Link tải miễn phí Luận văn: Thời gian và không gian huyền thoại trong Trăm năm cô đơn của Gabriel García Márquez : Luận văn ThS. Văn học: 60 22 30
Nhà xuất bản: ĐHKHXH & NV
Ngày: 2010
Chủ đề: Văn học nước ngoài
Văn học Tây Ban Nha
Tiểu thuyết
Miêu tả: 88 tr. + CD-ROM
Luận văn ThS. Văn học nước ngoài -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và NHân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010
Trình bày tổng quan về huyền thoại và chủ nghĩa hiện thực huyền hảo. Tìm hiểu về thời gian huyền thoại trong tác phẩm Trăn năm cô đơn: Trật tự, thời lưu, tần suất và điềm báo. Nghiên cứu các kiểu không gian huyền thoại đặc trưng trong tác phẩm qua: Macondo huyền thoại; tấm da thuộc-không gian tưởng tượng và không gian căn phòng. Đề xuất hướng nghiên cứu lâu dài cho các tác phẩm và sáng tác của Márquez nói riêng và văn học hiện thực huyền hảo nói chung
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................2
1. Lí do chọn đề tài..............................................................................................2
2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................9
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................9
5. Cấu trúc luận văn.............................................................................................9
6. Yêu cầu cần đạt ...............................................................................................9
CHƯƠNG 1. HUYỀN THOẠI VÀ CHỦ NGHĨA.................................................11
HIỆN THỰC HUYỀN ẢO ....................................................................................11
1.1. Huyền thoại (myth).....................................................................................11
1.2. Thời gian và không gian huyền thoại ..........................................................14
1.3. Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo (Magic Realism)..........................................17
CHƯƠNG 2. THỜI GIAN HUYỀN THOẠI .........................................................24
2.1. Trật tự (ordre) .............................................................................................24
2.1.1. Niên biểu (chronique) ..........................................................................25
2.1.2. Sai trật tự niên biểu (anachronie)..........................................................27
2.1.3. Quay ngược (analepsés) .......................................................................33
2.1.4. Đón trước (prolepses)...........................................................................35
2.2. Thời lưu (durée)..........................................................................................36
2.2.1. Thời sai................................................................................................36
2.2.2. Tỉnh lược .............................................................................................39
2.3. Tần suất (fréquence) ...................................................................................40
2.3.1 Từ ngữ (Terme).....................................................................................41
2.3.2 Thái độ (Attitude) .................................................................................44
2.3.3 Hành động (Action) ..............................................................................46
2.4. Điềm báo (Foresight) ..................................................................................48
CHƯƠNG 3. KHÔNG GIAN HUYỀN THOẠI ....................................................52
3.1. Macondo huyền thoại..................................................................................52
3.1.1. Khởi nguồn huyền thoại.......................................................................52
3.1.2. Diễn tiến vòng tròn, khép kín kì lạ .......................................................56
3.1.3. Không gian của những biểu tượng........................................................60
3.2. Tấm da thuộc - không gian tưởng tượng .....................................................62
3.2.1. Melquíades - chủ nhân huyền bí của tấm da thuộc................................62
3.2.2. Tấm da thuộc biết nói...........................................................................65
3.3. Không gian căn phòng ...............................................................................67
3.3.1. Phòng thí nghiệm .................................................................................67
3.3.2. Căn phòng của Melquíades ..................................................................69
3.3.3. Căn phòng của Rebeca sau khi kết hôn.................................................71
KẾT LUẬN...........................................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................78
PHỤ LỤC..............................................................................................................80Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Thị Hảo - Cao học Văn K52
2
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Luận văn của chúng tui lựa chọn đề tài Thời gian và không gian huyền thoại
trong Trăm năm cô đơn của Gabriel García Márquez xuất phát từ những lí do
sau đây:
Thứ nhất: Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Mỹ Latinh thế kỉ XX là một trào lưu
văn học tiêu biểu, đã khẳng định được vị trí ưu việt của mình trên văn đàn thế
giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam, những nghiên cứu về mảng văn học này còn lẻ tẻ
và chưa thành hệ thống. Hầu hết các nghiên cứu mới dừng lại ở những bài giới
thiệu, dịch thuật về tác phẩm, tác giả. Vì thế, đi vào địa hạt văn học này nằm
trong mong muốn góp phần hoàn thiện cái nhìn về văn học thế giới ở Việt Nam
ở chúng tôi.
Thứ hai: Márquez (nhà văn Columbia) là một cây bút xuất sắc của văn học
hiện thực huyền ảo Mỹ Latinh. Ông thành công trên cả thể loại tiểu thuyết và
truyện ngắn với các tác phẩm nổi tiếng: Trăm năm cô đơn (One Hundred Years
of Solitude, 1967), Ngài đại tá chờ thư (No one write to the Cononel,
1957)…Trong đó, ưu thế sáng tác thuộc về tiểu thuyết. Đồng thời, tiểu thuyết
cũng là một trong những thể loại “đinh” của văn học. Vì thế, chúng tui tập trung
vào tiểu thuyết của tác giả, cụ thể là tác phẩm Trăm năm cô đơn (One Hundred
Years of Solitude).
Xuất bản lần đầu vào tháng 6 năm 1967 nhưng thực tế, Trăm năm cô đơn đã
được tác giả hoài thai trước đó hơn một thập kỷ, do chưa tìm được giọng điệu
thích hợp, nên nhà văn đã rèn luyện, mài sắc ngọn bút của mình qua nhiều sáng
tác: Đôi mắt chó xanh (1955), Đám tang của bà mẹ vĩ đại (1962)… Vì thế,
không phải ngẫu nhiên mà nhiều nhân vật trong các tác phẩm này đều liên quan
đến nhau và nhiều lần qua lại làng Macondo - không gian chủ đạo của Trăm năm
cô đơn. Tiểu thuyết này đã vinh dự nhận được giải Nobel văn học năm 1982 và
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiLuận văn Thạc sĩ Nguyễn Thị Hảo - Cao học Văn K52
3
nhiều giải thưởng cao quý khác như: giải Chianchano của Ý (1969), giải
Romulo Gallegos và Neustad của Venezuenla (1972)… Trăm năm cô đơn đã
mang đến cho Châu Mỹ Latinh “sự giàu có không lặp lại về thẩm mỹ và tinh
thần” [3, tr.60], trở thành tác phẩm bậc thày trong kỹ thuật tiểu thuyết hiện thực
huyền ảo Mỹ Latinh.
Thứ ba: Trăm năm cô đơn được bao phủ bởi một lớp thời gian và không gian
huyền thoại. Lớp không-thời gian huyền thoại là một trong những yếu tố quyết
định thành công của tác phẩm. Chính vì thế, nghiên cứu không-thời gian huyền
thoại trong tác phẩm cũng chính là đi tìm sợi chỉ đỏ dệt nên tiểu thuyết này.
Đồng thời, qua đó chúng ta có thể thấy được đặc trưng kĩ thuật tiểu thuyết hiện
thực huyền ảo Mỹ Latinh nhằm tiếp thu kinh nghiệm của tác giả bậc thày này.
Cuối cùng, bản thân tác giả luận văn rất say mê và đã từng giảng dạy văn học
Mỹ Latinh ở bậc đại học và phổ thông, nên tất yếu có những quan tâm đặc biệt
đến Márquez.
Với những lí do đó, chúng tui mong muốn những kết quả nghiên cứu này sẽ
hữu ích cho công tác giảng dạy và nghiên cứu Márquez nói riêng và văn học
hiện thực huyền ảo Mỹ Latinh nói chung.
2. Lịch sử vấn đề
Qua một thời gian giảng dạy văn học Mỹ Latinh cùng với quá trình lâu dài
nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài nước, người viết nhận thấy hầu hết những
tài liệu nghiên cứu về Márquez và tác phẩm của ông mới chỉ dừng lại ở mức độ
nhận xét, đánh giá chung, chưa đi vào cụ thể. Ở đây, người viết chỉ trình bày
những tài liệu liên quan đến đề tài của luận văn:
* Trong nước:
Từ khi Trăm năm cô đơn được Nguyễn Trung Đức dịch ra Tiếng Việt (năm
1982) đến nay, trong giới nghiên cứu xuất hiện nhiều bài viết lẻ tẻ về tác phẩm.
Trong đó, một số công trình đề cập đến thời gian và không gian trong tác phẩm
là gợi ý cho luận văn của chúng tui như: Bài Hiệu quả nghệ thuật của không -Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Thị Hảo - Cao học Văn K52
4
thời gian trong tiểu thuyết Trăm năm cô đơn của Márquez của Nguyễn Trung
Đức (bài viết này cũng đã được chọn là lời giới thiệu cho bản Tiếng Việt của tác
phẩm); bài viết nhan đề Cô đơn nghĩa là sự tiêu diệt của Lê Nguyên Cẩn; bài Từ
Đông ki sốt đến Trăm năm cô đơn của Đỗ Đức Dục; công trình Thi pháp huyền
thoại của Eleaza Moiseevich Meletinsky do dịch giả Song Mộc và Trần Nho
Thìn chuyển ngữ sang Tiếng Việt; cuốn Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Gabriel
García Márquez của Lê Huy Bắc; Luận văn thạc sĩ Nghệ thuật tiểu thuyết Trăm
năm cô đơn của Vũ Trung Kiên.
Trong Hiệu quả nghệ thuật của không - thời gian trong tiểu thuyết Trăm năm cô
đơn của Márquez, Nguyễn Trung Đức tổng kết một cách ngắn gọn những nét cơ
bản về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Trong đó, tác giả xếp không gian, thời
gian và nhân vật vào kết cấu cơ bản của tác phẩm. Ông viết: “Trăm năm cô đơn là
chuyện về dòng họ Buendía được viết tỉ mỉ đến từng chi tiết theo cách thời
gian đồng hiện với kết cấu phức tạp và chặt chẽ” [4, tr.12]. Trong đó, hai loại thời
gian được Nguyễn Trung Đức đặc biệt lưu ý là: thời gian văn bản thứ nhất (văn bản
tác phẩm) gắn với người kể chuyện thứ nhất - chính là thời gian tâm lý gắn với qua
trình hồi tưởng lại và thời gian văn bản thứ hai (văn bản của Melquíades) - gắn với
người kể chuyện thứ hai - chính là thời gian cốt truyện, mang tính biên niên sử. Tác
giả tiến hành phân tích hai loại thời gian này với những tiểu loại thời gian cụ thể
hơn: thời gian vĩnh cửu, thời gian vòng tròn, khép kín, thời gian đa chiều…Tuy tác
giả không phân tích trực tiếp vào thời gian huyền thoại, nhưng những phân tích về
hiệu quả nghệ thuật sử dụng thời gian của tác giả mang những dấu hiệu về thời gian
huyền thoại, là gợi ý đầu tiên với chúng tôi.
Phần viết về không gian, tác giả chủ yếu tập trung vào không gian Macondo.
Nguyễn Trung Đức khẳng định các nhân vật trong tiểu thuyết được lấy nguyên
mẫu từ người thật việc thật ở Aracataca. Ông viện dẫn theo Hecman Vacgat -
nhà phê bình văn học Columbia, đồng thời là bạn thân của Márquez rằng: cụ già
bán sách cổ người Catalunha là Kamon Vinhet, bốn người bạn trẻ chơi thân với
nhau chính là các bạn của nhà văn: Anvaro là nhà văn Anvaro Xepeda Xamudio,
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiLuận văn Thạc sĩ Nguyễn Thị Hảo - Cao học Văn K52
5
Vacgat là nhà phê bình Hecman Vacgat, Anponxo là họa sĩ Anponxo Xepeda
Phuenmado. Ông cũng chỉ ra: “Macondo là một địa danh hư cấu đủ sức dung
nạp mọi chuyện, từ chuyện có thực đến chuyện tưởng tượng - dù tưởng tượng
theo nguyên tắc huyền thoại” [4, tr.195]. Tác giả bài viết tập trung vào phân tích
thực tại mà nhà văn muốn phản ánh qua hình ảnh Macondo. Phần viết về không
gian hết sức cô đọng, ngắn gọn, chủ yếu nhấn mạnh ý nghĩa xã hội của biểu
tượng Macondo, không dành sự quan tâm cho nghệ thuật xây dựng hình tượng.
Bài viết mới dừng lại ở việc nhận xét khái quát cấu trúc tác phẩm trên các
phương diện cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian.
Tiếp đến, bài viết của Lê Nguyên Cẩn đăng trên tạp chí Châu Mỹ ngày ngay,
số 1, năm 2000, có đề cập đến những yếu tố kĩ thuật độc đáo thể hiện đề tài cái
cô đơn, trong đó có thời gian và không gian. Tác giả đặc biệt nhấn mạnh các kỹ
thuật về thời gian đồng hiện, không gian đa tuyến: “Cùng với kĩ thuật thời gian
đồng hiện, cái đột biến nhiều tầng được đặt vào không gian đa tuyến tạo nên hiệu
quả nghệ thuật đặc biệt. Cốt truyện hai lần trùng lặp…tạo thành cảm giác như là
sự phóng đại, toàn cảnh, một kiểu phim màn ảnh rộng” [2, tr.45]. Bài viết của
ông đi sâu nghiên cứu cái cô đơn trong tác phẩm và chỉ ra ý nghĩa của nó. Thời
gian và không gian cũng được đề cập đến nhưng chỉ là điểm mặt gọi tên, góp
phần làm sáng tỏ mục đích của bài viết.
Đặt Trăm năm cô đơn ngang hàng với Don Kihote của Cervantes trong dòng
văn học viết bằng tiếng Tây Ban Nha, Đỗ Đức Dục viết: “Chính cái trào lộng
nhiều cung bậc, cái tâm lý uẩn ảo, cái chiều sâu triết lý của tác phẩm, thể hiện
bằng những thủ pháp nghệ thuật tinh vi như thời gian đồng hiện, thời gian phức
hợp và chồng chéo, như cường điệu và kệch cỡm hóa, huyền thoại hóa (…) tất cả
những cái đó thể hiện cái thực tại huyền ảo, là đối tượng mô tả của chủ nghĩa
hiện thực kỳ diệu - đặc sản của nền văn học châu Mỹ Latinh hiện đại” [3, tr.65].
Theo Đỗ Đức Dục, để giới thiệu một tác phẩm cỡ lớn như Trăm năm cô đơn
thì trước tiên cần xác định tọa độ không-thời gian của tác phẩm một cách đúng
đắn. Ông đi vào phân tích thời gian lịch sử của tiểu thuyết này, chỉ ra những nétLuận văn Thạc sĩ Nguyễn Thị Hảo - Cao học Văn K52
6
tương đồng với hoàn cảnh lịch sử của Columbia. Đồng thời, tác giả bài viết
cũng chứng minh những cuộc đụng độ văn hóa giữa các phát minh khoa học Tây
Âu kể cả tinh thần duy lý với một nền văn minh bán khai và hết sức lai tạp cùng
tập tục, tín ngưỡng thô sơ của những người da đen (đặc biệt là người Anh điêng)
từ Châu Phi sang còn mang ý thức huyền thoại lạc hậu. Theo Đỗ Đức Dục, đó là
thời đại đã nảy sinh ra những áng trào lộng tuyệt vời. Tình trạng trì đọng, chậm
phát triển của Mỹ Latinh sản sinh ra Trăm năm cô đơn dung chứa cả tiếng cười
ngậm ngùi cay đắng của Don Kihoté lẫn tiếng cười giòn giã của Gargantua và
Pangtagruyel, yếu tố kệch cỡm (grotesque), hội giả trang (carnavalesque) và
bợm nghịch (picaresque) của văn học Tây Ban Nha.
Bài viết của Đỗ Đức Dục phân tích tọa độ không-thời gian là xuất phát điểm
để Márquez chắp bút cho tác phẩm. Nó là gợi ý hữu ích khi chúng tui phân tích
cấp độ trật tự thời gian trong tác phẩm.
Thi pháp huyền thoại của Eleaza Moiseevich Meletinsky được dịch ra tiếng
Việt và xuất bản năm 2004 dành 4 trang (trang 503 – 506) nói về tác giả Márquez
và các tác phẩm của ông (chủ yếu là Trăm năm cô đơn) với tư cách là cây bút đại
diện cho những dạng thức huyền thoại hoá khác nhau trong tiểu thuyết hiện đại.
Tác giả nhận định mối quan hệ giữa không gian và thời gian là một trong những
biểu hiện độc đáo của sáng tác huyền thoại bên cạnh những mối quan hệ khác
như: sự năng động và phức tạp giữa sự sống và cái chết, ký ức và sự lãng quên,
người sống và người chết, v.v…Tác giả chỉ dừng lại ở những nhận định khái quát
nhất, minh chứng bằng một số ví dụ cụ thể. Do tính tổng hợp của cuốn sách, tuy
số trang dành cho tác giả không phải là nhiều trong tổng dung lượng hơn 500
trang, nhưng với quy mô và giá trị học thuật lớn lao của nó, đây đã là một sự
khẳng định quan trọng về giá trị của tác phẩm. Những phân tích tổng quan này gợi
ý cho chúng tui về mối quan hệ giữa không gian và thời gian huyền thoại của tác
phẩm.
Năm 2005, Luận văn thạc sĩ Nghệ thuật tiểu thuyết Trăm năm cô đơn của Vũ
Trung Kiên bảo vệ tại Đại học Sư phạm Hà Nội nghiên cứu về nghệ thuật của tác
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiLuận văn Thạc sĩ Nguyễn Thị Hảo - Cao học Văn K52
7
phẩm, trên các phương diện: Cốt truyện và đề tài, điểm nhìn và các kiểu nhân vật
đặc trưng. Trong đó, trong chương 2 (Điểm nhìn), mục 2.3 với nội dung nói về
không gian, tác giả có đề cập đến “Macondo - không gian tiền định" và “Căn
phòng của Melquíades hay mảnh vỡ của thời gian”.
Không gian Macondo được Vũ Trung Kiên nhấn mạnh là không gian tiền định.
Tác giả viết: “Về đặc điểm, Macondo, ngôi làng huyền thoại với bao điều kỳ ảo,
có một không gian giống như trong Kinh thánh tồn tại ngay từ thuở hồng hoang
cho tới ngày Khải huyền - ngày của sự tận diệt” [13, tr.54]. Macondo cũng gắn với
những thời gian cụ thể, rõ ràng mà lại rất mơ hồ.
Phần 2.3.2 có tiêu đề “Căn phòng của Melquíades hay mảnh vỡ của thời
gian”. Vũ Trung Kiên chứng minh không gian căn phòng của Melquíades như
một sự đối lập mang đậm tính huyền bí hoang đường.
Như thế, tác giả có đề cập đến tính huyền ảo của không gian Macondo và
không gian căn phòng của Melquíades nhưng chủ yếu là nghiên cứu dưới góc độ
điểm nhìn của nhân vật, không chú ý đến tính huyền thoại.
Gần đây nhất, năm 2009, Công trình Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Gabriel
Garcia Márquez của tác giả Lê Huy Bắc chia làm hai phần với các nội dung:
Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và Gabriel Gacía Márquez. Phần nói về sáng tác
của Márquez là tập hợp các bài viết của tác giả đã được đăng tải trên các báo, tập
san, có bổ sung một số bài mới. Trong đó, chương 6 trực tiếp đề cập đến tác
phẩm Trăm năm cô đơn trên các phương diện: cốt truyện, nhân vật, huyền thoại
về cái cô đơn, trần thuật. Phần 5 trong chương 6 đề cập đến Macondo huyền
thoại. Trong đó, tác giải thích nguồn gốc tên gọi Macondo và quá trình hư cấu để
tìm ra tên gọi này. Tác giả cũng phân tích quá trình hình thành, phát triển và diệt
vong của làng Macondo gắn với yếu tố huyền thoại. Phần 6: “Trần thuật mê lộ -
biên niên sử huyền ảo” đề cập đến thời gian nhưng chủ yếu tập trung vào yếu tố
tự sự. Những phân tích của tác giả về thời gian không gian trong công trình này
cũng là những gợi ý bổ ích cho đề tài của chúng tôi.Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Thị Hảo - Cao học Văn K52
8
* Ngoài nước:
Một số bài nghiên cứu rất có ích cho chúng tui trong quá trình tìm đề tài như:
Bài của Jon Lee Anderson với nhan đề The power of Gabriel Garccía Márquez,
bài giới thiệu One Hundred Years of Solitude.
Bài viết của Anderson dài 24 trang. Đây là một công trình khái quát về cuộc
đời và sự nghiệp sáng tác của Márquez. Trong đó, tác giả đề cập đến quan điểm
sáng tác, những thăng trầm trong cuộc sống và sự nghiệp của nhà văn. Anderson
chú ý đến giá trị lịch sử được tạo ra bởi không-thời gian trong tác phẩm. Theo
ông, không-thời gian trong tác phẩm có mối quan hệ chặt chẽ, là sự kết hợp giữa
hiện thực (reality) và huyền ảo (fantastic), nhằm tạo ra tính phi thời gian
(timeless) cho tiểu thuyết.
Bài giới thiệu One Hundered Years of Solitude đi từ việc giới thiệu bối cảnh
lịch sử, biểu tượng, nhân vật, chủ đề chính… Phần 6 với tiêu đề The fluidity of
time (Trạng thái lỏng của thời gian) đề cập đến thời gian của tác phẩm. Mở đầu
nội dung viết về thời gian tác giả khẳng định: “One Hundred Years of Solitude
contains several ideas concerning time” [17, tr.18] (Trăm năm cô đơn chứa đựng
nhiều ý tưởng liên quan đến thời gian). Tác giả giải thích rằng mặc dù câu
chuyện có thể được đọc theo sự phát triển tuyến tính của các sự kiện (a linear
progression of events), khi xem xét lịch sử và cá nhân, nhưng Márquez đã đưa ra
cách giải thích khác: ẩn dụ lịch sử được nhắc đi nhắc lại như một thuyết hiện
tượng mang tính quay vòng (a circular phenomenism). Về cơ bản, tác phẩm có
đủ độ lớn về thời gian tuyến tính để phác hoạ, nhưng nó luôn có sự hiện diện của
cả quá khứ (past), hiện tại (present) và tương lai (future); khám phá ra tính phi
thời gian (timelessnes / intemporalité) ngay trong thực tại. Bài viết nhấn mạnh
yếu tố phi thời gian và tính đồng hiện của thời gian trong tác phẩm. Tác giả mới
dừng lại ở việc đưa ra nhận định và một vài dẫn chứng tiêu biểu trong tác phẩm
như việc José Arcadio Buendía sản xuất những con cá vàng, Úrsula cảm thấy
thời gian quay vòng tròn.
Tóm lại, những nghiên cứu trong và ngoài nước về Trăm năm cô đơn đều
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiLuận văn Thạc sĩ Nguyễn Thị Hảo - Cao học Văn K52
9
chưa bàn cụ thể về yếu tố thời gian và không gian huyền thoại của tác phẩm.
Chúng tui khẳng định chưa có công trình nghiên cứu nào trùng với đề tài luận
văn của chúng tôi.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thời gian và không gian huyền thoại
trong tác phẩm Trăm năm cô đơn của Gabriel Gaxia Márquez.
Chúng tui nghiên cứu trong phạm vi tác phẩm dựa trên bản Tiếng Anh được
đăng tải trên website
15/07/2006 và bản dịch Tiếng Việt của dịch giả Nguyễn Trung Đức, tái bản lần
thứ năm, năm 2004. Ngoài ra, luận văn còn tham khảo các sáng tác khác của
Márquez để có cái nhìn hoàn thiện về tác giả.
4. Phương pháp nghiên cứu
Do tính chất tổng hợp của luận văn, nên chúng tui kết hợp sử dụng các
phương pháp nghiên cứu: phê bình huyền thoại; phê bình phân tâm học; phê bình
cấu trúc; phê bình thi pháp học; phương pháp nghiên cứu liên ngành kết hợp với
các thao tác: đối chiếu, so sánh (bản tiếng Anh và tiếng Việt), phân tích, tổng
hợp, thống kê. Trong đó, phương pháp chính là phê bình huyền thoại và thi pháp
học.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài lời nói đầu và kết luận, luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Huyền thoại và chủ nghĩa hiện thực huyền ảo
Chương 2: Thời gian huyền thoại
Chương 3: Không gian huyền thoại
6. Yêu cầu cần đạt
Nghiên cứu đề tài này chúng tui nhằm đạt được các yêu cầu sau đây:
Thứ nhất: Có một cái nhìn tổng quan về chủ nghĩa hiện thực huyền ảo.
Thứ hai: Tìm hiểu các cấp độ thời gian làm nên thời gian huyền thoại trong
tác phẩm Trăm năm cô đơn và ý nghĩa, vai trò của nó.Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Thị Hảo - Cao học Văn K52
10
Thứ ba: Nghiên cứu các kiểu không gian huyền thoại đặc trưng trong Trăm
năm cô đơn và ý nghĩa của nó.
Cuối cùng, trên cơ sở nghiên cứu thời gian và không gian huyền thoại trong
Trăm năm cô đơn, chúng tui muốn đề xuất hướng nghiên cứu lâu dài cho các tác
phẩm và sáng tác của Márquez nói riêng và văn học hiện thực huyền ảo nói
chung.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiLuận văn Thạc sĩ Nguyễn Thị Hảo - Cao học Văn K52
11
CHƯƠNG 1. HUYỀN THOẠI VÀ CHỦ NGHĨA
HIỆN THỰC HUYỀN ẢO
1.1. Huyền thoại (myth)
Huyền thoại (Tiếng Anh: myth; tiếng Nga: mif; tiếng Pháp: mythe) là một thuật
ngữ được nghiên cứu trong nhiều ngành khoa học khác nhau: triết học, văn hoá học,
văn học, lịch sử… Những vấn đề về huyền thoại đã được trình bày trong nhiều tài
liệu khác nhau. Trong luận văn của mình, chúng tui chỉ giới hạn nói về những vấn
đề liên quan đến mục đích nghiên cứu của đề tài.
“Myth” có nguồn gốc từ Tiếng Hy Lạp là “Muthos”. Nghĩa khởi thuỷ của
“Muthos” là lời nói, câu chuyện, truyền thuyết, truyền thoại. Trong khoa học về
huyền thoại, thuật ngữ này được định nghĩa là những truyện kể thiêng liêng, giải
thích quá trình hình thành và phát triển của nhân loại.
Trong cộng đồng nguyên thủy, hệ huyền thoại là công cụ, cách cơ
bản để tìm hiểu, khám phá thế giới. Nó là cội nguồn của tôn giáo, triết học, khoa
học và nghệ thuật, trong đó có văn học.
Các nhà nghiên cứu chia huyền thoại thành hai nhóm lớn: hệ huyền thoại của
các nền văn minh cổ đại như: Hy Lạp, La Mã cổ đại, Ai Cập, Ba Tư… và huyền
thoại của các nhóm cộng đồng nguyên thủy (nguyên thủy hiểu theo nghĩa là xã hội
có trình độ phát triển cổ xưa hơn xã hội cổ đại, tương đương với cổ sơ). Mặc dù
trong quá trình sưu tầm, hầu hết các huyền thoại thuộc hai nhóm này đều không
còn giữ được những đặc trưng nguyên sơ của mình, nhưng nó là cơ sở quan trọng
để tìm hiểu bản chất của huyền thoại.
Cùng với “myth” còn có thuật ngữ “mythology” được hiểu theo nghĩa phổ
biến nhất là huyền thoại học (khoa học nghiên cứu về huyền thoại). Ngoài ra,
thuật ngữ này cũng được dùng để chỉ tổng thể các câu chuyện huyền thoại và
toàn bộ hệ thống các câu chuyện hoang đường. Khoa học nghiên cứu về huyềnLuận văn Thạc sĩ Nguyễn Thị Hảo - Cao học Văn K52
12
thoại phát triển mạnh mẽ ở các nước phương Tây. Nhiều lí thuyết và trường
phái văn học được hình thành khi nghiên cứu huyền thoại: trường phái nghi lễ và
chức năng (đại diện: James George Frazer, Malinowski…); trường phái xã hội
học Pháp (Lucien Lévy Bruh…); lí thuyết biểu tượng về huyền thoại (E.
Cassier); lí thuyết phân tâm học (C. G. Jung…). Lịch sử phát triển và quan điểm
của mỗi trường phái đã được trình bày rất chi tiết trong các tài liêu nghiên cứu về
huyền thoại, đặc biệt là cuốn Thi pháp huyền thoại của Meletinsky.
Đi cùng với “myth” còn có khái niệm “archetype” (mẫu gốc, cổ mẫu, siêu
mẫu). Đó là những nguyên mẫu trong thần thoại, trong các câu chuyện dân gian
được sử dụng trong huyền thoại. Ở huyền thoại hiện đại, các mẫu gốc thường tồn
tại dưới dạng ẩn nên người đọc không dễ dàng nhận ra. Việc tìm ra các mẫu gốc
trong mỗi huyền thoại, đặc biệt là huyền thoại hiện đại là không thể thiếu khi
nghiên cứu ý nghĩa của các hình tượng. Nhà tâm lý học Thụy Sĩ C.G. Jung cho
rằng mẫu gốc làm cho huyền thoại không chỉ là phỏng dụ về đời sống vật chất
mà còn là đời sống tinh thần của các bộ lạc nguyên thuỷ. Nó phản ánh trực tiếp
tư duy của đối tượng được phản ánh, là hình ảnh thu nhỏ, đặc trưng cho thế giới
tâm linh của con người.
Văn học và huyền thoại có mối quan hệ chặt chẽ. Trước hết, huyền thoại là
cội nguồn của văn học. Những câu chuyện thần thoại, truyền thoại phản ánh tâm
tư nguyện vọng của con người. Nó phát triển từ hình thức truyền miệng, rồi được
ghi chép lại, sáng tác theo hình thức của văn học hiện đại. Quan trọng hơn, văn
học và huyền thoại có cùng một thuộc tính: khả năng tái hiện những quan niệm
chung nhất trong một hình thức cụ thể - cảm tính. Schelling, nhà triết học, mỹ
học Đức thế kỉ XVII, đã rút ra nhận xét có tính quy luật rằng huyền thoại là điều
kiện thiết yếu và vật chất đầu tiên của nghệ thuật, nó là vật chất nguyên sơ sinh
ra mọi cái, nghĩa là thế giới của các hình tượng nguyên thuỷ. Huyền thoại đặt
những viên gạch đầu tiên cho văn học, và sự vận động của văn học góp phần giữ
gìn và phát triển yếu tố huyền thoại.
Tùy theo phông văn hóa của mỗi vùng miền, huyền thoại sẽ có những đặc
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiLuận văn Thạc sĩ Nguyễn Thị Hảo - Cao học Văn K52
13
trưng riêng. Huyền thoại Australia và Nam Mỹ thường nói về việc vi phạm các
chuẩn mực hôn nhân gia đình và xã hội: đồng tục kết hôn hay loạn luận, chế độ
nội hôn (endogamie). Những mối quan hệ không đúng đắn thường làm mất cân
bằng vũ trụ. Dục tính theo hướng loạn luân tượng trưng cho sự trưởng thành
nhưng là sự trưởng thành không hoàn thiện, thiên về phát triển thể xác hơn là
tinh thần. Cốt truyện của huyền thoại Châu Á tạo thành chuỗi khép kín, diễn ra
sự quay ngược lại ở một số mô típ quen thuộc ví dụ mô típ chiếc lông ngỗng.
Ở Việt Nam, “myth” được dịch là thần thoại và huyền thoại, trong đó thần
thoại được hiểu là những câu chuyện kể về thế giới cổ xưa, huyền thoại là thần
thoại được viết theo kiểu mới, đưa vào nhiều ý nghĩa và nội dung hiện đại theo
chủ quan của nhà văn. Với mục đích nghiên cứu của luận văn, chúng tui chủ yếu
sử dụng cách hiểu thứ hai, áp dụng huyền thoại trong văn học hiện đại để nghiên
cứu tác phẩm. Từ đó, có thể kể ra đây một số định nghĩa tiêu biểu về huyền thoại:
Huyền thoại là “những câu chuyện về các vị thần, thường được sắp xếp theo
một hệ thống chặt chẽ, họ được tôn kính như có thật và thiêng liêng; họ được các
nhà cầm quyền và các tư tế phê chuẩn; và gắn liền chặt chẽ với tôn giáo. Một khi
mối liên kết này bị phá vỡ, và các nhân vật trong câu chuyện không còn được coi
là các vị thần mà là những nhân vật mang tính người, phi thường hay thần kì,
thì nó không còn là một huyền thoại nữa mà là một truyện kể dân gian. Ở đâu mà
nhân vật trung tâm mang tính chất thần thánh nhưng câu chuyện lại tầm
thường… thì kết quả là truyền thuyết tôn giáo, mà không phải là huyền thoại”1.
Theo Từ điển Văn học, năm 2004, huyền thoại được hiểu là những chuyện có
ý nghĩa sâu thẳm, vĩnh cửu, toàn nhân loại, thường dưới dạng biểu tượng và có
chức năng biểu đạt thân phận con người.
1
arranged in a coherent system; they are revered as true and sacred; they are endorsed by rulers and
priests; and closely linked to religion. Once this link is broken, and the actors in the story are not
regarded as gods but as human heroes, giants or fairies, it is no longer a myth but a folktale. Where
the central actor is divine but the story is trivial... the result is religious legend, not myth."Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Thị Hảo - Cao học Văn K52
14
Trong tập bút ký Huyền thoại ngày nay, Roland Barthes cho rằng huyền
thoại gắn chặt với ngôn ngữ và thông tin, trong đó đặc trưng của nó là một “hệ
thống thông báo” hay một “thông điệp”. Ý nghĩa của huyền thoại thường có
nguyên cớ thông qua các loại suy.
Theo Từ điển Robert, huyền thoại là một câu chuyện hoang đường, có nguồn
gốc trong dân gian từ thời sơ khai; nó kể chuyện dưới dạng biểu tượng, những
con người, những sức mạnh thiên nhiên như là những mặt khác nhau của thân
phận con người.
Theo Claude Lévy-Strauss, huyền thoại vừa có tính lịch đại (với tư cách là
một truyện kể về quá khứ), vừa có tính đồng đại (với tư cách là công cụ cắt
nghĩa hiện tại và tương lai).
Như thế, nội hàm của huyền thoại có thể xác định là:
- Những câu chuyện kể về những điều kì diệu, hoang đường, có nguồn gốc từ
trong dân gian sơ khai.
- Nhân vật của huyền thoại thường là những người phi thường, có khả năng
đặc biệt hay có những đặc điểm kì lạ.
- Là phương tiện để phản ánh hiện thực, có ý nghĩa sâu thẳm, vĩnh cửu,
thường được thể hiện dưới dạng biểu tượng.
1.2. Thời gian và không gian huyền thoại
Huyền thoại là những câu chuyện gắn liền với cội nguồn, sự hình thành và
phát triển qua các thời kỳ của một vùng lãnh thổ. Vì thế, nó luôn gắn với thời
gian và không gian.
Thời gian và không gian huyền thoại là thời gian và không gian mang tính
huyền thoại. Đây là một trong những đặc điểm nổi bật tạo nên thành công cho
các tác phẩm của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo.
Không có điểm bắt đầu và kết thúc, cũng không dừng lại ở một thời điểm lịch
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiLuận văn Thạc sĩ Nguyễn Thị Hảo - Cao học Văn K52
15
sử cụ thể, thời gian huyền thoại có thể xuyên suốt, quay vòng từ điểm này đến
điểm khác. Thời gian này không mang tính xác định mà thường mang tính biểu
tượng. Nó luôn gợi nhớ về lịch sử nhưng không phải lịch sử thuần tuý mà là lịch
sử hư ảo. Thời gian lịch sử biến thành thế giới phi thời gian, thể hiện dưới hình
thức không gian. Nguyên nhân là do hành động và sự kiện của một thời gian xác
định được hình dung như một nguyên mẫu vĩnh cửu.
Thời gian huyền thoại là sản phẩm của trí tưởng tượng nhưng rõ ràng không
thể phủ nhận dấu ấn của hiện thực. Thời gian trăm năm cô đơn, thời gian thế kỉ
ánh sáng… là những thời gian kiểu như thế. Nhà triết học Đức E.Cassirer trong
tập Tư duy huyền thoại (1925) cho rằng cảm giác về thời gian trong huyền thoại
rất cụ thể và định tính. Nó giống như cảm giác không gian gắn với các nhân vật
huyền thoại. Theo ông, quá khứ trong huyền thoại là nguyên nhân của sự vật.
Như thế, “thời gian được thể hiện như là hình thức độc đáo đầu tiên về sự biện
giải tinh thần” [6, tr.56]. Theo đó, thời gian sơ khởi của huyền thoại sẽ chuyển
thành thời gian kinh nghiệm nhờ mối liên hệ với không gian. Các con số trong
huyền thoại có tác dụng chuyển dần cái trần tục vào thiêng liêng hoá.
Frye còn chỉ ra 4 thời kỳ của tự nhiên tương ứng với các huyền thoại và các
nguyên mẫu xác định hình tượng [6, tr.137]:
- Bình minh, mùa xuân, sự sinh trưởng tương ứng với huyền thoại về sự ra
đời, bừng tỉnh, hồi sinh, tạo thành và tiêu vong của bóng tối và cái chết.
- Thiên đình, mùa hạ, hôn lễ, khải hoàn - huyền thoại về sự tán dương.
- Mặt trời lặn, mùa thu, cái chết - huyền thoại về sự suy tàn.
- Bóng tối, mùa đông, nỗi tuyệt vọng - huyền thoại về lễ khải hoàn của các
thế lực đen tối.
Như thế, thời gian huyền thoại là cách thức làm cho một câu chuyện hiện
thực bị tách ra khỏi bối cảnh lịch sử, bối cảnh xã hội của nó. Câu chuyện hiện
thực trở nên phi thời gian, cuộc sống diễn ra trong truyện có thể đã, đang và sẽLuận văn Thạc sĩ Nguyễn Thị Hảo - Cao học Văn K52
16
diễn ra tại bất cứ thời điểm nào mà không mất đi tính chân thực của nó. Mốc
thời gian lịch sử, thời gian xã hội trở nên không quan trọng để diễn đạt một hiện
thực vĩnh cửu thuộc về con người. Thời gian huyền thoại thường trải màu sắc
bàng bạc của nó qua sự tái điệp thời gian (xét trong trật tự niên biểu) và những
câu chuyện xảy lặp từ quá khứ đến hiện tại (của một nhân vật hay một số nhân
vật), những đoạn ngưng của hồi ức, trữ tình ngoại đề khiến người đọc khó nắm
bắt thời gian, sự mờ hóa thời gian. Thời gian mang tính nghệ thuật, không nằm ở
vỏ ngoài mà nằm trong tâm thức, bản chất của nó.
Không gian huyền thoại là không gian pha lẫn thực và hư. Người đọc cảm
giác mình chen chân đến một miền đất vừa hư vừa thực. Không gian huyền thoại
thường có tính biểu tượng.
Theo các tác giả của triết học huyền thoại, không gian huyền thoại là không
gian cấu trúc. Nó được đặt trong sự khác biệt với không gian toán học. Trong đó,
các quan hệ gắn kết ở dạng “tĩnh”, mọi quan hệ dựa trên sự đồng nhất ban đầu.
Vì vậy, thế giới thường được xây dựng theo một mô hình xác định, theo kiểu
làng Maconđo là hình ảnh thu nhỏ của Mỹ Latinh. Những yếu tố quy định trực
giác của con người: trên/dưới, xa/gần, trái/phải, trước/sau, ngày/đêm… và các
khía cạnh giá trị: thiêng liêng/trần tục, cao cả/thấp hèn… quy định các quan hệ
trong không gian huyền thoại. Nó tạo ra các kiểu không gian đối lập, không gian
biểu tượng…
Không gian huyền thoại không nhất thiết phải là những không gian kỳ bí như
trong thần thoại: thiên đường, địa ngục hay miền đất xa lạ. Nó là hiện thực ngay
trong cuộc sống của chúng ta. Không gian huyền thoại có địa danh, tên gọi,
thuộc về một đất nước cụ thể. Thế nhưng, khi đi vào tác phẩm, nó không chỉ
dung chứa trong mình những đặc điểm của hiện thực mà được khoác thêm nhiều
lớp áo khác. Người đọc sẽ được du ngoạn đến một miền đất vừa lạ, vừa quen.
Quen bởi cảnh vật và con người lấy ở những nguyên mẫu có thật. Lạ vì nó được
thổi vào hơi thở của huyền thoại. Cái ảo được tạo ra nhiều khi chỉ bởi những chi
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiLuận văn Thạc sĩ Nguyễn Thị Hảo - Cao học Văn K52
17
tiết rất nhỏ như cơm mưa, màu sắc của đất trời, gió,… Có những khi, tác giả đặt
chân ngay trên miền đất quê hương của mình, mà ngỡ ngàng nhận ra mảnh đấy
ấy rất đỗi kì lạ.
Thời gian và không gian huyền thoại có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung, hỗ trợ
lẫn nhau nhằm làm nổi bật ý nghĩa của tác phẩm. Chốn không - thời gian uẩn ảo
trong các sáng tác của chủ nghĩa hiện thực thật kỳ là yếu tố quan trọng góp phần
thể hiện bản chất của nhân vật.
1.3. Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo (Magic Realism)
Thuật ngữ “chủ nghĩa hiện thực huyền ảo” (tiếng Anh: Magic Realism; tiếng
Pháp: réalisme magique; tiếng Tây Ban Nha: realismo mágico) được sử dụng
trong lĩnh vực văn học lần đầu tiên vào năm 1935 bởi Angel Flores trong
Macgical Realism in Spanish American Fiction (1955). Ông định nghĩa: “Trong
chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, chúng ta tìm thấy sự chuyển hóa của cái chung
vào cái gây kinh ngạc và cái phi thực. Đó chủ yếu là một nghệ thuật của những
điều ngạc nhiên. Thời gian tồn tại trong một dạng của dòng chảy phi thời gian và
cái phi thực xảy ra như một phần của hiện thực. Một khi người đọc chấp nhận
cái đã rồi (the fait accompli), thì mọi cái khác đi theo sau với sự chính xác
logic”2.
Kể từ đó, có nhiều định nghĩa khác nhau về chủ nghĩa hiện thực huyền ảo.
Luis Leal cho rằng chủ nghĩa hiện thực huyền ảo là “thái độ đối với hiện thực”
(an attitude toward reality).3 Thái độ này có thể diễn tả bằng hình thức “đại
chúng” (in porpular) hay “bác học” (cultured form), thông qua phong cách tinh
tế (elaborate style) hay “thô mộc” (rustic style). Trong đó, nhà văn đối diện và
khám phá ra hiện thực.
2
transformation of the common and the everyday into the awesome and the unreal. It is
predominantly an art of surprises. Time exists in a kind of timeless fluidity and the unreal happens
as part of reality. Once the reader accepts the fait accompli, the rest follows with logical precision”.
3 Luis Leal, Magical Realism in Spanish American Literature. Magical Realism. Ed. Zamora and
Faris, p. 119-123.Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Thị Hảo - Cao học Văn K52
18
Mircea Eliade - nhà huyền thoại học Pháp khi nghiên cứu về tư duy huyền
thoại đi đến kết luận rằng huyền thoại không phải là dối trá hay ảo ảnh. Nó là
kinh nghiệm tồn tại của con người cổ xưa, nhờ đó mà họ tìm thấy lại mình và
hiểu được mình. Hiện thực mà huyền thoại nói lên là hiện thực thiêng liêng nắm
bắt được sự tồn tại và nguồn gốc của những ý nghĩa ở chiều sâu của chúng. Từ
đó, Eliade giải thích sự kháng cự dai dẳng của tôn giáo đối với những biến đổi xã
hội là do sự bền vững của các siêu mẫu, chẳng hạn như các cổ mẫu về thiên
đường đã mất, sự trở về vĩnh cửu…
Văn học Mỹ Latinh là nền văn học của 20 nước, trong đó có Brazin nói tiếng Bồ
Đào Nha và 19 nước nói tiếng Tây Ban Nha như: Columbia, Urugoay, Achentina…
Tuy không phải là một khối đồng nhất, nhưng các nước Mỹ Latinh đều có hoàn
cảnh lịch sử gần giống nhau, lại bắt nguồn từ nền văn học gốc Tây Ban Nha và Bồ
Đào Nha nên bên cạnh những nét riêng, văn học các quốc gia trong khu vực này có
những điểm tương đồng. Hơn nữa, trong quá trình phát triển, nền văn học của các
quốc gia này có ảnh hưởng lẫn nhau rõ nét. Các nhà văn ở lục địa này có ý thức cao
về sự tham gia của dân tộc mình vào vận mệnh chung của thế giới. Họ nghiên cứu
những đặc trưng quốc gia trong mối quan hệ với những vấn đề mang tính nhân loại.
Carpentier (nhà văn Cu ba) tâm sự: “Một lúc nào đấy, chủ nghĩa địa phương là
không thể tránh khỏi. Giờ đây, vấn đề là phải rút ra từ những truyền thống riêng biệt
của mình những giá trị toàn nhân loại” [4, tr.111].
Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, văn học Châu Mỹ Latinh đã khẳng định
được vị trí của mình, gây tiếng vang rộng rãi trên văn đàn thế giới, đặc biệt là
trên lĩnh vực tiểu thuyết. Bước sang thế kỉ XX, khi các nước phương Tây công
khai nói đến cuộc khủng hoảng tiểu thuyết cũng là lúc tiểu thuyết Mỹ Latinh
bước vào thời kỳ hoàng kim với sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa hiện thực
huyền ảo.
Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo là trào lưu văn học quan trọng của văn học Mỹ
Latinh, gặt hái được những thành công rực rỡ nhất vào những năm 50, 60 của thế
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiLuận văn Thạc sĩ Nguyễn Thị Hảo - Cao học Văn K52
19
kỉ XX với các tên tuổi nổi tiếng: Alejo Carpentier với Vương quốc trần gian
(The Kingdom of this World), Miguel Angel Asturias với Người và Ngô (Men
and Maize) (1949), Gabriel García Márquez với Trăm năm cô đơn (One hundred
years of Solitude, 1967)...
Sự xuất hiện của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo là một bước phát triển mới
của chủ nghĩa hiện thực phê phán của văn học châu Mỹ Latinh. Dòng văn học
này ra đời trên cơ sở kế thừa các truyền thống văn học cổ điển của người Anh
điêng và các biểu hiện của huyền thoại cũng như nghệ thuật hiện đại của văn học
phương Tây.
Châu Mỹ Latinh được mệnh danh là châu lục có “thực tại kỳ dị” (real
maravilloso). Nhà phê bình văn học Cu Ba Arama viết về lục địa bùng cháy của
mình: “Chúng ta không chỉ sống trong thế kỉ XX. Trong hiện thực của chúng ta,
tất cả các thời đại của nhân loại đều song song tồn tại, bắt đầu từ thời đại cổ xưa
nhất, nguyên thủy, phong kiến, bộ lạc, tư bản chủ nghĩa, hiện đại, siêu hiện đại,
công nghiệp và may mắn thay cả cách mạng nữa. Nói một cách khác, chúng ta
có ở đây một lối kết hợp nhìn ra thực tại hỗn loạn” [14, tr.112]. Thực tại kỳ ảo ở
đây là thực tại đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc diễn ra ở những nước còn
mang nặng tàn tích của quá khứ trong đời sống tinh thần con người. Thực tại kỳ
ảo là một lục địa tồn tại cùng một lúc những hình thái xã hội cách biệt nhau về
trình độ. Đặc biệt, một phần quan trọng của dân chúng ở đây là thổ dân Anh
điêng và người da đen. Họ mang trong mình ý thức đa thần đậm nét cùng một
kho tàng thần thoại phong phú. Mặt khác, bất mãn trước thực tại chịu nhiều nô
dịch, con người có xu hướng đắm mình vào tưởng tượng hư ảo để tìm sự an ủi.
Maguel Angel Asturias giải thích một cách cụ thể rằng một người dân da đỏ
hay một người dân lai sống trong một làng nhỏ rất có thể mô tả cách thức anh ta
thấy một tảng đá lớn hóa thành một người đàn ông lớn thế nào, hay một
đám mây biến thành một tảng đá ra sao. Đó không phải là một thực tại ta sờ thấy
được, mà là một thực tại có liên hệ tới sự hiểu biết sức mạnh siêu nhiên. MộtLuận văn Thạc sĩ Nguyễn Thị Hảo - Cao học Văn K52
20
thiếu phụ rớt xuống vực sâu lúc đi lấy nước vì một rủi ro nào đó, hay một
người cưỡi ngựa bị ngã ngựa. Người ta có thể gọi đó là chuyện vụn vặt, nhưng
những chuyện vụn vặt đó có thể biến thành thần kỳ. Bỗng dưng, trong mắt người
thổ dân, hay người dân kia, người thiếu phụ đã không rớt xuống vực mà chính
cái tảng đá mà cô đập đầu phải hay dòng nước mà cô đã chết đuối trong đó đã
gọi cô. Cứ như vậy, các truyện trở thành truyền kỳ hoang đường. Nền văn
chương của thổ dân da đỏ trước kia, cũng như sách vở của họ viết ra trước kia,
cũng như sách vở của họ viết ra trước khi người Châu Âu chinh phục Châu Mỹ,
những truyện Popul hay Los Anales los Xáhil đã nhuộm màu thực tại trung
gian. Những huyền thoại của dân tộc Maia và thổ dân Mỹ Latinh phản ánh đời
sống tinh thần phong phú của họ.
Thực tại của châu Mỹ Latinh với những đặc điểm phức tạp về địa lý, lịch sử,
chủng tộc, xã hội và văn hóa những đặc điểm khiến cho Mỹ Latinh khác biệt hẳn
với những nền văn minh hình thành một cách ổn định ở Châu Âu cũng như ở
“thế giới thứ 3” đã đề ra trước mắt các nhà văn của lục địa này những nhiệm vụ
phải tìm tòi một phương pháp nghệ thuật thích hợp để thể hiện thực tại đó trong
tất cả đặc trưng của nó. Muốn vậy, nhà văn phải nhìn theo nhiều góc độ và sự
chuyển tải phải phù hợp với tư duy đa thần của thổ dân Anh điêng. Với những lí
do đó, văn xuôi hư cấu mà tiêu biểu là chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trong văn
học Mỹ Latinh ra đời. Người đặt nền móng cho chủ nghĩa hiện thực huyền ảo
trong văn học Mỹ Latinh là Carpentier. Và Márquez đã đưa chủ nghĩa hiện thực
huyền ảo đến đỉnh cao.
Nguyên tắc sáng tác của nhà văn hiện thực huyền ảo là “biến hiện thực thành
hoang đường mà không đánh mất tính chân thực” [10, tr.10]. Để tạo hiệu quả,
các tác giả sử dụng những hình tượng biểu trưng, ngụ ý, ám thị, khoa trương, hoà
lẫn thực và hư, đảo lộn trật tự không, thời gian…
Các tác giả thường mượn những truyền thuyết dân gian cổ xưa để tạo ra các
huyền thoại mới về hiện thực xã hội Châu Mỹ Latinh. Vì thế, sáng tác của dòng
nhân của nó. Trong ngôi nhà ấy, vợ chồng Rebeca đã từng thỏa mãn cơn khát
nhục dục của mình, cầu mong cho khỏi kinh động đến các linh hồn nằm dưới đất.
Cũng tại đó, hai người chủ của nó lần lượt ra đi theo những cách khác nhau nhưng
kết quả lại giống nhau: cả hai đều bị Macondo lãng quên. Mặc dù thi thể của José
Arcadio cố gắng để khẳng định sự tồn tại của nó bởi mùi thuốc súng khét lẹt
nhưng cuối cùng vẫn bị công ty chuối lấp đi bằng chiếc áo bê tông. Dù cố gắng để
khẳng định sự hiện hữu của mình trên đời nhưng José Arcadio Buendía không
được chấp nhận.
Không gian dòng họ Buendía gắn liền với số phận của các nhân vật. Như một
hình tròn không có điểm đầu và cuối, không gian dòng họ này khơi gợi những
thắc mắc, ham muốn tìm hiểu ý nghĩa đằng sau không gian ấy.
Không gian dòng họ Buendía đóng vai trò quan trọng trong tác phẩm. Cùng
với không gian Macondo, không gian dòng họ Buendía tạo tính hoàn chỉnh cho
tác phẩm. Nó làm tác phẩm trở nên hư hư thực thực, đan xen lẫn lộn giữa hiện
tại và quá khứ, giữa mộng mơ và thực tại.
* Tiểu kết:
Xuất phát từ những không gian hết sức gần gũi với cuộc sống: một ngôi làng,
căn phòng, ngưỡng cửa, Márquez đã tô điểm cho nó trở nên sinh động, thậm chí
kỳ bí bởi kỹ thuật huyền ảo. Sự hiện diện của những bóng ma, linh hồn, những
hiện tượng thiên nhiên kì lạ đã nâng tầm nó thành một mê lộ không gian khiến bất
cứ ai lạc vào đó cũng thấy thực hư lẫn lộn. Nhưng đó là những điều kỳ bí mà hiển
nhiên nó phải thế. Người ta sẽ không thắc mắc tại sao lại có những cơn mưa hoa
vàng, tại sao trời đất lại mưa nắng kéo dài tưởng như vô tận vậy. Bởi lẽ định mệnh
của dòng họ Buendía phải thế.
Huyền thoại về Macondo gắn liền với những con người, số phận được định sẵn.
Gắn với các nhân vật là những căn phòng mang hơi thở chết chóc của họ. Nếu như
trong khi xây dựng nhân vật, mặc dù dùng thủ pháp trùng lặp tên từ thế hệ này sang
thế hệ khác, nhưng độc giả vẫn có thể nhận diện họ bởi những nét điển hình thì nhắc
đến một không gian đặc trưng, hình ảnh nhân vật gắn với nó lập tức xuất hiện và
ngược lại. Không gian không còn là yếu tố vô tri vô giác mà trở nên có hồn, hòa
cùng nhịp đập của các nhân vật
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Nhà xuất bản: ĐHKHXH & NV
Ngày: 2010
Chủ đề: Văn học nước ngoài
Văn học Tây Ban Nha
Tiểu thuyết
Miêu tả: 88 tr. + CD-ROM
Luận văn ThS. Văn học nước ngoài -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và NHân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010
Trình bày tổng quan về huyền thoại và chủ nghĩa hiện thực huyền hảo. Tìm hiểu về thời gian huyền thoại trong tác phẩm Trăn năm cô đơn: Trật tự, thời lưu, tần suất và điềm báo. Nghiên cứu các kiểu không gian huyền thoại đặc trưng trong tác phẩm qua: Macondo huyền thoại; tấm da thuộc-không gian tưởng tượng và không gian căn phòng. Đề xuất hướng nghiên cứu lâu dài cho các tác phẩm và sáng tác của Márquez nói riêng và văn học hiện thực huyền hảo nói chung
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................2
1. Lí do chọn đề tài..............................................................................................2
2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................9
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................9
5. Cấu trúc luận văn.............................................................................................9
6. Yêu cầu cần đạt ...............................................................................................9
CHƯƠNG 1. HUYỀN THOẠI VÀ CHỦ NGHĨA.................................................11
HIỆN THỰC HUYỀN ẢO ....................................................................................11
1.1. Huyền thoại (myth).....................................................................................11
1.2. Thời gian và không gian huyền thoại ..........................................................14
1.3. Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo (Magic Realism)..........................................17
CHƯƠNG 2. THỜI GIAN HUYỀN THOẠI .........................................................24
2.1. Trật tự (ordre) .............................................................................................24
2.1.1. Niên biểu (chronique) ..........................................................................25
2.1.2. Sai trật tự niên biểu (anachronie)..........................................................27
2.1.3. Quay ngược (analepsés) .......................................................................33
2.1.4. Đón trước (prolepses)...........................................................................35
2.2. Thời lưu (durée)..........................................................................................36
2.2.1. Thời sai................................................................................................36
2.2.2. Tỉnh lược .............................................................................................39
2.3. Tần suất (fréquence) ...................................................................................40
2.3.1 Từ ngữ (Terme).....................................................................................41
2.3.2 Thái độ (Attitude) .................................................................................44
2.3.3 Hành động (Action) ..............................................................................46
2.4. Điềm báo (Foresight) ..................................................................................48
CHƯƠNG 3. KHÔNG GIAN HUYỀN THOẠI ....................................................52
3.1. Macondo huyền thoại..................................................................................52
3.1.1. Khởi nguồn huyền thoại.......................................................................52
3.1.2. Diễn tiến vòng tròn, khép kín kì lạ .......................................................56
3.1.3. Không gian của những biểu tượng........................................................60
3.2. Tấm da thuộc - không gian tưởng tượng .....................................................62
3.2.1. Melquíades - chủ nhân huyền bí của tấm da thuộc................................62
3.2.2. Tấm da thuộc biết nói...........................................................................65
3.3. Không gian căn phòng ...............................................................................67
3.3.1. Phòng thí nghiệm .................................................................................67
3.3.2. Căn phòng của Melquíades ..................................................................69
3.3.3. Căn phòng của Rebeca sau khi kết hôn.................................................71
KẾT LUẬN...........................................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................78
PHỤ LỤC..............................................................................................................80Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Thị Hảo - Cao học Văn K52
2
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Luận văn của chúng tui lựa chọn đề tài Thời gian và không gian huyền thoại
trong Trăm năm cô đơn của Gabriel García Márquez xuất phát từ những lí do
sau đây:
Thứ nhất: Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Mỹ Latinh thế kỉ XX là một trào lưu
văn học tiêu biểu, đã khẳng định được vị trí ưu việt của mình trên văn đàn thế
giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam, những nghiên cứu về mảng văn học này còn lẻ tẻ
và chưa thành hệ thống. Hầu hết các nghiên cứu mới dừng lại ở những bài giới
thiệu, dịch thuật về tác phẩm, tác giả. Vì thế, đi vào địa hạt văn học này nằm
trong mong muốn góp phần hoàn thiện cái nhìn về văn học thế giới ở Việt Nam
ở chúng tôi.
Thứ hai: Márquez (nhà văn Columbia) là một cây bút xuất sắc của văn học
hiện thực huyền ảo Mỹ Latinh. Ông thành công trên cả thể loại tiểu thuyết và
truyện ngắn với các tác phẩm nổi tiếng: Trăm năm cô đơn (One Hundred Years
of Solitude, 1967), Ngài đại tá chờ thư (No one write to the Cononel,
1957)…Trong đó, ưu thế sáng tác thuộc về tiểu thuyết. Đồng thời, tiểu thuyết
cũng là một trong những thể loại “đinh” của văn học. Vì thế, chúng tui tập trung
vào tiểu thuyết của tác giả, cụ thể là tác phẩm Trăm năm cô đơn (One Hundred
Years of Solitude).
Xuất bản lần đầu vào tháng 6 năm 1967 nhưng thực tế, Trăm năm cô đơn đã
được tác giả hoài thai trước đó hơn một thập kỷ, do chưa tìm được giọng điệu
thích hợp, nên nhà văn đã rèn luyện, mài sắc ngọn bút của mình qua nhiều sáng
tác: Đôi mắt chó xanh (1955), Đám tang của bà mẹ vĩ đại (1962)… Vì thế,
không phải ngẫu nhiên mà nhiều nhân vật trong các tác phẩm này đều liên quan
đến nhau và nhiều lần qua lại làng Macondo - không gian chủ đạo của Trăm năm
cô đơn. Tiểu thuyết này đã vinh dự nhận được giải Nobel văn học năm 1982 và
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiLuận văn Thạc sĩ Nguyễn Thị Hảo - Cao học Văn K52
3
nhiều giải thưởng cao quý khác như: giải Chianchano của Ý (1969), giải
Romulo Gallegos và Neustad của Venezuenla (1972)… Trăm năm cô đơn đã
mang đến cho Châu Mỹ Latinh “sự giàu có không lặp lại về thẩm mỹ và tinh
thần” [3, tr.60], trở thành tác phẩm bậc thày trong kỹ thuật tiểu thuyết hiện thực
huyền ảo Mỹ Latinh.
Thứ ba: Trăm năm cô đơn được bao phủ bởi một lớp thời gian và không gian
huyền thoại. Lớp không-thời gian huyền thoại là một trong những yếu tố quyết
định thành công của tác phẩm. Chính vì thế, nghiên cứu không-thời gian huyền
thoại trong tác phẩm cũng chính là đi tìm sợi chỉ đỏ dệt nên tiểu thuyết này.
Đồng thời, qua đó chúng ta có thể thấy được đặc trưng kĩ thuật tiểu thuyết hiện
thực huyền ảo Mỹ Latinh nhằm tiếp thu kinh nghiệm của tác giả bậc thày này.
Cuối cùng, bản thân tác giả luận văn rất say mê và đã từng giảng dạy văn học
Mỹ Latinh ở bậc đại học và phổ thông, nên tất yếu có những quan tâm đặc biệt
đến Márquez.
Với những lí do đó, chúng tui mong muốn những kết quả nghiên cứu này sẽ
hữu ích cho công tác giảng dạy và nghiên cứu Márquez nói riêng và văn học
hiện thực huyền ảo Mỹ Latinh nói chung.
2. Lịch sử vấn đề
Qua một thời gian giảng dạy văn học Mỹ Latinh cùng với quá trình lâu dài
nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài nước, người viết nhận thấy hầu hết những
tài liệu nghiên cứu về Márquez và tác phẩm của ông mới chỉ dừng lại ở mức độ
nhận xét, đánh giá chung, chưa đi vào cụ thể. Ở đây, người viết chỉ trình bày
những tài liệu liên quan đến đề tài của luận văn:
* Trong nước:
Từ khi Trăm năm cô đơn được Nguyễn Trung Đức dịch ra Tiếng Việt (năm
1982) đến nay, trong giới nghiên cứu xuất hiện nhiều bài viết lẻ tẻ về tác phẩm.
Trong đó, một số công trình đề cập đến thời gian và không gian trong tác phẩm
là gợi ý cho luận văn của chúng tui như: Bài Hiệu quả nghệ thuật của không -Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Thị Hảo - Cao học Văn K52
4
thời gian trong tiểu thuyết Trăm năm cô đơn của Márquez của Nguyễn Trung
Đức (bài viết này cũng đã được chọn là lời giới thiệu cho bản Tiếng Việt của tác
phẩm); bài viết nhan đề Cô đơn nghĩa là sự tiêu diệt của Lê Nguyên Cẩn; bài Từ
Đông ki sốt đến Trăm năm cô đơn của Đỗ Đức Dục; công trình Thi pháp huyền
thoại của Eleaza Moiseevich Meletinsky do dịch giả Song Mộc và Trần Nho
Thìn chuyển ngữ sang Tiếng Việt; cuốn Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Gabriel
García Márquez của Lê Huy Bắc; Luận văn thạc sĩ Nghệ thuật tiểu thuyết Trăm
năm cô đơn của Vũ Trung Kiên.
Trong Hiệu quả nghệ thuật của không - thời gian trong tiểu thuyết Trăm năm cô
đơn của Márquez, Nguyễn Trung Đức tổng kết một cách ngắn gọn những nét cơ
bản về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Trong đó, tác giả xếp không gian, thời
gian và nhân vật vào kết cấu cơ bản của tác phẩm. Ông viết: “Trăm năm cô đơn là
chuyện về dòng họ Buendía được viết tỉ mỉ đến từng chi tiết theo cách thời
gian đồng hiện với kết cấu phức tạp và chặt chẽ” [4, tr.12]. Trong đó, hai loại thời
gian được Nguyễn Trung Đức đặc biệt lưu ý là: thời gian văn bản thứ nhất (văn bản
tác phẩm) gắn với người kể chuyện thứ nhất - chính là thời gian tâm lý gắn với qua
trình hồi tưởng lại và thời gian văn bản thứ hai (văn bản của Melquíades) - gắn với
người kể chuyện thứ hai - chính là thời gian cốt truyện, mang tính biên niên sử. Tác
giả tiến hành phân tích hai loại thời gian này với những tiểu loại thời gian cụ thể
hơn: thời gian vĩnh cửu, thời gian vòng tròn, khép kín, thời gian đa chiều…Tuy tác
giả không phân tích trực tiếp vào thời gian huyền thoại, nhưng những phân tích về
hiệu quả nghệ thuật sử dụng thời gian của tác giả mang những dấu hiệu về thời gian
huyền thoại, là gợi ý đầu tiên với chúng tôi.
Phần viết về không gian, tác giả chủ yếu tập trung vào không gian Macondo.
Nguyễn Trung Đức khẳng định các nhân vật trong tiểu thuyết được lấy nguyên
mẫu từ người thật việc thật ở Aracataca. Ông viện dẫn theo Hecman Vacgat -
nhà phê bình văn học Columbia, đồng thời là bạn thân của Márquez rằng: cụ già
bán sách cổ người Catalunha là Kamon Vinhet, bốn người bạn trẻ chơi thân với
nhau chính là các bạn của nhà văn: Anvaro là nhà văn Anvaro Xepeda Xamudio,
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiLuận văn Thạc sĩ Nguyễn Thị Hảo - Cao học Văn K52
5
Vacgat là nhà phê bình Hecman Vacgat, Anponxo là họa sĩ Anponxo Xepeda
Phuenmado. Ông cũng chỉ ra: “Macondo là một địa danh hư cấu đủ sức dung
nạp mọi chuyện, từ chuyện có thực đến chuyện tưởng tượng - dù tưởng tượng
theo nguyên tắc huyền thoại” [4, tr.195]. Tác giả bài viết tập trung vào phân tích
thực tại mà nhà văn muốn phản ánh qua hình ảnh Macondo. Phần viết về không
gian hết sức cô đọng, ngắn gọn, chủ yếu nhấn mạnh ý nghĩa xã hội của biểu
tượng Macondo, không dành sự quan tâm cho nghệ thuật xây dựng hình tượng.
Bài viết mới dừng lại ở việc nhận xét khái quát cấu trúc tác phẩm trên các
phương diện cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian.
Tiếp đến, bài viết của Lê Nguyên Cẩn đăng trên tạp chí Châu Mỹ ngày ngay,
số 1, năm 2000, có đề cập đến những yếu tố kĩ thuật độc đáo thể hiện đề tài cái
cô đơn, trong đó có thời gian và không gian. Tác giả đặc biệt nhấn mạnh các kỹ
thuật về thời gian đồng hiện, không gian đa tuyến: “Cùng với kĩ thuật thời gian
đồng hiện, cái đột biến nhiều tầng được đặt vào không gian đa tuyến tạo nên hiệu
quả nghệ thuật đặc biệt. Cốt truyện hai lần trùng lặp…tạo thành cảm giác như là
sự phóng đại, toàn cảnh, một kiểu phim màn ảnh rộng” [2, tr.45]. Bài viết của
ông đi sâu nghiên cứu cái cô đơn trong tác phẩm và chỉ ra ý nghĩa của nó. Thời
gian và không gian cũng được đề cập đến nhưng chỉ là điểm mặt gọi tên, góp
phần làm sáng tỏ mục đích của bài viết.
Đặt Trăm năm cô đơn ngang hàng với Don Kihote của Cervantes trong dòng
văn học viết bằng tiếng Tây Ban Nha, Đỗ Đức Dục viết: “Chính cái trào lộng
nhiều cung bậc, cái tâm lý uẩn ảo, cái chiều sâu triết lý của tác phẩm, thể hiện
bằng những thủ pháp nghệ thuật tinh vi như thời gian đồng hiện, thời gian phức
hợp và chồng chéo, như cường điệu và kệch cỡm hóa, huyền thoại hóa (…) tất cả
những cái đó thể hiện cái thực tại huyền ảo, là đối tượng mô tả của chủ nghĩa
hiện thực kỳ diệu - đặc sản của nền văn học châu Mỹ Latinh hiện đại” [3, tr.65].
Theo Đỗ Đức Dục, để giới thiệu một tác phẩm cỡ lớn như Trăm năm cô đơn
thì trước tiên cần xác định tọa độ không-thời gian của tác phẩm một cách đúng
đắn. Ông đi vào phân tích thời gian lịch sử của tiểu thuyết này, chỉ ra những nétLuận văn Thạc sĩ Nguyễn Thị Hảo - Cao học Văn K52
6
tương đồng với hoàn cảnh lịch sử của Columbia. Đồng thời, tác giả bài viết
cũng chứng minh những cuộc đụng độ văn hóa giữa các phát minh khoa học Tây
Âu kể cả tinh thần duy lý với một nền văn minh bán khai và hết sức lai tạp cùng
tập tục, tín ngưỡng thô sơ của những người da đen (đặc biệt là người Anh điêng)
từ Châu Phi sang còn mang ý thức huyền thoại lạc hậu. Theo Đỗ Đức Dục, đó là
thời đại đã nảy sinh ra những áng trào lộng tuyệt vời. Tình trạng trì đọng, chậm
phát triển của Mỹ Latinh sản sinh ra Trăm năm cô đơn dung chứa cả tiếng cười
ngậm ngùi cay đắng của Don Kihoté lẫn tiếng cười giòn giã của Gargantua và
Pangtagruyel, yếu tố kệch cỡm (grotesque), hội giả trang (carnavalesque) và
bợm nghịch (picaresque) của văn học Tây Ban Nha.
Bài viết của Đỗ Đức Dục phân tích tọa độ không-thời gian là xuất phát điểm
để Márquez chắp bút cho tác phẩm. Nó là gợi ý hữu ích khi chúng tui phân tích
cấp độ trật tự thời gian trong tác phẩm.
Thi pháp huyền thoại của Eleaza Moiseevich Meletinsky được dịch ra tiếng
Việt và xuất bản năm 2004 dành 4 trang (trang 503 – 506) nói về tác giả Márquez
và các tác phẩm của ông (chủ yếu là Trăm năm cô đơn) với tư cách là cây bút đại
diện cho những dạng thức huyền thoại hoá khác nhau trong tiểu thuyết hiện đại.
Tác giả nhận định mối quan hệ giữa không gian và thời gian là một trong những
biểu hiện độc đáo của sáng tác huyền thoại bên cạnh những mối quan hệ khác
như: sự năng động và phức tạp giữa sự sống và cái chết, ký ức và sự lãng quên,
người sống và người chết, v.v…Tác giả chỉ dừng lại ở những nhận định khái quát
nhất, minh chứng bằng một số ví dụ cụ thể. Do tính tổng hợp của cuốn sách, tuy
số trang dành cho tác giả không phải là nhiều trong tổng dung lượng hơn 500
trang, nhưng với quy mô và giá trị học thuật lớn lao của nó, đây đã là một sự
khẳng định quan trọng về giá trị của tác phẩm. Những phân tích tổng quan này gợi
ý cho chúng tui về mối quan hệ giữa không gian và thời gian huyền thoại của tác
phẩm.
Năm 2005, Luận văn thạc sĩ Nghệ thuật tiểu thuyết Trăm năm cô đơn của Vũ
Trung Kiên bảo vệ tại Đại học Sư phạm Hà Nội nghiên cứu về nghệ thuật của tác
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiLuận văn Thạc sĩ Nguyễn Thị Hảo - Cao học Văn K52
7
phẩm, trên các phương diện: Cốt truyện và đề tài, điểm nhìn và các kiểu nhân vật
đặc trưng. Trong đó, trong chương 2 (Điểm nhìn), mục 2.3 với nội dung nói về
không gian, tác giả có đề cập đến “Macondo - không gian tiền định" và “Căn
phòng của Melquíades hay mảnh vỡ của thời gian”.
Không gian Macondo được Vũ Trung Kiên nhấn mạnh là không gian tiền định.
Tác giả viết: “Về đặc điểm, Macondo, ngôi làng huyền thoại với bao điều kỳ ảo,
có một không gian giống như trong Kinh thánh tồn tại ngay từ thuở hồng hoang
cho tới ngày Khải huyền - ngày của sự tận diệt” [13, tr.54]. Macondo cũng gắn với
những thời gian cụ thể, rõ ràng mà lại rất mơ hồ.
Phần 2.3.2 có tiêu đề “Căn phòng của Melquíades hay mảnh vỡ của thời
gian”. Vũ Trung Kiên chứng minh không gian căn phòng của Melquíades như
một sự đối lập mang đậm tính huyền bí hoang đường.
Như thế, tác giả có đề cập đến tính huyền ảo của không gian Macondo và
không gian căn phòng của Melquíades nhưng chủ yếu là nghiên cứu dưới góc độ
điểm nhìn của nhân vật, không chú ý đến tính huyền thoại.
Gần đây nhất, năm 2009, Công trình Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Gabriel
Garcia Márquez của tác giả Lê Huy Bắc chia làm hai phần với các nội dung:
Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và Gabriel Gacía Márquez. Phần nói về sáng tác
của Márquez là tập hợp các bài viết của tác giả đã được đăng tải trên các báo, tập
san, có bổ sung một số bài mới. Trong đó, chương 6 trực tiếp đề cập đến tác
phẩm Trăm năm cô đơn trên các phương diện: cốt truyện, nhân vật, huyền thoại
về cái cô đơn, trần thuật. Phần 5 trong chương 6 đề cập đến Macondo huyền
thoại. Trong đó, tác giải thích nguồn gốc tên gọi Macondo và quá trình hư cấu để
tìm ra tên gọi này. Tác giả cũng phân tích quá trình hình thành, phát triển và diệt
vong của làng Macondo gắn với yếu tố huyền thoại. Phần 6: “Trần thuật mê lộ -
biên niên sử huyền ảo” đề cập đến thời gian nhưng chủ yếu tập trung vào yếu tố
tự sự. Những phân tích của tác giả về thời gian không gian trong công trình này
cũng là những gợi ý bổ ích cho đề tài của chúng tôi.Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Thị Hảo - Cao học Văn K52
8
* Ngoài nước:
Một số bài nghiên cứu rất có ích cho chúng tui trong quá trình tìm đề tài như:
Bài của Jon Lee Anderson với nhan đề The power of Gabriel Garccía Márquez,
bài giới thiệu One Hundred Years of Solitude.
Bài viết của Anderson dài 24 trang. Đây là một công trình khái quát về cuộc
đời và sự nghiệp sáng tác của Márquez. Trong đó, tác giả đề cập đến quan điểm
sáng tác, những thăng trầm trong cuộc sống và sự nghiệp của nhà văn. Anderson
chú ý đến giá trị lịch sử được tạo ra bởi không-thời gian trong tác phẩm. Theo
ông, không-thời gian trong tác phẩm có mối quan hệ chặt chẽ, là sự kết hợp giữa
hiện thực (reality) và huyền ảo (fantastic), nhằm tạo ra tính phi thời gian
(timeless) cho tiểu thuyết.
Bài giới thiệu One Hundered Years of Solitude đi từ việc giới thiệu bối cảnh
lịch sử, biểu tượng, nhân vật, chủ đề chính… Phần 6 với tiêu đề The fluidity of
time (Trạng thái lỏng của thời gian) đề cập đến thời gian của tác phẩm. Mở đầu
nội dung viết về thời gian tác giả khẳng định: “One Hundred Years of Solitude
contains several ideas concerning time” [17, tr.18] (Trăm năm cô đơn chứa đựng
nhiều ý tưởng liên quan đến thời gian). Tác giả giải thích rằng mặc dù câu
chuyện có thể được đọc theo sự phát triển tuyến tính của các sự kiện (a linear
progression of events), khi xem xét lịch sử và cá nhân, nhưng Márquez đã đưa ra
cách giải thích khác: ẩn dụ lịch sử được nhắc đi nhắc lại như một thuyết hiện
tượng mang tính quay vòng (a circular phenomenism). Về cơ bản, tác phẩm có
đủ độ lớn về thời gian tuyến tính để phác hoạ, nhưng nó luôn có sự hiện diện của
cả quá khứ (past), hiện tại (present) và tương lai (future); khám phá ra tính phi
thời gian (timelessnes / intemporalité) ngay trong thực tại. Bài viết nhấn mạnh
yếu tố phi thời gian và tính đồng hiện của thời gian trong tác phẩm. Tác giả mới
dừng lại ở việc đưa ra nhận định và một vài dẫn chứng tiêu biểu trong tác phẩm
như việc José Arcadio Buendía sản xuất những con cá vàng, Úrsula cảm thấy
thời gian quay vòng tròn.
Tóm lại, những nghiên cứu trong và ngoài nước về Trăm năm cô đơn đều
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiLuận văn Thạc sĩ Nguyễn Thị Hảo - Cao học Văn K52
9
chưa bàn cụ thể về yếu tố thời gian và không gian huyền thoại của tác phẩm.
Chúng tui khẳng định chưa có công trình nghiên cứu nào trùng với đề tài luận
văn của chúng tôi.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thời gian và không gian huyền thoại
trong tác phẩm Trăm năm cô đơn của Gabriel Gaxia Márquez.
Chúng tui nghiên cứu trong phạm vi tác phẩm dựa trên bản Tiếng Anh được
đăng tải trên website
You must be registered for see links
, cập nhật ngày15/07/2006 và bản dịch Tiếng Việt của dịch giả Nguyễn Trung Đức, tái bản lần
thứ năm, năm 2004. Ngoài ra, luận văn còn tham khảo các sáng tác khác của
Márquez để có cái nhìn hoàn thiện về tác giả.
4. Phương pháp nghiên cứu
Do tính chất tổng hợp của luận văn, nên chúng tui kết hợp sử dụng các
phương pháp nghiên cứu: phê bình huyền thoại; phê bình phân tâm học; phê bình
cấu trúc; phê bình thi pháp học; phương pháp nghiên cứu liên ngành kết hợp với
các thao tác: đối chiếu, so sánh (bản tiếng Anh và tiếng Việt), phân tích, tổng
hợp, thống kê. Trong đó, phương pháp chính là phê bình huyền thoại và thi pháp
học.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài lời nói đầu và kết luận, luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Huyền thoại và chủ nghĩa hiện thực huyền ảo
Chương 2: Thời gian huyền thoại
Chương 3: Không gian huyền thoại
6. Yêu cầu cần đạt
Nghiên cứu đề tài này chúng tui nhằm đạt được các yêu cầu sau đây:
Thứ nhất: Có một cái nhìn tổng quan về chủ nghĩa hiện thực huyền ảo.
Thứ hai: Tìm hiểu các cấp độ thời gian làm nên thời gian huyền thoại trong
tác phẩm Trăm năm cô đơn và ý nghĩa, vai trò của nó.Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Thị Hảo - Cao học Văn K52
10
Thứ ba: Nghiên cứu các kiểu không gian huyền thoại đặc trưng trong Trăm
năm cô đơn và ý nghĩa của nó.
Cuối cùng, trên cơ sở nghiên cứu thời gian và không gian huyền thoại trong
Trăm năm cô đơn, chúng tui muốn đề xuất hướng nghiên cứu lâu dài cho các tác
phẩm và sáng tác của Márquez nói riêng và văn học hiện thực huyền ảo nói
chung.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiLuận văn Thạc sĩ Nguyễn Thị Hảo - Cao học Văn K52
11
CHƯƠNG 1. HUYỀN THOẠI VÀ CHỦ NGHĨA
HIỆN THỰC HUYỀN ẢO
1.1. Huyền thoại (myth)
Huyền thoại (Tiếng Anh: myth; tiếng Nga: mif; tiếng Pháp: mythe) là một thuật
ngữ được nghiên cứu trong nhiều ngành khoa học khác nhau: triết học, văn hoá học,
văn học, lịch sử… Những vấn đề về huyền thoại đã được trình bày trong nhiều tài
liệu khác nhau. Trong luận văn của mình, chúng tui chỉ giới hạn nói về những vấn
đề liên quan đến mục đích nghiên cứu của đề tài.
“Myth” có nguồn gốc từ Tiếng Hy Lạp là “Muthos”. Nghĩa khởi thuỷ của
“Muthos” là lời nói, câu chuyện, truyền thuyết, truyền thoại. Trong khoa học về
huyền thoại, thuật ngữ này được định nghĩa là những truyện kể thiêng liêng, giải
thích quá trình hình thành và phát triển của nhân loại.
Trong cộng đồng nguyên thủy, hệ huyền thoại là công cụ, cách cơ
bản để tìm hiểu, khám phá thế giới. Nó là cội nguồn của tôn giáo, triết học, khoa
học và nghệ thuật, trong đó có văn học.
Các nhà nghiên cứu chia huyền thoại thành hai nhóm lớn: hệ huyền thoại của
các nền văn minh cổ đại như: Hy Lạp, La Mã cổ đại, Ai Cập, Ba Tư… và huyền
thoại của các nhóm cộng đồng nguyên thủy (nguyên thủy hiểu theo nghĩa là xã hội
có trình độ phát triển cổ xưa hơn xã hội cổ đại, tương đương với cổ sơ). Mặc dù
trong quá trình sưu tầm, hầu hết các huyền thoại thuộc hai nhóm này đều không
còn giữ được những đặc trưng nguyên sơ của mình, nhưng nó là cơ sở quan trọng
để tìm hiểu bản chất của huyền thoại.
Cùng với “myth” còn có thuật ngữ “mythology” được hiểu theo nghĩa phổ
biến nhất là huyền thoại học (khoa học nghiên cứu về huyền thoại). Ngoài ra,
thuật ngữ này cũng được dùng để chỉ tổng thể các câu chuyện huyền thoại và
toàn bộ hệ thống các câu chuyện hoang đường. Khoa học nghiên cứu về huyềnLuận văn Thạc sĩ Nguyễn Thị Hảo - Cao học Văn K52
12
thoại phát triển mạnh mẽ ở các nước phương Tây. Nhiều lí thuyết và trường
phái văn học được hình thành khi nghiên cứu huyền thoại: trường phái nghi lễ và
chức năng (đại diện: James George Frazer, Malinowski…); trường phái xã hội
học Pháp (Lucien Lévy Bruh…); lí thuyết biểu tượng về huyền thoại (E.
Cassier); lí thuyết phân tâm học (C. G. Jung…). Lịch sử phát triển và quan điểm
của mỗi trường phái đã được trình bày rất chi tiết trong các tài liêu nghiên cứu về
huyền thoại, đặc biệt là cuốn Thi pháp huyền thoại của Meletinsky.
Đi cùng với “myth” còn có khái niệm “archetype” (mẫu gốc, cổ mẫu, siêu
mẫu). Đó là những nguyên mẫu trong thần thoại, trong các câu chuyện dân gian
được sử dụng trong huyền thoại. Ở huyền thoại hiện đại, các mẫu gốc thường tồn
tại dưới dạng ẩn nên người đọc không dễ dàng nhận ra. Việc tìm ra các mẫu gốc
trong mỗi huyền thoại, đặc biệt là huyền thoại hiện đại là không thể thiếu khi
nghiên cứu ý nghĩa của các hình tượng. Nhà tâm lý học Thụy Sĩ C.G. Jung cho
rằng mẫu gốc làm cho huyền thoại không chỉ là phỏng dụ về đời sống vật chất
mà còn là đời sống tinh thần của các bộ lạc nguyên thuỷ. Nó phản ánh trực tiếp
tư duy của đối tượng được phản ánh, là hình ảnh thu nhỏ, đặc trưng cho thế giới
tâm linh của con người.
Văn học và huyền thoại có mối quan hệ chặt chẽ. Trước hết, huyền thoại là
cội nguồn của văn học. Những câu chuyện thần thoại, truyền thoại phản ánh tâm
tư nguyện vọng của con người. Nó phát triển từ hình thức truyền miệng, rồi được
ghi chép lại, sáng tác theo hình thức của văn học hiện đại. Quan trọng hơn, văn
học và huyền thoại có cùng một thuộc tính: khả năng tái hiện những quan niệm
chung nhất trong một hình thức cụ thể - cảm tính. Schelling, nhà triết học, mỹ
học Đức thế kỉ XVII, đã rút ra nhận xét có tính quy luật rằng huyền thoại là điều
kiện thiết yếu và vật chất đầu tiên của nghệ thuật, nó là vật chất nguyên sơ sinh
ra mọi cái, nghĩa là thế giới của các hình tượng nguyên thuỷ. Huyền thoại đặt
những viên gạch đầu tiên cho văn học, và sự vận động của văn học góp phần giữ
gìn và phát triển yếu tố huyền thoại.
Tùy theo phông văn hóa của mỗi vùng miền, huyền thoại sẽ có những đặc
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiLuận văn Thạc sĩ Nguyễn Thị Hảo - Cao học Văn K52
13
trưng riêng. Huyền thoại Australia và Nam Mỹ thường nói về việc vi phạm các
chuẩn mực hôn nhân gia đình và xã hội: đồng tục kết hôn hay loạn luận, chế độ
nội hôn (endogamie). Những mối quan hệ không đúng đắn thường làm mất cân
bằng vũ trụ. Dục tính theo hướng loạn luân tượng trưng cho sự trưởng thành
nhưng là sự trưởng thành không hoàn thiện, thiên về phát triển thể xác hơn là
tinh thần. Cốt truyện của huyền thoại Châu Á tạo thành chuỗi khép kín, diễn ra
sự quay ngược lại ở một số mô típ quen thuộc ví dụ mô típ chiếc lông ngỗng.
Ở Việt Nam, “myth” được dịch là thần thoại và huyền thoại, trong đó thần
thoại được hiểu là những câu chuyện kể về thế giới cổ xưa, huyền thoại là thần
thoại được viết theo kiểu mới, đưa vào nhiều ý nghĩa và nội dung hiện đại theo
chủ quan của nhà văn. Với mục đích nghiên cứu của luận văn, chúng tui chủ yếu
sử dụng cách hiểu thứ hai, áp dụng huyền thoại trong văn học hiện đại để nghiên
cứu tác phẩm. Từ đó, có thể kể ra đây một số định nghĩa tiêu biểu về huyền thoại:
Huyền thoại là “những câu chuyện về các vị thần, thường được sắp xếp theo
một hệ thống chặt chẽ, họ được tôn kính như có thật và thiêng liêng; họ được các
nhà cầm quyền và các tư tế phê chuẩn; và gắn liền chặt chẽ với tôn giáo. Một khi
mối liên kết này bị phá vỡ, và các nhân vật trong câu chuyện không còn được coi
là các vị thần mà là những nhân vật mang tính người, phi thường hay thần kì,
thì nó không còn là một huyền thoại nữa mà là một truyện kể dân gian. Ở đâu mà
nhân vật trung tâm mang tính chất thần thánh nhưng câu chuyện lại tầm
thường… thì kết quả là truyền thuyết tôn giáo, mà không phải là huyền thoại”1.
Theo Từ điển Văn học, năm 2004, huyền thoại được hiểu là những chuyện có
ý nghĩa sâu thẳm, vĩnh cửu, toàn nhân loại, thường dưới dạng biểu tượng và có
chức năng biểu đạt thân phận con người.
1
You must be registered for see links
: “Myths are "stories about divine beings, generallyarranged in a coherent system; they are revered as true and sacred; they are endorsed by rulers and
priests; and closely linked to religion. Once this link is broken, and the actors in the story are not
regarded as gods but as human heroes, giants or fairies, it is no longer a myth but a folktale. Where
the central actor is divine but the story is trivial... the result is religious legend, not myth."Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Thị Hảo - Cao học Văn K52
14
Trong tập bút ký Huyền thoại ngày nay, Roland Barthes cho rằng huyền
thoại gắn chặt với ngôn ngữ và thông tin, trong đó đặc trưng của nó là một “hệ
thống thông báo” hay một “thông điệp”. Ý nghĩa của huyền thoại thường có
nguyên cớ thông qua các loại suy.
Theo Từ điển Robert, huyền thoại là một câu chuyện hoang đường, có nguồn
gốc trong dân gian từ thời sơ khai; nó kể chuyện dưới dạng biểu tượng, những
con người, những sức mạnh thiên nhiên như là những mặt khác nhau của thân
phận con người.
Theo Claude Lévy-Strauss, huyền thoại vừa có tính lịch đại (với tư cách là
một truyện kể về quá khứ), vừa có tính đồng đại (với tư cách là công cụ cắt
nghĩa hiện tại và tương lai).
Như thế, nội hàm của huyền thoại có thể xác định là:
- Những câu chuyện kể về những điều kì diệu, hoang đường, có nguồn gốc từ
trong dân gian sơ khai.
- Nhân vật của huyền thoại thường là những người phi thường, có khả năng
đặc biệt hay có những đặc điểm kì lạ.
- Là phương tiện để phản ánh hiện thực, có ý nghĩa sâu thẳm, vĩnh cửu,
thường được thể hiện dưới dạng biểu tượng.
1.2. Thời gian và không gian huyền thoại
Huyền thoại là những câu chuyện gắn liền với cội nguồn, sự hình thành và
phát triển qua các thời kỳ của một vùng lãnh thổ. Vì thế, nó luôn gắn với thời
gian và không gian.
Thời gian và không gian huyền thoại là thời gian và không gian mang tính
huyền thoại. Đây là một trong những đặc điểm nổi bật tạo nên thành công cho
các tác phẩm của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo.
Không có điểm bắt đầu và kết thúc, cũng không dừng lại ở một thời điểm lịch
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiLuận văn Thạc sĩ Nguyễn Thị Hảo - Cao học Văn K52
15
sử cụ thể, thời gian huyền thoại có thể xuyên suốt, quay vòng từ điểm này đến
điểm khác. Thời gian này không mang tính xác định mà thường mang tính biểu
tượng. Nó luôn gợi nhớ về lịch sử nhưng không phải lịch sử thuần tuý mà là lịch
sử hư ảo. Thời gian lịch sử biến thành thế giới phi thời gian, thể hiện dưới hình
thức không gian. Nguyên nhân là do hành động và sự kiện của một thời gian xác
định được hình dung như một nguyên mẫu vĩnh cửu.
Thời gian huyền thoại là sản phẩm của trí tưởng tượng nhưng rõ ràng không
thể phủ nhận dấu ấn của hiện thực. Thời gian trăm năm cô đơn, thời gian thế kỉ
ánh sáng… là những thời gian kiểu như thế. Nhà triết học Đức E.Cassirer trong
tập Tư duy huyền thoại (1925) cho rằng cảm giác về thời gian trong huyền thoại
rất cụ thể và định tính. Nó giống như cảm giác không gian gắn với các nhân vật
huyền thoại. Theo ông, quá khứ trong huyền thoại là nguyên nhân của sự vật.
Như thế, “thời gian được thể hiện như là hình thức độc đáo đầu tiên về sự biện
giải tinh thần” [6, tr.56]. Theo đó, thời gian sơ khởi của huyền thoại sẽ chuyển
thành thời gian kinh nghiệm nhờ mối liên hệ với không gian. Các con số trong
huyền thoại có tác dụng chuyển dần cái trần tục vào thiêng liêng hoá.
Frye còn chỉ ra 4 thời kỳ của tự nhiên tương ứng với các huyền thoại và các
nguyên mẫu xác định hình tượng [6, tr.137]:
- Bình minh, mùa xuân, sự sinh trưởng tương ứng với huyền thoại về sự ra
đời, bừng tỉnh, hồi sinh, tạo thành và tiêu vong của bóng tối và cái chết.
- Thiên đình, mùa hạ, hôn lễ, khải hoàn - huyền thoại về sự tán dương.
- Mặt trời lặn, mùa thu, cái chết - huyền thoại về sự suy tàn.
- Bóng tối, mùa đông, nỗi tuyệt vọng - huyền thoại về lễ khải hoàn của các
thế lực đen tối.
Như thế, thời gian huyền thoại là cách thức làm cho một câu chuyện hiện
thực bị tách ra khỏi bối cảnh lịch sử, bối cảnh xã hội của nó. Câu chuyện hiện
thực trở nên phi thời gian, cuộc sống diễn ra trong truyện có thể đã, đang và sẽLuận văn Thạc sĩ Nguyễn Thị Hảo - Cao học Văn K52
16
diễn ra tại bất cứ thời điểm nào mà không mất đi tính chân thực của nó. Mốc
thời gian lịch sử, thời gian xã hội trở nên không quan trọng để diễn đạt một hiện
thực vĩnh cửu thuộc về con người. Thời gian huyền thoại thường trải màu sắc
bàng bạc của nó qua sự tái điệp thời gian (xét trong trật tự niên biểu) và những
câu chuyện xảy lặp từ quá khứ đến hiện tại (của một nhân vật hay một số nhân
vật), những đoạn ngưng của hồi ức, trữ tình ngoại đề khiến người đọc khó nắm
bắt thời gian, sự mờ hóa thời gian. Thời gian mang tính nghệ thuật, không nằm ở
vỏ ngoài mà nằm trong tâm thức, bản chất của nó.
Không gian huyền thoại là không gian pha lẫn thực và hư. Người đọc cảm
giác mình chen chân đến một miền đất vừa hư vừa thực. Không gian huyền thoại
thường có tính biểu tượng.
Theo các tác giả của triết học huyền thoại, không gian huyền thoại là không
gian cấu trúc. Nó được đặt trong sự khác biệt với không gian toán học. Trong đó,
các quan hệ gắn kết ở dạng “tĩnh”, mọi quan hệ dựa trên sự đồng nhất ban đầu.
Vì vậy, thế giới thường được xây dựng theo một mô hình xác định, theo kiểu
làng Maconđo là hình ảnh thu nhỏ của Mỹ Latinh. Những yếu tố quy định trực
giác của con người: trên/dưới, xa/gần, trái/phải, trước/sau, ngày/đêm… và các
khía cạnh giá trị: thiêng liêng/trần tục, cao cả/thấp hèn… quy định các quan hệ
trong không gian huyền thoại. Nó tạo ra các kiểu không gian đối lập, không gian
biểu tượng…
Không gian huyền thoại không nhất thiết phải là những không gian kỳ bí như
trong thần thoại: thiên đường, địa ngục hay miền đất xa lạ. Nó là hiện thực ngay
trong cuộc sống của chúng ta. Không gian huyền thoại có địa danh, tên gọi,
thuộc về một đất nước cụ thể. Thế nhưng, khi đi vào tác phẩm, nó không chỉ
dung chứa trong mình những đặc điểm của hiện thực mà được khoác thêm nhiều
lớp áo khác. Người đọc sẽ được du ngoạn đến một miền đất vừa lạ, vừa quen.
Quen bởi cảnh vật và con người lấy ở những nguyên mẫu có thật. Lạ vì nó được
thổi vào hơi thở của huyền thoại. Cái ảo được tạo ra nhiều khi chỉ bởi những chi
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiLuận văn Thạc sĩ Nguyễn Thị Hảo - Cao học Văn K52
17
tiết rất nhỏ như cơm mưa, màu sắc của đất trời, gió,… Có những khi, tác giả đặt
chân ngay trên miền đất quê hương của mình, mà ngỡ ngàng nhận ra mảnh đấy
ấy rất đỗi kì lạ.
Thời gian và không gian huyền thoại có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung, hỗ trợ
lẫn nhau nhằm làm nổi bật ý nghĩa của tác phẩm. Chốn không - thời gian uẩn ảo
trong các sáng tác của chủ nghĩa hiện thực thật kỳ là yếu tố quan trọng góp phần
thể hiện bản chất của nhân vật.
1.3. Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo (Magic Realism)
Thuật ngữ “chủ nghĩa hiện thực huyền ảo” (tiếng Anh: Magic Realism; tiếng
Pháp: réalisme magique; tiếng Tây Ban Nha: realismo mágico) được sử dụng
trong lĩnh vực văn học lần đầu tiên vào năm 1935 bởi Angel Flores trong
Macgical Realism in Spanish American Fiction (1955). Ông định nghĩa: “Trong
chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, chúng ta tìm thấy sự chuyển hóa của cái chung
vào cái gây kinh ngạc và cái phi thực. Đó chủ yếu là một nghệ thuật của những
điều ngạc nhiên. Thời gian tồn tại trong một dạng của dòng chảy phi thời gian và
cái phi thực xảy ra như một phần của hiện thực. Một khi người đọc chấp nhận
cái đã rồi (the fait accompli), thì mọi cái khác đi theo sau với sự chính xác
logic”2.
Kể từ đó, có nhiều định nghĩa khác nhau về chủ nghĩa hiện thực huyền ảo.
Luis Leal cho rằng chủ nghĩa hiện thực huyền ảo là “thái độ đối với hiện thực”
(an attitude toward reality).3 Thái độ này có thể diễn tả bằng hình thức “đại
chúng” (in porpular) hay “bác học” (cultured form), thông qua phong cách tinh
tế (elaborate style) hay “thô mộc” (rustic style). Trong đó, nhà văn đối diện và
khám phá ra hiện thực.
2
You must be registered for see links
: “Magical realism we find thetransformation of the common and the everyday into the awesome and the unreal. It is
predominantly an art of surprises. Time exists in a kind of timeless fluidity and the unreal happens
as part of reality. Once the reader accepts the fait accompli, the rest follows with logical precision”.
3 Luis Leal, Magical Realism in Spanish American Literature. Magical Realism. Ed. Zamora and
Faris, p. 119-123.Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Thị Hảo - Cao học Văn K52
18
Mircea Eliade - nhà huyền thoại học Pháp khi nghiên cứu về tư duy huyền
thoại đi đến kết luận rằng huyền thoại không phải là dối trá hay ảo ảnh. Nó là
kinh nghiệm tồn tại của con người cổ xưa, nhờ đó mà họ tìm thấy lại mình và
hiểu được mình. Hiện thực mà huyền thoại nói lên là hiện thực thiêng liêng nắm
bắt được sự tồn tại và nguồn gốc của những ý nghĩa ở chiều sâu của chúng. Từ
đó, Eliade giải thích sự kháng cự dai dẳng của tôn giáo đối với những biến đổi xã
hội là do sự bền vững của các siêu mẫu, chẳng hạn như các cổ mẫu về thiên
đường đã mất, sự trở về vĩnh cửu…
Văn học Mỹ Latinh là nền văn học của 20 nước, trong đó có Brazin nói tiếng Bồ
Đào Nha và 19 nước nói tiếng Tây Ban Nha như: Columbia, Urugoay, Achentina…
Tuy không phải là một khối đồng nhất, nhưng các nước Mỹ Latinh đều có hoàn
cảnh lịch sử gần giống nhau, lại bắt nguồn từ nền văn học gốc Tây Ban Nha và Bồ
Đào Nha nên bên cạnh những nét riêng, văn học các quốc gia trong khu vực này có
những điểm tương đồng. Hơn nữa, trong quá trình phát triển, nền văn học của các
quốc gia này có ảnh hưởng lẫn nhau rõ nét. Các nhà văn ở lục địa này có ý thức cao
về sự tham gia của dân tộc mình vào vận mệnh chung của thế giới. Họ nghiên cứu
những đặc trưng quốc gia trong mối quan hệ với những vấn đề mang tính nhân loại.
Carpentier (nhà văn Cu ba) tâm sự: “Một lúc nào đấy, chủ nghĩa địa phương là
không thể tránh khỏi. Giờ đây, vấn đề là phải rút ra từ những truyền thống riêng biệt
của mình những giá trị toàn nhân loại” [4, tr.111].
Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, văn học Châu Mỹ Latinh đã khẳng định
được vị trí của mình, gây tiếng vang rộng rãi trên văn đàn thế giới, đặc biệt là
trên lĩnh vực tiểu thuyết. Bước sang thế kỉ XX, khi các nước phương Tây công
khai nói đến cuộc khủng hoảng tiểu thuyết cũng là lúc tiểu thuyết Mỹ Latinh
bước vào thời kỳ hoàng kim với sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa hiện thực
huyền ảo.
Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo là trào lưu văn học quan trọng của văn học Mỹ
Latinh, gặt hái được những thành công rực rỡ nhất vào những năm 50, 60 của thế
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiLuận văn Thạc sĩ Nguyễn Thị Hảo - Cao học Văn K52
19
kỉ XX với các tên tuổi nổi tiếng: Alejo Carpentier với Vương quốc trần gian
(The Kingdom of this World), Miguel Angel Asturias với Người và Ngô (Men
and Maize) (1949), Gabriel García Márquez với Trăm năm cô đơn (One hundred
years of Solitude, 1967)...
Sự xuất hiện của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo là một bước phát triển mới
của chủ nghĩa hiện thực phê phán của văn học châu Mỹ Latinh. Dòng văn học
này ra đời trên cơ sở kế thừa các truyền thống văn học cổ điển của người Anh
điêng và các biểu hiện của huyền thoại cũng như nghệ thuật hiện đại của văn học
phương Tây.
Châu Mỹ Latinh được mệnh danh là châu lục có “thực tại kỳ dị” (real
maravilloso). Nhà phê bình văn học Cu Ba Arama viết về lục địa bùng cháy của
mình: “Chúng ta không chỉ sống trong thế kỉ XX. Trong hiện thực của chúng ta,
tất cả các thời đại của nhân loại đều song song tồn tại, bắt đầu từ thời đại cổ xưa
nhất, nguyên thủy, phong kiến, bộ lạc, tư bản chủ nghĩa, hiện đại, siêu hiện đại,
công nghiệp và may mắn thay cả cách mạng nữa. Nói một cách khác, chúng ta
có ở đây một lối kết hợp nhìn ra thực tại hỗn loạn” [14, tr.112]. Thực tại kỳ ảo ở
đây là thực tại đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc diễn ra ở những nước còn
mang nặng tàn tích của quá khứ trong đời sống tinh thần con người. Thực tại kỳ
ảo là một lục địa tồn tại cùng một lúc những hình thái xã hội cách biệt nhau về
trình độ. Đặc biệt, một phần quan trọng của dân chúng ở đây là thổ dân Anh
điêng và người da đen. Họ mang trong mình ý thức đa thần đậm nét cùng một
kho tàng thần thoại phong phú. Mặt khác, bất mãn trước thực tại chịu nhiều nô
dịch, con người có xu hướng đắm mình vào tưởng tượng hư ảo để tìm sự an ủi.
Maguel Angel Asturias giải thích một cách cụ thể rằng một người dân da đỏ
hay một người dân lai sống trong một làng nhỏ rất có thể mô tả cách thức anh ta
thấy một tảng đá lớn hóa thành một người đàn ông lớn thế nào, hay một
đám mây biến thành một tảng đá ra sao. Đó không phải là một thực tại ta sờ thấy
được, mà là một thực tại có liên hệ tới sự hiểu biết sức mạnh siêu nhiên. MộtLuận văn Thạc sĩ Nguyễn Thị Hảo - Cao học Văn K52
20
thiếu phụ rớt xuống vực sâu lúc đi lấy nước vì một rủi ro nào đó, hay một
người cưỡi ngựa bị ngã ngựa. Người ta có thể gọi đó là chuyện vụn vặt, nhưng
những chuyện vụn vặt đó có thể biến thành thần kỳ. Bỗng dưng, trong mắt người
thổ dân, hay người dân kia, người thiếu phụ đã không rớt xuống vực mà chính
cái tảng đá mà cô đập đầu phải hay dòng nước mà cô đã chết đuối trong đó đã
gọi cô. Cứ như vậy, các truyện trở thành truyền kỳ hoang đường. Nền văn
chương của thổ dân da đỏ trước kia, cũng như sách vở của họ viết ra trước kia,
cũng như sách vở của họ viết ra trước khi người Châu Âu chinh phục Châu Mỹ,
những truyện Popul hay Los Anales los Xáhil đã nhuộm màu thực tại trung
gian. Những huyền thoại của dân tộc Maia và thổ dân Mỹ Latinh phản ánh đời
sống tinh thần phong phú của họ.
Thực tại của châu Mỹ Latinh với những đặc điểm phức tạp về địa lý, lịch sử,
chủng tộc, xã hội và văn hóa những đặc điểm khiến cho Mỹ Latinh khác biệt hẳn
với những nền văn minh hình thành một cách ổn định ở Châu Âu cũng như ở
“thế giới thứ 3” đã đề ra trước mắt các nhà văn của lục địa này những nhiệm vụ
phải tìm tòi một phương pháp nghệ thuật thích hợp để thể hiện thực tại đó trong
tất cả đặc trưng của nó. Muốn vậy, nhà văn phải nhìn theo nhiều góc độ và sự
chuyển tải phải phù hợp với tư duy đa thần của thổ dân Anh điêng. Với những lí
do đó, văn xuôi hư cấu mà tiêu biểu là chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trong văn
học Mỹ Latinh ra đời. Người đặt nền móng cho chủ nghĩa hiện thực huyền ảo
trong văn học Mỹ Latinh là Carpentier. Và Márquez đã đưa chủ nghĩa hiện thực
huyền ảo đến đỉnh cao.
Nguyên tắc sáng tác của nhà văn hiện thực huyền ảo là “biến hiện thực thành
hoang đường mà không đánh mất tính chân thực” [10, tr.10]. Để tạo hiệu quả,
các tác giả sử dụng những hình tượng biểu trưng, ngụ ý, ám thị, khoa trương, hoà
lẫn thực và hư, đảo lộn trật tự không, thời gian…
Các tác giả thường mượn những truyền thuyết dân gian cổ xưa để tạo ra các
huyền thoại mới về hiện thực xã hội Châu Mỹ Latinh. Vì thế, sáng tác của dòng
nhân của nó. Trong ngôi nhà ấy, vợ chồng Rebeca đã từng thỏa mãn cơn khát
nhục dục của mình, cầu mong cho khỏi kinh động đến các linh hồn nằm dưới đất.
Cũng tại đó, hai người chủ của nó lần lượt ra đi theo những cách khác nhau nhưng
kết quả lại giống nhau: cả hai đều bị Macondo lãng quên. Mặc dù thi thể của José
Arcadio cố gắng để khẳng định sự tồn tại của nó bởi mùi thuốc súng khét lẹt
nhưng cuối cùng vẫn bị công ty chuối lấp đi bằng chiếc áo bê tông. Dù cố gắng để
khẳng định sự hiện hữu của mình trên đời nhưng José Arcadio Buendía không
được chấp nhận.
Không gian dòng họ Buendía gắn liền với số phận của các nhân vật. Như một
hình tròn không có điểm đầu và cuối, không gian dòng họ này khơi gợi những
thắc mắc, ham muốn tìm hiểu ý nghĩa đằng sau không gian ấy.
Không gian dòng họ Buendía đóng vai trò quan trọng trong tác phẩm. Cùng
với không gian Macondo, không gian dòng họ Buendía tạo tính hoàn chỉnh cho
tác phẩm. Nó làm tác phẩm trở nên hư hư thực thực, đan xen lẫn lộn giữa hiện
tại và quá khứ, giữa mộng mơ và thực tại.
* Tiểu kết:
Xuất phát từ những không gian hết sức gần gũi với cuộc sống: một ngôi làng,
căn phòng, ngưỡng cửa, Márquez đã tô điểm cho nó trở nên sinh động, thậm chí
kỳ bí bởi kỹ thuật huyền ảo. Sự hiện diện của những bóng ma, linh hồn, những
hiện tượng thiên nhiên kì lạ đã nâng tầm nó thành một mê lộ không gian khiến bất
cứ ai lạc vào đó cũng thấy thực hư lẫn lộn. Nhưng đó là những điều kỳ bí mà hiển
nhiên nó phải thế. Người ta sẽ không thắc mắc tại sao lại có những cơn mưa hoa
vàng, tại sao trời đất lại mưa nắng kéo dài tưởng như vô tận vậy. Bởi lẽ định mệnh
của dòng họ Buendía phải thế.
Huyền thoại về Macondo gắn liền với những con người, số phận được định sẵn.
Gắn với các nhân vật là những căn phòng mang hơi thở chết chóc của họ. Nếu như
trong khi xây dựng nhân vật, mặc dù dùng thủ pháp trùng lặp tên từ thế hệ này sang
thế hệ khác, nhưng độc giả vẫn có thể nhận diện họ bởi những nét điển hình thì nhắc
đến một không gian đặc trưng, hình ảnh nhân vật gắn với nó lập tức xuất hiện và
ngược lại. Không gian không còn là yếu tố vô tri vô giác mà trở nên có hồn, hòa
cùng nhịp đập của các nhân vật
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: thời gian trong trăm năm cô đơn, thời gian trong tác phẩm trăm năm cô đơn, những nhân vật kỳ lạ trong trăm năm cô đơn, không gian trong tác phẩm trăm năm cô đơn, ).“Tính huyền ảo và hiện thực kết hợp với nhau trong một thế giới tưởng tượng phong phú phản ánh đời sống và cả những cuộc xung đột của cả lục địa Mỹ Latinh”, Thời gian và không gian huyền thoại trong Trăm năm cô đơn của Gabriel García Márquez pdf
Last edited by a moderator: