daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae

MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Nội dung 1
1. Những vấn đề chung về hoãn, tạm đình chỉ thi hành án dân sự 1
1.1. Hoãn thi hành án dân sự 1
1.2. Tạm đình chỉ thi hành án dân sự 4
1.3. Sự khác nhau giữa hoãn và tạm đình chỉ thi hành án dân sự 5
1.4. Ý nghĩa của hoãn, tạm đình chỉ thi hành án dân sự 6
2. Thực tiễn áp dụng và kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về hoãn và tạm đình chỉ thi hành án dân sự 7
2.1. Thực trạng áp dụngcác qui định của pháp luật về hoãn, tạm đình chỉ thi hành án dân sự. 7
2.2. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về hoãn, tạm đình chỉ thi hành án dân sự 8
Kết luận 10

LỜI MỞ ĐẦU
Thi hành án dân sự là một trong những nội dung cơ bản của tư pháp dân sự, có tác động trực tiếp tới hiệu quả của việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể thông qua hoạt động tư pháp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể, việc thi hành án bị gián đoạn, chưa thể thực hiện được ngay. Khi đó, dựa vào những căn cứ cụ thể, người có thẩm quyền trong cơ quan thi hành án dân sự sẽ ra quyết định hoãn thi hành án hay tạm đình chỉ thi hành án. Bài viết của nhóm em sẽ phân tích các quy định pháp luật về vấn đề hoãn, tạm đình chỉ thi hành án dân sự, cũng như đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.
NỘI DUNG
1. Những vấn đề chung về hoãn, tạm đình chỉ thi hành án dân sự
1.1. Hoãn thi hành án dân sự
Hoãn thi hành án là việc cơ quan thi hành án dân sự quyết định chưa tổ chức thi hành án, quyết định khi có căn cứ pháp luật qui định. Việc hoãn thi hành án được thực hiện theo qui định tại Điều 48 Luật thi hành án dân sự.
• Căn cứ hoãn thi hành án dân sự
Theo các căn cứ sau đây thì cơ quan thi hành án dân sự quyết định chưa tổ chức thi hành bản án, quyết định (khoản 1 Điều 48 LTHADS):
+ Người phải thi hành án bị ốm nặng, có xác nhận của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên; chưa xác định được địa chỉ của người phải thi hành án hay vì lý do chính đáng khác mà người phải thi hành án không thể tự mình thực hiện được nghĩa vụ theo bản án, quyết định;
+ Người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn thi hành án. Việc đồng ý hoãn phải lập thành văn bản ghi rõ thời hạn hoãn, có chữ ký của các bên. Trong thời gian hoãn thi hành án do có sự đồng ý của người được thi hành án thì người phải thi hành án không phải chịu lãi suất chậm thi hành án;
+ Người phải thi hành các khoản nộp ngân sách nhà nước không có tài sản hay có tài sản nhưng giá trị tài sản đó không đủ chi phí cưỡng chế thi hành án hay có tài sản nhưng tài sản thuộc loại không được kê biên;
+ Tài sản kê biên có tranh chấp đã được Tòa án thụ lý để giải quyết;
+ Việc thi hành án đang trong thời hạn cơ quan có thẩm quyền giải thích bản án, quyết định và trả lời kiến nghị của cơ quan thi hành án dân sự về việc xem xét lại bản án, quyết định của tòa án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
Ngoài ra, việc hoãn thi hành án còn được thực hiện trong trường hợp người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hay tái thẩm đối với bản án, quyết định của tòa án yêu cầu hoãn thi hành án để xem xét kháng nghị nhằm tránh hậu quả không thể khắc phục được. Tuy vậy, người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hay tái thẩm đối với bản án, quyết định của tòa án chỉ được yêu cầu hoãn thi hành án một lần để xem xét kháng nghị.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Top