Phillip

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

4.3.11.3 Kiểm tra trực tuyến BITE
Như nói tới trong phần trước, một tín hiệu kiểm tra được chèn vào tại mỗi vòng quét của kênh thu và nó cũng đi tới khối PHADE. Sự sai pha của các tín hiệu sẽ không xuất hiện nếu hai kênh thu có pha bằng nhau.
Để kiểm tra tín hiệu (-Cos) được đưa tới mạch khuyếch đại (điều chỉnh bởi R100) rồi tới mạch BITE logic, tại đây so sánh tín hiệu với hai mức ngưỡng để xác định giá trị Min Max chấp nhận được. Nếu giá trị (-Cos) đúng thì hai đầu ra bộ so sánh có mức logic ‘0’, vì vậy, đầu ra cổng OR và FF sẽ có mức ‘0’ (không cảnh báo). Khi giá trị (-Cos) không chính xác, thông báo sẽ được chỉ ra bởi đèn led trong khối và tín hiệu thông báo cũng gửi tới hệ C/E để hiển thị trên bảng điều khiển.
4.3.12 Khối lọc tiền lựa chọn (Preselector Filter)
Tham khảo hình 4.2.1
4.3.12.1 Giới thiệu
Khối này loại bỏ các tần số ảnh và tần số giả đi vào các tầng thu
4.3.12.2 Mô tả
Tín hiệu RF, được thu thông qua anten toàn hướng, và qua mạch truyền Circulator trong khối RF Part tới đầu vào J1 và đi qua bộ lọc tần số trung tâm là 1090MHz; bộ lọc tiền lựa chọn có các đặc tính sau:
Loại bỏ tần số (1030 5)MHz là 50dB
Hệ số sóng đứng đầu vào >20dB
Tổn hao chèn <1dB tại tần số (1090 5)MHz.
Các tín hiệu ra tại J2/Preselector Filter gửi tới khối thu thông qua mạch hạn chế.
Khối này có độ tin cậy cao và vì vậy không cần kiểm tra BITE.
4.3.13 Khối thu (Receiver)
Tham khảo hình 4.2.1
4.3.13.1 Giới thiệu
Khối thu thực hiện các chức năng sau:
Cung cấp tần số chuẩn 1030MHz cho các tầng thu và phát
Chuyển đổi đầu vào RF toàn hướng  thành tín hiệu IF
Khuyếch đại logarithmic tín hiệu  để khối COS tính toán tỉ số / (cờ RSLS) dễ dàng hơn.
Các đặc tính của khối thu:
Dải động đầu vào trên J1 =-90 tới –25dB
Dải động đầu ra trên J8 =600 tới 1900mV
Đặc tính vào /ra =20mV khi đầu vào thay đổi 1dB
4.3.13.2 Mô tả
Tín hiệu vào J1 có tần số 1090MHz đi qua mạch khuyếch đại tạp âm thấp LNA (hệ số tạp âm max là 6.5dB), sau khi lọc, nó được gửi tới tầng trộn; đầu vào còn lại của bộ trộn lấy từ HY1 là tần số chuẩn 1030MHz. Tần số chuẩn 1030MHz lấy từ mạch tạo dao động SAWO.
Sau bộ trộn ta có tín hiệu IF (60 3MHz), nó được khuyếch đại, lọc và sau khi đệm thì tới mạch khuyếch đại logarithmic
Đầu ra của khối khuyếch đại log là tín hiệu video được tách, đệm và gửi tới khối COS (J8/Receicer) và tới mạch kiểm tra BITE tương ứng
Mạch tạo dao động SAWO phát tín hiệu chuẩn (1030 MHz) được gửi tới hai Hybrid phân tầng
Một đầu ra của HY2 được gửi tới khối MIXER-PIF và được sử dụng như là dao động cục bộ(J4), đầu ra còn lai (J3) gửi tới khối Driver & TG
4.3.13.3 Kiểm tra trực tuyến BITE
Xung kiểm tra RF được cài xen bởi khối Coupler trong kênh thu  được xử lí như các tín hiệu thông tin. Vì vậy ta thu được tín hiệu video đặc trưng cho xung kiểm tra tại đầu ra khối Receiver và được gửi tới mạch BITE, tại đây nó so sánh với một mức ngưỡng (điều chỉnh bởi R76). Kết quả so sánh, được gửi tới hệ C/E và lưu trữ tại đó, nếu có thông báo thì sẽ được hiển thị trên bàn điều khiển với mã thông báo 73XX.
4.3.14 Kiểm tra trực/ngoại tuyến BITE
4.3.14.1 Kiểm tra trực tuyến BITE
Tham khảo hình 4.2.2a
Thực hiện các chức năng sau:
- Kiểm tra hệ phát
- Kiểm tra hệ thu
- Kiểm tra hệ Tách/Xử lí
- Kiểm tra khối nguồn và hệ thống quạt gió
Thiết bị SIR-M kết hợp chặt chẽ với kiểm tra trực tuyến BITE (Built In Test Equipment), nó kiểm tra xem đặc tính hoạt động của hệ thống có nằm trong giới hạn các giá trị ngưỡng tiền thiết lập hay không. Nếu điều kiện này không thoả mãn sẽ xuất hiện lỗi và được báo hiệu bằng một đèn led trong khối Fault hay bởi các đèn led (Online) trong khối APACOR liên quan tới thông báo thu kênh  và . Các khối không có kiểm tra trực tuyến BITE thì có độ tin cậy cao và có thể được kiểm tra ngoại tuyến BITE. Cần chú ý rằng thông báo RF Alarm Của khối Driver & TG ngăn cấm việc phát.
4.3.14.2 Kiểm tra ngoại tuyến BITE
Tham khảo hình 4.2.3
Chức năng này của SIR-M cho phép giảm sự không rõ ràng trong kiểm tra trực tuyến BITE; thực tế thông báo kênh thu  và  hiển thị trong khối APACOR là “những thông báo chung”.
“Chung” nghĩa là nó không chỉ rõ khối lỗi là khối nào nó chỉ cho biết trong máy thu có một khối bị lỗi và , vì vậy, bước kiểm tra ngoại tuyến sẽ giải quyết việc này.
Để thực hiện kiểm tra ngoại tuyến thì cần :
Các chuyển mạch S1,S2,S3 của khối COS phải đặt ở vị trí “Open Loop”. Việc vận hành đúng được chỉ dẫn bằng đèn led tương ứng. Tín hiệu điều khiển AGC không được phát
Đầu vào J7/LIC không nối với đầu ra J8/LIC, mà phải nối với đầu ra J3/LIC (“mức cao”). Việc này cho phép cài xen vào chuỗi thông tin một tín hiệu kiểm tra có mức cao hơn so với tín hiệu kiểm tra trực tuyến
Chuyển mạch Online BITE/CW BITE của hệ thu Rx Assy phải ở vị trí CW. Việc này cho phép trên đầu ra J6/Driver & TG một tín hiệu CW (giá trị năng lượng bằng với kiểm tra trực tuyến)
Khối LIC cho phép tích cực thiết bị TR và Limiter.
Tích cực tất cả các mạch kiểm tra ngoại tuyến BITE trong các khối
cách hoạt động kiểm tra trực ngoại tuyến là tương tự nhau, tín hiệu đúng ở khối trước sẽ tích cực mạch kiểm tra của khối sau.

Chương 1: Giới thiệu hệ thống thông tin dẫn đường giám sát và quản lí không lưu (CNS/ATM) của ngành hàng không dân dụng Việt Nam (HKDDVN) 4
1.1.CNS/ATM của HKDDVN hiện nay. 6
1.1.1. Thông tin (gồm thông tin cố định và thông tin lưu động hàng không) 6
1.1.1.1. Hệ thống AFTN thông tin cố định 6
1.1.1.2. Hệ thống liên lạc thoại trực tiếp 7
1.1.1.3 Hệ thống thông tin di động 7
1.1.2. Hệ thống dẫn đường phù trợ 8
1.1.2.1. Dẫn đường hàng tuyến 8
1.1.2.2. Dẫn đường tiếp cận và hạ cất cánh 8
1.1.3. Hệ thống radar giám sát 8
1.2. CNS/ATM của HKDDVN trong tương lai. 11
1.2.1. Kế hoạch của HKDDVN đến năm 2010 11
1.2.2. So sánh kĩ thuật hệ thống 12
1.2.3. Phân tích hệ thống 12
1.2.3.1. Thông tin COM 12
1.2.3.2. Dẫn đường Navigation 13
1.2.3.3. Giám sát ( Surveillance ) 16
Chương 2: Mạng giám sát 17
2.1. Hệ thống radar giám sát của hàng không dân dụng Việt Nam 17
2.1.1. Các đài radar giám sát. 17
2.1.2. Khái niệm radar sơ cấp (PSR-Primary Surveillance Radar) 18
2.1.3. Khái niệm radar thứ cấp (SSR-Secondary Survaillance Radar) 18
2.1.4. Trung tâm điều khiển bay ACC (Air Control Centre) 19
2.1.5. Quá trình xử lí dữ liệu radar 19
2.2. Các thiết bị của tổ hợp radar Alenia Marconi. 20
2.2.1. Hệ thống anten. 20
2.2.2. Radar giám sát sơ cấp. 21
2.2.3. Radar giám sát thứ cấp đơn xung. 22
2.2.4. Khối xử lí RHP (Radar Head Processor). 22
2.2.5. Khối kiểm tra và bảo trì RMM (Radar Mainternance Monitor). 23
2.2.6. Hệ thống kiểm tra và điều khiển từ xa RCMS (Remote Control & Monitoring System). 24
2.2.7. Phân hệ xử lí đầu vào dữ liệu radar RADIN (Radar Data Input Processing Subsystem). 24
2.2.8. Phân hệ xử lí dữ liệu radar (RDP), thông báo xung đột không lưu (TCA) và xử lí ghi & phát lại (RPB). 25
2.2.9. Khối xử lí dữ liệu bay FDP (Flight Data Processing). 25
2.2.10. Hệ thống hiển thị hoạt động. 27
2.2.11. Phân hệ truyền dẫn dữ liệu. 29
Chương 3: Tổng quan hệ thống radar thứ cấp. 30
3.1. Các khái niệm cơ bản 30
3.1.1 Sơ đồ khối hệ thống 30
3.1.2 Nguyên lí làm việc 31
3.1.3 Các Mode cơ bản của radar Thứ cấp 33
3.1.3.1 Các đặc trưng của tín hiệu hỏi 33
3.1.3.2 Các đặc trưng tín hiệu trả lời 35
3.1.4 Giải mã thời gian thực 36
3.1.5 Giải mã và tách dữ liệu tự động 38
3.1.6. Tính toán khoảng cách của radar thứ cấp 39
3.1.6.1. Khoảng cách đường lên 39
3.1.6.2. Khoảng cách đường xuống 40
3.2. Các vấn đề và cách giải quyết 41
3.2.1. Nhiễu do tín hiệu trả lời không mong muốn (fruit) 41
3.2.2. Nhiễu do các tín hiệu trả lời bị trùng lên nhau một phần (garbling) 44
3.2.3. Triệt tiêu búp sóng phụ (sidelobe suppression) 45
3.2.3.1. RSLS (Receiver sidelobe suppression) 45
3.2.3.2. ISLS (Interrogator sidelobe suppression) 46
3.2.3.3. IISLS (Improved interrogation sidelobe suppression) 47
3.2.4. Kĩ thuật đơn xung (monopulse technique) 48
3.2.4.1. Anten radar thứ cấp đơn xung 48
3.2.4.2. Đo góc phương vị bằng phương pháp biên độ-pha 49
3.3. Mode S 51
Chương 4 : Thiết bị radar giám sát thứ cấp SIR-M 54
4.1. Khái quát về SIR-M 54
4.2. Các phân hệ trong thiết bị SIR-M. 55
4.2.1. Hệ truyền/nhận (transmitter/receiver). 55
4.2.1.1. Hệ truyền (transmitter). 55
4.2.1.2. Khối RF Part. 56
4.2.1.3. Hệ nhận (Receiver). 57
4.2.1.4. Khối thay đổi hệ thống làm việc (Changeover Assy). 57
4.2.2. Hệ điều khiển/tách (Controler/Extractor-C/E). 58
4.2.2.1. Các tín hiệu vào thời gian thực. 58
4.2.2.2. Tín hiệu định thời. 59
4.2.3 Các khối chức năng của hệ điều khiển/tách (Controler/Extractor-C/E). 59
4.2.4. Khối chức năng giao diện 61
4.2.5. Nguồn cung cấp. 62
4.3 Các khối RF của thiết bị SIR-M. 63
4.3.1 Khối điều khiển và phát kiểm tra (Driver & Test Generator). 63
4.3.2 Khối truyền 2KWp 64
4.3.3 Khối RF Parts 67
4.3.4 Khối chuyển kênh làm việc (RF Change Over) 68
4.3.5 Khối hạn chế và ghép xen LIC (Limiter and Coupler) 69
4.3.6 Khối khuyếch đại cao tần (RF Amplifier) 70
4.3.7 Khối trộn tần (MIX-PIF) 71
4.3.8 Khối hiệu chỉnh pha và biên độ (APACOR) 72
4.3.9 Khối khuyếch đại logarithmic (LOG IF) 73
4.3.10 Khối chỉnh sửa độ tăng ích tín hiệu COS (Signal Gain Corrector) 75
4.3.11 Khối tách pha PHADE (Phase Detector) 76
4.3.12 Khối lọc tiền lựa chọn (Preselector Filter) 77
4.3.13 Khối thu (Receiver) 78
4.3.14 Kiểm tra trực/ngoại tuyến BITE 79
4.4. Đặc tính kĩ thuật 81
4.4.1. Đặc tính kĩ thuật 81
4.4.2. Đặc tính cơ học 84
4.4.3. Đặc tính môi trường 84
4.4. Đặc tính kĩ thuật
4.4.1. Đặc tính kĩ thuật

Hệ phát

Công nghệ
Tần số phát
Sự ổn định tần số
Độ rộng xung phát
Sườn trước
Sườn sau
P2 trễ sau P1
P3 trễ sau P1

Bán dẫn và các thiết bị Plug-in
1030MHz 0.1MHz
50KHz
0.8s 0.1s với tất cả các Mode
0.05-0.1s
0.05-0.2s
2 0.05s với tất cả các Mode
Tuỳ vào từng Mode
Điều biến ngoài
Duty Cycle
Trở kháng ra
Công suất ra (một kênh)
Hiệu mức công suất đỉnh P1-P3
Điều khiển công suất


Có khả năng
Cực đại 1%
50ohm
62.5dBm (2KWp)
<0.5dB

Có 5 mức khả dụng. Có thể lựa chọn các giá trị này trong mỗi sector của một vòng quét
Hệ thu

Công nghệ

Cấu hình

Đặc tính tín hiệu vào
Trở kháng vào
Đặc tính tín hiệu ra







Tích hợp cao trong các khối RF sử dụng kĩ thuật Strip-line. Các modul đều plug-in
Kênh  và  kết hợp trong kênh logarit kép, kênh  có bộ logarit riêng
Theo chuẩn ICAO annex 10 và STANAG 5017
Danh định 50 ohm
Có 4 đầu ra tín hiệu video là:
a. Log: để tách mã
b. Log/: cho thông tin về góc phương vị
c. SIGN: xác định máy bay nằm bên trái hay bên phải trục quang anten
d. Log/: dùng cho chức năng RSLS
Trở kháng ra
Tần số vào danh định
Trung tần
Loại bỏ tần số ảnh
Dải động máy thu



Hệ số tạp âm

Bảo vệ đầu vào

Đặc tính vào ra
Độ ổn định khuyếch đại 75 ohm
1090MHz
60MHz
>80dB
>75dB (kênh Log)
>40dB (kênh Log/)
>40dB (kênh Log/)

<7dB với các kênh đơn xung
<11dB với kênh toàn phương
Mỗi đầu vào được bảo vệ khỏi nhiễu trong băng 1030 3MHz
Danh định 20mV/dB
0.5dB trong mọi điều kiện

Cân bằng khuyếch đại tự động
Đặc tính tín hiệu Sign Trong khoảng sai lệch giữa hai kênh là 3dB

Mức TT
Hệ Điều khiển/Tách

Đặc tính tín hiệu vào


Định dạng câu hỏi

Mức lượng tử khoảng cách
Mức lượng tử góc
Loại trừ Garbling
Loại bỏ các xung nhiễu

Loại bỏ Fruit

4 đầu vào độc lập cho các kênh nhận , /, / và Sign
Các tín hiệu , /, / là tương tự, Sign là TTL
Theo chuẩn ICAO annex10 và STANAG 5017, có các Mode hỏi 1, 2, 3/A, B, C, D
1/64NM

1/16ACP (0.0055độ)
Tách được 4 tín hiệu trả lời chồng lên nhau
Các xung có độ rộng nhỏ hơn giới hạn của ICAO bị loại bỏ
Theo phương pháp tương quan các câu trả lời
Khối chuyển đổi kênh

Vận hành
Điều khiển
Suy hao RF


Tự động hay bằng tay
Tại chỗ hay từ xa
<0.5dB

Khối nguồn

Điện thế
Tần số nguồn
Công suất tiêu thụ
Điện thế ổn định dc đầu ra
Điện áp dc không ổn định đầu ra

220Vac 1% (115Vac theo thiết bị bên trong)
45 tới 450Hz 10Hz
700W (một kênh)
+40V(1A), +28V(3A), 12V(9A), +43V(3.5A), +5V(60A)
24V(3A), -150V(50mA)

BITE

Mục đích



Hiển thị thông báo

Các mạch BITE đặt trong hệ thống (TX, RX, nguồn). Khi có lỗi xuất hiện thì một chương trình chẩn đoán cho phép xác định lỗi gì, tại hệ điều khiển/Tách
Các thông báo được hiển thị bằng đèn 4 số trên panel trong hệ Điều khiển/Tách. Đèn hiển thị mã để xác định lỗi

4.4.2. Đặc tính cơ học

Rộng Cao Sâu Nặng
Tủ SIR-M kênh kép
Tủ SIR-M kênh đơn
Hệ điều khiển/tách
Hệ thu
Hệ nguồn 720mm
720mm
585mm
130mm
485mm 1750mm
1750mm
355mm
500mm
266mm 545mm
545mm
290mm
320mm
420mm 270kg
220kg


4.4.3. Đặc tính môi trường

Khoảng nhiệt độ vận hành
Khoảng nhiệt độ khi lưu kho
Độ ẩm tại +400C 00 tới 650
-400 tới 700
95%




Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top