bcktooyou

New Member

Download Chuyên đề Thực trạng công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại cơ quan bảo hiểm xã hội huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội giai đoạn 2005 đến nay miễn phí​


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI. 3
1.1: Tồng quan về BHXH. 3
1.1.1: Nguồn gốc ra đời và Sự cần thiết khách quan của BHXH. 3
1.1.2: Đối tượng của BHXH: 6
1.1.3: Bản chất của BHXH. 6
1.1.4: Chức năng của BHXH. 8
1.1.5: Hệ thống các chế độ Bảo hiểm xã hội. 9
1.1.6 Quỹ Bảo hiểm xã hội. 11
1.1.6.1 : Khái niệm và đặc điểm quỹ BHXH. 11
1.1.6.2 : Nguồn hình thành quỹ BHXH 13
1.1.6.3: Sử dụng quỹ BHXH. 15
1.2: Những quan điểm cơ bản về Bảo hiểm xã hội 16
1.2.1: Chính sách BHXH là một bộ phận cấu thành và quan trọng nhất trong chính sách BHXH. 16
1.2.2: Người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ và trách nhiệm tham gia BHXH cho người lao động. 16
1.2.3: Người lao động được bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi đối với BHXH. 17
1.2.4: Mức trợ cấp BHXH. 17
1.2.5: Nhà nước quản lý thống nhất chính sách Bảo hiểm xã hội, tổ chức bộ máy thực hiện chính sách BHXH. 17
1.3: Công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội. 18
1.3.1: Đặc điểm công tác thu và quản lý thu BHXH. 18
1.2.2: Vai trò thu và quản lý thu BHXH. 18
1.2.3: Nguyên tắc. 19
1.2.4: Quy trình tổ chức thu và cách thu BHXH. 20
CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH TẠI CƠ QUAN BHXH HUYỆN PHÚ XUYÊN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2005 ĐẾN NAY 22
2.1: GIỚI THIỆU VỀ CƠ QUAN BẢO HIỂM HUYỆN PHÚ XUYÊN THÀNH PHỐ HÀ NỘI. 22
2.1.1: Quá trình hình thành hệ thống cơ quan BHXH Việt Nam. 22
2.1.2: Sự ra đời và sự phát triển của cơ quan BHXH huyện Phú Xuyên. 24
2.1.3: Nhiệm vụ và quyền hạn của BHXH huyện Phú Xuyên. 26
2.1.4: Cơ cấu tổ chức của BHXH huyện Phú Xuyên thành phố Hà Nội. 26
2.2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU TẠI BHXH PHÚ XUYÊN GIAI ĐOẠN 2005 ĐẾN NAY. 30
2.2.1. Căn cứ thực hiện thu Bảo hiểm xã hội. 30
2.2.2. Thực tế công tác quản lý thu BHXH trong giai đoạn 2005 đến nay. 34
2.3: ĐÁNH GIÁ CHUNG . 46
2.4.1: Những điểm đạt được trong công tác quản lý thu BHXH. 46
2.4.2: Tồn tại và khó khăn cần được giải quyết 48
2.4.3: Bài học kinh nghiệm 48
2.4: TÌNH HÌNH NỢ BHXH TẠI BHXH HUYỆN PHÚ XUYÊN . 49
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH TẠI CƠ QUAN BHXH HUYỆN PHÚ XUYÊN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 54
3.1. MỘT SỐ Ý KIẾN KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU TẠI BHXH PHÚ XUYÊN. 54
3.1.1. Đối với Nhà nước. 54
* Rà xét lại hệ thống văn bản, chính sách cho phù hợp 54
3.1.2. Đối với cơ quan BHXH 55
* Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên 55
* Nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ BHXH. 57
3.1.3. Đối với cấp ủy, chính quyền địa phương. 57
3.2. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KIẾN NGHỊ. 58
3.2.1 Các giải pháp về quản lý đối tượng phải thu BHXH 58
3.2.2. Các giải pháp về tổ chức thu BHXH 62
* Tổ chức phân cấp quản lý thu BHXH hợp lý 62
* Tuyên truyền quảng cáo về BHXH, BHYT 62
* Kiện toàn bộ máy tổ chức 65
* Nâng cao hiệu quả công tác quản lý các đơn vị tham gia BHXH 66
KẾT LUẬN 68

uy giảm sức lao động, tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp, thai sản , cho đối tượng hưởng lương hưu và các loại trợ cấp BHXH khi đã hoàn thành nghĩa vụ…
Nhiệm vụ của bộ phận chi cụ thể như sau:
- Tổ chức chi trả các chế độ BHXH theo phân cấp quản lý.
- Đối chiếu chứng từ nghỉ ốm, nghỉ thai sản để thực hiện chi trả trợ cấp ốm đau thai sản cho các đối tượng đang đóng BHXH.
- Tổ chức kiểm tra, xét duyệt quyết toán chi trả BHXH quý , năm trên địa bàn quận.
- Phối hợp với chính quyền địa phương, các ban thay mặt chi trả, quản lý đối tượng biến động trong địa bàn, lập danh sách chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH theo quy định của pháp luật.
- Tiếp nhận, báo cáo kịp thời với BHXH thành phố các trường hợp hưởng lại trợ cấp BHXH hay điều chỉnh lương hưu.
- Kiểm tra , giám sát việc chi trả lương hưu và trợ cấp cho các loại đối tượng, đảm bảo chi trả tận tay, đúng kỳ, đủ số và ngăn chặn những thiếu sót trong công việc.
- Cuối tháng phải khóa sổ và làm báo cáo kết quả thu, chi trong từng tháng.
- Hàng tháng, quý, năm phải báo cáo tổng hợp quyết toán để gửi lên cơ quan cấp trên theo đúng quy định của Nhà nước.
Chi trả BHXH là một nhiệm vụ quan trọng, có liên quan trực tiếp đến đời sống hàng ngày của người lao động đang được hưởng các chế độ BHXH. Do đó đòi hỏi cán bộ chi phải thành thạo chuyên môn nghiệp vụ kế toán, tính toán nhanh,chính xác, phục vụ các đối tượng hàng thàng đến lĩnh lương một cách nhiệt tình, chu đáo, để công tác chi trả thực hiện đúng người, đúng đối tượng, đúng chính sách, góp phần đảm bảo công bằng xã hội trong công việc thực hiện các chế độ BHXH của Đảng và Nhà nước ta.
Bộ phận giám định chi:
Nhiệm vụ của bộ phận giám định chi là thường trực tại bệnh viện để giám định việc khám chữa bệnh nội ngoại trú của đối tượng hưởng BHYT.
- Giúp lãnh đạo cơ quan và cùng đi kiểm tra thường xuyên, đột xuất việc KCB tại các cơ sở KCB trong huyện theo phân cấp của BHXH tỉnh.
- Lập báo cáo, biểu mẫu gửi BHXH tỉnh theo quy định về KCB.
- Nhận chứng từ, thủ tục tổng hợp về khám chữa bệnh trái tuyến để thanh toán với BHXH tỉnh.
- Kiểm tra chứng từ giám định chi khám chữa bệnh, thanh toán với bệnh viện hàng tháng, quý, năm.
Cả bốn bộ phận thu, chi, chính sách và giám định chi đều đặt dưới sự lãnh đạo của giám đốc và phó giám đốc. Nhà quản lý này có vai trò trực tiếp chỉ đạo, phân công công tác cho cán bộ nhân viên trong cơ quan. Tất cả các giấy tờ muốn có dấu xác nhận của BHXH huyện đều phải thông qua giám đốc hay phó giám đốc cơ quan xét duyệt, ký tên sau đó mới đóng dấu.
2.2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU TẠI BHXH PHÚ XUYÊN GIAI ĐOẠN 2005 ĐẾN NAY.
2.2.1. Căn cứ thực hiện thu Bảo hiểm xã hội.
Thực hiện Nghị định số 12 / CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ về việc ban hành điều lệ BHXH; Nghị định số 19/ CP ngày 16/02/1995 của Thủ tướng Chính phủ thành lập BHXH Việt Nam; Quyết định số 606/ TTg ngày 26/09/1995 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của BHXH Việt Nam ; Thông tư số 58 TC/ HCSN ngày 24/07/1995 hướng dẫn tạm thời cách thu nộp BHXH thì BHXH đã ra quy định về việc thu BHXH thuộc hệ thống BHXH Việt Nam ban hành kèm quyết định số 177/ BHXH ngày 30/12/1996 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam như sau:
Thứ nhất, về mức thu BHXH bằng 20% tổng quỹ lương hàng tháng, trong đó:
- Cơ quan đơn vị hay chủ sử dụng lao động đóng 15% so với tổng quỹ lương của những người tham gia BHXH.
- Người lao động đóng góp bằng 5% tiền lương hằng tháng.
Riêng đối với người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài thực hiện theo thông tư số 05/TTLB ngày 16/01/1996 của Liên bộ tài chính và Bộ Lao động – Thương binh và xã hội hướng dẫn chế độ tài chính đưa lao động làm việc ở nước ngoài, quy định chủ sử dụng lao động đóng BHXH hàng tháng bằng 15% của hai lần lương tối thiểu cho người lao động.
Thứ hai, tiền lương hàng tháng của người lao động để tính tiền nộp BHXH gồm có:
Tiền lương chính theo ngạch, bậc, chức vụ, hay lương theo hợp đồng.
Các khoản phụ cấp : chức vụ, khu vực, thời gian công tác, hệ số chênh lệch bảo lưu ( nếu có )
Đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức Đảng, đoàn thể, hội quần chúng, thì tiền lương hàng tháng của người lao động và quỹ tiền lương của các đơn vị sử dụng lao động được xác định theo các quy định tại Nghị quyết số 35/ NQ / UBTVQH ngày 17/05/1993 của Ủy Ban thường vụ Quốc hội khóa IX; Quyết định số 69/ QĐ – TW ngày 17/03/1993 của Ban Bí thư; Nghị định số 25/CP ngày 17/05/1993 của Chính phủ; Quyết định số 574/TTg ngày 25/11/1994 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định số 05/CP ngày 26/01/1994 của Chính phủ.
Đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh , tiền lương tháng của người lao động và quỹ lương của đơn vị sử dụng lao động được xác định theo các quy định tại Nghị định số 26/ Cp ngày 23/05/1993 và Nghị định số 05/CP ngày 26/01/1994 của Chính phủ.
Thứ ba, mức tiền lương tối thiểu của công chức, viên chức hành chính sự nghiệp, Đảng , Đoàn thể, lực lượng vũ trang theo Nghị định số 06/CP ngày 21/01/1997 của Chính phủ và người lao động trong các doanh nghiệp được quy định theo Nghị định số 26/CP ngày 23/05/1993 của Chính phủ. Còn mức tiền lương tối thiểu của người lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài , khu chế xuất, các văn phòng thay mặt kinh tế, thương mại nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, các cơ quan thay mặt ngoại giao, tổ chức quốc tế hay tổ chức phi chính phủ, cơ quan thông tấn báo chí, phát thanh truyền hình nước ngoài, người Việt Nam định cư tại nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam có thuê lao động người Việt tính bằng dolla Mỹ được quy định trong quyết định số 385/LĐ – TBXH – QĐ ngày 01/04/1996 của Bộ lao động thương binh và xã hội.
Các mức lương tối thiểu nói trên nếu thay đổi theo quy định của Nhà nước thi BHXH tỉnh, huyện phải kịp thời điều chỉnh mức thu BHXH cho phù hợp với tiền lương trích nộp BHXH.
Cũng theo quy định tại điều 8 – Nghị định 26/ CP ngày 25/03/1993 của Chính phủ , việc chi trả lương phải theo kết quả sản xuất kinh doanh , doanh nghiệp phải đảm bảo các nghĩa vụ đối với Nhà nước và trả lương cho người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Vì vậy, các trường hợp thực tế người lao động hưởng lương thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì đơn vị sử dụng lao động và người lao động đều phải đóng BHXH trên nền lương thấp nhất là lương tối thiểu theo quy định cho từng loại hình doanh nghiệp.
Ngày 24/01/2002, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 20/2002/QĐ – TTg chuyển BHYT Việt Nam sang BHXH Việt Nam.Như vậy quỹ BHXH có thêm quỹ BHYT bắt buộc của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, mức đóng BHXH cũng có sự thay đổi theo, cụ thể:
Mức thu BHXH, BHYT đối với người lao động tham gia BHXH bắt buộc theo Nghị định số 58/1998/NĐ – CP ngày 09/01/2003 và BHYT bắt


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top