Dong_Yul

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

PHẦN I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 2
1. Nguồn nhân lực của doanh nghiệp 2
2. Những nội dung chủ yếu của công tác đào tạo nguồn nhân lực trong Doanh nghiệp 2
2.1 Khái niệm, mục tiêu và vai trò của đào tạo nguồn nhân lực 2
2.1.1 Khái niệm 2
2.1.2 Mục tiêu của đào tạo nguồn nhân lực 2
2.1.3 Vai trò của đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. 3
2.2 Các hình thức đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. 3
2.2.1 Đào tạo trong công việc. 3
2.2.2 Đào tạo ngoài công việc. 5
2.3 Tổ chức thực hiện các hoạt động đào tạo trong Doanh nghiệp. 5
2.3.1 Các vấn đề chiến lược đào tạo 5
2.3.2 Trình tự xây dưng một chương trình đào tạo. 7
PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH 9
1. Giới thiệu khái quát về các doanh nghiệp du lịch Việt Nam. 9
PHẦN III MỘT SỐ KIẾM NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH VIỆT NAM 21
1. Kiến nghị với các cơ quan chức năng nhà nước 21
1.1 Kiến nghị với tổng cục du lịch Việt Nam 21
1.2 Kiến nghị với các trường đại học nơi đào tạo những lao động phục vụ trong ngành Du lịch Việt Nam. 21
2. Kiến nghị với các doanh nghiệp du lịch Việt Nam 22
KẾT LUẬN 23
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH
1. Giới thiệu khái quát về các doanh nghiệp du lịch Việt Nam.
Đất nước Việt Nam với nhiều danh lam thắng cảnh, nhiều di tích lịch sử là điểm đến du lịch của rất nhiều khách du lịch quốc tế không chỉ trong nước mà còn thu hút một lượng lớn khách du lịch ngoài nước. Tuy nhiên ngành du lịch và các các doanh nghiệp du lịch chỉ thực sự phát triển kể từ sau khi đất nước ta tiến hành mở cửa hội nhập với thế giới.
Các cơ chế chính sách phát triển du lịch được bổ sung, tạo môi trường cho du lịch hoạt động thông thoáng. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 1995 - 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; quy hoạch các vùng du lịch và các trọng điểm du lịch đã được xây dựng; trên 50 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương và một số điểm du lịch, khu du lịch đã có quy hoạch, tạo điều kiện để đẩy mạnh quản lý du lịch và xây dựng các dự án đầu tư. Hàng trăm dự án quy hoạch chi tiết du lịch đang được khẩn trương thực hiện, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài, góp phần quản lý, khai thác tài nguyên du lịch ngày một hiệu quả. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 - 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 7/2002. Chương trình Hành động quốc gia về Du lịch được Chính phủ phê duyệt và thực hiện có hiệu quả trong giai đoạn 1999-2009.
Chính sách, thể chế tạo nền tảng thúc đẩy du lịch phát triển đã được hình thành và đổi mới phù hợp với điều kiện và xu hướng phát triển du lịch thế giới. Pháp lệnh Du lịch ra đời năm 1999 là khung pháp lý cao nhất, bước ngoặt quan trọng, khẳng định vai trò của Ngành và thể chế hoá đường lối phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước; tạo điều kiện cho hoạt động du lịch phát triển đi vào nề nếp và có định hướng, mục tiêu rõ ràng. Các nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh Du lịch về các lĩnh vực quản lý chi nhánh, văn phòng thay mặt du lịch ở trong và ngoài nước; lữ hành, hướng dẫn du lịch; lưu trú; thanh tra du lịch; xử phạt hành chính; quản lý môi trường du lịch… đã được ban hành và thực hiện có hiệu quả. Năm 2005, Quốc hội đã thông qua Luật Du lịch để điều chỉnh các quan hệ du lịch ở tầm cao hơn; khẳng định một lần nữa vị thế của ngành Du lịch ngay từ chính sách và thể chế.
Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến du lịch như Pháp lệnh xuất, nhập cảnh, cư trú, đi lại cho người Việt Nam; cho người nước ngoài và các văn bản liên quan khác được bổ sung; thủ tục hải quan được cải tiến thuận tiện hơn cho khách và các nhà đầu tư. Việc miễn thị thực song phương cho công dân các nước ASEAN và đơn phương cho công dân Nhật Bản, Hàn Quốc, 4 nước Bắc Âu, Nga và miễn lệ phí visa trong khuôn khổ Chương trình Ấn tượng Việt Nam, đang nghiên cứu xem xét đơn phương miễn thị thực cho công dân một số thị trường du lịch trọng điểm khác… là giải pháp chủ động, tích cực trong bối cảnh suy giảm kinh tế và dịch bệnh hiện nay để thu hút khách và các nhà đầu tư.
Lực lượng kinh doanh du lịch phát triển mạnh, thích nghi dần cơ chế mới, từng bước làm ăn có hiệu quả: Hoạt động du lịch thu hút sự tham gia của cả 6 thành phần kinh tế (nhà nuớc; tập thể; cá thể, tiểu chủ; tư bản tư nhân; tư bản nhà nước; 100% vốn nước ngoài). Trước Đại hội Đảng lần thứ IX, trong kinh doanh lữ hành chỉ có doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài được phép hoạt động, nay mở rộng cho cả doanh nghiệp tư nhân. Tính đến nay, cả nước đã có hơn 11.000 cơ sở kinh doanh lưu trú; 758 doanh nghiệp lữ hành quốc tế; hơn 10 nghìn doanh nghiệp lữ hành nội địa. Số lượng cơ sở kinh doanh du lịch tư nhân, cổ phần và hợp tác xã chiếm tỷ trọng lớn, xu hướng phát triển mạnh. Ngoài ra, còn có hàng nghìn hộ tư nhân kinh doanh du lịch hoạt động ở hầu hết các địa phương trong cả nước.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm vào Link, đợi vài giây sau đó bấm Get Website để tải:

 

Haiyenvo

New Member
Re: Đề án Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp du lịch Việt Nam

Bài viết hữu ích. Bạn có thể cho mình xin bài đầy đủ được không?
 

daigai

Well-Known Member
Re: [Free] Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp du lịch Việt Nam

Link mới update, mời bạn xem lại bài đầu
 

Haiyenvo

New Member
Re: [Free] Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp du lịch Việt Nam

Mình Thank bạn nhiều nhé! <3
 

Kiến thức bôn ba

Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại FSI Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực tại công ty TNHH SX-TM-SV Hoa Đất Việt Luận văn Kinh tế 0
Y Thực trạng vấn đề tuyển sinh và cách thức đào tạo tại trường Đại học Quản Lý và Kinh Doanh Hà Nội: giải pháp cụ thể cho trường Luận văn Kinh tế 0
H Thực trạng đội ngũ giáo viên dạy trẻ khuyết tật ở tỉnh phía nam và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo Khoa học Tự nhiên 0
H Thực trạng và các giải pháp cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp Công nghệ thông tin 2
A Đào tạo và phát triển đội ngũ Công chức hành chính - Thực trạng và giải pháp Công nghệ thông tin 2
A Thực trạng đào tạo trong doanh nghiệp, mặt tích cựu và tồn tại. giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, kinh nghiệm ở nước Luận văn Kinh tế 0
M Thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp tư nhân hiện nay Luận văn Kinh tế 0
H Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở nhà máy gạch ốp lát Hải Dương Luận văn Kinh tế 0
N Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo theo học chế tín chỉ của Trường Đại học kinh tế quốc dân Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top