lovezenyvitkon
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỞ ĐẦU
Công nhận quốc tế không phải một vấn đề mới mà ngược lại, nó đã có một lịch sử phát triển từ rất sớm. Thực tiễn cho thấy, trong quá khứ, không ít sự công nhận quốc tế đã là cột mốc đánh dấu cho sự phát triển nhiều mặt của một số quốc gia được công nhận. Ngày nay, vấn đề này lại càng trở nên “nóng” hơn bao giờ hết khi nhu cầu hội nhập quốc tế của các quốc gia trên thế giới ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, do không có một sự thống nhất chính thức nào về công nhận quốc tế và những hệ quả pháp lý của nó đã dẫn đến nhiều cách hiểu sai lệch về vấn đề này. Việc nhận thức rõ: “Công nhận không tạo ra tư cách chủ thể luật quốc tế nhưng nó tạo điều kiện cho quốc gia mới thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình một cách đầy đủ nhất, tham gia vào các quan hệ quốc tế một cách tốt nhất” có ý nghĩa quan trọng trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về vấn đề này.
NỘI DUNG
I – Khái niệm công nhận quốc tế.
1. Định nghĩa
Mặc dù đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử quan hệ quốc tế nhưng cho đến ngày nay, định nghĩa công nhận quốc tế vẫn chỉ tồn tại dưới dạng quan điểm của một số học giả nghiên cứu về vấn đề này, chưa có định nghĩa chung, sử dụng rộng rãi. Công nhận quốc tế có thể được hiểu là hành vi chính trị - pháp lý, dựa trên những động cơ nhất định (chủ yếu là động cơ chính trị, kinh tế, quốc phòng) của giai cấp thống trị ở quốc gia công nhận .
Trong khoa học luật quốc tế, hai học thuyết tiêu biểu nhất nghiên cứu về công nhận quốc tế có thể kể đến là: thuyết cấu thành và thuyết tuyên bố.
Theo thuyết cấu thành, các quốc gia mới được thành lập chỉ có thể trở thành chủ thể của luật quốc tế và thành viên độc lập của cộng đồng quốc tế nếu được các quốc gia khác chính thức công nhận. Thuyết cấu thành là một thuyết phản dân chủ, thuyết phản động, mâu thuẫn với hiện thực khách quan và không có căn cứ khoa học.
Thuyết tuyên bố lại thừa nhận các quốc gia mới thành lập đều là chủ thể của luật quốc tế, điều đó được xác định là các quốc gia đã xuất hiện và đang còn tồn tại trên thực tế. Thuyết tuyên bố, trong một mức độ nhất định nào đó là thuyết tiến bộ. Tuy vậy, thuyết này có tính phiến diện do lịch sử để lại, thiếu quan hệ với những nhân tố mới, những biến đổi mới trong quan hệ quốc tế.
2. Các thể loại công nhận quốc tế
Nhìn chung, có hai thể loại công nhận quốc tế chủ yếu, đó là: công nhận quốc gia và công nhận chính phủ mới thành lập.
Về công nhận quốc gia, các quốc gia ngay từ khi mới thành lập đã là những chủ thể của luật quốc tế. Sự công nhận quốc gia ở đây chỉ đóng vai trò tuyên bố sự tồn tại trên trường quốc tế một quốc gia mới mà thôi.
Về công nhận chính phủ mới thành lập, đây là thể loại công nhận thay mặt hợp pháp của một quốc gia có chủ quyền trong sinh hoạt quốc tế chứ không phải công nhận chủ thể mới của luật quốc tế.
3. Các hình thức công nhận quốc tế
Trong thực tiễn quan hệ quốc tế, các chủ thể thường sử dụng một trong các hình thức sau khi thực hiện hành vi công nhận quốc tế: công nhận de jure; công nhận de facto và công nhận ad hoc.
II – Công nhận quốc tế không tạo ra tư cách chủ thể luật quốc tế nhưng nó tạo điều kiện cho quốc gia mới thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình một cách đầy đủ nhất, tham gia vào các quan hệ quốc tế một cách tốt nhất
1. Tư cách chủ thể luật quốc tế của quốc gia
Ngay từ khi ra đời, mỗi quốc gia đã là một chủ thể của luật quốc tế, quyền năng chủ thể của luật quốc tế cũng theo đó mà phát sinh. Quyền năng chủ thể là những phương diện thể hiện khả năng pháp lí đặc trưng của những thực thể pháp lí được hưởng quyền và gánh vác nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lí trong quan hệ quốc tế theo quy định của luật quốc tế. Một thực thể có tư cách quốc gia khi nó được hình thành trên cở sở có lãnh thổ, dân cư và chính quyền có chủ quyền với thuộc tính chính trị pháp lí bao trùm là chủ quyền quốc gia.
Chủ quyền là cơ sở tạo nên quyền năng chủ thể quốc tế của quốc gia. Chủ quyền quốc gia được hiểu là quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình và quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế. Trong phạm vi lãnh thổ của mình, quốc gia có quyền lực chính trị tối cao thể hiện qua các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Trong quan hệ quốc tế, quốc gia hoàn toàn độc lập, không bị lệ thuộc vào quốc gia khác trong giải quyết vấn đề đối ngoại của mình. Việc tham gia vào các tổ chức quốc tế, vào các hoạt động quốc tế liên quốc gia phổ biến rộng rãi trước tiên là quyền của quốc gia, tùy thuộc vào việc quốc gia có muốn tham gia vào tổ chức quốc tế đó hay không. Tuy nhiên, trên thực tế, việc thực hiện quyền này của quốc gia lại chỉ mang tính chất tương đối do bị chi phối bởi nhiều yếu tố khách quan như quy chế hoạt động của tổ chức quốc tế mà quốc gia muốn tham gia,…
Khi một thực thể có tư cách quốc gia, tức nó đã có chủ quyền thì quyền năng chủ thể luật quốc tế của nó mang tính chất nguyên thủy, tự nhiên và sẵn có. Quyền năng này phát sinh khi một thực thể hội tụ đủ ba yếu tố lãnh thổ, dân cư, chính quyền có chủ quyền được bao trùm bởi thuộc tính chính trị - pháp lí chủ quyền, không một thực thể nào có quyền quyết định trao hay không trao quyền quyết định mọi vấn đề của đất nước, tham gia các tổ chức quốc tế liên chính phủ,… cho quốc gia. Đây là điểm khác cơ bản giữa quốc gia với các tổ chức quốc tế liên chính phủ khi quyền năng của những chủ thể này chỉ mang tính chất phái sinh, phụ thuộc vào sự trao quyền của các quốc gia của tổ chức đó. Về phạm vi quyền năng, quyền năng chủ thể của quốc gia mang tính toàn diện và đầy đủ. Điều này thể hiện rất rõ qua thuộc tính chủ quyền đã được phân tích ở trên.
Từ đó, ta có thể nhận thấy, mỗi quốc gia kể từ khi xuất hiện và tồn tại trên thực tế thì đã là một chủ thể luật quốc tế, có quyền năng chủ thể luật quốc tế. Điều này cũng đồng nghĩa với việc mỗi quốc gia đều được coi là có tư cách chủ thể ngay từ khi ra đời, không phụ thuộc vào việc quốc gia đó có được các quốc gia khác hay các tổ chức quốc tế liên chính phủ khác công nhận hay không.
2. Công nhận quốc tế tạo điều kiện cho quốc gia mới thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình một cách đầy đủ nhất, tham gia vào các quan hệ quốc tế một cách tốt nhất.
Công nhận quốc tế không tạo ra tư cách chủ thể luật quốc tế nhưng nó lại đóng vai trò rất quan trọng cho việc hưởng các quyền và thực hiện nghĩa vụ của các quốc gia. Sự công nhận quốc tế tạo ra những hệ quả pháp lí đặc biệt, đó là: giải quyết triệt để vấn đề quy chế pháp lí của đối tượng được công nhận và tạo những điều kiện thuận lợi để các bên thiết lập những quan hệ nhất định với nhau.
Trong các tài liệu nghiên cứu và các văn kiện pháp lí quốc tế về công nhận de jure, có quan điểm cho rằng việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia công nhận và các quốc gia được công nhận là kết quả quan trọng nhất của sự công nhận quốc tế. Kết quả này sẽ có thể phát sinh ngay sau khi công nhận de jure nhưng cũng có thể sau một thời gian nhất định. Thực tiễn sinh hoạt quốc tế cho thấy, giữa sự công nhận de jure và thiết lập quan hệ ngoại giao có thể tồn tại một khoảng cách đáng kể. Trong một số trường hợp, có những quốc gia công nhận nhau ở mức de jure nhưng quan hệ ngoại giao giữa các nước đó lại không thiết lập. Điều này được lí giải bởi tính chất chủ quyền, hai quốc gia trong mối quan hệ công nhận có đồng ý thiết lập quan hệ ngoại gia với nhau hay không. Việc thiết lập quan hệ ngoại giao đó phải có sự thỏa thuận thể hiện rõ ràng và hợp thức của cả hai bên hữu quan.
Khi công nhận một chính phủ được thành lập do kết quả của một cuộc cách mạng xã hội theo hình thức de facto thì quan hệ ngoại giao đã tồn tại giữa bên công nhận và bên được công nhận sẽ được phục hồi chứ không phải kiến lập (nếu trước đó hai nước đã có quan hệ ngoại giao với nhau). Hệ quả pháp lí của sự công nhận ở đây là phục hồi quan hệ ngoại giao giữa bên công nhận và bên được công nhận.
Vấn đề thiết lập quan hệ lãnh sự thường được lí giải theo nhiều cách khác nhau. Điểm chung của các luật gia quốc tế đó là sự công nhận ở mức độ de facto sẽ tạo ra cơ sở pháp lí rộng rãi để thiết lập quan hệ lãnh sự. Các luật gia quốc tế của các nước tư bản phương tây thường xét vấn đề thiết lập quan hệ lãnh sự trong phạm vi công nhận de facto. Bên cạnh đó, các luật gia quốc tế của các nước đang phát triển không phủ nhận quan điểm trên mà chỉ bổ sung cho rằng sự công nhận de jure cũng là cơ sơ pháp lí để phát triển những quan hệ bình thường nhiều mặt giữa các quốc gia, trong đó có quan hệ lãnh sự. Việc thiết lập quan hệ lãnh sự cũng là một trong những hệ quả pháp lí quan trọng của sự công nhận quốc tế.
Việc kí kết các điều ước quốc tế song phương mà trong đó thể hiện rõ sự thống nhất nguyện vọng, ý muốn của các bên về các quyền và nghĩa vụ đã định trong các lĩnh vực cụ thể cũng được thừa nhận là một trong những hệ quả quan trọng của sự công nhận quốc tế. Về nguyên tắc, việc kí kết các điều ước quốc tế song phương như đã nói trên được xem là bằng chứng về sự công nhận chính thức.
Đối với các điều ước quốc tế đa phương, vấn đề lại khác về cơ bản. Sự cùng tham gia của nhiều quốc gia vào một điều ước quốc tế đa phương có tính phổ biến rộng rãi không có nghĩa các quốc gia đó mặc nhiên chính thức công nhận nhau. Trong trường hợp này, các quốc gia tham gia điều ước quốc tế đa phương đó chỉ xuất hiện và tồn tại các quan hệ thực tế ad hoc và quan hệ pháp lí trong điều ước quốc tế cụ thể đó mà thôi.
Đối với việc tham gia vào các hội nghị quốc tế và các tổ chức quốc tế phổ biến rộng rãi, sự công nhận chính thức cũng tạo ra những hệ quả pháp lí nhất định. Về nguyên tắc, mọi quốc gia đều có quyền được tham gia vào các hội nghị quốc tế và các tổ chức quốc tế lớn trong sinh hoạt quốc tế. Quyền được tham gia đó của các quốc gia không phụ thuộc và sự công nhận của quốc gia khác. Song sự công nhận chính thức giữa các bên ở đây đôi khi lại gây khó khăn cho quốc gia không được công nhận trong việc hưởng quyền đó. Điều này thấy rõ qua thực tiễn hoạt động của Liên hợp quốc và chính sách không công nhận của một số nước đối với quốc gia mới được thành lập trong quan hệ quốc tế.
Sự công nhận quốc tế, ngoài những hệ quả pháp lí nêu trên, còn làm phát sinh các hệ quả pháp lí khác. Chẳng hạn, công nhận quốc tế còn là cơ sở để quốc gia được hưởng quyền miễn trừ tự pháp. Cụ thể, không một quốc gia nào được xét xử một quốc gia khác với tư cách là bị đơn, trừ trường hợp quốc gia đó cho phép; tài sản của mỗi quốc gia là bất khả xâm phạm, không thể thành vật trưng thu, trưng dụng, vật bảo đảm…
Từ đó, ta có thể nhận thấy, sự công nhận của một quốc gia với một quốc gia khác tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi, trước hết là cho bên được công nhận, sau nữa là cho bên công nhận trong việc thiết lập quan hệ ngoại giao, phát triển hợp tác trên nhiều lĩnh vực giữa hai bên. Tuy nhiên, sự công nhận tuyệt đối không tạo ra tư cách chủ thể cho một quốc gia mà chỉ tạo điều kiện cho quốc gia đó, thông qua hành động của mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ, tham gia vào các quan hệ quốc tế để được hưởng quyền năng chủ thể một cách đầy đủ và toàn diện nhất.
III – Công nhận quốc tế và vấn đề kết nạp thành viên của Liên hợp quốc
Không quá khó để lấy một ví dụ chứng minh cho luận điểm đưa ra ở đề bài. Quan điểm đó đã thể hiện rất rõ ràng sự đúng đắn trong việc kết nạp thành viên của Liên hợp quốc – một tổ chức quốc tế liên chính phủ phổ biến và rộng rãi nhất hiện nay.
Một trong những nguyên tắc tổ chức cơ bản của Liên hợp quốc là nguyên tắc phổ cập, theo đó, không một quốc gia nào có quyền can thiệp hay gây cản trở cho việc thực hiện quyền được trở thành thành viên của Liên hợp quốc của một quốc gia khác. Điều này đã được khẳng định trong Hiến chương Liên hợp quốc và trong các văn kiện khác của Liên hợp quốc nhằm chống lại sự phân biệt đối xử của một số quốc gia trong vấn đề kết nạp một quốc gia mới vào tổ chức quốc tế này. Đây là một trong những phương tiện pháp lí quan trọng nhất, bảo đảm quyền chủ quyền của các quốc gia được tham gia vào các tổ chức quốc tế toàn cầu như Liên hợp quốc. Điều này có nghĩa, mọi quốc gia đều có thể trở thành thành viên của tổ chức này.
Tuy vậy, trong thực tiễn hàng chục năm qua, Liên hợp quốc đã chứng kiến các vi phạm thô bạo nguyên tắc này từ phía các nước đế quốc. Lợi dụng cơ chế của Liên hợp quốc, các nước đế quốc đã tìm mọi cách để cản trở việc kết nạp Bungari, Rumani, Anbani, Mongolie, Việt Nam và nhiều nước khác vào Liên hợp quốc và một số tổ chức quốc tế phổ biến khác.
Hiến chương Liên hợp quốc chỉ yêu cầu thành viên đó là quốc gia. Quyền tham gia vào các tổ chức quốc tế này thuộc quốc gia – chủ thể luật quốc tế. Như vậy, về mặt học thuyết thì quyền này có cơ sở là chủ quyền quốc gia chứ không phải là việc công nhận quốc gia. Việc tham gia này một mặt nào đó tùy thuộc vào ý chí, nguyện vọng của chính quốc gia đó. Số lượng các nước công nhận hay không công nhận quốc gia đó không có ý nghĩa để tạo nên quốc gia đó với tư cách là chủ thể của pháp luật quốc tế, mà chỉ mang tính chất tuyên bố sự hiện diện của quốc gia đó trong quan hệ quốc tế. Thực tiễn đã chứng minh rằng trong nhiều trường hợp, việc kết nạp thành viên Liên hợp quốc không hề gắn bó gì với việc công nhận quốc gia ứng cử viên vào thành viên Liên hợp quốc. Ví dụ: đối với trường hợp Gooc – đan – nia, nhiều nước đã biểu quyết nhất trí kết nạp vào Liên hợp quốc trong khi họ chưa hề có hành vi công nhận chính thức nào đối với nước này; hay trong trường hợp kết nạp Israel năm 1949 vào Liên hợp quốc cũng vậy. Sự công nhận quốc gia trong trường hợp này chỉ có thể thúc đẩy việc tiếp nhận quốc gia mới vào tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc, đôi khi, sự công nhận quốc tế đó tạo điều kiện thuận lợi để quốc gia thực hiện quyền của mình được tham gia vào tổ chức quốc tế liên quốc gia.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
MỞ ĐẦU
Công nhận quốc tế không phải một vấn đề mới mà ngược lại, nó đã có một lịch sử phát triển từ rất sớm. Thực tiễn cho thấy, trong quá khứ, không ít sự công nhận quốc tế đã là cột mốc đánh dấu cho sự phát triển nhiều mặt của một số quốc gia được công nhận. Ngày nay, vấn đề này lại càng trở nên “nóng” hơn bao giờ hết khi nhu cầu hội nhập quốc tế của các quốc gia trên thế giới ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, do không có một sự thống nhất chính thức nào về công nhận quốc tế và những hệ quả pháp lý của nó đã dẫn đến nhiều cách hiểu sai lệch về vấn đề này. Việc nhận thức rõ: “Công nhận không tạo ra tư cách chủ thể luật quốc tế nhưng nó tạo điều kiện cho quốc gia mới thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình một cách đầy đủ nhất, tham gia vào các quan hệ quốc tế một cách tốt nhất” có ý nghĩa quan trọng trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về vấn đề này.
NỘI DUNG
I – Khái niệm công nhận quốc tế.
1. Định nghĩa
Mặc dù đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử quan hệ quốc tế nhưng cho đến ngày nay, định nghĩa công nhận quốc tế vẫn chỉ tồn tại dưới dạng quan điểm của một số học giả nghiên cứu về vấn đề này, chưa có định nghĩa chung, sử dụng rộng rãi. Công nhận quốc tế có thể được hiểu là hành vi chính trị - pháp lý, dựa trên những động cơ nhất định (chủ yếu là động cơ chính trị, kinh tế, quốc phòng) của giai cấp thống trị ở quốc gia công nhận .
Trong khoa học luật quốc tế, hai học thuyết tiêu biểu nhất nghiên cứu về công nhận quốc tế có thể kể đến là: thuyết cấu thành và thuyết tuyên bố.
Theo thuyết cấu thành, các quốc gia mới được thành lập chỉ có thể trở thành chủ thể của luật quốc tế và thành viên độc lập của cộng đồng quốc tế nếu được các quốc gia khác chính thức công nhận. Thuyết cấu thành là một thuyết phản dân chủ, thuyết phản động, mâu thuẫn với hiện thực khách quan và không có căn cứ khoa học.
Thuyết tuyên bố lại thừa nhận các quốc gia mới thành lập đều là chủ thể của luật quốc tế, điều đó được xác định là các quốc gia đã xuất hiện và đang còn tồn tại trên thực tế. Thuyết tuyên bố, trong một mức độ nhất định nào đó là thuyết tiến bộ. Tuy vậy, thuyết này có tính phiến diện do lịch sử để lại, thiếu quan hệ với những nhân tố mới, những biến đổi mới trong quan hệ quốc tế.
2. Các thể loại công nhận quốc tế
Nhìn chung, có hai thể loại công nhận quốc tế chủ yếu, đó là: công nhận quốc gia và công nhận chính phủ mới thành lập.
Về công nhận quốc gia, các quốc gia ngay từ khi mới thành lập đã là những chủ thể của luật quốc tế. Sự công nhận quốc gia ở đây chỉ đóng vai trò tuyên bố sự tồn tại trên trường quốc tế một quốc gia mới mà thôi.
Về công nhận chính phủ mới thành lập, đây là thể loại công nhận thay mặt hợp pháp của một quốc gia có chủ quyền trong sinh hoạt quốc tế chứ không phải công nhận chủ thể mới của luật quốc tế.
3. Các hình thức công nhận quốc tế
Trong thực tiễn quan hệ quốc tế, các chủ thể thường sử dụng một trong các hình thức sau khi thực hiện hành vi công nhận quốc tế: công nhận de jure; công nhận de facto và công nhận ad hoc.
II – Công nhận quốc tế không tạo ra tư cách chủ thể luật quốc tế nhưng nó tạo điều kiện cho quốc gia mới thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình một cách đầy đủ nhất, tham gia vào các quan hệ quốc tế một cách tốt nhất
1. Tư cách chủ thể luật quốc tế của quốc gia
Ngay từ khi ra đời, mỗi quốc gia đã là một chủ thể của luật quốc tế, quyền năng chủ thể của luật quốc tế cũng theo đó mà phát sinh. Quyền năng chủ thể là những phương diện thể hiện khả năng pháp lí đặc trưng của những thực thể pháp lí được hưởng quyền và gánh vác nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lí trong quan hệ quốc tế theo quy định của luật quốc tế. Một thực thể có tư cách quốc gia khi nó được hình thành trên cở sở có lãnh thổ, dân cư và chính quyền có chủ quyền với thuộc tính chính trị pháp lí bao trùm là chủ quyền quốc gia.
Chủ quyền là cơ sở tạo nên quyền năng chủ thể quốc tế của quốc gia. Chủ quyền quốc gia được hiểu là quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình và quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế. Trong phạm vi lãnh thổ của mình, quốc gia có quyền lực chính trị tối cao thể hiện qua các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Trong quan hệ quốc tế, quốc gia hoàn toàn độc lập, không bị lệ thuộc vào quốc gia khác trong giải quyết vấn đề đối ngoại của mình. Việc tham gia vào các tổ chức quốc tế, vào các hoạt động quốc tế liên quốc gia phổ biến rộng rãi trước tiên là quyền của quốc gia, tùy thuộc vào việc quốc gia có muốn tham gia vào tổ chức quốc tế đó hay không. Tuy nhiên, trên thực tế, việc thực hiện quyền này của quốc gia lại chỉ mang tính chất tương đối do bị chi phối bởi nhiều yếu tố khách quan như quy chế hoạt động của tổ chức quốc tế mà quốc gia muốn tham gia,…
Khi một thực thể có tư cách quốc gia, tức nó đã có chủ quyền thì quyền năng chủ thể luật quốc tế của nó mang tính chất nguyên thủy, tự nhiên và sẵn có. Quyền năng này phát sinh khi một thực thể hội tụ đủ ba yếu tố lãnh thổ, dân cư, chính quyền có chủ quyền được bao trùm bởi thuộc tính chính trị - pháp lí chủ quyền, không một thực thể nào có quyền quyết định trao hay không trao quyền quyết định mọi vấn đề của đất nước, tham gia các tổ chức quốc tế liên chính phủ,… cho quốc gia. Đây là điểm khác cơ bản giữa quốc gia với các tổ chức quốc tế liên chính phủ khi quyền năng của những chủ thể này chỉ mang tính chất phái sinh, phụ thuộc vào sự trao quyền của các quốc gia của tổ chức đó. Về phạm vi quyền năng, quyền năng chủ thể của quốc gia mang tính toàn diện và đầy đủ. Điều này thể hiện rất rõ qua thuộc tính chủ quyền đã được phân tích ở trên.
Từ đó, ta có thể nhận thấy, mỗi quốc gia kể từ khi xuất hiện và tồn tại trên thực tế thì đã là một chủ thể luật quốc tế, có quyền năng chủ thể luật quốc tế. Điều này cũng đồng nghĩa với việc mỗi quốc gia đều được coi là có tư cách chủ thể ngay từ khi ra đời, không phụ thuộc vào việc quốc gia đó có được các quốc gia khác hay các tổ chức quốc tế liên chính phủ khác công nhận hay không.
2. Công nhận quốc tế tạo điều kiện cho quốc gia mới thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình một cách đầy đủ nhất, tham gia vào các quan hệ quốc tế một cách tốt nhất.
Công nhận quốc tế không tạo ra tư cách chủ thể luật quốc tế nhưng nó lại đóng vai trò rất quan trọng cho việc hưởng các quyền và thực hiện nghĩa vụ của các quốc gia. Sự công nhận quốc tế tạo ra những hệ quả pháp lí đặc biệt, đó là: giải quyết triệt để vấn đề quy chế pháp lí của đối tượng được công nhận và tạo những điều kiện thuận lợi để các bên thiết lập những quan hệ nhất định với nhau.
Trong các tài liệu nghiên cứu và các văn kiện pháp lí quốc tế về công nhận de jure, có quan điểm cho rằng việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia công nhận và các quốc gia được công nhận là kết quả quan trọng nhất của sự công nhận quốc tế. Kết quả này sẽ có thể phát sinh ngay sau khi công nhận de jure nhưng cũng có thể sau một thời gian nhất định. Thực tiễn sinh hoạt quốc tế cho thấy, giữa sự công nhận de jure và thiết lập quan hệ ngoại giao có thể tồn tại một khoảng cách đáng kể. Trong một số trường hợp, có những quốc gia công nhận nhau ở mức de jure nhưng quan hệ ngoại giao giữa các nước đó lại không thiết lập. Điều này được lí giải bởi tính chất chủ quyền, hai quốc gia trong mối quan hệ công nhận có đồng ý thiết lập quan hệ ngoại gia với nhau hay không. Việc thiết lập quan hệ ngoại giao đó phải có sự thỏa thuận thể hiện rõ ràng và hợp thức của cả hai bên hữu quan.
Khi công nhận một chính phủ được thành lập do kết quả của một cuộc cách mạng xã hội theo hình thức de facto thì quan hệ ngoại giao đã tồn tại giữa bên công nhận và bên được công nhận sẽ được phục hồi chứ không phải kiến lập (nếu trước đó hai nước đã có quan hệ ngoại giao với nhau). Hệ quả pháp lí của sự công nhận ở đây là phục hồi quan hệ ngoại giao giữa bên công nhận và bên được công nhận.
Vấn đề thiết lập quan hệ lãnh sự thường được lí giải theo nhiều cách khác nhau. Điểm chung của các luật gia quốc tế đó là sự công nhận ở mức độ de facto sẽ tạo ra cơ sở pháp lí rộng rãi để thiết lập quan hệ lãnh sự. Các luật gia quốc tế của các nước tư bản phương tây thường xét vấn đề thiết lập quan hệ lãnh sự trong phạm vi công nhận de facto. Bên cạnh đó, các luật gia quốc tế của các nước đang phát triển không phủ nhận quan điểm trên mà chỉ bổ sung cho rằng sự công nhận de jure cũng là cơ sơ pháp lí để phát triển những quan hệ bình thường nhiều mặt giữa các quốc gia, trong đó có quan hệ lãnh sự. Việc thiết lập quan hệ lãnh sự cũng là một trong những hệ quả pháp lí quan trọng của sự công nhận quốc tế.
Việc kí kết các điều ước quốc tế song phương mà trong đó thể hiện rõ sự thống nhất nguyện vọng, ý muốn của các bên về các quyền và nghĩa vụ đã định trong các lĩnh vực cụ thể cũng được thừa nhận là một trong những hệ quả quan trọng của sự công nhận quốc tế. Về nguyên tắc, việc kí kết các điều ước quốc tế song phương như đã nói trên được xem là bằng chứng về sự công nhận chính thức.
Đối với các điều ước quốc tế đa phương, vấn đề lại khác về cơ bản. Sự cùng tham gia của nhiều quốc gia vào một điều ước quốc tế đa phương có tính phổ biến rộng rãi không có nghĩa các quốc gia đó mặc nhiên chính thức công nhận nhau. Trong trường hợp này, các quốc gia tham gia điều ước quốc tế đa phương đó chỉ xuất hiện và tồn tại các quan hệ thực tế ad hoc và quan hệ pháp lí trong điều ước quốc tế cụ thể đó mà thôi.
Đối với việc tham gia vào các hội nghị quốc tế và các tổ chức quốc tế phổ biến rộng rãi, sự công nhận chính thức cũng tạo ra những hệ quả pháp lí nhất định. Về nguyên tắc, mọi quốc gia đều có quyền được tham gia vào các hội nghị quốc tế và các tổ chức quốc tế lớn trong sinh hoạt quốc tế. Quyền được tham gia đó của các quốc gia không phụ thuộc và sự công nhận của quốc gia khác. Song sự công nhận chính thức giữa các bên ở đây đôi khi lại gây khó khăn cho quốc gia không được công nhận trong việc hưởng quyền đó. Điều này thấy rõ qua thực tiễn hoạt động của Liên hợp quốc và chính sách không công nhận của một số nước đối với quốc gia mới được thành lập trong quan hệ quốc tế.
Sự công nhận quốc tế, ngoài những hệ quả pháp lí nêu trên, còn làm phát sinh các hệ quả pháp lí khác. Chẳng hạn, công nhận quốc tế còn là cơ sở để quốc gia được hưởng quyền miễn trừ tự pháp. Cụ thể, không một quốc gia nào được xét xử một quốc gia khác với tư cách là bị đơn, trừ trường hợp quốc gia đó cho phép; tài sản của mỗi quốc gia là bất khả xâm phạm, không thể thành vật trưng thu, trưng dụng, vật bảo đảm…
Từ đó, ta có thể nhận thấy, sự công nhận của một quốc gia với một quốc gia khác tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi, trước hết là cho bên được công nhận, sau nữa là cho bên công nhận trong việc thiết lập quan hệ ngoại giao, phát triển hợp tác trên nhiều lĩnh vực giữa hai bên. Tuy nhiên, sự công nhận tuyệt đối không tạo ra tư cách chủ thể cho một quốc gia mà chỉ tạo điều kiện cho quốc gia đó, thông qua hành động của mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ, tham gia vào các quan hệ quốc tế để được hưởng quyền năng chủ thể một cách đầy đủ và toàn diện nhất.
III – Công nhận quốc tế và vấn đề kết nạp thành viên của Liên hợp quốc
Không quá khó để lấy một ví dụ chứng minh cho luận điểm đưa ra ở đề bài. Quan điểm đó đã thể hiện rất rõ ràng sự đúng đắn trong việc kết nạp thành viên của Liên hợp quốc – một tổ chức quốc tế liên chính phủ phổ biến và rộng rãi nhất hiện nay.
Một trong những nguyên tắc tổ chức cơ bản của Liên hợp quốc là nguyên tắc phổ cập, theo đó, không một quốc gia nào có quyền can thiệp hay gây cản trở cho việc thực hiện quyền được trở thành thành viên của Liên hợp quốc của một quốc gia khác. Điều này đã được khẳng định trong Hiến chương Liên hợp quốc và trong các văn kiện khác của Liên hợp quốc nhằm chống lại sự phân biệt đối xử của một số quốc gia trong vấn đề kết nạp một quốc gia mới vào tổ chức quốc tế này. Đây là một trong những phương tiện pháp lí quan trọng nhất, bảo đảm quyền chủ quyền của các quốc gia được tham gia vào các tổ chức quốc tế toàn cầu như Liên hợp quốc. Điều này có nghĩa, mọi quốc gia đều có thể trở thành thành viên của tổ chức này.
Tuy vậy, trong thực tiễn hàng chục năm qua, Liên hợp quốc đã chứng kiến các vi phạm thô bạo nguyên tắc này từ phía các nước đế quốc. Lợi dụng cơ chế của Liên hợp quốc, các nước đế quốc đã tìm mọi cách để cản trở việc kết nạp Bungari, Rumani, Anbani, Mongolie, Việt Nam và nhiều nước khác vào Liên hợp quốc và một số tổ chức quốc tế phổ biến khác.
Hiến chương Liên hợp quốc chỉ yêu cầu thành viên đó là quốc gia. Quyền tham gia vào các tổ chức quốc tế này thuộc quốc gia – chủ thể luật quốc tế. Như vậy, về mặt học thuyết thì quyền này có cơ sở là chủ quyền quốc gia chứ không phải là việc công nhận quốc gia. Việc tham gia này một mặt nào đó tùy thuộc vào ý chí, nguyện vọng của chính quốc gia đó. Số lượng các nước công nhận hay không công nhận quốc gia đó không có ý nghĩa để tạo nên quốc gia đó với tư cách là chủ thể của pháp luật quốc tế, mà chỉ mang tính chất tuyên bố sự hiện diện của quốc gia đó trong quan hệ quốc tế. Thực tiễn đã chứng minh rằng trong nhiều trường hợp, việc kết nạp thành viên Liên hợp quốc không hề gắn bó gì với việc công nhận quốc gia ứng cử viên vào thành viên Liên hợp quốc. Ví dụ: đối với trường hợp Gooc – đan – nia, nhiều nước đã biểu quyết nhất trí kết nạp vào Liên hợp quốc trong khi họ chưa hề có hành vi công nhận chính thức nào đối với nước này; hay trong trường hợp kết nạp Israel năm 1949 vào Liên hợp quốc cũng vậy. Sự công nhận quốc gia trong trường hợp này chỉ có thể thúc đẩy việc tiếp nhận quốc gia mới vào tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc, đôi khi, sự công nhận quốc tế đó tạo điều kiện thuận lợi để quốc gia thực hiện quyền của mình được tham gia vào tổ chức quốc tế liên quốc gia.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: