chunu_25251325

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động khai thác thị trường khách Thái Lan tại Công ty Lữ hành Hanoitourist
Lí do chọn đề tài:
Ngày nay dưới sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp du lịch thế giới đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam, du lịch Việt Nam đứng trước những vẫn hội lớn để khẳng định mình. Đặc biệt sau khi chúng ta gia nhập tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) thì cơ hội ấy càng trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết.
Sự gia tăng mạnh mẽ của thị trường khách ASEAN nói chung và thị trường khách Thái Lan nói riêng đã làm nóng lên xu hướng tập chung khai thác thị trường các nước Đông Nam Á cũng như thị trường Thái lan tại các Công ty Lữ hành tại Việt Nam.
Nắm bắt được xu hướng ấy, Hanoitourist đã và đang đẩy mạnh tăng cường hoạt động khai thác thị trường Khách Thái Lan nhằm biến thị trường khách này trở thành Thị trường trọng điểm của công ty, và thực tế đã chứng minh, với 4375 lượt khách trong năm 2006, thị trường khách Thái Lan trở thành thị trường khách trọng điểm trong thị trường khách du lịch quốc tế (Inbound) của công ty. Mặc dù vậy với nhiều lợi thế sẵn có cùng những ưu đãi mà công ty có được hiện tại, thì con số 4375 lượt khách so với 123804 lượt khách Thái lan đến Việt Nam vào năm 2006 còn quá khiêm tốn đối với một công ty tầm cỡ như Hanoitourist.
Việc thiết lập một chiến lược dài hạn cho hoạt động khai thác Thị trường khách Thái Lan là một đòi hỏi cấp thiết lúc này nếu công ty muốn đạt mục tiêu 10.000 lượt khách Thái vào năm 2009, với mong muốn đóng góp một chút công sức của mình vào chiến lược dài hạn đó, trong quá trình thực tập tại công ty tui quyết định lựa chọn đề tài “ Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động khai thác thị trường khách Thái Lan tại Công ty Lữ hành Hanoitourist”.
tui cũng xin được gửi lời Thank chân thành nhất đến Thạc sỹ Lê Trung Kiên cùng những cán bộ công nhân viên Công ty Lữ hành Hanoitourist, những người đã tận tình giúp đỡ tui trong quá trình hoàn thành chuyên đề của mình.
Phạm vi nghiên cứu
- Thị trường khách Thái Lan
- Toàn bộ phạm vị hoạt động kinh doanh của công ty liên quan đến thị Trường khách Thái.
Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng bảng hỏi, phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp
- Sử dụng nguồn số liệu sơ cấp và thứ cấp.
Nội dung nghiên cứu
- Tâm lí và hành vi tiêu dùng của khách Thái Lan
- Các chính sách triển khai của Công Ty lữ hành Hanoitoursit cho thị trường khách Thái











CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Dẫn nhập nội Dung: Như chúng ta đều biết hoạt động khai thác thị trường khách du lịch là một quá trình mà trong đó Công ty lữ hành sử dụng nguồn lực của mình tác động vào thị trường khách dưới sự hỗ trợ của các tổ chức trung gian nhằm đưa khách du lịch đến với hệ thống sản phẩm của mình một cách phù hợp nhất nhằm mục đích thoả mãn nhu cầu của khách du lịch đồng thời đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Như vậy đẩy mạnh hoạt động khai thác thị trường khách cũng là một quá trình trong đó Công ty Lữ hành sử dụng một cách hợp lí các nguồn lực của mình để tiến hành hoạt động khai thác thị trường khách nhằm đạt được các mục đích với một chi phí hợp lí và hiệu quả nhất. Phần cơ sở lí luận tui cũng đi theo logic từ vấn đề Công ty lữ hành, khách du lịch, các yếu tố nội tại của khách du lịch (Nhu cầu, hành vi tiêu dùng của khách du lịch), cho đến hệ thống sản phẩm của Công ty lữ hành.
1.1 Công ty Lữ hành & Các nhân tố ảnh hưởng đến việc khai thác khách của công ty lữ hành
1.1.1 Công ty lữ hành
1.1.1.1 Khái niệm công ty lữ hành
Đã tồn tại khá nhiều định nghĩa khác nhau về Công ty Lữ hành xuất phát từ các góc độ khác nhau trong việc nghiên cứu các Công ty Lữ hành. Mặt khác bản thân hoạt động du lịch nói chung và lữ hành nói riêng có nhiều biến đổi theo thời gian. Ở mỗi một giai đoạn phát triển, hoạt động lữ hành luôn có những hình thức và nội dung mới.
Thời kỳ đầu tiên: Công ty Lữ hành được định nghĩa như là một pháp nhân kinh doanh chủ yếu dưới dạng đại lý, thay mặt của các nhà sản xuất ( khách sạn, hang ôtô, tàu biển,…) bán sản phẩm tới tận tay người tiêu dung với mục đích thu tiền hoa hồng.
Thời kỳ phát triển cao hơn: Công ty Lữ hành được hiểu không phải là một trung gian thuần tuý, mà còn tự tạo ra các sản phẩm của mình bằng cách tập hợp các sản phẩm riêng rẽ như dịch vụ khách sạn, vé máy bay, ôtô, tàu thuỷ và các chuyến tham quan thành một sản phẩm (chương trình du lịch) hoàn chỉnh và bán cho khách du lịch với một mức giá gộp, đặc biệt Công ty Lữ hành là người có quyền quyết định chất lượng sản phẩm của mình.
Ở Việt Nam, theo quy chế quản lý Lữ hành của Tổng cục du lịch thì: “ Doanh nghiệp Lữ hành là đơn vị có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập được thành lập nhằm mục đích sinh lợi bằng việc giao dịch, ký kết hợp đồng du lịch và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch đã bán cho khách du lịch”
1.1.1.2 Phân loại công ty lữ hành
Theo cách phân loại của Tổng cục du lịch Việt Nam thì các Công ty Lữ hành gồm hai loại: Công ty lữ hành quốc tế và Công ty Lữ hành nội địa
Công ty lữ hành quốc tế có trách nhiệm xây dựng, bán các chương trình du lịch chọn gói hay từng phần theo yêu cầu của khách du lịch để trực tiếp thu hút khách đến Việt nam và đưa công dân Việt Nam, người nước ngoài vào cư trú tại Việt Nam đi du lịch nước ngoài, thực hiện các chương trình du lịch đã bán hay đã ký hợp đồng uỷ thác từng phần, trọn gói cho Lữ hành nội địa.
Công ty lữ hành nội địa có trách nhiệm xây dựng, bán các chương trình du lịch trọn gói hay từng phần theo yêu cầu của khách du lịch để trực tiếp đưa công dân Việt nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam.
1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc khai thác khách của Công ty Lữ hành
1.1.2.1 Các nhân tố khách quan
+Điều kiện thị trường khách du lịch (cầu trong du lịch)
Nhu cầu du lịch là loại nhu cầu đặc biệt và tổng hợp của con người. Nhu cầu này được hình thành và phát triển trên nền tảng của nhu cầu sinh lý (đi lại) và nhu cầu tâm lý (giao tiếp) trong hệ thống các nhu cầu của con người. Tuy nhiên, nhu cầu du lịch của con người chưa phải là cầu du lịch. Để cho nhu cầu du lịch của cá nhân trở thành cầu thị trường về sản phẩm du lịch thì nó phải thoả mãn ba điều kiện:
- Phải có khả năng thanh toán
- Phải có thời gian rỗi
- Phải sẵn sàng mua sản phẩm du lịch.
Khi thoả mãn ba điều kiện này thì nhu cầu du lịch của các nhân biểu hiện ở cấp độ nhất định. Nhu cầu du lịch ở cấp độ ý định của tất cả cá nhân ở một không gian và thời gian nhất định tạo ra thị trường khách du lịch hiện tại ở không gian và thời gian đó. Nếu nhu cầu du lịch của các cá nhân chưa thoả mãn một trong ba điều kiện nói trên thì tập hợp lại tạo ra thị trường khách du lịch tiềm năng. Khi mà trình độ sản xuất xã hội càng phát triển, các mối quan hệ xã hội càng hoàn thiện, mức độ toàn cầu hoá càng cao thì nhu cầu về du lịch càng lớn về số lượng và cơ cấu của nó.
Cầu trong du lịch được tạo bởi các yếu tố: tâm lý cá nhân, tâm lý xã hội, các thành phần trong môi trường vĩ mô ở nơi đi du lịch, tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch của nơi đến.
Tâm lý cá nhân bao gồm: động cơ đi du lịch, nhận thức của cá nhân về du lịch, kinh nghiệm và thái độ của cá nhân đối với nơi đến du lịch.
Tâm lý xã hội bao gồm: văn hoá chung, phong tục tập quán, truyền thống, tôn giáo tín ngưỡng, độ tuổi, giới tính, học vấn, nghề nghiệp, lối sống, thị hiếu của nhóm mà cá nhân là thành viên.
Các thành phần trong môi trường vĩ mô ở nơi đi du lịch bao gồm: Kinh tế, nhân khẩu, tự nhiên, chính trị - luật pháp, văn hoá xã hội và công nghệ.
Các thành phần trong môi trường vi mô ở nơi đi du lịch bao gồm: các nhà cung cấp sản phẩm du lịch cùng với mức độ cạnh tranh của nó, trung gian thị trường và số lượng tiêu dùng du lịch.
Tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch nơi đến được thể hiện ở ba nhóm:
+ Nhóm nhân tố cấp 1: Tự nhiên, văn hoá, kết cấu hạ tầng.
+ Nhóm nhân tố cấp 2: Đường lối phát triển du lịch, cung du lịch và chu kỳ sống của sản phẩm du lịch.
+ Nhóm nhân tố cấp 3: Marketing, giá cả và tổ chức du lịch.
Do phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố tạo cầu cho du lịch nên thị trường có nhiều loại khách du lịch cùng với những đặc điểm tiêu dùng tạo ra các đoạn thị trường mục tiêu khác nhau. Đặc điểm chung của người tiêu dùng du lịch là tính tiện lợi dễ dàng, tính tiện nghi, tính lịch sự chu đáo, tính vệ sinh, tính an toàn cao. Vì vậy, đây là điều kiện mang tính tiền đề cho các doanh nghiệp phát triển các loại hình kinh doanh lữ hành quốc tế, lữ hành nội địa, lữ hành gửi khách, lữ hành nhận khách hay kinh doanh lữ hành tổng hợp tuỳ từng trường hợp vào năng lực và trình độ kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
+ Điều kiện thị trường sản xuất du lịch (cung trong du lịch)
Cung du lịch được hiểu là khả năng cung cấp dịch vụ và hàng hoá nhằm đáp ứng nội dung của cầu du lịch. Nó bao gồm hàng hoá du lịch được đưa ra thị trường. Các nhà sản xuất chính (cung du lịch) là:
- Nhà sản xuất dịch vụ lưu trú
- Nhà sản xuất dịch vụ ăn uống
- Nhà sản xuất dịch vụ tham quan giải trí
- Nhà sản xuất dịch vụ khách
- Nhà sản xuất hàng hoá phục vụ cho du lịch.
Hoạt động kinh doanh lữ hành của doanh nghiệp muốn phát triển được thì phải có sự tham gia đầy đủ của các nhà sản xuất du lịch hay chúng ta thường gọi là nhà cung ứng du lịch. Bởi chính các nhà sản xuất du lịch đảm bảm cung ứng những yếu tố đầu vào để các nhà kinh doanh lữ hành liên kết dịch vụ mang tính đơn lẻ của từng nhà cung ứng và thành dịch vụ mang tính nguyên chiếc và làm tăng giá trị sử dụng của chúng để bán cho khách du lịch với mức giá gộp. Yêu cầu mức giá gộp phải thấp hơn mức giá mà khách du lịch mua từng dịch vụ đơn lẻ gộp lại và tiết kiệm được thời gian, dễ dàng tìm kiếm thông tin, lựa chọn sản phẩm phù hợp với đặc điểm tiêu dùng du lịch của họ. Do vậy nếu thiếu nhà cung cấp dịch vụ đầu vào, số lượng và chất lượng bị hạn chế, mức giá cho các nhà kinh doanh lữ hành cao thì hoạt động khai thác khách của công ty lữ hành sẽ không có cơ sở duy trì và phát triển.
Nếu không có mối quan hệ mật thiết giữa các nhà cung cấp thì công ty lữ hành không thể tổ chức được các chuyến đi. Vì các dịch vụ có trong chuyến du lịch không được thực hiện hay thực hiện với giá quá cao, khiến khách du lịch không thể hay không muốn đặt mua chương trình du lịch của công ty. Nhà cung cấp của doanh nghiệp lữ hành là những tổ chức kinh doanh và phi kinh doanh bảo đảm cung ứng các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp sản xuât tiêu thụ, thực hiện sản phẩm là chương trình du lịch. Nhà cung cấp có thể tăng giá, cung cấp không thường xuyên, hay hạ thấp chất lượng sản phẩm cung cấp cho doanh nghiệp làm ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh chương trình du lịch của doanh nghiệp và do đó ảnh hưởng đến hoạt động khai thác thị trường khách của doanh nghiệp.

+ Điệu kiện về quan hệ quốc tế hoà bình và hữu nghị
Trong nhiều thập kỷ vừa qua du lịch quốc tế đã có sự phát triển mạnh mẽ, xu hướng toàn cầu hoá sản phâm du lịch và thị trường du lịch ngày càng trở nên rõ nét, các mối quan hệ đa phương, song phương giữa các quốc gia trở thành một điều kiện hết sức quan trọng để phát triển du lịch. Khách du lịch ở một quốc gia này muốn đến một quốc gia khác để tiêu dùng sản phẩm du lịch thì trước hết phải có mối quan hệ ngoai giao giữa hai quốc gia đó. Mức độ hoà bình và hữu nghị trong mối quan hệ giữa hai quốc gia được thể chế hoá ở các đường lối chính sách và các ưu đãi ngoại giao mà mỗi quốc gia dành cho nhau. Sự tăng trưởng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1990 – 2000 là minh chứng thuyết phục (Từ 250.000 lượt khách năm 1990 lên 2,05 triệu lượt khác năm 2000) đến năm 2004 đạt 2,93 triệu lượt khác, dự kiến năm 2010 đón 5,5 đến 6 triệu lượt khách quốc tế.
Mối quan hệ quốc tế hoà bình và hữu nghị giữa các quốc gia trước hết phụ thuộc vào thể chế chính trị của các quốc gia, đặc điểm kinh tế thế giới, giao lưu văn hoá giữa các dân tộc. Từ mối quan hệ này mà tạo điều kiện thuận lợi dễ dàng cho chuyến đi của khách, cửa vào của mỗi quốc gia được mở rộng. Mối quan hệ này Xuất phát từ nhu cầu của con người muốn được sống trong hoà bình, hữu nghị, được tự do đi lại để chiêm ngưỡng, thưởng thức các giá trị thẩm mỹ, để học hỏi và cuối cùng là để nâng cao chất lượng cuộc sống cảu con người. Và do đó khi mà các mối quan hệ hoà bình và hữu nghị được mở rộng sẽ tạo ra du lịch không biên giới làm cho cả cung và cầu du lịch phát triển.
Hiện nay, ngành du lịch Việt Nam đã tích cực triển khai, mở rộng các hoạt động hợp tác du lịch. Từ chỗ chưa có vị thế trên trường quốc tế, du lịch Việt Nam đã vươn lên, tham gia chủ động dần trong hội nhập du lịch khu vực và thế giới.

+ Điều kiện về chính trị và luật pháp của nơi đi và nơi đến du lịch
Các doanh nghiệp lữ hành chỉ có thể phát triển được hoạt động kinh doanh chương trình du lịch quôc tế, nội địa khi mà các điều kiện chính trị luật pháp của nơi đi và nơi đến du lịch cho phép. Điều kiện thuận lợi của chính trị và luật pháp cho hoạt động kinh doanh lữ hành của các doanh nghiệp được biểu hiện ở các khía cạnh:
- Sự ổn định về chính trị và sự bảo đảm an ninh, an toàn cho người tiêu dùng du lịch và nhà sản xuất du lịch.
- đường lối khuyến khích và phát triển du lịch cùng với hệ thống các chính sách, biện pháp đồng bộ để đạt được mục tiêu phát triển du lịch.
- Thủ tục hành chính đơn giản, tiện lợi cho việc sản xuất và tiêu dùng du lịch
- Quy định về tỷ giá chuyển đổi đơn vị tiền tệ.
- Sự đầy đủ, toàn diện và đồng bộ của hệ thống luật pháp từ việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, thực thi pháp luật cho đến việc kiểm tra, thanh tra, giám sát thưc hiện pháp luật của các cơ quan công quyền.
- Điều kiện chính trị và luật pháp trên đây tạo ra sự thống nhất trong xã hội để có sự phối kết hợp đồng bộ, thống nhất trong hành động định hướng cho kinh doanh lữ hành quôc tế, kinh doanh lữ hành nội địa của các doanh nghiệp, làm tăng hiệu quả và làm giảm bớt các rủi ro trong kinh doanh do yếu tố chính trị gây ra.
1.1.2.2 Các nhân tố chủ quan
+ Điều kiện về năng lực và trình độ kinh doanh lữ hành của doanh nghiệp
Điều kiện này được thể trên thực lực về đội ngũ nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật, Nguồn tài chính, trình độ quản lý kinh doanh lữ hành của mỗi doanh nghiệp
Thứ nhất: Kinh doanh lữ hành muốn thành công trước hết phải nói đến con người tức là đội ngũ lao động trong doanh nghiệp lữ hành. Khác với loại hình kinh doanh khác, kinh doanh lữ hành đòi hỏi phải có đội ngũ lao động chuyên môn, có sức khỏe tốt, hình thức đảm bảo, có phẩm chất tốt, nhiệt tình, hăng say, năng động, tư duy sáng tạo và đặc biệt là tinh thâng trách nhiệm cao.
Người lao động được trang bị vốn kiến thức rông trên hầu hết các lĩnh vực của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Với ngoại ngữ và tin học được xem như là công cụ để hành nghề của đội ngũ lao động trong lữ hành.
Thứ hai: Do đặc điểm và tính chất của sản phẩm lữ hành mà các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành phải được trang bị hệ thống trang thiết bị thu thập, sử lý và phổ biến thông tin theo công nghệ hiện đại
Thứ ba: Người ta thường nói Tài chính là huyết mạch của nền kinh tế, thật vậy với hoạt động kinh doanh lữ hành nói chung và hoạt động khai thác thị trường khách nói riêng thì nguồn lực về tài chíng luôn là mối quan tâm của doanh nghiệp khi tiến hành các chính sách kinh doanh.
Thứ tư: Điều kiện để hoạt động kinh doanh lữ hành được tiến hành thuận lợi thì phải có một cơ chế vận hành tổ chức một cách khoa học, đó chính là cách tổ chức quản lý kinh doanh của doanh nghiệp hay nói đúng hơn là trình độ quản lý và tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp, chỉ có cách quản lý khoa học, hiện đại mới có thể khiến doanh nghiệp có khả năng sử dụng và phát huy một cách hợp lý nguồn lực của chính mình.
Ngoài ra còn có rất nhiều các nhân tố có ảnh hưởng tới hoạt động khai thác thị trường khách du lịch của công ty lữ hành với mức độ và cường độ khác nhau, có khi trực tiếp, đôi khi gián tiếp, có khi đơn lẻ có khi lại tổng hợp, tuy nhiên doanh nghiệp cần nắm rõ xu hướng ảnh hưởng của các nhân tố này để có thể sử dụng chúng như những lợi thế so sánh nhằm sử dụng hợp lý nguồn lực và đạt được hiệu quả kinh doanh.

Ngày thứ 02: Bữa sáng ở khách sạn Công Đoàn Nhật Lệ vui vẻ nhộn nhịp bởi đoàn chúng tui gần 100 người. Ăn kiểu buffe. Có nhiều món. tui lựa chọn cho mình món bún bò khá nóng và dễ ăn. Ngồi cùng bàn với tui có một anh bạn Huy và thế là có cơ hội thưởng thức thêm hai loại bánh: bánh bột lọc và bánh gì? tui không nhớ. Trà lipton, dứa và dưa hấu tráng miệng. Bữa sáng diễn ra rất nhanh chỉ 30 phút.
Mọi người kéo nhau ra bãi biển chụp ảnh lưu niệm. tui chụp ảnh với nhóm Scobydoo. Lên xe…..
các bạn lo cho tui phải không?????
Tuyệt thật ! cảm giác say xe biến mất từ hồi nào.
Tập trung tại nhà đón tiếp nghe anh hướng dẫn viên giới thiệu qua trước khi xuống thuyền. Thuyền đi trên sông. Sóng. Gió. Mát rượi. Lạnh. Nhưng dễ chịu. Chẳng hiểu sao trong đầu tui văng vẳng tiếng thơ Đi chùa Hương của Nguyễn Nhược Pháp- Cảm giác gần như đi thuyền trên suối Yến- Không hẳn.
Đường vào động hơi xa. Đi cùng tui có thêm 2 cô bạn cùng tên- 3 chúng tui cùng tên mà. Mới đầu thì không quen lắm nhưng now thì thấy thú vị đấy chứ.
Cô Hạnh- giáo viên của khoa. Hơn chúng tui 9 tuổi- K36 đi cùng Nhung có vẻ mệt. tui thì không hề gì.
Động Phong Nha: “Gấm thêu trần thạch nhũ. chỉ thiếu “Ngọc nhuốm hương trầm rơi”. Xin phép được dùng hai câu thơ của nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp miêu tả động chùa Hương để miêu tả.
Thuyền đi vào trong động, có gì lạnh rơi xuống người: “ nước”- mát quá. Hai cậu bạn ngồi trên thuyền bật nhạc, hát…
Trước mặt tôi, một cồn cát hiện lên. Thật khó tin, cát trong động- trắng và khô.
Xuống thuyền ra khỏi động, theo con sông cũ, nhìn thấy “ Hà đăng” .
Tạm biệt nha!
13h00: Chúng tui dừng chân ăn trưa tại nhà hàng của khách sạn Phong Nha Quảng Bình. Bữa trưa trôi qua nhanh chóng. Bữa ăn không ngon nhưng dễ chịu. Vườn cây đẹp quá.
Chúng tui ngồi uống nước tại bàn ghế ngoài vườn- khung cảnh thiên nhiên dịu mát.
14h00: Cả đoàn khởi hành đi Huế.
Chẳng hiểu sao rời Phong Nha đi Huế, trong đầu tui luôn nghĩ về một người mà tui luôn có cảm giác muốn chia sẻ cảm xúc về chuyến đi này- chuyến đi vào Động Phong Nha…
Thế nhưng thật buồn cười có một cậu bạn lại đọc thơ thế này:
“ Chưa đi chưa biết Phong Nha
Đi rồi mới biết hoá ra bình thường”
tui thì không thấy “thường” chút nào. Cả một vùng trời mây sông nước, nhũ đá xung quanh. Thật hùng vĩ và thanh bình.
Đường đến Huế quanh co phải qua nhiều đèo. Thu hút tui vẫn là cảnh hai bên đường. Tuyệt đẹp. Một bên là vực trông như thung lũng “ngủ quên”, một bên là rừng thông, xanh mát với những chùm hoa đỏ. Mọi người trên xe chìm vào giấc ngủ trưa. Riêng tui thích thú ngắm cảnh hai bên đường. Hoàn toàn tận hưởng cảm giác lắc lư rập rình của xe với những khúc ngoặt trên đèo.
Sắp đến đèo Hải Vân, mới nhớ ra: “Phải báo tin cho MaMa biết mình không say chútnào cả”- chẳng là MaMa luôn lo tui bị say mà.
Chuông điện thoại, hình MaMa hiện lên:
“Dạ”.
“Sơn hả, con nhắn tin không say thì tốt rồi…………….
……………………………………………………………
Đi chơi cho vui, đừng nghĩ gì cả.”
tui tự hỏi: “Mình đang nghĩ gì ?”
Hầm đèo Hải Vân rực sáng ánh đèn. Xe chạy chậm theo tốc độ qui định. Mọi người trên xe đã tỉnh. Cười. Nói.
16h00: Dừng chân tại nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn. Cả đoàn vào làm lễ dâng hương rồi ngồi xung quanh nghe người trong ban quản trang nói chuyện.
Chẳng hiểu sao tui không ngồi im một chỗ mà cứ dạo xung quanh ngắm cảnh. Hình như với tui chỗ nào có cây đều đẹp.
Một con đường dốc với những hàng thông xanh mướt dẫn chúng tui đến nghĩa trang nơi có những ngôi mộ của các liệt sĩ. Mọi nguời thắp hương thành kính.
17h00: Chiều xuống. Mặt trời phủ ánh đỏ quạch lên những hàng thông, chúng tui lên xe đến Huế.
18h00: Chúng tui nghỉ chân tại một khách sạn nhỏ nhắn có tên: “Đồng Lợi”. Đây có lẽ là một trong những khách sạn mà chúng tui lưu lại lâu nhất.
18h30: ăn tối. Hình như với chúng tui lúc nào bữa ăn cũng diễn ra nhanh chóng. Có lẽ là sau một ngày đi nhiều, đói… Có lẽ là thức ăn với tui lúc này hoàn toàn không hề tệ như tui tưởng. Ngon nữa là khác.
Món rau sống đặc biệt có lá bạc hà, rau dấp cá, và cải mầm… Hình như tui ăn được mỗi lá bạc hà thì phải.
22h00: Chúng tui xuống phòng ăn và các bạn trai đã tổ chức kỉ niệm ngày 8/3. Không khí vui thân thiện.
Đêm buông xuống quyến rũ. Có lẽ cái cảm giác này xuất hiện bởi tui đang ở trên đất Huế chăng?
Anh bạn cùng phòng Biên chẳng muốn ra ngoài. Còn với tui thì: “Ai có thể đi ngủ sớm giữa bầu trời đêm thanh bình trên một mảnh đất cổ kính, trầm mặc và thơ mộng thế này chứ.”
Chiếc xích lô đưa chúng tui qua cầu Trường Tiền, xuyên màn đêm yên tĩnh. Anh chở xích lô vui tính với giọng Huế giới thiệu cho chúng tui cảnh Huế. Huế chìm vào giấc ngủ sớm chứ không như ngoài Hà Nội.
Nơi chúng tui dừng chân không phải là quán ăn lề đường mà là một cửa hiệu áo dài nổi tiểng: Tiệm áo dài “Chi” trên đường Xuân 68(Cho cô bạn của tui thử áo dài) Mân mê một hồi áo dài xong, những chiếc xích lô lại đưa chúng tui đến với một cửa hàng bán đồ đặc sản Huế. Chúng tui được người chủ mời thưởng thức trà “Cung đình” và một số loại kẹo của Huế.
Buồn cười thật. Khi được giới thiệu trên nhãn gói trà có hình người chủ hiệu thế là tui cứ nhìn… nhưng không thấy giống. Và:… “Ơ, sao cháu chẳng thấy giống gì cả”. “À, không. Là chú này cơ”
Chuyến ghé vào hiệu này giúp tui khám phá ra một điều vô cùng thú vị. Trước đây, tui cứ nghĩ nón Huế là những chiếc nón trắng, mỏng. Nhẹ tênh. Không ngờ “nón bài thơ mới thật sự đặc trưng của Huê-rất Huế”. Người chủ hiệu nhiệt tình chỉ cho tui biết, nón bài thơ được làm thủ công tỷ mỉ, mặc dù nón không dày những những chiếc lá nón được người thợ sắp xếp tài hoa đến nỗi có múc vào nước thì cũng không rớt giọt nào.
Ngày hôm sau là ngày chúng tui đi thăm Đại Nội và Lăng Khải Định, Minh Mạng nhưng thật đáng tiếc tui không thể gượng dậy mà đi được, hix thế là toi một ngày tuyệt đẹp!!
Thế là từ hôm sau tui cũng chẳng còn hứng mà ngồi thơ thẩn với mấy câu văn bay bổng, chỉ suốt ngày ngồi trên xe “ngủ” và “ngủ”
tui chỉ nhớ ngày thứ 4 trong chuyến đi đối với tui thật là “khủng khiếp” 14h 30 chiều chúng tui mới được “Have lunch” hix! Đói ! thêm vào đó cả bữa chưa hôm ấy ( hình như là bữa chiều mới đúng) chỉ ăn một món “bê thui Bà Mười”, 10phút (chắc là hơn thế) choáng váng tui đứng dậy khỏi bàn ăn, xuống dưới tầng 1, đang bực mình lại có “ông cụ” bán vé số cứ mời mọc lên - xuống, hả giận tui ngồi một lúc mua những 30 cái vé cào trúng ngay để giải khuây. Hix ! thua hết rồi, vừa đói vừa mất tiền .
15h 30 nhận khoá phòng của khách sạn Nhi Nhi (TX Hội An) tui chỉ muốn ngủ một giấc thật dài cho thoả cơn mệt mỏi, đói khát ( tất nhiên là tui không quên, lượm một ít “fast food” tại cửa hàng gần đó để “vừa ăn”, “vừa ngủ” trên chiếc dường “êm ái” trong khi mấy anh chàng cùng phòng háo hức đi chơi biển Hội An.
17h tui choàng tỉnh giấc mộng vì tiếng sóng nước từ “bể bơi” trong khách san cùng tiến hò reo cổ vũ của mấy anh chàng cùng phòng cho hai cô bạn “Miss world” đang “trẫm” mình dưới bể bơi ( vừa ngủ dậy văn từ của tui cũng không dễ chịu cho lắm). 15phút trong nhà tắm, tui thấy mình nhẹ nhỏm hẳn đi, bước suống Đại sảnh của khách sạn, chúng tui chuẩn bị đi ăn tối tại nhà Hàng kim Đô “gần đó” thầy Mạnh bảo thế, sau 30 phút đi bộ qua 5 ngã rẽ, 4 con đường nhỏ và 1 chiếc cầu chúng tui đến được nhà hàng Kim Đô, mờ mắt vì “walking” tui không còn hơi mà tận hưởng khung cảnh “ cổ kính” “đậm đà’ trong cách bố trí nội thất tại nhà hàng. “ăn đi thôi các ông” tên Trinh “trứng cá” dục tôi, suốt bữa ăn tui chỉ lo chụp ảnh quanh nhà hàng (thực ra không phải là vì tui quan tâm đến kiến trúc bên trong nhà Hàng mà tại tui bị hút bởi nụ cười “ái tình” của mấy cô waitress, HU!)
Finish bữa ăn, chúng tui ùa ra mấy ngả đường yên tĩnh, một cảnh tượng mà tơi chưa từng chứng kiến ở Hà nội, một không gian nhẹ nhàng, yên bình và cổ kính. Thơ thẩn trên mấy con phố cổ, tui cùng với mấy “chị em” tung tăng tận hưởng cái thú “shopping” bấy lâu bị kìm nén. “15 ngàn thôi” đó là lời “kỳ kèo’ bà chị Nhung (vốn là một tay “mua sắm” thượng hạng ma tui từng biết đến) khiến “cuộc ngã giá” càng thêm gay cấn, “phù” cuối cùng thì cuộc ngã giá cũng kết thúc. tui phải chạy ngay vào quán “cao lầu” để giúp Bà chị ‘hạ hoả”, Oh ! quả là không chê vào đâu được, lần đầu tiên thưởng thức “cao lầu” với mấy chị em trong 1 khung cảnh cổ kính khiến tui như muốn dừng lại ở đây lâu hơn để ….. “lân la” bắt chuyện với cô phục vụ hàng “quá xinh”.
Còn quá nhiều cảm xúc mà tui không thể nhớ hết được trong buổi tối hôm đó, về đến gần khách sạn, tui đinh ninh là sẽ về “phone” cho “cô em họ” ở Hà Nội cho “đỡ nhó” thì bắt gặp Thầy Mạnh trong quán bia tươi, thế là tất cả những lời nói ngọt ngào mà tui định dành tặng cho “cô em họ” đều bay vào mấy cốc bia tươi “ngon lành” (không biết lúc ấy tui có còn biết mùi vị của mấy cốc bia cuối cùng nữa không? Hay chỉ thấy mấy thằng “quỷ nhỏ” cứ lượn quanh đầu xua đuổi những “thiên thần” ra xa để chúng mặc sức “tung hoành” )
Mêt ! tui ngủ thiếp đi trên chiếc dường cho đến tận sáng hôm sau, thưởng thức bữa sáng trên bãi cỏ ven đường thay vì ăn Buffe trong khách sạn cho “tinh thần thoải mái” thầy Mạnh bảo thế, nhưng mà cái bánh mì “dai ngoách” trong miệng tui cứ kêu ca suốt, nó nhất quyết không chịu trôi vào “bao tử” của tôi.
Cả ngày hôm đó tui cũng không nhớ được gì nhiều ngoài bữa ăn “thân thiện” tại khách sạn Hữu Nghị (Quảng Bình) có sự góp mặt của ông Giám Đốc sở Du lịch Quảng Bình, và tiếng sóng vỗ tại bãi biển Kỳ Anh, xe đưa chúng tui về khách sạn Bến Thuỷ lúc ấy là 6h 30, vôi vàng chui vào nhà tắm để “thư giãn”, vào ngồi trong phòng “than vãn” vì chiếc khoá phòng “Việt Tiệp” mà khách sạn “Ưu tiên” giành cho phòng của tôi. Nhanh chóng kết thúc bữa tối để đến nhà cô bạn cùng lớp ở Vinh, trước khi đi “mụ ta” hứa sẽ dẫn chúng tui thả sức hưởng thụ tại “chiến trường” Vinh City, đợi “mỏi răng” chẳng thấy mụ ta đâu, chắc là “mụ ta” đang ôm MaMa của “mụ” và vòi vĩnh “xin lệ phí” vì trong chuyến đi mụ lỡ tiêu “quá tay”, vừa nghĩ vừa bước đi trên con đường phủ đầy những hạt mưa xuân dài. Buổi tối cuối cùng trôi qua khá bình lặng.
Ngày cuối cùng, xe đưa chúng tui trở về Hà Nội trên đường về có ghé qua thăm Làng sen quê Bác, nhưng thật tiếc tui không kịp ghi lại những cảm xúc của mình.
8h tối ngày 11 tháng 3 chúng tui trở về Hà Nội trong cảm giác hẫng hụt, như vừa mất đi cái gì đó mà mình vẫn chưa cảm nhận được, chúng tui chia tay nhau, cũng là buổi chia tay cuối cùng của thời sinh viên, tui lặng lẽ bước trên con đường nhỏ, mưa vẫn rơi trên những hàng cây rì rào tiếng gió, tui nghe thoáng đâu đây tiếng thì thầm của ngọn gió “tạm biệt”, tui nhắm mắt lại và nghĩ về một tương lai trước mắt. Nó mới chỉ “Bắt đầu”.















MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 3
1.1 Công ty Lữ hành & Các nhân tố ảnh hưởng đến việc khai thác khách của công ty lữ hành 3
1.1.1 Công ty lữ hành 3
1.1.1.1 Khái niệm công ty lữ hành 3
1.1.1.2 Phân loại công ty lữ hành 4
1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc khai thác khách của Công ty Lữ hành 5
1.1.2.1 Các nhân tố khách quan 5
1.1.2.2 Các nhân tố chủ quan 9
1.2 Khách du lịch & các khái niệm liên quan 11
1.2.1 Khái niệm khách du lịch 11
1.2.2 Phân loại khách du lịch 12
1.3 Nhu cầu du lịch 14
1.3.1 Lý thuyết A.Maslow về nhu cầu của con người 14
1.3.2 Nhu cầu du lịch 16
1.3.2.1 Khái niệm nhu cầu du lịch 16
1.3.2.2 Nhu cầu của khách du lịch 17
1.4 Hành vi tiêu dùng của khách du lịch 20
1.4.1 Khái niệm hành vi tiêu dùng của khách du lịch 20
1.4.2 Mô hình chi tiết hành vi tiêu dùng của khách du lịch 20
1.4.3 Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng nói chung và khách du lịch nói riêng 21
1.5 Hệ thống Sản phẩm của kinh doanh lữ hành 32
1.5.1 Dịch vụ trung gian 32
1.5.2 Chương trình du lịch 34
1.5.3 Các sản phẩm khác 35
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỊ TRƯỜNG KHÁCH THÁI LAN TẠI CÔNG TY LỮ HÀNH HANOITOURIST 36
2.1 Giới thiệu về công ty lữ hành Hanoitourist 36
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 36
2.1.1.1 Sự hình thành tổ chức tiền thân của Công ty Lữ hành Hanoitourist 36
2.1.1.2 Giai đoạn ra đời của Công ty Lữ hành Hanoitourist 37
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy 38
2.1.3 Thực trạng hoạt động kinh doanh 40
2.1.3.1 cách hoạt động của các phòng ban trong Công ty Lữ hành Hanoitourist 40
2.1.3.2 Kết quả kinh doanh 48
2.1.3.3 Phương hướng hoạt động kinh doanh và chiến lược phát triển 49
2.1.4 Đánh giá và nhận xét 50
2.2 Thực trạng về hoạt động khai thác thị trường khách Thái Lan ở Công ty Lữ hành Hanoitourist 52
2.2.1 Đặc điểm tiêu dùng của khách Thái Lan 52
2.2.1.1 Vài nét đặc điểm khái quát 52
2.2.1.2 Văn hoá giao tiếp của người Thái 61
2.2.1.3 Văn hoá ẩm thực của người thái 62
2.2.1.4 Đặc điểm tiêu dùng của khách Thái Lan khi đi du lịch 69
2.2.2 Thực trạng hoạt động khai thác thị trường khách Thái Lan ởCông ty lữ hành Hanoitourist 70
2.2.2.1 Tình hình khách Thái Lan tại công ty 70
2.2.2.2 Đặc điểm tiêu dùng du lịch của du khách Thái Lan tại Công ty Lữ hành Hanoitourist 73
2.2.2.3 Các Hoạt động khai thác khách Thái Lan tại công ty Lữ hành Hanoitourist 75
2.2.2.4 Nhận xét, đánh giá về hoạt động khai thác thị trường khách Thái Lan tại công ty Lữ hành Hanoitourist 79
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH THÁI LAN 79
3.1 Phương hướng, mục tiêu của công ty đối với thị trường khách Thái Lan trong những năm tới 79
3.1.1 Phương hướng 79
3.1.2 Mục tiêu 79
3.2 Giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động khai thác thị trường khách Thái 79
3.2.1 Thực thi kế hoạch nghiên cứu thị trường hiệu quả 79
3.2.2 Lập kế hoạch tiếp cận đoạn thị trường mới và củng cố mối quan hệ vững chắc với đoạn thi trường cũ. 79
3.2.3 Thực hiện chính sách Marketing và bán hàng “hiệu quả” 79
3.2.4 Tăng cường hoạt động truyền thông 79
3.2.5 Lập kế hoạch đảm bảo và kiểm soát chất lượng phục vụ khách. 79
3.2.6 Hoàn thiện chính sách “Hậu bán hàng” 79
KẾT LUẬN 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79



Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Chọn một doanh nghiệp bất kỳ tại Việt Nam, sau đó tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng văn hóa và đạo đức kinh doanh Luận văn Sư phạm 0
R Xuất khẩu dịch vụ du lịch ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 0
R Pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện - Thực trạng và giải pháp Luận văn Luật 0
D Thực trạng tổ chức hạch toán kết toán tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Hưng Phát Luận văn Kinh tế 0
B Thực trạng và tính cấp thiết của việc xây dựng một hệ thống thuật ngữ y học pháp - việt Sinh viên chia sẻ 0
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng mở rộng tại huyện Tu mơ rông năm 2016 Y dược 0
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Thực trạng công tác kế toán tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư 492 Luận văn Kinh tế 0
T Nhờ tải TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG và THỰC TRẠNG NUÔI DƯỠNG NGƯỜI BỆNH tại KHOA hồi sức TÍCH cực Khởi đầu 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top