tieuyentubaby
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
thực trạng tranh chấp về thương mại điện tử
I. Thực trạng tranh chấp về TMĐT
A. Ở Việt Nam
Trong thời gian qua tại Việt Nam số lượng các vụ tranh chấp về TMĐT đang ngày càng gia tăng một cách nhanh chóng. Tranh chấp về TMĐT ở VN trong thời gian qua chủ yếu là các tranh chấp về tên miên, tranh chấp về bản quyền tác giả, tranh chấp liên quan đến thông tin cá nhân, tranh chấp về hình thức giao kết hợp đồng thương mại và tranh chấp liên quan tới tội phạm trên không gian mạng.
Các tranh chấp tên miền liên quan đến hoạt động đầu cơ tên miền tại Việt Nam và đối với tên miền .com.vnhay .vn do cơ quan quản lý tên miền, Bộ Bưu chính viễn thông quản lý chưa được giải quyết một các triệt để. Chẳng hạn như vụ tên miền
Dưới đây là một số vụ tranh chấp điển hình về TMĐT.
• Vụ tranh chấp tên miền
Vụ việc tên miền tide.com.vn có liên quan đến nhãn hiệu TIDE của Công ty The Procter & Gamble (Công ty P&G), có địa chỉ tại One Procter & Gamble Plaza, Cincinnati, Ohio 45202, USA, là một dẫn chứng điển hình về tranh chấp thương mại điện tử liên quan đến khía cạnh sở hữu trí tuệ, mà ở đây là liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa đã được bảo hộ tại Việt Nam. Chủ nhãn hiệu là Công ty P&G ngày 27/9/2004 đã khiếu nại đến Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) về việc tên miền
Các vụ việc tranh chấp tên miền tại Việt Nam trong thời gian qua tồn đọng khá nhiều. Lý do là chưa có một khung pháp lý đồng bộ và thỏa đáng để giải quyết các vấn đề này.
Đối với vấn đề tranh chấp bản quyền Internet trong thời gian qua đã được các phương tiên thông tin đại chúng của Việt Nam tuyên truyền khá rộng rãi. Thực tế cho thấy là các tranh chấp này ngày một phổ biến và khó kiểm soát do mức độ phức tạp của hệ thống mạng máy tính Internet đồng thời với nó là chưa có một hành lang pháp lý đồng bộ cũng như các cơ quan quản lý có thẩm quyền để giải quyết dứt điểm các tranh chấp này.
• Vụ tội phạm làm giả thẻ ATM
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa kết thúc điều tra đường dây làm giả thẻ ATM và sẽ đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tối cao truy tố 10 đối tượng trong đường dây này do Nguyễn Anh Tuấn, chủ tịch hội đồng quản trị công ty RC cầm đầu. Đường dây này đã ăn cắp thông tin của các chủ thẻ tín dụng sau đó bán lại cho nhau hay trực tiếp làm thẻ ATM giả để rút được số tiền khoảng 2,6 tỷ đồng. Cơ quan điều tra cũng đã thu giữ tang vật gồm 10 máy vi tính, 4 máy in thẻ ATM giả cùng một số tài sản mua sắm bằng tiền ăn cắp được.
• Vụ tranh chấp liên quan đến lừa đảo trên mạng Trái tim Việt Nam (
Phòng Phòng chống Tội phạm Công nghệ cao (thuộc C15 - Bộ Công an) trong tháng 9/2006 đã tiến hành điều tra và triệu tập Đào Anh Tuấn – người đã tiến hành vụ lừa đảo qua mạng để chiếm đoạt gần 20 triệu đồng của các thành viên trên diễn đàn trực tuyến TTVNOL.
Giữa tháng 5/2006, sau khi tham gia vào chuyên mục mua sắm trên diễn đàn này, Đào Anh Tuấn núp dưới nick name Enrique81 đã tuyên bố nhận mua hàng giúp, lấy tiền công rất rẻ và yêu cầu các thành viên đặt cọc trước 50% tiền hàng qua nhiều tài khoản ngân hàng tự động. Nhưng sau khi chiếm được gần 20 triệu tiền đặt cọc, Tuấn đã gửi cho họ toàn quần áo cũ và những bo mạch rỉ sét sản xuất từ cách đây cả chục năm thay cho quần áo hàng hiệu và Laptop mua từ Mỹ! Các thành viên bị hại sau đó viết đơn đến cơ quan công an. Quá trình điều tra làm rõ vụ việc trong vòng 2 tháng qua của C15 cũng có sự giúp đỡ phối hợp của Trung tâm an ninh mạng ĐH Bách Khoa Hà Nội (BKIS).
Qua ba ví dụ trên có thể thấy ở Việt Nam số vụ việc tranh chấp TMĐT đang ngày càng gia tăng về số lượng và sự phức tạp. Chính vì thế các quy định pháp luật liên quan đến các vấn đề tranh chấp TMĐT cần hoàn thiện và đồng bộ sớm để giải quyết tốt các tranh chấp TMĐT tại Việt Nam, nhất là sau khi Việt Nam đang ngày hàng hội nhập sâu rộng vào thị trường toàn cầu.
B. Thực trạng tranh chấp TMĐT tại một số nước trên thế giới
Tranh chấp về TMĐT trên thế giới là khá đa dạng. Theo báo cáo của tổ chức UNCTAD số vụ việc tranh chấp TMĐT là như sau:
a. Tranh chấp liên quan đến việc bảo vệ dữ liệu (data protection)
Tại Mỹ, EU và nhiều nước khác đã ban hành luật bảo vệ dữ liệu, theo đó các đơn vị công ty cung cấp dịch vụ hosting, server hay các công ty có quản lý dữ liệu phải đảm bảo an toàn cho các dữ liệu được lưu trữ. Đã có nhiều tranh chấp liên quan đến data protection xẩy ra. Đa số các vụ việc được đưa ra toà án để giải quyết.
• Vụ tranh chấp giữa công ty Viễn Thông Pháp France Télécom và khách hàng
Vụ việc có liên quan đến khiếu nại từ khách hành của mạng di động Orange với Công ty Viễn Thông Pháp France Télécom (chủ sở hữu mạng di động Orange) và khách hành của Công ty Littlewoods Shop Direct Group (thường viết tắt là LSDG hay LWSDG) tại Anh lên Cơ quan giam sát thông tin (Information Commissioner’s Office –ICO). Ở vụ việc thứ nhất công ty viễn thông Pháp France Télécom, chủ của mạng Orange, đã cho phép nhân viên mới của Công ty được chia sẻ tên đăng nhập và mật khẩu khi đăng nhập vào hệ thống mạng của Công ty, dẫn đến việc Orange đã không đảm bảo an toàn thông tin của khách hành, vi phạm luật bảo vệ dữ liệu (Data Protection Act). Còn ở vụ việc thứ hai, Công ty Littlewoods đã không xử lý thông tin khách hàng phù hợp với các quy định của Luật bảo vệ dữ liệu (data Protection Act) dẫn đến việc mặc dù khách hàng cố gắng ngăn chặn việc Công ty Littlewoods sử dụng thông tin cá nhân của cô ta cho mục đích quảng cáo trực tiếp, nhưng Công ty này vẫn tiếp tục gửi các thông tin quảng cáo đến. Cơ quan ICO kết luận hành vi vi phạm Luật bảo vệ dữ liệu của hai Công ty này và yêu cầu hai công ty này phải ghi một bản ghi nhớ chính thức về việc chấp hành, tuân thủ các quy định của Luật bảo vệ dữ liệu.
b. Tranh chấp liên quan đến hợp đồng cung cấp dịch vụ trực tuyến
Như đã nói ở Chương I, nhiều nước trên thế giới đã công nhận tính pháp lý của hợp đồng điện tử. Đối với các giao dịch C2C hay B2C thì các hợp đồng thường đơn giản hay có thể chỉ cần có những bằng chứng cụ thể về việc có giao dịch giữa hai bên. Ngược lại các giao dịch B2B hay giao dịch B2C liên quan đến dịch vụ thì thường có một hợp đồng, hay có thể là một thoả thuận đòi hỏi sự đồng ý của bên kia thì mới được triển khai thực hiện dịch vụ.
Tranh chấp hợp đồng TMĐT xẩy ra khá nhiều. Hầu hết các công ty cung cấp dịch vụ trên mạng Internet đều có các khiếu nại. Chẳng hạn như các dịch vụ thanh toán trực tuyến, dịch vụ điện thoại Internet v.v... Tuỳ theo mức độ mà các bên có thể giải quyết thông qua hoà giải hay trung gian. Các vụ việc phức tạp hay các bên chưa đạt được tiếng nói chung thì thường đưa ra Toà án yêu cầu giải quyết.
• Vụ tranh chấp giữa ông Joe Douglas (quốc tịch Anh) và Tập đoàn TALK AMERICA INC (quốc tịch Mỹ).
Vụ việc xẩy ra tại nước Anh giữa một bên nguyên đơn là ông Joe Douglas (quốc tịch Anh) và Tập đoàn TALK AMERICA INC., a Pennsylvania corporation, USA của Mỹ. Ông Joe Douglas là khách hàng của Talk America, đăng ký dịch vụ điện thoại đường dài internet do America Online cung cấp. Ngày 07/06/2007, ông Joe Douglas khởi kiện công ty Talk America với lý do là công ty Talk America mua lại dịch vụ điện thoại đường dài internet của công ty America Online, Inc. và sau đó đã có những điều chỉnh các quy định trong hợp đồng liên quan đến phụ phí dịch vụ, điều khoản trọng tài, việc chọn luật áp dụng giải quyết tranh chấp là luật của Bang California và các thay đổi này đã được đăng trên website của Hãng này về các thay đổi đó. Tuy nhiên công ty Talk Amerca không thông báo việc thay đổi này cho ông dẫn đến việc ông vẫn tiếp tục sử dụng của Talk America thêm 4 năm.
Douglas cho rằng việc thay đổi nội dung hợp đồng mà Talk America đơn phương tiến hành là vi phạm luật thông tin liên bang (Federal Communications Act), và Luật bảo vệ người tiêu dùng của Bang California (California consumer protection statutes).
Tòa án quận của California, trụ sở của Talk America (UNITED STATES DISTRICT COURT FOR THE CENTRAL DISTRICT OF CALIFORNIA) đã thụ lý vụ án. Tòa cho rằng Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa hai bên, và một bên không thể tự ý thay đổi nội dung của hợp đồng mà không có sự đông ý của bên thứ hai. Theo quan điểm của tòa: cho dù Douglas có vào website của Talk America, thì Douglas cũng không cần xem lại các quy định hợp đồng được đăng tại đó. Các bên trong hợp đồng không có nghĩa vụ phải kiểm tra các điều khoản trong hợp đồng để biết được các thay đổi trong nội dung của hợp đồng do một bên đơn phương tiến hành. Do đó một bên trong hợp đồng không thể đơn phương thay đổi nội dung hợp đồng, việc thay đổi nội dung hợp đồng nhất thiết cần có sự đồng ý của bên kia. Hơn nữa trong vụ việc này, việc Talk America đăng hợp đồng sửa đổi lên website của mình chỉ đơn thuần là một lời đề nghị chứ nó không thể ràng buộc các bên cho đến khi nào các bên trong hợp đồng đồng ý với đề nghị sửa đổi đó.
Tòa án căn cứ vào rất nhiều án lệ và luật liên quan đã kết luận Joe Douglas thắng kiện, Talk America phải bồi hoàn khoản tiền phụ phí đã tính thêm với Douglas.
c. Tranh chấp giữa người mua và người bán (C2C hay C2B)
Nói đến TMĐT, không thể không nói đến giao dịch C2C, C2B. Chính sự gia tăng mạnh mẽ của các giao dich này đã góp phần quan trọng cho sự phát triển nhanh chóng các dịch vụ kinh doanh trên Internet, cũng như sự phát triển nhanh chóng của công nghệ truyền thông.
Đã có rất nhiều tranh chấp xẩy ra. Tuy nhiên các bên trong giao dịch C2C, B2C thường ưa dùng cơ chế thương lượng, hoà giải - trọng tài để giải quyết tranh chấp.
• Tranh chấp giữa tui và ông Maveick liên quan đến giao dịch mua hàng đấu giá trực tuyến trên mạng Ebay (C2C).
Vụ việc diễn ra giữa người mua hàng là tui và người bán là ông Maveick, quốc tịch Mỹ, nơi thực hiện việc giao dịch mua bán hàng là trang đấu giá trực tuyến Ebay.com. Ngày 14/02/2008, tui có vào trang Ebay đấu giá thành công Điện thoại di động smartphone Black Jet 760i của Samsung. Tuy nhiên do thẻ Visa của tui có lỗi nên không thể tiến hành trả tiền ngay, tui đã viết email thông báo cho người bán đề nghị gia hạn trả tiền thêm 5 ngày nhưng do thời gian đó vào dịp tết nên ngân hàng không thể phát hành thẻ mới cho tui được. Sau 5 ngày, Maveick đã thông báo Ebay qua trang chuyên giải quyết vấn đề tranh chấp và an ninh (Ebay security and resolution center – SquareTrade) về việc tui không thanh toán tiền hàng. Tại trang SquareTrade, tui đã thông báo về việc này và Ebay kết luận rằng tui đang thực hiện thanh toán nhưng có trục trặc, đề nghị người bán hàng chờ thêm một thời gian là 10 ngày. Cuối cùng thì tui đã thanh toán được tiền hàng cho người bán thông qua Visa và Paypal, và Maveick thông báo cho tui biết anh ta bắt đầu chuyển hàng cho tui vào ngày 30/02/2008 theo đường biển, hàng được đóng cùng với các hàng khác thành kiện để giảm chi phí vận chuyển theo yêu cầu của đơn vị giao nhận vận tải.
Tuy nhiên đến ngày 2/4/2008, tui vẫn chưa nhận được hàng, tui đã liên lạc với Maveick thông báo cho anh ta là tui chưa nhận được hàng đồng thời thông báo cho Ebay về việc chưa nhận được hàng. Cơ quan Ebay’s Trust and Safety Department đã ngay lập tức gửi thư cho tui rằng họ rất lấy làm tiếc về việc này. Trong thư, Ebay thông báo cho tui biết cách thức tiến trình giải quyết vụ việc. Ebay mở phòng trao đổi giữa tui và Maveick để giải quyết việc chưa nhận được hàng và thông báo cho tui biết được rằng Ebay có thể xử lý người bán không giao hàng bằng các biện pháp: giới hạn, hạn chế các quyền sử dụng tài khoản, khóa tài khoản, phạt phí và hủy các thông về uy tín của người bán hàng. Ebay cũng cho tui hay là họ không thể tiết lộ thông tin tài khoản của các thành viên và các xử lý mà Ebay sẽ tiến hành để đảm bảo đúng luật private về tài khoản của các thành viên.
Ebay sau đó đã thông báo với tui các thông tin liên quan đến địa chỉ thật, số điện thoại và Email thật của Mavieck, và đề nghị tui và Mavieck trao đổi với nhau về vụ việc. Cũng theo thư ngày 2/4/2008, Ebay thông báo cho tui biết, trường hợp mà người bán không trả lời tui hay tui cho rằng tui chưa thỏa mãn với việc giải quyết đó thì tui có thể báo cáo vụ việc đến cơ quan Ebay Trust and Safety Team. Trường hợp mà tui vẫn chưa nhận được hàng, thì Ebay khuyến nghị tui thông báo đến cơ quan Trung tâm khiếu nại tội phạm internetwww.ic3.org hay liên hệ với cơ quan điều tra, chính quyền nơi người bán cư trú.
Tuy nhiên do tui phải đi nước ngoài công tác nên không thể dành thời gian theo đuổi vụ việc và chấp nhận mất tiền và không nhận được hàng.
Từ vụ việc này có thể thấy lỗi một phần do trách nhiệm của những công ty cung cấp dịch vụ của Việt Nam như ngân hàng, đơn vị giao nhận vận tải. Các đơn vị này chưa thật sự có trách nhiệm trong việc phục vụ khách hàng cũng như hỗ trợ khách hàng trong việc giải quyết các tranh chấp có liên quan dẫn đến tranh chấp đáng tiếc như trên.
• Tranh chấp giữa công ty mua hàng của Mỹ và công ty sản xuất của Trung Quốc (B2B)
Bộ phận nhập hàng cho một cửa hàng lớn ở Mỹ đặt lệnh mua 8000 giá phơi quần áo chất liệu plastic. Có nhiều lời chào hàng từ các nhà cung cấp ở bắc Mỹ và niều nước trên thế giới, cuối cùng bộ phận nhập hàng quyết định chọn một công ty Trung Quốc. Công ty Trung Quốc này có đăng bản mô tả giá phơi quần áo có thể gấp lại được và có thể được đặt trên sàn. Hình ảnh đươc đăng trong lời chào hàng tại website của công ty này thể hiện sản phẩm rất hiện đại và hấp dẫn, và người mua yêu cầu rằng chất liệu được sử dụng để sản xuất giá phơi quần áo phải là loại nhựa có chất lượng cao. Bên mua thông báo cho Công ty Trung Quốc là chào hàng của công ty này được chấp thuận.
Hai bên sử dụng dịch vụ của một công ty trung gian cung cấp dịch vụ B-B, tức là một công ty quản lý sàn giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, việc sử dụng dịch vụ này sẽ đảm bảo giao dịch giữa hai bên thuận lơi hơn, cũng như trường hợp có tranh chấp, công ty này sẽ có trách nhiệm phối hợp giải quyết. Hai bên thỏa thuận thống nhất về thời gian, tiến độ giao hàng, bên mua hàng gửi tiền cho công ty trung gian để bên bán giao hàng.
Sau hai tuần như trong hợp đồng, người mua vẫn chưa nhận được hàng do đó liên hệ với công ty trung gian đề nghị không thanh toán tiền hàng với lý do chậm giao hàng. Cuối cùng thì hàng cũng được chuyển đến và người bán thông báo yêu cầu người mua đến kiểm tra hàng. 5 mẫu hàng người mua kiểm tra được người mua cho rằng là “không đạt”. Khi mở ra, các giá phơi quần áo này không đặt vững được trên mặt đất, thêm đó mặc dù loại nhựa dùng làm giá phơi quần áo là loại nhựa chất lượng cao nhưng việc đúc nhựa làm chưa được tốt lắm dẫn đến việc có vết và có bóng tại nhiều điểm và nhìn không được mượt lắm.
Người mua liên lạc với công ty trung gian thông báo cho công ty này về những điểm chưa đạt của hàng như đã nêu trên. Khi thay mặt của công ty trung gian thông báo cho công ty Trung Quốc về các vấn đề đó, công ty này rất tức tối. Công ty này cho rằng việc chậm giao hàng là do lỗi của đơn vị giao nhận vận tải chứ không phải là lỗi của công ty sản xuất, hàng hóa mà họ giao cho bên mua là đủ tiêu chuẩn theo như bản chào hàng mà bên mua đã đồng ý, do đó Công ty Trung quốc đề nghị công ty trung gian giao lại tiền thanh toán mà bên mua đã ký phát ở công ty này.
Công ty trung gian đã chuyển vụ việc tranh chấp đến một công ty cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp trực tuyến theo như quy định đã được thông báo trong quy định dịch vụ
Những khó khăn và yếu kém
Như trên đã trình bày, việc xuất hiện nhiều cơ chế giải quyết tranh chấp TMĐT thông qua thủ tục ODR đã đóng một phần quan trọng cho sự phát triển của TMĐT. Việc giải quyết qua các cơ chế này được các bên trong tranh chấp TMĐT ưa dùng vì các lý do như đã nêu trên, tuy nhiên các cơ quan trung gian hòa giải và trọng tài này còn thể hiện một số điểm cần hoàn thiện và phát triển hơn như sau:
Thứ nhất, về ngôn ngữ sử dụng trong các hệ thống giải quyết tranh chấp chưa đa dạng, chủ yếu là ngôn ngữ bản địa, chẳng hạn như CMAP ở Pháp và ARN ở Thụy Điển chỉ cung cấp dịch vụ cho các tranh chấp TMĐT mà một bên mang quốc tịch của các nước này. Điều này là khá phức tạp vì trong khi ngôn ngữ tiếng Anh đang được coi là ngôn ngữ thông dụng nhất trên thế giới hơn nữa việc giới hạn như đã nói ở trên sẽ loại ra ngoài rất nhiều giao dịch vì bản thân TMĐT là một dạng thương mại quốc tế mở.
Thứ hai, về lệ phí dịch vụ, đa số các tổ chức cung cấp dịch vụ này đang trong quá trình thử nghiệm nên hầu như đều miễn phí đối với người dùng. Tuy nhiên có một số tổ chức nhận tiền tài trợ từ các công ty, các tổ chức kinh tế như vậy sẽ đạt ra vấn đề tính minh bạch và phụ thuộc của các tổ chức này. Theo quan điểm của tui các tổ chức này có thể được nhà nước tài trợ hay do các bên tranh chấp đóng phí và cơ quan này phải là một bên thư ba trung lập có thể là chính phủ, các tổ chức phi lợi nhuận mà không có liên quan đến tranh chấp.
Thứ ba, về tính hiệu quả của các cơ quan này. Hầu hết các tổ chức cơ quan cung cấp dịch vụ trung gian hòa giải trực tuyến đều đáp ứng tiêu chuẩn tính khả thi, nhanh chóng thuận tiện và giải quyết tốt các vụ việc, tuy nhiên các tổ chức cơ quan này cần chú ý một các thích đáng đến các vấn đề bất đồng liên quan đến ngôn ngữ và văn hóa, cần ứng dụng hiệu quả và mạnh mẽ hơn công nghệ thông tin liên lạc cũng như cần công bố các vụ việc giải quyết để cho các bên trong tranh chấp cũng như các nhà nghiên cứu đánh giá hiệu quả của các cơ quan này trong việc giải quyết tranh chấp.
Thứ tư, về quyết định trọng tài, khả năng của các bên trong việc khiếu nại yêu cầu xem xét lại vụ việc trong trường hợp họ cảm giác chưa thỏa mãn với vụ việc là khó khăn, thường thì các yêu cầu như vậy thường bị ngăn chặn hay không cho phép. Trường hợp quyết định đó không được chuyển cho cơ quan có thẩm quyền hay cơ quan thực thi pháp luật thi hành, thì các bên trong tranh chấp sẽ không ý thức thức được các vấn đề đáng để quan tâm. Hơn thế, đa số các tổ chức, công ty cung cấp dịch vụ trung gian hòa giải và trọng tài thường thường không cho các cơ quan quản lý, thực thi pháp luật hay các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng tiếp cận các vụ việc như vậy không tránh khỏi có thể có sai sót trong giải quyết vụ việc hay có sự gian lận, lạm dụng trong giải quyết tranh chấp.
Thứ năm, do tính chất kỹ thuật công nghệ cao phải được vận dụng thành thạo để giải quyết tranh chấp về TMĐT nên các cách giải quyết trực tuyến sẽ gặp khó khăn do thiếu hạ tầng mạng, thiếu nguồn nhận lực phải vừa giỏi ngoại ngữ vừa giỏi công nghệ, vừa chuyên sâu về lĩnh vực tranh chấp. Vì vậy, các cách này chưa phổ biến ở Việt Nam cung như trên thế giới.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
thực trạng tranh chấp về thương mại điện tử
I. Thực trạng tranh chấp về TMĐT
A. Ở Việt Nam
Trong thời gian qua tại Việt Nam số lượng các vụ tranh chấp về TMĐT đang ngày càng gia tăng một cách nhanh chóng. Tranh chấp về TMĐT ở VN trong thời gian qua chủ yếu là các tranh chấp về tên miên, tranh chấp về bản quyền tác giả, tranh chấp liên quan đến thông tin cá nhân, tranh chấp về hình thức giao kết hợp đồng thương mại và tranh chấp liên quan tới tội phạm trên không gian mạng.
Các tranh chấp tên miền liên quan đến hoạt động đầu cơ tên miền tại Việt Nam và đối với tên miền .com.vnhay .vn do cơ quan quản lý tên miền, Bộ Bưu chính viễn thông quản lý chưa được giải quyết một các triệt để. Chẳng hạn như vụ tên miền
You must be registered for see links
do Công ty cổ phần quốc tế Kiến Cường đăng ký gây nhầm lẫn với nhãn hiệu Heineken hay tên miền Dantri.vn do Công ty cổ phần phần mềm và truyền thông Việt Nam đăng ký gây nhầm lẫn với tên miền dantri.com.vn do Báo khuyến học và dẫn trí quản lý…Dưới đây là một số vụ tranh chấp điển hình về TMĐT.
• Vụ tranh chấp tên miền
You must be registered for see links
Vụ việc tên miền tide.com.vn có liên quan đến nhãn hiệu TIDE của Công ty The Procter & Gamble (Công ty P&G), có địa chỉ tại One Procter & Gamble Plaza, Cincinnati, Ohio 45202, USA, là một dẫn chứng điển hình về tranh chấp thương mại điện tử liên quan đến khía cạnh sở hữu trí tuệ, mà ở đây là liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa đã được bảo hộ tại Việt Nam. Chủ nhãn hiệu là Công ty P&G ngày 27/9/2004 đã khiếu nại đến Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) về việc tên miền
You must be registered for see links
được cấp phát cho ông Johnny Lee – địa chỉ liên hệ: 3613 Boulder Creek way, Antelopeca 95843, USA ngày 26/3/2004 cho rằng ông Lee đăng ký và sử dụng tên miền này với động cơ không lành mạnh. Dựa trên các bằng chứng mà thay mặt của công ty P&G là Công ty tư vấn đầu tư và chuyển giao công nghệ (InvestConsult) cung cấp, VNNIC nhận thấy hành vi của Johnny Lee đã thể hiện rõ ràng việc đầu cơ tên miền, vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng các tài nguyên internet. Ngày 1/2/2005 VNNIC gửi thông báo đến ông Lee và sau đó ngày 10/3/2005 VNNIC đã gửi thông báo lần cuối về hành vi vi phạm của Johnny Lee, yêu cầu chấm dứt hành vi đầu cơ tên miền của mình và sau đó ngày 15/3/2005 đã thu hồi tên miền, trả về cho Công ty P&G.Các vụ việc tranh chấp tên miền tại Việt Nam trong thời gian qua tồn đọng khá nhiều. Lý do là chưa có một khung pháp lý đồng bộ và thỏa đáng để giải quyết các vấn đề này.
Đối với vấn đề tranh chấp bản quyền Internet trong thời gian qua đã được các phương tiên thông tin đại chúng của Việt Nam tuyên truyền khá rộng rãi. Thực tế cho thấy là các tranh chấp này ngày một phổ biến và khó kiểm soát do mức độ phức tạp của hệ thống mạng máy tính Internet đồng thời với nó là chưa có một hành lang pháp lý đồng bộ cũng như các cơ quan quản lý có thẩm quyền để giải quyết dứt điểm các tranh chấp này.
• Vụ tội phạm làm giả thẻ ATM
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa kết thúc điều tra đường dây làm giả thẻ ATM và sẽ đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tối cao truy tố 10 đối tượng trong đường dây này do Nguyễn Anh Tuấn, chủ tịch hội đồng quản trị công ty RC cầm đầu. Đường dây này đã ăn cắp thông tin của các chủ thẻ tín dụng sau đó bán lại cho nhau hay trực tiếp làm thẻ ATM giả để rút được số tiền khoảng 2,6 tỷ đồng. Cơ quan điều tra cũng đã thu giữ tang vật gồm 10 máy vi tính, 4 máy in thẻ ATM giả cùng một số tài sản mua sắm bằng tiền ăn cắp được.
• Vụ tranh chấp liên quan đến lừa đảo trên mạng Trái tim Việt Nam (
You must be registered for see links
)Phòng Phòng chống Tội phạm Công nghệ cao (thuộc C15 - Bộ Công an) trong tháng 9/2006 đã tiến hành điều tra và triệu tập Đào Anh Tuấn – người đã tiến hành vụ lừa đảo qua mạng để chiếm đoạt gần 20 triệu đồng của các thành viên trên diễn đàn trực tuyến TTVNOL.
Giữa tháng 5/2006, sau khi tham gia vào chuyên mục mua sắm trên diễn đàn này, Đào Anh Tuấn núp dưới nick name Enrique81 đã tuyên bố nhận mua hàng giúp, lấy tiền công rất rẻ và yêu cầu các thành viên đặt cọc trước 50% tiền hàng qua nhiều tài khoản ngân hàng tự động. Nhưng sau khi chiếm được gần 20 triệu tiền đặt cọc, Tuấn đã gửi cho họ toàn quần áo cũ và những bo mạch rỉ sét sản xuất từ cách đây cả chục năm thay cho quần áo hàng hiệu và Laptop mua từ Mỹ! Các thành viên bị hại sau đó viết đơn đến cơ quan công an. Quá trình điều tra làm rõ vụ việc trong vòng 2 tháng qua của C15 cũng có sự giúp đỡ phối hợp của Trung tâm an ninh mạng ĐH Bách Khoa Hà Nội (BKIS).
Qua ba ví dụ trên có thể thấy ở Việt Nam số vụ việc tranh chấp TMĐT đang ngày càng gia tăng về số lượng và sự phức tạp. Chính vì thế các quy định pháp luật liên quan đến các vấn đề tranh chấp TMĐT cần hoàn thiện và đồng bộ sớm để giải quyết tốt các tranh chấp TMĐT tại Việt Nam, nhất là sau khi Việt Nam đang ngày hàng hội nhập sâu rộng vào thị trường toàn cầu.
B. Thực trạng tranh chấp TMĐT tại một số nước trên thế giới
Tranh chấp về TMĐT trên thế giới là khá đa dạng. Theo báo cáo của tổ chức UNCTAD số vụ việc tranh chấp TMĐT là như sau:
a. Tranh chấp liên quan đến việc bảo vệ dữ liệu (data protection)
Tại Mỹ, EU và nhiều nước khác đã ban hành luật bảo vệ dữ liệu, theo đó các đơn vị công ty cung cấp dịch vụ hosting, server hay các công ty có quản lý dữ liệu phải đảm bảo an toàn cho các dữ liệu được lưu trữ. Đã có nhiều tranh chấp liên quan đến data protection xẩy ra. Đa số các vụ việc được đưa ra toà án để giải quyết.
• Vụ tranh chấp giữa công ty Viễn Thông Pháp France Télécom và khách hàng
Vụ việc có liên quan đến khiếu nại từ khách hành của mạng di động Orange với Công ty Viễn Thông Pháp France Télécom (chủ sở hữu mạng di động Orange) và khách hành của Công ty Littlewoods Shop Direct Group (thường viết tắt là LSDG hay LWSDG) tại Anh lên Cơ quan giam sát thông tin (Information Commissioner’s Office –ICO). Ở vụ việc thứ nhất công ty viễn thông Pháp France Télécom, chủ của mạng Orange, đã cho phép nhân viên mới của Công ty được chia sẻ tên đăng nhập và mật khẩu khi đăng nhập vào hệ thống mạng của Công ty, dẫn đến việc Orange đã không đảm bảo an toàn thông tin của khách hành, vi phạm luật bảo vệ dữ liệu (Data Protection Act). Còn ở vụ việc thứ hai, Công ty Littlewoods đã không xử lý thông tin khách hàng phù hợp với các quy định của Luật bảo vệ dữ liệu (data Protection Act) dẫn đến việc mặc dù khách hàng cố gắng ngăn chặn việc Công ty Littlewoods sử dụng thông tin cá nhân của cô ta cho mục đích quảng cáo trực tiếp, nhưng Công ty này vẫn tiếp tục gửi các thông tin quảng cáo đến. Cơ quan ICO kết luận hành vi vi phạm Luật bảo vệ dữ liệu của hai Công ty này và yêu cầu hai công ty này phải ghi một bản ghi nhớ chính thức về việc chấp hành, tuân thủ các quy định của Luật bảo vệ dữ liệu.
b. Tranh chấp liên quan đến hợp đồng cung cấp dịch vụ trực tuyến
Như đã nói ở Chương I, nhiều nước trên thế giới đã công nhận tính pháp lý của hợp đồng điện tử. Đối với các giao dịch C2C hay B2C thì các hợp đồng thường đơn giản hay có thể chỉ cần có những bằng chứng cụ thể về việc có giao dịch giữa hai bên. Ngược lại các giao dịch B2B hay giao dịch B2C liên quan đến dịch vụ thì thường có một hợp đồng, hay có thể là một thoả thuận đòi hỏi sự đồng ý của bên kia thì mới được triển khai thực hiện dịch vụ.
Tranh chấp hợp đồng TMĐT xẩy ra khá nhiều. Hầu hết các công ty cung cấp dịch vụ trên mạng Internet đều có các khiếu nại. Chẳng hạn như các dịch vụ thanh toán trực tuyến, dịch vụ điện thoại Internet v.v... Tuỳ theo mức độ mà các bên có thể giải quyết thông qua hoà giải hay trung gian. Các vụ việc phức tạp hay các bên chưa đạt được tiếng nói chung thì thường đưa ra Toà án yêu cầu giải quyết.
• Vụ tranh chấp giữa ông Joe Douglas (quốc tịch Anh) và Tập đoàn TALK AMERICA INC (quốc tịch Mỹ).
Vụ việc xẩy ra tại nước Anh giữa một bên nguyên đơn là ông Joe Douglas (quốc tịch Anh) và Tập đoàn TALK AMERICA INC., a Pennsylvania corporation, USA của Mỹ. Ông Joe Douglas là khách hàng của Talk America, đăng ký dịch vụ điện thoại đường dài internet do America Online cung cấp. Ngày 07/06/2007, ông Joe Douglas khởi kiện công ty Talk America với lý do là công ty Talk America mua lại dịch vụ điện thoại đường dài internet của công ty America Online, Inc. và sau đó đã có những điều chỉnh các quy định trong hợp đồng liên quan đến phụ phí dịch vụ, điều khoản trọng tài, việc chọn luật áp dụng giải quyết tranh chấp là luật của Bang California và các thay đổi này đã được đăng trên website của Hãng này về các thay đổi đó. Tuy nhiên công ty Talk Amerca không thông báo việc thay đổi này cho ông dẫn đến việc ông vẫn tiếp tục sử dụng của Talk America thêm 4 năm.
Douglas cho rằng việc thay đổi nội dung hợp đồng mà Talk America đơn phương tiến hành là vi phạm luật thông tin liên bang (Federal Communications Act), và Luật bảo vệ người tiêu dùng của Bang California (California consumer protection statutes).
Tòa án quận của California, trụ sở của Talk America (UNITED STATES DISTRICT COURT FOR THE CENTRAL DISTRICT OF CALIFORNIA) đã thụ lý vụ án. Tòa cho rằng Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa hai bên, và một bên không thể tự ý thay đổi nội dung của hợp đồng mà không có sự đông ý của bên thứ hai. Theo quan điểm của tòa: cho dù Douglas có vào website của Talk America, thì Douglas cũng không cần xem lại các quy định hợp đồng được đăng tại đó. Các bên trong hợp đồng không có nghĩa vụ phải kiểm tra các điều khoản trong hợp đồng để biết được các thay đổi trong nội dung của hợp đồng do một bên đơn phương tiến hành. Do đó một bên trong hợp đồng không thể đơn phương thay đổi nội dung hợp đồng, việc thay đổi nội dung hợp đồng nhất thiết cần có sự đồng ý của bên kia. Hơn nữa trong vụ việc này, việc Talk America đăng hợp đồng sửa đổi lên website của mình chỉ đơn thuần là một lời đề nghị chứ nó không thể ràng buộc các bên cho đến khi nào các bên trong hợp đồng đồng ý với đề nghị sửa đổi đó.
Tòa án căn cứ vào rất nhiều án lệ và luật liên quan đã kết luận Joe Douglas thắng kiện, Talk America phải bồi hoàn khoản tiền phụ phí đã tính thêm với Douglas.
c. Tranh chấp giữa người mua và người bán (C2C hay C2B)
Nói đến TMĐT, không thể không nói đến giao dịch C2C, C2B. Chính sự gia tăng mạnh mẽ của các giao dich này đã góp phần quan trọng cho sự phát triển nhanh chóng các dịch vụ kinh doanh trên Internet, cũng như sự phát triển nhanh chóng của công nghệ truyền thông.
Đã có rất nhiều tranh chấp xẩy ra. Tuy nhiên các bên trong giao dịch C2C, B2C thường ưa dùng cơ chế thương lượng, hoà giải - trọng tài để giải quyết tranh chấp.
• Tranh chấp giữa tui và ông Maveick liên quan đến giao dịch mua hàng đấu giá trực tuyến trên mạng Ebay (C2C).
Vụ việc diễn ra giữa người mua hàng là tui và người bán là ông Maveick, quốc tịch Mỹ, nơi thực hiện việc giao dịch mua bán hàng là trang đấu giá trực tuyến Ebay.com. Ngày 14/02/2008, tui có vào trang Ebay đấu giá thành công Điện thoại di động smartphone Black Jet 760i của Samsung. Tuy nhiên do thẻ Visa của tui có lỗi nên không thể tiến hành trả tiền ngay, tui đã viết email thông báo cho người bán đề nghị gia hạn trả tiền thêm 5 ngày nhưng do thời gian đó vào dịp tết nên ngân hàng không thể phát hành thẻ mới cho tui được. Sau 5 ngày, Maveick đã thông báo Ebay qua trang chuyên giải quyết vấn đề tranh chấp và an ninh (Ebay security and resolution center – SquareTrade) về việc tui không thanh toán tiền hàng. Tại trang SquareTrade, tui đã thông báo về việc này và Ebay kết luận rằng tui đang thực hiện thanh toán nhưng có trục trặc, đề nghị người bán hàng chờ thêm một thời gian là 10 ngày. Cuối cùng thì tui đã thanh toán được tiền hàng cho người bán thông qua Visa và Paypal, và Maveick thông báo cho tui biết anh ta bắt đầu chuyển hàng cho tui vào ngày 30/02/2008 theo đường biển, hàng được đóng cùng với các hàng khác thành kiện để giảm chi phí vận chuyển theo yêu cầu của đơn vị giao nhận vận tải.
Tuy nhiên đến ngày 2/4/2008, tui vẫn chưa nhận được hàng, tui đã liên lạc với Maveick thông báo cho anh ta là tui chưa nhận được hàng đồng thời thông báo cho Ebay về việc chưa nhận được hàng. Cơ quan Ebay’s Trust and Safety Department đã ngay lập tức gửi thư cho tui rằng họ rất lấy làm tiếc về việc này. Trong thư, Ebay thông báo cho tui biết cách thức tiến trình giải quyết vụ việc. Ebay mở phòng trao đổi giữa tui và Maveick để giải quyết việc chưa nhận được hàng và thông báo cho tui biết được rằng Ebay có thể xử lý người bán không giao hàng bằng các biện pháp: giới hạn, hạn chế các quyền sử dụng tài khoản, khóa tài khoản, phạt phí và hủy các thông về uy tín của người bán hàng. Ebay cũng cho tui hay là họ không thể tiết lộ thông tin tài khoản của các thành viên và các xử lý mà Ebay sẽ tiến hành để đảm bảo đúng luật private về tài khoản của các thành viên.
Ebay sau đó đã thông báo với tui các thông tin liên quan đến địa chỉ thật, số điện thoại và Email thật của Mavieck, và đề nghị tui và Mavieck trao đổi với nhau về vụ việc. Cũng theo thư ngày 2/4/2008, Ebay thông báo cho tui biết, trường hợp mà người bán không trả lời tui hay tui cho rằng tui chưa thỏa mãn với việc giải quyết đó thì tui có thể báo cáo vụ việc đến cơ quan Ebay Trust and Safety Team. Trường hợp mà tui vẫn chưa nhận được hàng, thì Ebay khuyến nghị tui thông báo đến cơ quan Trung tâm khiếu nại tội phạm internetwww.ic3.org hay liên hệ với cơ quan điều tra, chính quyền nơi người bán cư trú.
Tuy nhiên do tui phải đi nước ngoài công tác nên không thể dành thời gian theo đuổi vụ việc và chấp nhận mất tiền và không nhận được hàng.
Từ vụ việc này có thể thấy lỗi một phần do trách nhiệm của những công ty cung cấp dịch vụ của Việt Nam như ngân hàng, đơn vị giao nhận vận tải. Các đơn vị này chưa thật sự có trách nhiệm trong việc phục vụ khách hàng cũng như hỗ trợ khách hàng trong việc giải quyết các tranh chấp có liên quan dẫn đến tranh chấp đáng tiếc như trên.
• Tranh chấp giữa công ty mua hàng của Mỹ và công ty sản xuất của Trung Quốc (B2B)
Bộ phận nhập hàng cho một cửa hàng lớn ở Mỹ đặt lệnh mua 8000 giá phơi quần áo chất liệu plastic. Có nhiều lời chào hàng từ các nhà cung cấp ở bắc Mỹ và niều nước trên thế giới, cuối cùng bộ phận nhập hàng quyết định chọn một công ty Trung Quốc. Công ty Trung Quốc này có đăng bản mô tả giá phơi quần áo có thể gấp lại được và có thể được đặt trên sàn. Hình ảnh đươc đăng trong lời chào hàng tại website của công ty này thể hiện sản phẩm rất hiện đại và hấp dẫn, và người mua yêu cầu rằng chất liệu được sử dụng để sản xuất giá phơi quần áo phải là loại nhựa có chất lượng cao. Bên mua thông báo cho Công ty Trung Quốc là chào hàng của công ty này được chấp thuận.
Hai bên sử dụng dịch vụ của một công ty trung gian cung cấp dịch vụ B-B, tức là một công ty quản lý sàn giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, việc sử dụng dịch vụ này sẽ đảm bảo giao dịch giữa hai bên thuận lơi hơn, cũng như trường hợp có tranh chấp, công ty này sẽ có trách nhiệm phối hợp giải quyết. Hai bên thỏa thuận thống nhất về thời gian, tiến độ giao hàng, bên mua hàng gửi tiền cho công ty trung gian để bên bán giao hàng.
Sau hai tuần như trong hợp đồng, người mua vẫn chưa nhận được hàng do đó liên hệ với công ty trung gian đề nghị không thanh toán tiền hàng với lý do chậm giao hàng. Cuối cùng thì hàng cũng được chuyển đến và người bán thông báo yêu cầu người mua đến kiểm tra hàng. 5 mẫu hàng người mua kiểm tra được người mua cho rằng là “không đạt”. Khi mở ra, các giá phơi quần áo này không đặt vững được trên mặt đất, thêm đó mặc dù loại nhựa dùng làm giá phơi quần áo là loại nhựa chất lượng cao nhưng việc đúc nhựa làm chưa được tốt lắm dẫn đến việc có vết và có bóng tại nhiều điểm và nhìn không được mượt lắm.
Người mua liên lạc với công ty trung gian thông báo cho công ty này về những điểm chưa đạt của hàng như đã nêu trên. Khi thay mặt của công ty trung gian thông báo cho công ty Trung Quốc về các vấn đề đó, công ty này rất tức tối. Công ty này cho rằng việc chậm giao hàng là do lỗi của đơn vị giao nhận vận tải chứ không phải là lỗi của công ty sản xuất, hàng hóa mà họ giao cho bên mua là đủ tiêu chuẩn theo như bản chào hàng mà bên mua đã đồng ý, do đó Công ty Trung quốc đề nghị công ty trung gian giao lại tiền thanh toán mà bên mua đã ký phát ở công ty này.
Công ty trung gian đã chuyển vụ việc tranh chấp đến một công ty cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp trực tuyến theo như quy định đã được thông báo trong quy định dịch vụ
Những khó khăn và yếu kém
Như trên đã trình bày, việc xuất hiện nhiều cơ chế giải quyết tranh chấp TMĐT thông qua thủ tục ODR đã đóng một phần quan trọng cho sự phát triển của TMĐT. Việc giải quyết qua các cơ chế này được các bên trong tranh chấp TMĐT ưa dùng vì các lý do như đã nêu trên, tuy nhiên các cơ quan trung gian hòa giải và trọng tài này còn thể hiện một số điểm cần hoàn thiện và phát triển hơn như sau:
Thứ nhất, về ngôn ngữ sử dụng trong các hệ thống giải quyết tranh chấp chưa đa dạng, chủ yếu là ngôn ngữ bản địa, chẳng hạn như CMAP ở Pháp và ARN ở Thụy Điển chỉ cung cấp dịch vụ cho các tranh chấp TMĐT mà một bên mang quốc tịch của các nước này. Điều này là khá phức tạp vì trong khi ngôn ngữ tiếng Anh đang được coi là ngôn ngữ thông dụng nhất trên thế giới hơn nữa việc giới hạn như đã nói ở trên sẽ loại ra ngoài rất nhiều giao dịch vì bản thân TMĐT là một dạng thương mại quốc tế mở.
Thứ hai, về lệ phí dịch vụ, đa số các tổ chức cung cấp dịch vụ này đang trong quá trình thử nghiệm nên hầu như đều miễn phí đối với người dùng. Tuy nhiên có một số tổ chức nhận tiền tài trợ từ các công ty, các tổ chức kinh tế như vậy sẽ đạt ra vấn đề tính minh bạch và phụ thuộc của các tổ chức này. Theo quan điểm của tui các tổ chức này có thể được nhà nước tài trợ hay do các bên tranh chấp đóng phí và cơ quan này phải là một bên thư ba trung lập có thể là chính phủ, các tổ chức phi lợi nhuận mà không có liên quan đến tranh chấp.
Thứ ba, về tính hiệu quả của các cơ quan này. Hầu hết các tổ chức cơ quan cung cấp dịch vụ trung gian hòa giải trực tuyến đều đáp ứng tiêu chuẩn tính khả thi, nhanh chóng thuận tiện và giải quyết tốt các vụ việc, tuy nhiên các tổ chức cơ quan này cần chú ý một các thích đáng đến các vấn đề bất đồng liên quan đến ngôn ngữ và văn hóa, cần ứng dụng hiệu quả và mạnh mẽ hơn công nghệ thông tin liên lạc cũng như cần công bố các vụ việc giải quyết để cho các bên trong tranh chấp cũng như các nhà nghiên cứu đánh giá hiệu quả của các cơ quan này trong việc giải quyết tranh chấp.
Thứ tư, về quyết định trọng tài, khả năng của các bên trong việc khiếu nại yêu cầu xem xét lại vụ việc trong trường hợp họ cảm giác chưa thỏa mãn với vụ việc là khó khăn, thường thì các yêu cầu như vậy thường bị ngăn chặn hay không cho phép. Trường hợp quyết định đó không được chuyển cho cơ quan có thẩm quyền hay cơ quan thực thi pháp luật thi hành, thì các bên trong tranh chấp sẽ không ý thức thức được các vấn đề đáng để quan tâm. Hơn thế, đa số các tổ chức, công ty cung cấp dịch vụ trung gian hòa giải và trọng tài thường thường không cho các cơ quan quản lý, thực thi pháp luật hay các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng tiếp cận các vụ việc như vậy không tránh khỏi có thể có sai sót trong giải quyết vụ việc hay có sự gian lận, lạm dụng trong giải quyết tranh chấp.
Thứ năm, do tính chất kỹ thuật công nghệ cao phải được vận dụng thành thạo để giải quyết tranh chấp về TMĐT nên các cách giải quyết trực tuyến sẽ gặp khó khăn do thiếu hạ tầng mạng, thiếu nguồn nhận lực phải vừa giỏi ngoại ngữ vừa giỏi công nghệ, vừa chuyên sâu về lĩnh vực tranh chấp. Vì vậy, các cách này chưa phổ biến ở Việt Nam cung như trên thế giới.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: các vụ việc về cung cấp bằng chứng giao dịch trên thế giới, tranh chấp Hợp đồng TMĐT, các quy định về giải quyết tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử ở việt nam, thực trạng tranh chấp về bản quyền tác giả trong TMĐT, Xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử, lỗi thường gặp khi giao dịch C2C, Các tranh chấp hợp đồng thương mại điện tử thường gặp, tranh chấp thương mại điện tử tại tòa án trên thực tế tại việt nam, giải quyết tranh chấp tên miền trong thương mại điện tử quốc tế
Last edited by a moderator: