm là mạng lưới khách hàng của Công ty đang ngày càng được mở rộng nên đây chính là kênh thông tin vô cùng quý giá. Công việc thu thập thông tin không chỉ trong một vài lĩnh vực cụ thể nào mà nên đa dạng hoá trong các lĩnh vực mà Công ty định hướng đầu tư. VFC cũng nên ban hành quy chế cụ thể về công tác thu thập và xử lý thông tin để tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ tín dụng khi tiến hành công việc của mình. Để thực hiện việc tổng hợp, phân loại các kênh thông tin đòi hỏi có sự chuyên môn hoá, phân chia nhiệm vụ rõ ràng giữa các cán bộ, phòng chuyên môn kết hợp và tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong từng lĩnh vực thẩm định. Việc phối hợp này giúp rút ngắn thời gian thẩm định, tránh được những sai sót có thể mắc do hạn chế về trình độ chuyên môn.
Xử lý thông tin: Sau khi thu thập thông tin từ các kênh khác nhau cán bộ tín dụng cần phân loại thông tin, xem xét và đánh giá độ chính xác của nguồn thông tin, tầm quan trọng của thông tin đối với dự án đầu tư. Cách xử lý thông tin đơn giản là xếp loại theo từng tiêu thức đánh giá và theo dõi từng khách hàng
Lưu trữ thông tin: Những thông tin thu thập của cán bộ tín dụng cần được lưu trữ một cách khoa học. Đối với những khách hàng thường xuyên của Công ty thì việc lưu giữ những tài liệu, thông tin từ những dự án trước đó của khách hàng sẽ giúp cho cán bộ tín dụng thuận lợi trong việc thẩm định. Ngoài ra, để phục vụ tốt cho việc lưu giữ thông tin, Công ty cần trang bị hệ thống phần mềm quản trị và lưu trữ thông tin chuyên dụng để tạo ra một kho thông tin phong phú trong nhiều lĩnh vực, giảm bớt thời gian tìm kiếm thông tin khi thẩm định
Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư nói riêng cũng như các hoạt động tài chính khác của VFC nói chung muốn hoạt động tốt không chỉ phụ thuộc vào đội ngũ cán bộ nhân viên mà quan trọng nhất là sự chỉ đạo đúng hướng của ban lãnh đạo Công ty. Hoạt động thẩm định cần được đánh giá một cách đúng đắn và được xem là quan trọng nhất để có thể đưa ra các quyết định đầu tư hay không đầu tư, cho vay hay không cho vay…
Trong thời đại công nghệ thông tin đang phát triển như vũ bão như hiện nay, việc cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa những tổ chức tài chính cả trong và ngoài nước. Vì thế VFC cần không ngừng hiện đại hoá các trang thiết bị công nghệ thông tin như: trang bị hệ thống máy tính nối mạng nội bộ để có thể trao đổi, thu thập,lưu trữ và xử lý thông tin một cách hợp lý…
3.3 Một số kiến nghị
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ 2
1.1 Đầu tư và dự án đầu tư 2
1.1.1 Khái niệm 2
1.1.2 Vai trò 5
1.1.3 Đặc điểm của dự án 6
1.2 Thẩm định tài chính dự án đầu tư 7
1.2.1 Khái niệm thẩm định dự án đầu tư 7
1.2.1.1 Thẩm định dự án đầu tư 7
1.2.1.2 Nội dung thẩm định dự án 7
1.2.2 Thẩm định tài chính dự án đầu tư 9
1.2.2.1 Khái niệm 9
1.2.2.2 Vai trò 9
1.2.2.3 Nội dung thẩm định tài chính dự án 11
1.2.2.4 Quy trình thẩm định tài chính dự án 11
1.2.2.5 Các chỉ tiêu trong thẩm định tài chính dự án 15
1.2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới thẩm định tài chính dự án đầu tư 22
1.2.1.3 Các phương pháp thẩm định tài chính dư án đầu tư 25
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH 28
CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY 28
2.1 Khái quát về Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy 28
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy 28
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy 29
2.1.3 Cơ cấu tổ chức, các phòng ban chức năng của Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy 30
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu Thuỷ 31
2.2 Khái quát về tình hình kinh doanh của Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy 36
2.2.1 Các kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 36
2.2.2 Kết quả hoạt động đầu tư của Công ty 38
2.3 Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy 39
2.3.1 Khái quát về hoạt động thẩm định dự án tại Công ty 39
2.3.1.1 Quy trình và tổ chức thẩm định dự án đầu tư tại VFC 39
2.3.1.2 Nội dung thẩm định dự án đầu tư tại VFC 42
2.3.2 Những kết quả đã đạt được 43
2.3.2.1 Xây dựng quy trình quy chế 43
2.3.2.2 Thành lập bộ phận chuyên trách để thẩm định các hoạt động đầu tư 44
2.3.2.3 Công tác thu thập, xử lý và lưu trữ số liệu 44
2.3.2.4 VFC đã thực hiện có hiệu quả nhiều dự án đầu tư 44
2.3.2.5 Giới thiệu thẩm định tài chính dự án vận tải dầu thô của Công ty X 45
2.4 Đánh giá về thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án tại Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam ( VFC) 50
2.4.1 Ưu điểm 50
2.4.2 Những tồn tại trong công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư 51
2.5 Nguyên nhân của những tồn tại 54
2.5.1 Nguyên nhân khách quan 54
2.5.2 Nguyên nhân chủ quan 55
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY 56
3.1 Định hướng hoạt động đầu tư dự án của Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy 56
3.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy 56
3.2.1 Nâng cao chất lượng nhân sự thẩm định tài chính dự án 56
3.2.2 Hoàn thiện và đổi mới nội dung, phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư 57
3.2.3 Nâng cao chất lượng thu thập, xử lý và lưu trữ thông tin 59
3.3 Một số kiến nghị 60

CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.1 Đầu tư và dự án đầu tư
1.1.1 Khái niệm
Đầu tư là hoạt động quan trọng của bất kỳ tổ chức nào trong nền kinh tế thế giới. Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về đầu tư. Theo Ngân hàng thế giới “Đầu tư là sự bỏ vốn trong một thời gian dài vào một lĩnh vực nhất định ( như thăm dò, khai thác, sản xuất-kinh doanh, dịch vụ…nào đó) và đưa vốn vào hoạt động của doanh nghiệp tương lai trong nhiều chu kỳ kế tiếp nhằm thu hút vốn và có lợi nhuận cho nhà đầu tư và có lợi ích kinh tế-xã hội cho đất nước đầu tư. Theo luật đầu tư “Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hay vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này và các quy định khác nhau của pháp luật có liên quan”. Hay trên bình diện xã hội, đầu tư là việc sử dụng vốn vào quá trình tái sản xuất xã hội nhằm tạo ta năng lực sản xuất lớn hơn. Trên giác độ doanh nhân hay doanh nghiệp, đầu tư là việc đưa vốn vào một hoạt động nào đó nhằm mục đích thu lợi nhuận. Hoạt động đầu tư được tiến hành trên cơ sở các dự án đã được soạn thảo và xem xét nhằm đạt được các mục tiêu đã định.
Với các quan điểm khác nhau, có thể có các khái niệm khác nhau về dự án. Một cách tổng quát nhất có thể hiểu dự án là một tập hợp các hoạt động đặc thù liên kết chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau nhằm đạt được trong tương lai ý tưởng đã đặt ra ( mục tiêu nhất định) với nguồn lực và thời gian xác định.
Hoạt động đầu tư của nhà đầu tư được thể hiện tập trung thông qua việc thực hiện các dự án đầu tư. Theo Ngân hàng thế giới “ Dự án đầu tư là tổng thể các chính sách, hoạt động và chi phí liên quan với nhau được hoạch định nhằm đạt được những mục tiêu nào đó trong một thời gian nhất định. Còn theo luật đầu tư năm 2005 “ Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định. Dù xét trên góc độ nào thì một dự án đầu tư cũng bao gồm bốn đặc trưng chính :
Các hoạt động của dự án: là những nhiệm vụ hay hoạt động cụ thể được thực hiện diễn ra trong dự án để tạo ra các kết quả nhất định. Những nhiệm vụ hoặt hoạt động này cùng với tiến độ thực hiện và những người chịu trách nhiệm trong từng khâu của dự án có mối liên hệ với nhau để hướng tới sự thành công của dự án
Các nguồn lực cần thiết cho dự án: Con người, vật liệu, các tài nguyên thiên nhiên, tài chính… Đây là yếu tố rất quan trọng vì các hoạt động của dự án sẽ không thể thực hiện được nếu thiếu các nguồn lực. Giá trị các nguồn lực này là vốn đầu tư cần thiết cho dự án v vậy phải chỉ rõ các nguồn lực cần thiết cho dự án.
Các kết quả của dự án: bao gồm những sản phẩm đựơc tạ ra nhằm đạt được các mục tiêu của dự án
Các mục tiêu của dự án: Dự án sẽ mang lại những lợi ích tài chính và kinh tế xã hội gì cho chủ đâu tư và đất nước như tạo việc làm cho người lao động, nguồn thu cho ngân sách Nhà nứơc, lợi nhuận… Vì thế tùy theo góc độ nghiên cứu các mục tiêu sẽ khác nhau
Nội dung của dự án đầu tư được thể hiện trong các hồ sơ, tài liệu trình bày một cách chi tiết và hệ thống một kế hoạch và do các chủ đầu tư chịu trách nhiệm lập. Nó là văn bản phản ánh chính xác, đầy đủ kết quả nghiên cứu về thị trường, tình hình tài chính…
Trên thực tập các dự án đầu tư rất đa dạng về cấp độ, loại hình, quy mô và thời gian và được phân loại theo các tiêu thức khác nhau như: theo người khởi xướng, theo lĩnh vực dự án ( dự án kinh tế, dự án kỹ thuật…), theo loại hình dự án (dự án giáo dục đào tạo, dự án nghiên cứu và phát triển), theo thời hạn ( dự án ngắn hạn, dự án trung hạn, dự án dài hạn), theo cấp độ ( dự án lớn, dự án nhỏ)…
Để một dự án đầu tư có sức thuyết phục, khách quan, có tính khả thi cao đòi hỏi phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
Tính pháp lý:
Dự án đảm bảo tính pháp lý là dự án không vi phạm an ninh, quốc phòng, môi trường, thuần phong mỹ tục cũng như luật pháp của quốc gia. Đồng thời các dự án phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của vùng dự án
Tính khoa học:
Các dự án phải đảm bảo tính khoa học có nghĩa là các dự án phải hoàn toàn khách quan.
Về số liệu thông tin phải đảm bảo tính trung thực, khách quan. Những số liệu điều tra phải có phương pháp điều tra đúng, số mẫu điều tra phải đủ lớn…
Phương pháp tính toán phải đảm bảo tính chính xác, đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa những chỉ tiêu cần so sánh. Việc sử dụng đồ thị, bản vẽ kỹ thuật phải đảm bảo chính xác kích thước và tỷ lệ
Phương pháp lý giải phải hợp lý, logic, chặt chẽ giữa các nội dung riêng lẻ của dự án
Đây là yêu cầu quan trọng hàng đầu của các dự án đầu tư vì đó sẽ là cơ sở cho việc triển khai và hoàn thành dự án
Tính khả thi:
Là dự án phải phù hợp với điều kiện thực tế. Nghĩa là dự án đầu tư phải có khả năng ứng dụng và khai triển trong thực tế, vì vậy muốn đảm bảo yêu cầu tính khả thi thì dự án đầu tư phải phản ánh đúng môi trường đầu tư, phải được xác định đúng trong những hoàn cảnh và điều kiện cụ thể về môi trường, mặt bằng, vốn…
Tính hiệu quả:
Được phản ánh thông qua các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, các chỉ tiêu thể hiện tính khả thi về mặt tài chính và các chỉ tiêu nói lên tính hiệu quả kinh tế xã hội mà dự án đem lại
Thông thường các dự án đảm bảo tính khoa học và khả thi thì sẽ đảm bảo cả tính hiệu quả kinh tế
Tính thống nhất:
Lập và thực hiện dự án đầu tư là một công việc không đơn giản. Đó không chỉ là công việc của riêng chủ đầu tư mà có sự liên quan đến nhiều bên như các cơ quan quản lý nhà nước, nhà tài trợ… Vì vậy dự án phải biểu hiện sự thống nhất về lợi ích của các bên liên quan. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho các bên chấp thuận dự án
1.1.2 Vai trò
Dự án có vai trò rất quan trọng đối với các chủ đầu tư, các nhà quản lý và tác động trực tiếp tới tiến trình phát triển kinh tế xã hội. Nếu không có dự án, nền kinh tế sẽ khó nắm bắt được cơ hội phát triển. Những công trình thế kỷ của nhân loại trên thế giới luôn là những minh chứng về tầm quan trọng cuả dự án.Dự án là căn cứ quan trọng để quyết định bỏ vốn đầu tư, xây dựng kế hoạch đầu tư và theo dõi quá trình thực hiện đầu tư. Dự án là căn cứ để các tổ chức tài chính đưa ra các quyết định tài trợ, các cơ quan chức năng của nhà nước phê duyệt và cấp giấy phép đầu tư. Dự án còn được coi là công cụ quan trọng trong quản lý vốn, vật tư, lao động trong quá trình thực hiện đầu tư. Do vậy hiểu được những đặc điểm của dự án là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của dự án

1.1.3 Đặc điểm của dự án
Xuất phát từ khái niệm dự án, có thể nhận biết những đặc điểm cơ bản sau đây của dự án:

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính đối với các dự án đầu tư dài hạn của Tổng công ty Sông Đà Luận văn Kinh tế 0
C Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án vốn vay tại SGD ngân hàng ngoại thương Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
E Hoàn thiện phương pháp thẩm định giá bất động sản tại công ty cổ phần tư vấn dịch vụ tài sản bất động sản điện lực dầu khí Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
A Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại NHNo & PTNT Cầu Giấy Luận văn Kinh tế 0
K Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án tại chi nhánh Techcombank Chương Dương Luận văn Kinh tế 2
Q Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính trong cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Công thương Đống Đa Luận văn Kinh tế 0
C Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại công ty tài chính dầu khí Khoa học Tự nhiên 0
A Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính cho vay dự án tại Agribank Tam Trinh Luận văn Kinh tế 0
T nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại CP Quốc tế Việt Nam - VIB Luận văn Kinh tế 0
T nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại ngân hàng nông thôn Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top