Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỤC LỤC

Lời mở đầu 2
Chương 1. Cơ sơ lí luận của bất bình đẳng 3
I.Tăng trưởng và các thước đo đánh giá tăng trưởng 3
1. Tăng trưởng 3
2. Các thước đo đánh giá tăng trưởng 3
II. Bất bình đẳng thu nhập và các thước đo đánh giá 6
1. Bất bình đẳng 6
2. Các thước đo bất bình đẳng 6
III. Các mô hình về bất bình đẳng và tăng trưởng kinh tế 9
1. Mô hình Kuznets 9
2. Mô hình tăng trưởng trước, bình đẳng sau của A.Lewis 10
3. Mô hình phân phối lại trước, tăng trưởng sau 11
4. Mô hình tăng trưởng đi đôi với bình đẳng của H.Oshima 12
5. Mô hình phân phối lại cùng với tăng trưởng kinh tế của World Bank 13
Chương II. Thực trạng tăng trưởng và bất bình đẳng tại Việt Nam 15
I. Tình hình tăng trưởng của Việt Nam trong những năm gần đây 15
II.Thực trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập tại Việt Nam 18
III. Tác động của bất bình đẳng trong tăng trưởng kinh tế 24
Kết luận: 29











LỜI MỞ ĐẦU

Nền kinh tế Việt Nam đã chứng kiến những chuyển biến rất tích cực trong những năm vừa qua, trong đó nổi bật nhất là sự tăng trưởng mạnh mẽ trong đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và xuất khẩu. Trong năm 2007, Việt Nam đã thu hút trên 20 tỷ đô la Mỹ FDI, tăng gấp đôi so với năm trước và kim ngạch xuất khẩu đạt xấp xỉ 50 tỷ đô la Mỹ, tăng 21,5% so với năm 2006. Việc gia nhập WTO đối với Việt Nam là tích cực, qua đó góp phần giúp nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng cao và ổn định ở mức 8,5% trong năm 2007 – tốc độ tăng trưởng cao kỷ lục đối với Việt Nam trong những năm gần đây. Bên cạnh những kết quả tích cực nêu trên, cũng cần thấy rõ nền kinh tế Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức như chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, nhập siêu lớn, chất lượng tăng trưởng của một số ngành chưa bền vững, năng lực cạnh tranh ở các cấp độ còn hạn chế, đặc biệt là tình trạng bất bình đẳng trong thu nhập giữa người giàu và người cùng kiệt có sự gia tăng. Để đạt được mục tiêu trở thành nước thu nhập trung bình vào năm 2010, đã đến lúc phải đảm bảo tăng tối đa đối tượng dân cư được thụ hưởng những kết quả phát triển này. Vì vậy, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng và bất bình đẳng thu nhập là một vấn đề cấp thiết và có ý nghĩa. Làm thế nào để định lượng phân phối thu nhập tại VN? Phải chăng có sự đánh đổi giữa các mục tiêu tăng trưởng và thu hẹp khoảng cách giàu nghèo? Chính phủ cần có chính sách gì để dung hoà hai mục tiêu này? Bài đề án này sẽ giúp chúng ta trả lời được những câu hỏi đó.






Chương 1. Cơ sơ lí luận của bất bình đẳng

I.Tăng trưởng và các thước đo đánh giá tăng trưởng
1. Tăng trưởng
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm). Sự gia tăng được thể hiện ở quy mô và tốc độ. Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kì. Khi nghiên cứu tăng trưởng kinh tế của một nước cần quan tâm đến mối quan hệ giữa quy mô và tốc độ tăng trưởng. Mối quan hệ này thường được phản ánh thông qua lượng tuyệt đối trong 1% tăng thêm như thế nào. Thu nhập của nền kinh tế có biểu hiện dưới dạng hiện vật hay giá trị. Thu nhập bằng giá trị phản ánh qua các chỉ tiêu GDP, GNI và được tính cho toàn thể nền kinh tế hay tính bình quân trên đầu người.
Chúng ta cần quan tâm đến số lượng và chất lượng của tăng trưởng. Dưới góc độ triết học, lượng được nhận biết qua thuộc tính bên ngoài của tăng trưởng và chất được biểu hiện qua thuộc tính bên trong của tăng trưởng. Dấu hiệu của thuộc tính bên ngoài là xem xét qua động thái của tăng trưởng theo đó biết được nền kinh tế tăng trưởng nhanh hay chậm, nhiều hay ít (quy mô). Còn dấu hiệu của thuộc tính bên trong là tính bền vững và tính hiệu quả của tốc độ tăng trưởng. Trong đó dấu hiệu của tăng trưởng kinh tế về lượng và có tính bền vững là khả năng duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh trong dài hạn, nguồn lực nào cho tăng trưởng kinh tế, khả năng bảo tồn và tái tạo tài nguyên (nhấn mạnh vấn đề tăng trưởng kinh tế đi kèm bảo vệ tài nguyên môi trường). Và dấu hiệu phản ánh tính hiệu quả là cơ cấu, yếu tố cấu thành giá trị hàng hóa.
2. Các thước đo đánh giá tăng trưởng
Các yếu tố cấu thành giá trị hàng hóa bao gồm chi phí sức lao động, chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí nhà xưởng… Hay nói cách khác các yếu tố cấu thành giá trị hàng hóa bao gồm chi phí trung gian (IC) và giá trị gia tăng (VA). Muốn tăng GDP phải tăng giá trị gia tăng, với dấu hiệu thể hiện ở cơ cấu, tỉ lệ đóng góp của các yếu tố đầu vào.
Như vậy, bản chất của tăng trưởng kinh tế là phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Ngày nay, yêu cầu tăng trưởng kinh tế được gắn liền với tính bền vững hay việc bảo đảm chất lượng tăng trưởng ngày càng cao. Theo khía cạnh này, điều được nhấn mạnh nhiều hơn là sự gia tăng liên tục, có hiệu quả của chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người. Hơn thế nữa, quá trình ấy phải được tạo nên bởi nhân tố đóng vai trò quyết định là khoa học, công nghệ, vốn nhân lực, trong điều kiện một cơ cấu kinh tế hợp lí.
Thước đo của sự tăng trưởng kinh tế thường được thể hiện bằng một số chỉ tiêu như sau:
2.1. Tổng giá trị sản xuất (GO - Gross output) : là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo nên trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong một thời kì nhất định (thường là 1 năm).
Có 2 cách tính GO :
Theo đầu vào GO = VA + IC
Theo đầu ra GO = Tổng doanh thu
2.2. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP – Gross domestic product) : là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do kết quả hoạt động kinh tế trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia tạo nên trong một thời kì nhất định.
Có 3 cách tính GDP :
Tiếp cận từ sản xuất GDP = VA = tổng của VAi với VAi = GOi – ICi trong đó VA: giá trị gia tăng của toàn nền kinh tế; VAi: giá trị gia tăng ngành I; GOi : tổng giá trị gia tăng ngành i; ICi : chi phí trung gian của ngành i
Tiếp cận từ chi tiêu GDP = C + G + I + (X – M) với C là tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình, G là chi tiêu của chính phủ, I là đầu tư tích lũy tài sản, X – M là giá trị kim ngạch xuất khẩu trừ kim ngạch nhập khẩu.
Tiếp cận từ thu nhập GDP = W + R + In + Pr + Dp + Ti với W là thu nhập của người lao động dưới hình thức tiền công và tiền lương, R là thu nhập của người có đất cho thuê, In là thu nhập của người có tiền cho vay, Pr là thu nhập của người có vốn, Dp là khấu hao vốn cố định, Ti là thuế kinh doanh.
2.3. Tổng thu nhập quốc dân (GNI – Gross national income) : là tổng thu nhập từ sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do công dân của một nước tạo nên trong một khoảng thời gian nhất định.
GNI hình thành từ GDP tiếp cận theo góc độ thu nhập và được điều chỉnh theo con số chênh lệch thu nhập nhân tố với nước ngoài
GNI = GDP + chênh lệch thu nhập nhân tố với nước ngoài
Chênh lệch thu nhập nhân tố với nước ngoài = thu nhập lợi tức nhân tố từ nước ngoài – chi trả lợi tức nhân tố ra nước ngoài
2.4. Thu nhập quốc dân (NI – National income): là phần giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ mới sáng tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định
NI = GNI – Dp
2.5. Thu nhập quốc dân sử dụng (NDI – Natinal Disposable Income): là phần thu nhập của quốc gia dành cho tiêu dùng cuối cùng và tích lũy thuần trong một thời kì nhất định.
NDI = NI + chênh lệch về chuyển nhượng hiện hành với nước ngoài
2.6. Thu nhập bình quân đầu người (GDP/người, GNI/người). Chỉ tiêu này phản ánh tăng trưởng kinh tế có tính đến sự thay đổi dân số. Quy mô và tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người là những chỉ báo quan trọng phản ánh và là tiền đề để nâng cao mức sống dân cư nói chung. Sự gia tăng liên tục với tốc độ ngày càng cao của chỉ tiêu này là dấu hiệu thẻ hiện sự tăng trưởng bền vững và nó còn được sử dụng trong việc so sánh mức sống dân cư giữa các quốc gia với nhau.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng thu nhập quốc dân (GNI), tổng giá trị sản xuất (GO), thu nhập quốc dân (NI), thu nhập quốc dân sử dụng (NDI), thu nhập bình quân đầu người (GDP/người, GNI/người) là các thước đo của các trạng thái tăng trưởng kinh tế. Mỗi chỉ tiêu trên đều có ý nghĩa nhất định và được sử dụng tùy theo từng mục đích nghiên cứu. Nó là những số đo mang tính chất tương đối các trạng thái và tốc độ biến đổi của tăng trưởng kinh tế.
II. Bất bình đẳng thu nhập và các thước đo đánh giá
1. Bất bình đẳng
Tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập biểu hiện với những mức độ khác nhau ở các quốc gia. Bất bình đẳng trong phân phôi thu nhập là có sự khác biệt lớn về tình trạng thu nhập giữa các nhóm dân cư khác nhau trong xã hội. Thu hẹp bất bình đẳng trong phân phối thu nhập đã trở thành những vấn đề lớn trong quá trình phát triển kinh tế mà được nhiều nước quan tâm.
2. Các thước đo bất bình đẳng
Thước đo cho bất bình đẳng về phân phối thu nhập đã được các nhà kinh tế và tổ chức thế giới sử dụng phổ biến trong phân tích và nghiên cứu kinh tế là đường cong Lorenz, hệ số Gini, tiêu chuẩn 40 và hệ số giãn cách thu nhập
2.1. Đường cong Lorenz
Hình dưới là đồ thị biểu diễn đường cong Lorenz. Trục hoành thể hiện tủ lệ phần trăm cộng dồn của dân số và được sắp xếp theo thứ tự tăng dần. Trục tung biểu thị tỉ lệ phần trăm cộng dồn của thu nhập mà mỗi phần trăm dân số nhận được.
Đường 45 độ trong hình cho biết ở bất kì điểm nào trên đường này đều phản ánh tỉ lệ phần trăm thu nhập nhận được đúng bằng tỉ lệ phần trăm dân số. Đường này còn được gọi là đường bình đẳng tuyệt đối.
Đường cong Lorenz cho thấy mối quan hệ giữa tỉ lệ phần trăm trong tổng thu nhập nhận được trong khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm).
Khoảng cách giữa đường Lorenz và đường 45 độ cho biết mức độ bình đẳng trong phân phối thu nhập.

Các trường hợp có thể xảy ra:
- Bất bình đẳng không xảy ra (công bằng tuyệt đối) trong phân phối thu nhập khi đường Lorenz ở dạng đường 45 độ.
- Bất bình đẳng tuyệt đối trong phân phối thu nhập khi đưởng Lorenz ở dạng đường OCD.
- Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập khi đường cong ở dạng hình vẽ và nằm trong khu vực giữa đường 45 độ và đường OCD. Trường hợp này xảy ra phổ biến ở các nước.
Ý nghĩa về vị trí của đường Lorenz:
- Khi đường Lorenz dịch chuyển về đường 45 độ, tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập có xu hướng giảm.
- Khi đường Lorenz dịch chuyển ra xa đường 45 độ, tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập có xu hướng tăng.
2.2. Hệ số Gini
Đường cong Lorenz thể hiện tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập bằng hình vẽ. Hạn chế của đường Lorenz là không lượng hóa được mức độ cụ thể của tình trạng bất bình đẳng (trên thực tế, các đường cong này cắt nhau vì có những đoạn nằm gần đường phân giác và có những đoạn lại nằm xa đường phân giác), vì thế phải sự dụng thước đo tiếp theo bằng con số.
Hệ số Gini là thước đo được sử dụng rộng rãi hiện nay. Dựa vào đường cong Lorenz có thể xác định được hệ số Gini.
G =
Trong đó:
dt A là diện tích hình A (diện tích nằm giữa đường 45 độ và đường Lorenz), dt B là diện tích hình B (diện tích tam giác nằm bên dưới đường 45 độ trừ đi diện tích hình A).
Các trường hợp có thể xảy ra đối với hệ số Gini:
- Hệ số Gini = 0, hoàn toàn bình đẳng trong phân phối thu nhập
- Hệ số Gini = 1, hoàn toàn bất bình đẳng trong phân phối thu nhập
- Phổ biến là 0 < G < 1, có xuất hiện tình trạng bất bình đẳng tỏng phân phối thu nhập.
Theo kết quả nghiên cứu của World Bank, giá trị của hệ số Gini biến động từ 0,2 đến 0,6. Đối với những nước có thu nhập thấp, hệ số Gini biến động từ 0,3 đến 0,5 và những nước có thu nhập cao hệ số biến động từ 0,2 đến 0,4. Trong đánh giá thu nhập thì hệ số Gini sấp xỉ 0,3 là tốt nhất vì nếu hệ số này mà thấp hơn 0,3 thì sẽ gia tăng bất bình đẳng, còn nếu thấp hơn nghĩa là khoảng cách giữa người giàu và cùng kiệt nhỏ dẫn đến triệt tiêu động lực để thúc đẩy phát triển.
2.3. Tiêu chuẩn 40% của World Bank
World Bank (2002) đề xuất chỉ tiêu đánh giá tình trạng bất bình đẳng thu nhập: Tỉ lệ thu nhập chiếm trong tổng thu nhập dân cư của 40% dân số có mức thu nhập thấp nhất của xã hội. Theo chỉ tiêu này, có 3 mức độ bất bình đẳng cụ thể sau:
- Khi thu nhập của 40% dân số có mức thấp nhất trong xã hội chiếm tỉ lệ cao hơn 17% của tổng thu nhập thì tương đối bình đẳng.
- Khi thu nhập của 40% dân số có mức thấp nhất trong xã hội chiếm tỉ lệ từ 12% đến 17% của tổng thu nhập thì tình trạng bất bình đẳng tương đối.
- Khi thu nhập của 40% dân số có mức thấp nhất trong xã hội có tỉ lệ nhỏ hơn 12% của tổng thu nhập thì tình trạng bất bình đẳng cao.
2.4. Hệ số giãn cách thu nhập
Trong nhiều công trình nghiên cứu, chỉ tiêu hệ số giãn cách thu nhập được sử dụng để đánh giá tình trạng bất bình đẳng thu nhập. Chỉ tiêu này được xác định bởi mức chênh lệch thu nhập của 20% dân số có thu nhập cao nhất và 20% dân số có thu nhập thấp nhất. Hệ số giãn cách thu nhập (chênh lệch) càng lớn, tình trạng bất bình đẳng càng cao.
III. Các mô hình về bất bình đẳng và tăng trưởng kinh tế
1. Mô hình Kuznets
Trong năm 1955, Simon Kuznets (nhà kinh tế học người Mỹ) đã đưa một mô hình nghiên cứu magn tính thực nghiệm nhằm xem xét mối quan hệ giữa thu nhập và tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập được thể hiện theo hình chữ U ngược. Qua các nghiên cứu Kuznets đã đưa ra giả thiết cho rằng: bất bình đẳng sẽ tăng ở giai đoạn ban đầu và giảm ở giai đoạn sau khi lợi ích của sự phát triển được lan tỏa rộng rãi hơn. Nếu biểu diễn mối quan hệ trên đồ thị sẽ có dạng chữ U ngược. Nguyên nhân của hiện tượng này là do các yếu tố liên quan đến cầu. Cụ thể, tại thời điểm bắt đầu thực hiện công nghiệp hoá, công nghệ và thể chế thay đổi sẽ kéo theo nhu cầu về vốn và lao động có kỹ năng, trong khi hạ thấp vai trò của lao động không có kỹ năng. Sau đó, kỹ thuật mới liên tục xuất hiện (theo nguyên tắc đàn nhạn bay - “catching up”), còn thể chế thì thay đổi chậm hơn. Nhờ đó, thu nhập của đại bộ phận lao động (chuyên môn kém) cũng được cải thiện bởi vai trò của yếu tố nhân lực trong cơ cấu sản phẩm lại được chú trọng

Kết luận
Theo các chuyên gia kinh tế của ngân hàng Thế giới (WB), bên cạnh việc tăng cường hội nhập thế giới và khu vực, Việt Nam cần thúc đẩy làn sóng hội nhập trong nước, tạo điều kiện gắn kết các khu vực, các thành phố ở những mức phát triển khác nhau vào luồng phát triển chung của cả nước. iệt Nam, cũng giống các nước khu vực Đông Nam Á, đang tích cực hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực, nhờ đó chứng kiến tốc độ phát triển kinh tế nhanh chưa từng có. Tuy nhiên, khác với phần lớn các nước Đông Á hiện đã có thu nhập trung bình (bao gồm 5 nước là Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Philippin và Indonesia), Việt Nam mới đang trong quá trình phấn đấu để trở thành nước có thu nhập trung bình vào năm 2010, và chỉ có một vài khu vực kinh tế trọng điểm đạt mức thu nhập trung bình trong khi cả nước vẫn ở mức thu nhập thấp. Đối với các nước có thu nhập thấp như Việt Nam, thì tạm thời các chiến lược đúng đắn vẫn là duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, mở cửa thương mại, tăng cường giáo dục và thu hút mạnh đầu tư. Song, đồng thời nên hình thành một cách tiếp cận mới, đón đầu và vượt qua những thách thức cản trở con đường tiếp tục phát triển đi lên của các nước có thu nhập trung bình như bất bình đẳng, tham nhũng và môi trường xuống cấp. Bên cạnh đó, Việt Nam cần chọn cho mình chiến lược phát triển mới, chú trọng xây dựng xã hội gắn kết, xây dựng các thành phố năng động, kết nối tốt với các khu vực nội địa khác cũng như với toàn thế giới, gia nhập vào chuỗi dây chuyền cung ứng của khu vực để thúc đẩy trao đổi thương mại về linh kiện điện tử, viễn thông - các sản phẩm ngày một chiếm tỷ trọng xuất khẩu cao. Việt Nam đã hoàn thành tốt việc triển khai các dịch vụ công mà đây là một trong những nhiệm vụ chính cho các nước có thu nhập trung bình nhằm đảm bảo công bằng xã hội. Trong bối cảnh thị trường vốn phát triển nóng như hiện nay, chính phủ Việt Nam cần duy trì yếu tố ổn định cho nền kinh tế vĩ mô, cải thiện hệ thống tài chính theo hướng minh bạch hóa, tăng cường giám sát và theo dõi hoạt động của thị trường này, giảm thiểu xu hướng tích tụ kinh tế gây bất bình đẳng giữa các khu vực và thành phần kinh tế trong xã hội.
Tài liệu tham khảo

- Giáo trình kinh tế phát triển
- Trang web của Tổng cục thống kê:
- Trang web của Thời báo Việt:
- Trang web của tạp chí Cộng Sản:
- WEF – Global Competitiveness Report.
- Báo cáo của ADB
- Báo cáo của World Bank

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

ngochuyenn

New Member
Bạn ơi cho mình xin link tải với nha, mình cần gấp trong đêm nay. Nếu bạn đọc được thì rep mình nha. Mình Thank nhiều
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng công tác và một số giải pháp nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong dự thầu xây dựng tại Công ty Xây dựng và Trang trí nội thất Bạch Đằng Khoa học kỹ thuật 0
P Gian lận thuế giá trị gia tăng trong các doanh nghiệp thương mại Thực trạng và biện pháp phòng ngừa Luận văn Kinh tế 0
C Tổ chức thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương, thực trạng và giải pháp để tăng cường tính hiệu quả trong việc thực hiện hợp đồng ngoại thương ở Việt Nam tại Vimedimex Luận văn Kinh tế 0
H Thực trạng thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam Công nghệ thông tin 2
A Ảnh hưởng các yếu tố kinh tế kỹ thuật đến việc tăng năng suất lao động tại công ty dệt Minh Khai, thực trạng và giải pháp Công nghệ thông tin 0
S Thực trạng và Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại Công ty CP kỹ thuật tàu công trình thuỷ Vinashin Luận văn Kinh tế 0
S Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường đầu tư của Việt Nam sang Lào Luận văn Kinh tế 0
S Thực trạng tổ chức công tác kế toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty Da Giày Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
J Thực trạng vận hành luật thuế giá trị gia tăng và tổ chức kế toán thuế giá trị gia tăng trong doanh nghiệp thương mại ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
H Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường chất lượng XTĐT để phát triển các khu công nghiệp của Việt Nam Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top