Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Tôn giáo và nghệ thuật như đôi cánh nâng đỡ con người trong suốt cuộc hành trình từ thuở hồng hoang đến buổi hiện đại. Các dân tộc có thể khác nhau về vô vàn đặc điểm nhưng đều gặp gỡ ở dấu ấn sâu sắc của tôn giáo và nghệ thuật, đó là một hằng số chung của nhân loại. Nói như thế không có nghĩa rằng tôn giáo và nghệ thuật luôn có một vị trí như nhau trong đời sống tinh thần của các dân tộc. Tùy thuộc vào dân tộc tính, vùng miền mà vai trò của hai chiếc cánh này đậm nhạt, tương trợ, bổ sung và thay thế khác nhau. Nếu như đối với người Ấn Độ, “tôn giáo đọc cho văn học chép” thì đối với người Trung Hoa, “thơ chính là tôn giáo”.
Trong chuyên luận Nhân sinh quan và văn hóa Trung Hoa, Lâm Ngữ Đường cho rằng, “thơ có nhiệm vụ thay thế tôn giáo, nghĩa là có nhiệm vụ làm cho tâm hồn thanh khiết, cảm được cái bí mật cùng cái đẹp của vũ trụ, gây cho con người tấm lòng thương đồng loại và sinh vật. Tôn giáo chỉ là một thứ tình cảm hay xúc động run rẩy.” Thơ có vai trò như tôn giáo, là cứu cánh tinh thần, thanh lọc tâm hồn, tiếp sức cho tình yêu thương cuộc sống. Thơ đến với con người tự nhiên như hơi thở, lan tỏa trong cộng đồng, ở sâu trong hồn người như một phần không thể thiếu của sự sống. Thơ dạy cho người Trung Hoa nhân sinh quan cuộc sống, trước hết là sự hòa hợp giữa con người với vũ trụ. Trong sự gắn kết khăng khít ấy, con người luôn hướng đến sự trân trọng những vẻ đẹp bình dị, là cỏ cây hoa lá mùa xuân, là tiếng vượn hú giữa chiều đông, một cánh buồm nhỏ bé giữa bể rộng, một đỉnh núi chon von giữa trời cao… tất cả đều hiển hiện trong câu chữ. Trong thơ Lí Bạch, ta bắt gặp rất nhiều hình ảnh thiên nhiên đẹp và đầy sức sống như: trăng (Quan sơn nguyệt, Tĩnh dạ tư, Nga Mi sơn nguyệt ca, Cung trung hành lạc, Bả tửu vấn nguyệt,…), cỏ non, liễu biếc mùa xuân (Xuân tứ, Lao Lao đình, Vọng Hán Dương liễu sắc kí Vương Tể,…), hình ảnh những bức tranh cảnh thiên nhiên rất sống động và tươi đẹp trong mối tương giao hòa hợp với con người (Giang thượng ngâm, Dạ bạc ngưu chử, Độc tọa kính đình sơn, Thu phố ca, Anh Vũ châu,…). Ngược với Lý Bạch, nhà thơ hiện thực Đỗ Phủ không chú trọng nhiều đến miêu tả những cảnh thiên nhiên hùng tráng, lãng mạn mà ông thường đi vào miêu tả những khung cảnh thiên nhiên bình dị gắn với cuộc sống của nhân dân như “Nhật mộ”, “Đăng cao”, “Thảo các”….
Bài “Nhật mộ” (Chiều hôm) chính là một bức tranh thiên nhiên gần gũi với cuộc sống sinh hoạt thường ngày của con người đã được tác giả phác họa:
“Ngưu dương hạ lai cửu
Các dĩ bế sài môn
Phong nguyệt tự thanh dạ
Giang sơn phi cố viên
Thạch tuyền lưu ám bích
Thảo lộ trích thu căn…”
Dịch nghĩa
Đàn trâu và dê xuống núi đã lâu
Mọi người đều đóng kín cửa sài
Đêm thanh tĩnh đầy thú gió trăng
Sông núi khác xa nơi quê cũ
Suối ghềnh đá hảy bên sườn non ẩn khuất
Hạt sương đầu cỏ rỏ xuống gốc cây mùa thu….
“Thảo các” (Gác tranh) cũng là một bài thơ được xây dựng bằng một bức tranh thiên nhiên bình dị, cảnh được miêu tả có chiều rộng và dài nhưng khách thể chính ở đây lại là cái gác lợp cỏ, ngôi nhà cỏ đơn sơ quen thuộc trong đời sống nhân dân hiện tại:
“Quanh ngày cửa liếp chẳng gài
Trông ra hết đất bên ngoài gác tranh
Sông đêm rồng, cá lượn quanh
Rừng thu rung động trước mành trăng sao
Sương sa đầm ướt lúc nào
Vẩn vơ mây mỏng bay cao lưng trời
Buông thuyền nhìn vợ thở dài
Nay trôi mai nổi cho phai má hồ”
Dù viết theo những phong cách khác nhau nhưng các nhà thơ đều hướng ngòi bút của mình đến vẻ đẹp trong mối tương quan với con người. Trong bức tranh tổng thể ấy, thiên nhiên dù cao rộng, bao phủ nhưng con người mới là điểm sáng:
“Lô hỏa chiếu thiên địa
Hồng tinh loạn tử yên
Noãn lang minh nguyệt dạ
Ca khúc động hàn xuyên”
Dịch nghĩa:
Lò lửa chiếu trời đất
Đốm lửa bắn tung trong làn khói tím
Chàng thợ đúc trong đêm trăng sáng
Hát khúc ca làm rung động cả dòng sông lạnh
Con người soi sáng tự nhiên (noãn lang minh nguyệt dạ). Đó là cái nhìn lạc quan ca ngợi cuộc sống, ca ngợi con người. Chỉ có sức nóng, hơi ấm, lòng nhiệt huyết mới có thể làm nên bài ca chân chính, làm thay đổi, biến đổi vũ trụ này.
Trong thơ, con người tìm thấy những vẻ đẹp bình dị, mối giao hòa với trời đất. Với thơ, con người có thể giảy bày những xúc cảm mãnh liệt về nhân sinh, cuộc đời.
Có người cho rằng làm thơ vui khó gấp trăm lần làm thơ buồn, bởi khi nỗi buồn chất chứa khiến nghệ sĩ thăng hoa bút lực. Nhìn một cách tổng lược, trong kho tàng thơ ca của nhân loại, nhưng áng thơ hồ hởi tươi vui đúng là ít hơn hẳn những vần thơ thấm đẫm nước mắt. Nhưng không phải do cây bút của nhà thơ dễ bắt nhịp với nỗi buồn mà do trong sự chuyển xoay của cuộc sống, nỗi buồn bao giờ cũng rợn ngợp hơn. Bởi vậy những chủ đề quen thuộc trong thơ Trung Hoa thường là tống biệt, bi ca, oán sầu, cô lẻ … Ta gặp rất nhiều những bài thơ tống biệt trong thơ của Lý Thương Ẩn, Vương Bột, Vương Duy … đặc biệt là Lý Bạch (Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng”, “Tống Trương xá nhân cho Giang Đông”, “Tống hữu nhân”, “Tống hữu nhân nhập Thục” đến “Tống khách qui Ngô”, “Lao Lao đình”, “Tống Dương Sơn Nhân qui Tung Sơn”…) Trong đó phải kể đến tuyệt bút Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng:
“Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu,
Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu
Cô phàm viễn ảnh bích không tận.
Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu.”
(Lý Bạch)
Theo Kim Thánh Thán, dòng trường giang là dòng sông tâm trạng, dòng sông li biệt, lưu biệt, chảy trôi. Con nước mang trong mình biết bao nỗi buồn, bao nước mắt chúng sinh. Bởi vậy chỉ riêng sự xuất hiện của dòng sông cũng đã gợi nên không gian chia phôi, không gian suy tưởng.
Ở đây có sự đồng nhất cái hữu hạn (cô phàm) vào cái vô hạn (bích không tận) như một sự khẳng định người ra đi nhưng tình bạn không phai mờ, nó là vĩnh cửu. Sự đồng nhất chiều rộng (dòng trường giang) - chiều cao (thiên tế), không gian dưới thấp- không gian trên cao tạo nên một khoảng bao la rợn ngợp. Tiễn đưa cố nhân không chỉ một mình Lý Bạch mà còn cả vũ trụ thăm thẳm.
Viết về cuộc tiễn đưa, Âu Dương Tu trong Trường tương tư cũng phác họa cả không gian tiễn biệt:
“Tần mãn khê,
Liễu nhiễu đê,
Tương tống hành nhân khê thuỷ tê (tây),
Thơ là tôn giáo của người Trung Hoa, điều đó vừa thể hiện “vai trò như tôn giáo của thơ”, vừa xác quyết thơ và tôn giáo có sự kết hợp nhuần nhị trong nhau, làm thơ cũng là một dạng tu thiền. Bởi vậy, thơ thiền trở thành điểm hội tụ của tôn giáo và thơ ca. Các nhà thơ thiền nổi danh ở Trung Hoa có thể kể đến Hàn Sơn, Vương Duy, Tô Thức, Tô Đông Pha.
Tô Thức, cũng như Hàn Sơn, Vương Duy, đều là những bậc thiền nhân thiết tha với cảnh núi non, am vắng. Núi non là nơi cất giữ tâm linh cho họ, cũng là nơi trở về của tâm thể. Núi cao, sâu, vắng lặng. tương đồng kỳ diệu với Tâm không. Nhà thơ đời Tống này đã viết những dòng thơ đẫm thiền tính trong Lô Sơn (Lư Sơn):
Lô Sơn
Lô sơn yên tỏa Triết giang triều
Vị đáo sanh bình hận bất tiêu
Đáo đắc hoàn lai vô biệt sự
Lô sơn yên tỏa Triết giang triều.
Bản dịch:
Khói tỏa Lô Sơn, sóng Chiết Giang
Khi chưa đến đó luôn mơ màng
Đến rồi, hóa cũng không gì lạ
Khói toả Lô Sơn, sóng Chiết Giang.
(Trúc Thiên dịch)
Bài thơ kết cấu theo lối vòng tròn thể hiện vòng luân chuyển của nhân sinh. Vũ trụ hằng thường, chỉ có nhận thức của con người về vũ trụ là biến đổi. Cái đẹp cái xấu, cái hay cái dở, cái dị cái thường cũng là mắt nhìn, thức nhận của con người mà ra. Nếu vì hiếu kì, cảm xúc sẽ chóng phai, còn giữ được trong tâm một khoảng bình lặng an nhiên sẽ dần thu nhận được vẻ đẹp của cuộc sống. Đó phải chăng cũng là một cách đạt đạo giữa trần ai?
Các thiền sư vẫn thường bàn đến những khoảnh khắc đốn ngộ như những “đạt điểm”, ở đó con người có thể chứng ngộ và thức nhận bản thể, lẽ trời đất. Viên Mai đã gợi khoảnh khắc ấy trong một bài thơ khá trong trẻo, tươi vui:
”Mục đồng kỵ hoàng ngưu,
Ca thanh chấn lâm việt.
Ý dục bộ minh thiền,
Hốt nhiên bế khẩu lập.”
Bản dịch:
“Chú mục đồng cưỡi bò
Tiếng ca rung bóng mát
Ý chừng muốn bắt ve
Bỗng nhiên dừng, ngừng hát”
(Điều trông thấy (Nguyễn Khắc Phi dịch)
Quãng vô ngôn chấm dứt không gian rộn rã tiếng ca gợi đến “sự im lặng sấm sét” của Duy Ma Cật khi vị Bồ tát này thuyết giảng pháp môn Bất nhị bằng sự im lặng vĩ đại, sự im lặng sâu thẳm của Thích Ca trong hội Linh Sơn, công cuộc chín năm nhìn vách tu thiền của Bồ Đề Đạt Ma … Im lặng là đỉnh cao của âm thanh, cũng là đỉnh của sự thức nhận. Khi chú bé ngừng hát là lúc chú hát lên bài ca hay nhất của đời mình, khi bài thơ dừng lại cũng là lúc mà nó bắt đầu một hành trình dài hơi thực sự trong lòng người.
Trong thơ hiện đại, ý vị thiền thường chìm khuất trong ngôn ngữ giản đơn hay đối thoại ngắn, như bài thơ của Khuông Quốc Ái - thay mặt cho nhóm Đất quê mới là một minh chứng:
Một hạt giống và một hạt giống
Chung chăn chung gối trong hố sâu
Hố đất quả là tối lắm
Một hạt giống hỏi:
"Mày có định ra ngoài không?"
Lặng đi một hồi
Hạt kia hỏi:
"Mấy giờ rồi?"
(Tầng sâu)
Đối thoại ngắn của hai hạt giống cho thấy sự cách biệt thế hệ trong suy ngẫm. Nếu khoảng lặng của chú bé trong bài thơ của Viên Mai là “đạt điểm đốn ngộ” thì khoảng im lặng của hạt đậu chính là cân nhắc trong suy tư. Những hạt đầu chưa nhú ra khỏi mặt đất đã hiểu rằng thế giới bên ngoài không phải là một chốn thiên đường mà là một nơi đầy những bon chen, tính toán, luôn phải cân nhắc về cơ hội. Hạt đậu đã ngộ về cuộc sống từ ngay trong đất mẹ.
Như vậy, thơ và thiền nói riêng hay tôn giáo nói chung có sự xâm nhập hòa quyện trong nhau. Tô Thức khẳng định “thiền đạo với thi ca là đồng hay khác, chớ nên nghi ngờ mà tra hỏi; hãy quên đi những sự phân biệt Ta và Người, cuối cùng, anh với tui hãy mở cánh cửa bắc, ngẩng đầu nhìn lên ba mươi sáu ngọn núi xanh”. Sự hòa quyện ấy là đòn bẩy khiến cả hai đều thăng hoa. Chu Quang Tiềm cho rằng “Thi nhân, nghệ thuật gia và những tín đồ cuồng nhiệt của tôn giáo, đa số đều dựa vào di tình tác dụng (tức “vật ngã đồng nhất” ) mà tạo cho vũ trụ có một linh hồn”. Ngược lại, cũng nhờ thơ mà Phật giáo Trung Quốc bớt khổ hạnh, khô lạnh mà trở nên trong trẻo, nồng ấm…
Với người Trung Hoa, họ ‘không thấy được linh cảm hay xúc động trong tôn giáo của mình họ chỉ coi tôn giáo như một món trang sức, điểm xuyết làm cho đời sống hằng ngày bớt khổ não, nhất là trong những lúc đau ốm hay lìa cõi trần. Vì vậy họ phải tìm nguồn linh cảm và xúc động trong thơ.” (Lâm ngữ Đường) Nhưng đó không phải là lí do duy nhất, một trong những tiền đề quan trọng khiến thơ trở thành một phần tối trọng đối với người Trung Hoa nữa là sự hòa hợp giữa thơ và ngôn ngữ. Thơ có thể không có phần nhưng nhất thiết phải có nhịp điệu, trong khi đó ngôn ngữ Trung Quốc lại rất đầu đủ nhịp nhàng. Cộng thêm yếu tố bóng bẩy, hoa mĩ vốn có, ngôn ngữ Trung Quốc như một chất liệu tuyệt vời cho thơ ca thăng hoa, phát triển.
Tài liệu tham khảo:
1. Lâm Ngữ Đường, nhân sinh quan và thơ văn Trung Hoa, Nguyễn Hiến Lê dịch, bản ebook.
2. Trần Lê Bảo, Về tư duy nghệ thuật thơ Đường.
3. Nguyễn Thị Bích Hải, Thi pháp thơ Đường, NXB Thuận Hóa, 2006.
4. 108 bài thơ tình Trung Hoa, Nguyễn Thị Bích Hải dịch, NXB Thuận Hóa, 1996.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Tôn giáo và nghệ thuật như đôi cánh nâng đỡ con người trong suốt cuộc hành trình từ thuở hồng hoang đến buổi hiện đại. Các dân tộc có thể khác nhau về vô vàn đặc điểm nhưng đều gặp gỡ ở dấu ấn sâu sắc của tôn giáo và nghệ thuật, đó là một hằng số chung của nhân loại. Nói như thế không có nghĩa rằng tôn giáo và nghệ thuật luôn có một vị trí như nhau trong đời sống tinh thần của các dân tộc. Tùy thuộc vào dân tộc tính, vùng miền mà vai trò của hai chiếc cánh này đậm nhạt, tương trợ, bổ sung và thay thế khác nhau. Nếu như đối với người Ấn Độ, “tôn giáo đọc cho văn học chép” thì đối với người Trung Hoa, “thơ chính là tôn giáo”.
Trong chuyên luận Nhân sinh quan và văn hóa Trung Hoa, Lâm Ngữ Đường cho rằng, “thơ có nhiệm vụ thay thế tôn giáo, nghĩa là có nhiệm vụ làm cho tâm hồn thanh khiết, cảm được cái bí mật cùng cái đẹp của vũ trụ, gây cho con người tấm lòng thương đồng loại và sinh vật. Tôn giáo chỉ là một thứ tình cảm hay xúc động run rẩy.” Thơ có vai trò như tôn giáo, là cứu cánh tinh thần, thanh lọc tâm hồn, tiếp sức cho tình yêu thương cuộc sống. Thơ đến với con người tự nhiên như hơi thở, lan tỏa trong cộng đồng, ở sâu trong hồn người như một phần không thể thiếu của sự sống. Thơ dạy cho người Trung Hoa nhân sinh quan cuộc sống, trước hết là sự hòa hợp giữa con người với vũ trụ. Trong sự gắn kết khăng khít ấy, con người luôn hướng đến sự trân trọng những vẻ đẹp bình dị, là cỏ cây hoa lá mùa xuân, là tiếng vượn hú giữa chiều đông, một cánh buồm nhỏ bé giữa bể rộng, một đỉnh núi chon von giữa trời cao… tất cả đều hiển hiện trong câu chữ. Trong thơ Lí Bạch, ta bắt gặp rất nhiều hình ảnh thiên nhiên đẹp và đầy sức sống như: trăng (Quan sơn nguyệt, Tĩnh dạ tư, Nga Mi sơn nguyệt ca, Cung trung hành lạc, Bả tửu vấn nguyệt,…), cỏ non, liễu biếc mùa xuân (Xuân tứ, Lao Lao đình, Vọng Hán Dương liễu sắc kí Vương Tể,…), hình ảnh những bức tranh cảnh thiên nhiên rất sống động và tươi đẹp trong mối tương giao hòa hợp với con người (Giang thượng ngâm, Dạ bạc ngưu chử, Độc tọa kính đình sơn, Thu phố ca, Anh Vũ châu,…). Ngược với Lý Bạch, nhà thơ hiện thực Đỗ Phủ không chú trọng nhiều đến miêu tả những cảnh thiên nhiên hùng tráng, lãng mạn mà ông thường đi vào miêu tả những khung cảnh thiên nhiên bình dị gắn với cuộc sống của nhân dân như “Nhật mộ”, “Đăng cao”, “Thảo các”….
Bài “Nhật mộ” (Chiều hôm) chính là một bức tranh thiên nhiên gần gũi với cuộc sống sinh hoạt thường ngày của con người đã được tác giả phác họa:
“Ngưu dương hạ lai cửu
Các dĩ bế sài môn
Phong nguyệt tự thanh dạ
Giang sơn phi cố viên
Thạch tuyền lưu ám bích
Thảo lộ trích thu căn…”
Dịch nghĩa
Đàn trâu và dê xuống núi đã lâu
Mọi người đều đóng kín cửa sài
Đêm thanh tĩnh đầy thú gió trăng
Sông núi khác xa nơi quê cũ
Suối ghềnh đá hảy bên sườn non ẩn khuất
Hạt sương đầu cỏ rỏ xuống gốc cây mùa thu….
“Thảo các” (Gác tranh) cũng là một bài thơ được xây dựng bằng một bức tranh thiên nhiên bình dị, cảnh được miêu tả có chiều rộng và dài nhưng khách thể chính ở đây lại là cái gác lợp cỏ, ngôi nhà cỏ đơn sơ quen thuộc trong đời sống nhân dân hiện tại:
“Quanh ngày cửa liếp chẳng gài
Trông ra hết đất bên ngoài gác tranh
Sông đêm rồng, cá lượn quanh
Rừng thu rung động trước mành trăng sao
Sương sa đầm ướt lúc nào
Vẩn vơ mây mỏng bay cao lưng trời
Buông thuyền nhìn vợ thở dài
Nay trôi mai nổi cho phai má hồ”
Dù viết theo những phong cách khác nhau nhưng các nhà thơ đều hướng ngòi bút của mình đến vẻ đẹp trong mối tương quan với con người. Trong bức tranh tổng thể ấy, thiên nhiên dù cao rộng, bao phủ nhưng con người mới là điểm sáng:
“Lô hỏa chiếu thiên địa
Hồng tinh loạn tử yên
Noãn lang minh nguyệt dạ
Ca khúc động hàn xuyên”
Dịch nghĩa:
Lò lửa chiếu trời đất
Đốm lửa bắn tung trong làn khói tím
Chàng thợ đúc trong đêm trăng sáng
Hát khúc ca làm rung động cả dòng sông lạnh
Con người soi sáng tự nhiên (noãn lang minh nguyệt dạ). Đó là cái nhìn lạc quan ca ngợi cuộc sống, ca ngợi con người. Chỉ có sức nóng, hơi ấm, lòng nhiệt huyết mới có thể làm nên bài ca chân chính, làm thay đổi, biến đổi vũ trụ này.
Trong thơ, con người tìm thấy những vẻ đẹp bình dị, mối giao hòa với trời đất. Với thơ, con người có thể giảy bày những xúc cảm mãnh liệt về nhân sinh, cuộc đời.
Có người cho rằng làm thơ vui khó gấp trăm lần làm thơ buồn, bởi khi nỗi buồn chất chứa khiến nghệ sĩ thăng hoa bút lực. Nhìn một cách tổng lược, trong kho tàng thơ ca của nhân loại, nhưng áng thơ hồ hởi tươi vui đúng là ít hơn hẳn những vần thơ thấm đẫm nước mắt. Nhưng không phải do cây bút của nhà thơ dễ bắt nhịp với nỗi buồn mà do trong sự chuyển xoay của cuộc sống, nỗi buồn bao giờ cũng rợn ngợp hơn. Bởi vậy những chủ đề quen thuộc trong thơ Trung Hoa thường là tống biệt, bi ca, oán sầu, cô lẻ … Ta gặp rất nhiều những bài thơ tống biệt trong thơ của Lý Thương Ẩn, Vương Bột, Vương Duy … đặc biệt là Lý Bạch (Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng”, “Tống Trương xá nhân cho Giang Đông”, “Tống hữu nhân”, “Tống hữu nhân nhập Thục” đến “Tống khách qui Ngô”, “Lao Lao đình”, “Tống Dương Sơn Nhân qui Tung Sơn”…) Trong đó phải kể đến tuyệt bút Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng:
“Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu,
Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu
Cô phàm viễn ảnh bích không tận.
Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu.”
(Lý Bạch)
Theo Kim Thánh Thán, dòng trường giang là dòng sông tâm trạng, dòng sông li biệt, lưu biệt, chảy trôi. Con nước mang trong mình biết bao nỗi buồn, bao nước mắt chúng sinh. Bởi vậy chỉ riêng sự xuất hiện của dòng sông cũng đã gợi nên không gian chia phôi, không gian suy tưởng.
Ở đây có sự đồng nhất cái hữu hạn (cô phàm) vào cái vô hạn (bích không tận) như một sự khẳng định người ra đi nhưng tình bạn không phai mờ, nó là vĩnh cửu. Sự đồng nhất chiều rộng (dòng trường giang) - chiều cao (thiên tế), không gian dưới thấp- không gian trên cao tạo nên một khoảng bao la rợn ngợp. Tiễn đưa cố nhân không chỉ một mình Lý Bạch mà còn cả vũ trụ thăm thẳm.
Viết về cuộc tiễn đưa, Âu Dương Tu trong Trường tương tư cũng phác họa cả không gian tiễn biệt:
“Tần mãn khê,
Liễu nhiễu đê,
Tương tống hành nhân khê thuỷ tê (tây),
Thơ là tôn giáo của người Trung Hoa, điều đó vừa thể hiện “vai trò như tôn giáo của thơ”, vừa xác quyết thơ và tôn giáo có sự kết hợp nhuần nhị trong nhau, làm thơ cũng là một dạng tu thiền. Bởi vậy, thơ thiền trở thành điểm hội tụ của tôn giáo và thơ ca. Các nhà thơ thiền nổi danh ở Trung Hoa có thể kể đến Hàn Sơn, Vương Duy, Tô Thức, Tô Đông Pha.
Tô Thức, cũng như Hàn Sơn, Vương Duy, đều là những bậc thiền nhân thiết tha với cảnh núi non, am vắng. Núi non là nơi cất giữ tâm linh cho họ, cũng là nơi trở về của tâm thể. Núi cao, sâu, vắng lặng. tương đồng kỳ diệu với Tâm không. Nhà thơ đời Tống này đã viết những dòng thơ đẫm thiền tính trong Lô Sơn (Lư Sơn):
Lô Sơn
Lô sơn yên tỏa Triết giang triều
Vị đáo sanh bình hận bất tiêu
Đáo đắc hoàn lai vô biệt sự
Lô sơn yên tỏa Triết giang triều.
Bản dịch:
Khói tỏa Lô Sơn, sóng Chiết Giang
Khi chưa đến đó luôn mơ màng
Đến rồi, hóa cũng không gì lạ
Khói toả Lô Sơn, sóng Chiết Giang.
(Trúc Thiên dịch)
Bài thơ kết cấu theo lối vòng tròn thể hiện vòng luân chuyển của nhân sinh. Vũ trụ hằng thường, chỉ có nhận thức của con người về vũ trụ là biến đổi. Cái đẹp cái xấu, cái hay cái dở, cái dị cái thường cũng là mắt nhìn, thức nhận của con người mà ra. Nếu vì hiếu kì, cảm xúc sẽ chóng phai, còn giữ được trong tâm một khoảng bình lặng an nhiên sẽ dần thu nhận được vẻ đẹp của cuộc sống. Đó phải chăng cũng là một cách đạt đạo giữa trần ai?
Các thiền sư vẫn thường bàn đến những khoảnh khắc đốn ngộ như những “đạt điểm”, ở đó con người có thể chứng ngộ và thức nhận bản thể, lẽ trời đất. Viên Mai đã gợi khoảnh khắc ấy trong một bài thơ khá trong trẻo, tươi vui:
”Mục đồng kỵ hoàng ngưu,
Ca thanh chấn lâm việt.
Ý dục bộ minh thiền,
Hốt nhiên bế khẩu lập.”
Bản dịch:
“Chú mục đồng cưỡi bò
Tiếng ca rung bóng mát
Ý chừng muốn bắt ve
Bỗng nhiên dừng, ngừng hát”
(Điều trông thấy (Nguyễn Khắc Phi dịch)
Quãng vô ngôn chấm dứt không gian rộn rã tiếng ca gợi đến “sự im lặng sấm sét” của Duy Ma Cật khi vị Bồ tát này thuyết giảng pháp môn Bất nhị bằng sự im lặng vĩ đại, sự im lặng sâu thẳm của Thích Ca trong hội Linh Sơn, công cuộc chín năm nhìn vách tu thiền của Bồ Đề Đạt Ma … Im lặng là đỉnh cao của âm thanh, cũng là đỉnh của sự thức nhận. Khi chú bé ngừng hát là lúc chú hát lên bài ca hay nhất của đời mình, khi bài thơ dừng lại cũng là lúc mà nó bắt đầu một hành trình dài hơi thực sự trong lòng người.
Trong thơ hiện đại, ý vị thiền thường chìm khuất trong ngôn ngữ giản đơn hay đối thoại ngắn, như bài thơ của Khuông Quốc Ái - thay mặt cho nhóm Đất quê mới là một minh chứng:
Một hạt giống và một hạt giống
Chung chăn chung gối trong hố sâu
Hố đất quả là tối lắm
Một hạt giống hỏi:
"Mày có định ra ngoài không?"
Lặng đi một hồi
Hạt kia hỏi:
"Mấy giờ rồi?"
(Tầng sâu)
Đối thoại ngắn của hai hạt giống cho thấy sự cách biệt thế hệ trong suy ngẫm. Nếu khoảng lặng của chú bé trong bài thơ của Viên Mai là “đạt điểm đốn ngộ” thì khoảng im lặng của hạt đậu chính là cân nhắc trong suy tư. Những hạt đầu chưa nhú ra khỏi mặt đất đã hiểu rằng thế giới bên ngoài không phải là một chốn thiên đường mà là một nơi đầy những bon chen, tính toán, luôn phải cân nhắc về cơ hội. Hạt đậu đã ngộ về cuộc sống từ ngay trong đất mẹ.
Như vậy, thơ và thiền nói riêng hay tôn giáo nói chung có sự xâm nhập hòa quyện trong nhau. Tô Thức khẳng định “thiền đạo với thi ca là đồng hay khác, chớ nên nghi ngờ mà tra hỏi; hãy quên đi những sự phân biệt Ta và Người, cuối cùng, anh với tui hãy mở cánh cửa bắc, ngẩng đầu nhìn lên ba mươi sáu ngọn núi xanh”. Sự hòa quyện ấy là đòn bẩy khiến cả hai đều thăng hoa. Chu Quang Tiềm cho rằng “Thi nhân, nghệ thuật gia và những tín đồ cuồng nhiệt của tôn giáo, đa số đều dựa vào di tình tác dụng (tức “vật ngã đồng nhất” ) mà tạo cho vũ trụ có một linh hồn”. Ngược lại, cũng nhờ thơ mà Phật giáo Trung Quốc bớt khổ hạnh, khô lạnh mà trở nên trong trẻo, nồng ấm…
Với người Trung Hoa, họ ‘không thấy được linh cảm hay xúc động trong tôn giáo của mình họ chỉ coi tôn giáo như một món trang sức, điểm xuyết làm cho đời sống hằng ngày bớt khổ não, nhất là trong những lúc đau ốm hay lìa cõi trần. Vì vậy họ phải tìm nguồn linh cảm và xúc động trong thơ.” (Lâm ngữ Đường) Nhưng đó không phải là lí do duy nhất, một trong những tiền đề quan trọng khiến thơ trở thành một phần tối trọng đối với người Trung Hoa nữa là sự hòa hợp giữa thơ và ngôn ngữ. Thơ có thể không có phần nhưng nhất thiết phải có nhịp điệu, trong khi đó ngôn ngữ Trung Quốc lại rất đầu đủ nhịp nhàng. Cộng thêm yếu tố bóng bẩy, hoa mĩ vốn có, ngôn ngữ Trung Quốc như một chất liệu tuyệt vời cho thơ ca thăng hoa, phát triển.
Tài liệu tham khảo:
1. Lâm Ngữ Đường, nhân sinh quan và thơ văn Trung Hoa, Nguyễn Hiến Lê dịch, bản ebook.
2. Trần Lê Bảo, Về tư duy nghệ thuật thơ Đường.
3. Nguyễn Thị Bích Hải, Thi pháp thơ Đường, NXB Thuận Hóa, 2006.
4. 108 bài thơ tình Trung Hoa, Nguyễn Thị Bích Hải dịch, NXB Thuận Hóa, 1996.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: