ketnoitimban

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Lời nói đầu
Trong lịch sử phát triển của loài người, rượu đã là một thứ hàng hoá tiêu dùng thường xuyên, không thể thiếu được trong đời sống sinh hoạt của con người. Sản phẩm truyền thống này nó vừa thoả mãn nhu cầu thiết yếu của con người là nhu cầu “ăn uống“, lại vừa thoả mãn những nhu cầu cao hơn mang giá trị tinh thần, nó là sự thưởng thức, là sự khẳng định điều vị, là sự thể hiện cái “tôi” của bản thân mình. Tuy nhiên, nhu cầu lại luôn biến đổi, và nó phụ thuộc vào các điều kiện mức sống, của các giá trị văn hoá xã hội, của yếu tố địa lý và của cả các qui luật tâm lý. Chính vì vậy, để từng bước phù hợp với sự biến đổi của nhu cầu, sản phẩm rượu đã có một quá trình biến đổi từ thấp đến cao và ngày nay nó vẫn là một sản phẩm thiết yếu phục vụ con người .
ở nước ta hiện nay, khi mức sống của người dân ngày càng được nâng cao thì nhu cầu tiêu dùng rượu cũng trở nên hết sức phong phú và đa dạng. Nó đã tạo nên một thị trường tiêu dùng đầy hấp dẫn, thu hút rất nhiều nhà cung cấp tham gia vào thị trường này. Chính vì vậy các công ty rượu hiện nay vừa phải có nỗ lực trong việc thoả mãn nhu cầu khách hàng lại vừa phải nỗ lực trong việc đương đầu với các đối thủ cạnh tranh. Trên thị trường nước ta có rất nhiều các nhà cung cấp cả trong và ngoài nước với các chủng loại hết sức phong phú. Rượu Nàng Vân, rượu Hà Bắc ... của tư nhân sản xuất ; rượu ngoại nhập khẩu :Jonnie Walker, Black label, Hernessy ... ; rượu của các doanh nghiệp nhà nước : Vang Thăng Long , rượu Đồng Xuân ( Vĩnh Phú ) , rượu của công ty rượu Hà Nội ... Đã tạo nên một sự cạnh tranh hết sức khốc liệt và đầy sôi động .
Công ty rượu Hà Nội vốn là một đơn vị có truyền thống sản xuất kinh doanh mặt hàng chủ yếu là rượu. Với lịch sử tồn tại và phát triển trên 100 năm, công ty đã phải đương đầu với rất nhiều khó khăn trên thương trường và đã từng bước đứng vững phát triển. Những năm gần đây sản lượng tiêu thụ của cong ty rượu Hà Nội đã tăng một cách đáng kể, năm sau cao hơn năm trước với doanh thu mỗi năm hàng chục tỷ đồng. Có được sự thành công như vậy là do nỗ lực kinh doanh của toàn công ty và đặc biệt là vai trò cuả các hoạt động marketing. Công ty đã biết vận dụng các công cụ chính sách marketing trong việc nghiên cứu thị trường và thực hiện các biện pháp marketing - mix như chính sách sản phẩm, chính sách giá cả, chính sách phân phối và chính sách giao tiếp khuyếch trương.
Vì điều kiện thời gian và khả năng có hạn, chuyên đề thực tập này không thể đề cập đến tất cả các hoạt động Mar ở công ty rượu Hà Nội mà chỉ xin nghiên cứu một chiến lược quan trọng của hệ thống Mar- Mix, đó là chiến lược sản phẩm.
Nội dung chính của chuyên đề là “thị trường rượu và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của chiến lược sản phẩm ở công ty rượu Hà Nội “
Ngoài lời nói đầu và kết luận, chuyên đề gồm ba phần chính sau :
Chương I :
Thị trường rượu và thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty rượu Hà Nội.
I. Thị trường rượu
1. Nhận xét chung về thị trường rượu.
2. Phân đoạn thị trường rượu
3. Các nguồn cung ứng
II. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty rượu Hà Nội
1. Vài nét về công ty rượu Hà Nội
2. Cơ chế tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
3. Quy trình công nghệ của các bộ phận sản xuất chính
4. Thực trậng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
a. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm vừa qua
b. Phân tích năng lực công ty
c. những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Chương II
Chiến lược sản phẩm trong hiện trạng hoạt động Marketing của công ty rượu Hà Nội
I. Thực trạng hoạt động Marketing của công ty
1. Hoạt động thu thập thông tin
2. Phân tích khả năng thị trường
3. Phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu
4. Các đối thủ cạnh tranh và hoạt động của công ty đối với đối thủ cạnh tranh
5. Hệ thống Marketing hỗn hợp của công ty rượu Hà Nội
a. Chiến lược sản phẩm
b. Chiến lược giá cả
c. Các kênh tiêu thụ và chiến lược phân phối của công ty
d. Chiên lược giao tiếp và khuyếch trương
II. Chiến lược sản phẩm của công ty rượu Hà Nội
1. Quyết định về chủng loại sản phẩm
a. Chính sách thiết lập chủng loại và danh mục hàng hóa
b. Chính sách mở rộng, hạn chế và biến đổi chủng loại sản phẩm rượu của công ty.
2. Quyết định về chất lượng sản phẩm
3. Quyết định về bao bì - nhãn hiệu
III. Đánh giá tổng quát về thực trạng hoạt động Marketing của công ty rượu Hà Nội
1. Ưu điểm
2. Hạn chế
3. Những nguyên nhân chủ yếu còn tồn tại.
a. Những nguyên nhân khách quan
b. Những nguyên nhân chủ quan
Chương III
Kiến nghị một số giải pháp về cchiến lược sản phẩm trong hệ thống Marketing - mix ở công ty rượu Hà Nội
I. Hoàn thiện hệ thống quản trị Marketing
1. Thành lập phòng chuyên trách về Marketing
2. Các hoạt động nghiên cưu thị trường
a. Thu thập và xử lý thông tin
b. Về vấn đề phân đoạn thị trường
II. Hoàn thiện chiến lược sản phẩm
1. Đối với chủng loại sản phẩm
2. Đối với chiến lược sản phẩm mới
3. Đối với chất lượng sản phẩm
4. Đối với bao bì - nhãn hiệu
III. Hoàn thiện các chính sách Marketing bộ phận hỗ trợ cho chiến lược sản phẩm của công ty
1. Hoàn thiện chiến lược giá cả
2. Hoàn thiện cơ cấu kênh tiêu thụ và chiến lược phân phối
3. Hoàn thiện chiến lược giao tiếp khuyếch trương
IV. Kiến nghị với ngành quản lý cấp trên và Nhà nước
1. Kiến nghị với Tổng Công ty rượu bia, nước giải khát Việt Nam
2. Kiến nghị với Nhà nước
Trong thời gian thực tập tại công ty rượu Hà Nội, tui được sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo Tổng Công ty rượu bia, nước giải khát Việt Nam, giám đốc, lãnh đạo các phòng ban của công ty rượu Hà Nội. Đặc biệt với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo PTS. Lưu Văn Nghiêm, tui đã hoàn thành xong chuyên đề thực tập của mình.
tui xin chân thành Thank sự giúp đỡ của các đồng chí lãnh đạo Tổng công ty, công ty và các phòng ban chức năng. Xin Thank PTS. Lưu Văn Nghiêm.
Vì thời gian và khả năng có hạn, chắc chắn chuyên đề của tui còn nhiều sai xót. Rất mong được sự quan tâm, chỉ bảo.

- Do sản phẩm của công ty là bị cấm quảng trên mọi phương tiện thông tin đại chúng. Tuy vậy nếu không dùng hình thức quảng cáo trực tiếp thì công ty có thể sử dụng quảng cáo gián tiếp nhằm nâng cao việc duy trì hình ảnh của công ty trong tâm trí người tiêu dùng. Biện pháp là :
+ Tham gia tài trợ cho các hoạt động văn hóa, thể thao, xã hội... mang tính chất quần chúng, qua đó tạo sự chú ý và lưu ý của người dân đến hình ảnh của công ty và các sản phẩm của công ty.
+ Tài trợ cho các đại lý biển quảng cáo, tranh quảng cáo, kết hợp với việc in tên công ty lên các bộ ly, cốc, chai hay bình chuyên đựng rượu dùng trong đại lý hay gia đình.
+ Tổ chức một đội ngũ nhân viên tiếp thị đi chào hàng và giới thiệu sản phẩm. Vừa điều tra nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng vừa kết hợp tặng quà là những chai rượu nhỏ 0,05lít hay những đồ dùng có in tên, biểu tượung công ty : Mũ, nón, quùan áo, ly, cốc...
- Bên cạnh đó công ty tăng cường hơn nữa các hoạt động yểm trợ và xúc tiến bán : tổ chức hội nghị khách hàng thường xuyên, chu đáo hơn, theo dõi sát sao hoạt động của khách hàng, tiện dụng sự hỗ trợ từ tổng công ty rượu bia, nước giải khát...
IV. Kiến nghị với ngành quản lý cấp trên và Nhà nước :
1. Kiến nghị với tổng công ty rượu bia, nước giải khát :
- Mục đích của việc thành lập Tổng công ty rượu bia, nước giải khát là để hỗ trợ các doanh nghiệp thành cùng phát triển trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt. Tuy vậy hiệu quả hoạt động của bộ máy vẫn còn nhiều hạn chế chính vì vậy Tổng công ty rượu bia cần :
+ Có các kế hoạch phát triển chiến lược cho toàn bộ Tổng công ty và các đợn vị thành viên. Tránh tình trạng quản lý lỏng lẻo dẫn đến sự phát triển không đồng đều của các thành viên thậm chí các thành viên còn cạnh tranh với nhau.
+ Phân định rõ ràng chuyên môn hóa sản xuất của các đơn vị thành viên, liên kết, phối hợp hoạt động của các thành viên một cách đồng bộ, có hiệu quả, tận dụng được cái lợi thế riêng biệt của công ty.
+ Có kế hoạch trợ giúp cho các đơn vị thành viên đặc biệt là sự trợ giúp về vốn sản xuất kinh doanh, về thiết bị máy móc hiện đại, về thị trường đầu ra.
2. Kiến nghị với Nhà nước
- Với chức năng là cơ quan quản lý vĩ mô, Nhà nước cần có chính sách, chế độ quản lý sao cho công bằng, hợp lý, tạo một môi trường cạnh tranh mạnh trên thị trường.
- Nhà nước phải có chính sách quản lý thị trường một cách hữu hiệu, không để tình trạng tràn lan sản phẩm rượu trên thị trường cần hạn chế sự phát triển của các doanh nghiệp tư nhân, các hộ sản xuất rượu lậu vốn đã rất nhiều, tập trung vào các doanh nghiệp Nhà nước có đầy đủ tư cách pháp nhân và thực hiện đầy đủ chính sách nghĩa vụ với Nhà nước.
- Nhà nước cần có các chế độ đánh thuế công bằng. triệt để, tránh tình trạng có nhiều cơ sở trốn thuế dẫn đến giảm được giá thành sản phẩm làm cho môi trường cạnh tranh không lành mạnh, các đơn vị thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước thì lại chịu thiệt thòi. Bên cạnh đó cần có các chính sách bảo hộ sản phẩm nội địa, ngoài việc thực hiện dán tem cho các chai rượu ngoại nhập và chính sách chống buôn lậu, tạo điều kiện cho hàng nội địa phát triển.
- Đối với công ty rượu Hà Nội, việc tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm rượu của công ty là rất cao, ngoài ra còn một số bất hợp lý :
+ Nhà nước nên bỏ đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với vỏ chai, nhãn chai, nút chai mà chỉ nên đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ruột là rượu.
T = giá tị ruột x 90%+giá trị chaix% giá trị nhãnx%xgiá trị nútx %.
Kết luận
Công ty rượu Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước hạch toán kinh tế độc lập trực thuộc Tổng công ty rượu bia nước giải khát Việt Nam. Với trên 100 năm tồn tại và phát triển, công ty đã trải qua nhiều thăng trầm khó khăn trong tổ chức sản xuất kinh doanh. Vài năm gần đây do có nhiều đổi mới trong công tác quản lý, sản xuất và kinh doanh công ty đã có được chỗ đứng vững trên thị trường, doanh thu qua các năm đều đạt chỉ tiêu và có tốc độ ngày càng tăng. Tuy nhiên bên cạnh những thành tích đã đạt được, công ty rượu bia Hà Nội còn gặp phải không ít những khó khăn, hạn chế. Đó là tình trạng máy móc thiết bị cũ kỹ, công nghệ lạc hậu, đội ngũ công nhân còn nhiều và đang bị già hoá, trình độ quản lý của các bộ phận chức năng còn chưa theo kịp được với thị trường .. Đặc biệt hoạt động Marketing của công ty còn nhiều thiếu xót, rời rạc.
Trong điều kiện thời gian có hạn và việc thống kê còn nhiều sơ sài, chuyên đề này mới chỉ đi vào phân tích một hoạt động cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh đó là hoạt động Marketing của công ty trong đó chiến lược sản phẩm được đặt là trọng tâm phân tích. Từ đó xin đề xuất một số kiến nghị để hoàn thiện một hoạt động Marketing của công ty rượu Hà Nội. Với khuôn khổ chuyên đề có hạn và lần đầu tiên thực tập nghiên cứu chắc chắn các phần trình bày có nhiều thiếu xót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến bổ khuyết từ phía PTS. Lưu Văn Nghiêm, các giảng viên Khoa Marketing và ban lãnh đạo công ty rượu Hà Nội.
tui xin chân thành cảm ơn.
Tài liệu tham khảo
- Marketing căn bản - Philip Kotler - NXB Thống kê
- Quản trị Marketing - Philip Kotler - XB Thống kê
- Nghiên cứu Marketing - David J-Luch, Ronald S.Rubin - NXB Thành phố Hồ Chí Minh
- Chiến lược kinh doanh - Garry D.Smith, Danny r. anol, Bobby GRizzell - NXB TP. HCM
- Chiến lược phát triển ngành rượu bia nước giải khát năm 200 - Bộ Công nghiệp nhẹ
- Dự kiến quui hoạch phát triển ngành sản xuất rượu bia Việt Nam từ 1996 - 2000.
- Báo cáo nội bộ của công ty rượu Hà Nội và Tổng công ty rượu bia, nước giải khát Việt Nam.
- Tạp chí giá cả thị trường.
- Thời báo kinh tế Việt Nam.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tăng cường mở rộng thị trường tiêu thụ rượu của chi nhánh công ty Hà Phú An Luận văn Kinh tế 0
T Phân tích, đánh giá chất lượng các loại rượu Việt Nam trên thị trường Công nghệ thông tin 2
D Phân tích thực trạng mở rộng và phát triển thị trường của công ty Rượu - Nước giải khát Thăng Long Luận văn Kinh tế 0
R Tình hình hoạt động tại Công ty rượu Hà Nội trong thị trường đồ uống có cồn Luận văn Kinh tế 0
T Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Tổng Công Ty Bia - Rượu - NGK Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
C đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng bánh và rượu qua đại lý cấp 1 trên thị trường Hà Nội của Công ty TNHH MTV Hà Thành Tài liệu chưa phân loại 0
N THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ RƯỢU CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY HÀ PHÚ AN Luận văn Kinh tế 0
E Hệ thống kênh phân phối rượu AvinaVodka tại khu vực thị trường Hà Nội Tài liệu chưa phân loại 3
W Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội Tài liệu chưa phân loại 0
T Mở rộng và phát triển thị trường của công ty Rượu Nước giải khát Thăng Long Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top