newbies_kid19
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Ý NGHĨA HOA SEN
THEO QUAN NIỆM PHẬT GIÁO
I.Lý do chọn đề tài:
Sen là loài hoa rất gần gũi và quen thuộc với người dân Việt, hầu hết ai ai cũng biết đến loài hoa này. Và hiện nay, hoa sen là loài hoa được đất nước Ấn Độ lấy làm Quốc hoa, vì nó gắn liền với bề dày lịch sử, văn hóa của xứ Ấn. Trong tâm thức Ấn Độ giáo - Hindu, hoa sen là một thứ hoa thần thánh, linh thiêng. Thần thoại Hindu đã cho ba vị thần Brahma, Vishnu, Shiva ngồi trên tòa sen, và một hình ảnh muộn hơn là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng ngự trên tòa sen, có lẽ cũng không nằm ngoài truyền thống văn hóa này của Ấn Độ. Vì muốn biết biểu tượng hoa sen trong Phật giáo mang ý nghĩa như thế nào theo cách nhìn, quan niệm của tôn giáo này, nên tui chọn đề tài này để thực hiện.
II.Nội dung:
Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới, xuất hiện từ thế kỷ thứ sáu trước Tây lịch, tính đến nay đã hơn hai mươi lăm thế kỷ, so với các tôn giáo khác như: Hồi giáo, Thiên Chúa giáo.v.v. thì đạo Phật xuất hiện khá sớm. Tuy nhiên, nếu xét trên phạm vi Ấn Độ thì Phật giáo ra đời hơi trễ. Vì lúc bấy giờ, xứ Ấn đã có không ít các tôn giáo, trong số đó nổi bật là Bà - la - môn giáo. Đây là một tôn giáo cực kỳ lớn mạnh, gần như thống trị cả xứ Ấn Độ thời ấy về mặt tinh thần. Bên cạnh đó còn có những tôn giáo và những trường phái triết học khác. Đạo Phật ra đời trong bối cảnh như thế, nên ít nhiều đạo Phật cũng chịu ảnh hưởng và tiếp thu những tư tưởng tiến bộ của họ. Nói như vậy không có nghĩa là Đạo Phật bắt chước một cách rập khuôn, “sao y bản chính”, mà là sự tiếp thu có chọn lọc. Tuy đạo Phật cũng sử dụng những điều mà người ta thường dùng, nói những điều người thường nói, nhưng lý giải với một góc độ rộng hơn, cao hơn. Sự kế thừa và nâng cấp đó là một tất yếu của tiến trình lịch sử nhân loại. “Sinh ra” trên đất Ấn, “lớn lên” trên đất Ấn và cũng có thể nói bị "chết đi” một cách tự nhiên trên đất Ấn, Phật giáo đã thừa hưởng rất nhiều những giá trị giá trị văn hóa tinh hoa của dân tộc này. Một trong những giá trị ấy là biểu tượng hoa sen. Và hoa sen là một trong tám biểu tượng của Phật giáo.
Hoa sen tiếng Phạn gọi là padma; tiếng Nhật gọi là renge; tên khoa học là Nelumbo nucifera; là loại hoa mọc lên từ rễ củ nằm dưới lớp bùn đất ở dưới nước, hoa thường có màu trắng, hồng, đỏ, xanh, tím... Các đoá hoa sen có màu khác nhau biểu thị những liên kết khác nhau, mỗi màu thường tượng trưng cho một ý nghĩa, như: Sen trắng (Phạn: Pundarika - Tạng: Pad ma dkar tro) tượng trưng trí tuệ tuyệt đối; Sen hồng (Padme - Pad me dmar tro) tượng trưng Đức Phật lịch sử và sự tôn quý tối thượng chư Phật Bồ-tát; còn Sen đỏ (Padma - Pad ma chu skyes) tượng trưng cho tâm tính vốn thanh tịnh, từ bi, thường chỉ Đức Quán Thế Âm Bồ-tát; Và sen xanh (Utpata - Ut pa la) tượng trưng cho trí tuệ tối thắng Bát-nhã Ba-la-mật, thường chỉ Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ-tát.
1.1. Hoa sen trong các tông phái:
Tông Tịnh Độ quan niệm rằng thế giới Cực lạc là Liên hoa tạng của Đức Phật A-di-đà; Phật giáo Mật tông xếp bộ Hoa sen vào một trong ba bộ Thai tạng giới, tượng trưng cho tâm Bồ-đề thanh tịnh vốn có, không bị ô nhiễm, là tam-muội Đại bi của Đức Như Lai.
Phật giáo Mật tông còn quan niệm rằng trái tim con người giống như đóa sen hàm tiếu, khi Phật tánh phát triển bên trong thì đóa sen sẽ nở. Đây chính là ý nghĩa của việc Phật ngồi trên tòa sen. Mật tông cũng có các thủ ấn hoa sen với hai bàn tay chắp lại, các ngón tay co duỗi khác nhau tạo thành các ấn Kim cương ngũ cổ, Nhị trùng ngũ cổ, Cửu phong.
1.2.Hoa sen trong các kinh điển:
Trong văn hóa Phật giáo nói chung và trong kinh điển nói riêng, hoa sen đã được nâng lên một tầng nghĩa mới. Những tầng ý nghĩa đó làm cho hoa sen trở thành một biểu tượng của Phật giáo. Khó có thể kể hết kinh sách Phật giáo nói về hoa sen, ví dụ như: Kinh Phạm Võng miêu tả thế giới Liên hoa tạng như một đóa sen bao gồm toàn bộ thế giới trong đó có Đức Phật Tỳ-lô-xá-na ngồi kiết già và từ đó hóa hiện ra vô số chư Phật Bồ-tát...;
Theo kinh Lalitavistara, phần tâm linh của con người thì vô nhiễm, giống như hoa sen mọc trong bùn mà không bị hôi tanh bởi bùn; Trong Kinh Nhật Tụng có thần chú Lục tự Đại minh: "Om Mani Padme Hum" (Án Ma Ni Bát Di Hồng) là một trong những tâm chú của Ngài Quán Thế Âm Bồ-tát. Trong đó, Padme tiếng Tây Tạng có nghĩa là hoa sen, biểu tượng cho trí tuệ siêu việt, trí tuệ chứng ngộ tự nhiên vượt ra ngoài vòng vây hãm của nhị nguyên luận.
Kinh Trữ Cái Chướng Bồ Tát Sở Vấn, nêu lên mười ẩn dụ về hoa sen để chỉ mười thiện pháp tu hành của Bồ-tát, đó là:
1.Mới sinh ra đã có người tưởng đến hoan hỷ (như hoa sen mới nhú, ai cũng chờ đợi hoa nở).
2.Lìa tất cả ô nhiễm (như hoa sen không nhiễm bùn),
3.Không cùng chung với cái xấu ác (như hoa sen không dính nước bùn),
4.Giữ đủ giới luật (như hương sen tỏa khắp, xua tan mùi ô uế),
5.Bản thể thanh tịnh (như hoa sen tinh khiết).
6.Về mặt an vui hòa dịu (như hình ảnh hoa sen nở),
7.Nhu nhuyễn, không thô tháp (như hình ảnh hoa sen),
8.Làm an lòng người (như hình ảnh mùi thơm của hoa sen),
9.Tu hành viên mãn, phước trí tròn đầy (như hoa sen nở rộ bày hương sen, hạt sen),
10.Thành thục, thanh tịnh sáng ngời trí tuệ (như hình ảnh mùi thơm của hoa sen),
Trong Kinh Nhiếp Đại thừa luận thích, hoa sen có bốn đức: hương (thơm), tịnh (sạch), nhu nhuyễn (mềm mại) và khả ái (đáng yêu); Trong Hoa Nghiêm kinh thám huyền ký, hoa sen có mười đặc tính: 1.Vi diệu; 2. Khai phụ; 3. Đoan chính; 4. Phân minh; 5. Thích duyệt; 6.Xảo thành; 7.Quang tịnh; 8.Trang sức; 9.Dẫn quả; 10.Bất nhiệm
Bên cạnh đó hoa sen còn được ví với quá trình tu tập, phát triển tâm thức: cây sen mọc dưới bùn được ví cho cái tâm bị che lấp bởi phiền não sinh tử; cây vươn lên trong nước, được ví cho quá trình tu tập - thanh tịnh hóa; hoa nở bên trên mặt nước phô sắc hương dưới ánh mặt trời được ví cho cái tâm đã giác ngộ viên mãn.
Thêm nữa, hoa sen trong Phật học còn mang nhiều lớp nghĩa khác, như kiết già, ngồi phỏng theo thế bông sen gọi là Liên hoa toạ; Khi hai tay chắp lại làm lễ Phật, phỏng theo hình búp sen thì gọi là Liên hoa hiệp chưởng; Khi hai bàn tay chắp lại là biểu hiện cho Lý và Trí. Năm ngón tay trái là ngũ trí - Thai tạng giới, năm ngón tay phải là ngũ trí - Kim cương giới. Mười ngón tay chắp lại tượng trưng cho Thập độ, hay còn gọi là Thập pháp giới.
Hoa sen còn có thêm những giá trị cao quý vô lường khác, như hạt sen có thể cất giữ hàng trăm năm khi gieo vẫn nẩy mầm như thường, ý muốn nói con người dù xấu ác đến đâu, khi gặp điều kiện thánh thiện thì những mầm thiện - chủng tử (hạt giống) hay nói rộng nữa đó là Phật tánh sẽ được “hồi sinh”. Đời sống của sen còn thể hiện nên ba tầng sống riêng biệt, là trong bùn tối; vươn lên khoảng trong sạch là dòng nước; rồi cuối cùng vươn lên khoảng hư không, lên với bầu khí quyển và vầng mặt trời. Quan niệm nhà Phật xem đó như biểu trưng cho ba tầng sống là cõi dục giới, sắc giới và vô sắc giới. Cây sen trải qua ba tầng số...
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Ý NGHĨA HOA SEN
THEO QUAN NIỆM PHẬT GIÁO
I.Lý do chọn đề tài:
Sen là loài hoa rất gần gũi và quen thuộc với người dân Việt, hầu hết ai ai cũng biết đến loài hoa này. Và hiện nay, hoa sen là loài hoa được đất nước Ấn Độ lấy làm Quốc hoa, vì nó gắn liền với bề dày lịch sử, văn hóa của xứ Ấn. Trong tâm thức Ấn Độ giáo - Hindu, hoa sen là một thứ hoa thần thánh, linh thiêng. Thần thoại Hindu đã cho ba vị thần Brahma, Vishnu, Shiva ngồi trên tòa sen, và một hình ảnh muộn hơn là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng ngự trên tòa sen, có lẽ cũng không nằm ngoài truyền thống văn hóa này của Ấn Độ. Vì muốn biết biểu tượng hoa sen trong Phật giáo mang ý nghĩa như thế nào theo cách nhìn, quan niệm của tôn giáo này, nên tui chọn đề tài này để thực hiện.
II.Nội dung:
Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới, xuất hiện từ thế kỷ thứ sáu trước Tây lịch, tính đến nay đã hơn hai mươi lăm thế kỷ, so với các tôn giáo khác như: Hồi giáo, Thiên Chúa giáo.v.v. thì đạo Phật xuất hiện khá sớm. Tuy nhiên, nếu xét trên phạm vi Ấn Độ thì Phật giáo ra đời hơi trễ. Vì lúc bấy giờ, xứ Ấn đã có không ít các tôn giáo, trong số đó nổi bật là Bà - la - môn giáo. Đây là một tôn giáo cực kỳ lớn mạnh, gần như thống trị cả xứ Ấn Độ thời ấy về mặt tinh thần. Bên cạnh đó còn có những tôn giáo và những trường phái triết học khác. Đạo Phật ra đời trong bối cảnh như thế, nên ít nhiều đạo Phật cũng chịu ảnh hưởng và tiếp thu những tư tưởng tiến bộ của họ. Nói như vậy không có nghĩa là Đạo Phật bắt chước một cách rập khuôn, “sao y bản chính”, mà là sự tiếp thu có chọn lọc. Tuy đạo Phật cũng sử dụng những điều mà người ta thường dùng, nói những điều người thường nói, nhưng lý giải với một góc độ rộng hơn, cao hơn. Sự kế thừa và nâng cấp đó là một tất yếu của tiến trình lịch sử nhân loại. “Sinh ra” trên đất Ấn, “lớn lên” trên đất Ấn và cũng có thể nói bị "chết đi” một cách tự nhiên trên đất Ấn, Phật giáo đã thừa hưởng rất nhiều những giá trị giá trị văn hóa tinh hoa của dân tộc này. Một trong những giá trị ấy là biểu tượng hoa sen. Và hoa sen là một trong tám biểu tượng của Phật giáo.
Hoa sen tiếng Phạn gọi là padma; tiếng Nhật gọi là renge; tên khoa học là Nelumbo nucifera; là loại hoa mọc lên từ rễ củ nằm dưới lớp bùn đất ở dưới nước, hoa thường có màu trắng, hồng, đỏ, xanh, tím... Các đoá hoa sen có màu khác nhau biểu thị những liên kết khác nhau, mỗi màu thường tượng trưng cho một ý nghĩa, như: Sen trắng (Phạn: Pundarika - Tạng: Pad ma dkar tro) tượng trưng trí tuệ tuyệt đối; Sen hồng (Padme - Pad me dmar tro) tượng trưng Đức Phật lịch sử và sự tôn quý tối thượng chư Phật Bồ-tát; còn Sen đỏ (Padma - Pad ma chu skyes) tượng trưng cho tâm tính vốn thanh tịnh, từ bi, thường chỉ Đức Quán Thế Âm Bồ-tát; Và sen xanh (Utpata - Ut pa la) tượng trưng cho trí tuệ tối thắng Bát-nhã Ba-la-mật, thường chỉ Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ-tát.
1.1. Hoa sen trong các tông phái:
Tông Tịnh Độ quan niệm rằng thế giới Cực lạc là Liên hoa tạng của Đức Phật A-di-đà; Phật giáo Mật tông xếp bộ Hoa sen vào một trong ba bộ Thai tạng giới, tượng trưng cho tâm Bồ-đề thanh tịnh vốn có, không bị ô nhiễm, là tam-muội Đại bi của Đức Như Lai.
Phật giáo Mật tông còn quan niệm rằng trái tim con người giống như đóa sen hàm tiếu, khi Phật tánh phát triển bên trong thì đóa sen sẽ nở. Đây chính là ý nghĩa của việc Phật ngồi trên tòa sen. Mật tông cũng có các thủ ấn hoa sen với hai bàn tay chắp lại, các ngón tay co duỗi khác nhau tạo thành các ấn Kim cương ngũ cổ, Nhị trùng ngũ cổ, Cửu phong.
1.2.Hoa sen trong các kinh điển:
Trong văn hóa Phật giáo nói chung và trong kinh điển nói riêng, hoa sen đã được nâng lên một tầng nghĩa mới. Những tầng ý nghĩa đó làm cho hoa sen trở thành một biểu tượng của Phật giáo. Khó có thể kể hết kinh sách Phật giáo nói về hoa sen, ví dụ như: Kinh Phạm Võng miêu tả thế giới Liên hoa tạng như một đóa sen bao gồm toàn bộ thế giới trong đó có Đức Phật Tỳ-lô-xá-na ngồi kiết già và từ đó hóa hiện ra vô số chư Phật Bồ-tát...;
Theo kinh Lalitavistara, phần tâm linh của con người thì vô nhiễm, giống như hoa sen mọc trong bùn mà không bị hôi tanh bởi bùn; Trong Kinh Nhật Tụng có thần chú Lục tự Đại minh: "Om Mani Padme Hum" (Án Ma Ni Bát Di Hồng) là một trong những tâm chú của Ngài Quán Thế Âm Bồ-tát. Trong đó, Padme tiếng Tây Tạng có nghĩa là hoa sen, biểu tượng cho trí tuệ siêu việt, trí tuệ chứng ngộ tự nhiên vượt ra ngoài vòng vây hãm của nhị nguyên luận.
Kinh Trữ Cái Chướng Bồ Tát Sở Vấn, nêu lên mười ẩn dụ về hoa sen để chỉ mười thiện pháp tu hành của Bồ-tát, đó là:
1.Mới sinh ra đã có người tưởng đến hoan hỷ (như hoa sen mới nhú, ai cũng chờ đợi hoa nở).
2.Lìa tất cả ô nhiễm (như hoa sen không nhiễm bùn),
3.Không cùng chung với cái xấu ác (như hoa sen không dính nước bùn),
4.Giữ đủ giới luật (như hương sen tỏa khắp, xua tan mùi ô uế),
5.Bản thể thanh tịnh (như hoa sen tinh khiết).
6.Về mặt an vui hòa dịu (như hình ảnh hoa sen nở),
7.Nhu nhuyễn, không thô tháp (như hình ảnh hoa sen),
8.Làm an lòng người (như hình ảnh mùi thơm của hoa sen),
9.Tu hành viên mãn, phước trí tròn đầy (như hoa sen nở rộ bày hương sen, hạt sen),
10.Thành thục, thanh tịnh sáng ngời trí tuệ (như hình ảnh mùi thơm của hoa sen),
Trong Kinh Nhiếp Đại thừa luận thích, hoa sen có bốn đức: hương (thơm), tịnh (sạch), nhu nhuyễn (mềm mại) và khả ái (đáng yêu); Trong Hoa Nghiêm kinh thám huyền ký, hoa sen có mười đặc tính: 1.Vi diệu; 2. Khai phụ; 3. Đoan chính; 4. Phân minh; 5. Thích duyệt; 6.Xảo thành; 7.Quang tịnh; 8.Trang sức; 9.Dẫn quả; 10.Bất nhiệm
Bên cạnh đó hoa sen còn được ví với quá trình tu tập, phát triển tâm thức: cây sen mọc dưới bùn được ví cho cái tâm bị che lấp bởi phiền não sinh tử; cây vươn lên trong nước, được ví cho quá trình tu tập - thanh tịnh hóa; hoa nở bên trên mặt nước phô sắc hương dưới ánh mặt trời được ví cho cái tâm đã giác ngộ viên mãn.
Thêm nữa, hoa sen trong Phật học còn mang nhiều lớp nghĩa khác, như kiết già, ngồi phỏng theo thế bông sen gọi là Liên hoa toạ; Khi hai tay chắp lại làm lễ Phật, phỏng theo hình búp sen thì gọi là Liên hoa hiệp chưởng; Khi hai bàn tay chắp lại là biểu hiện cho Lý và Trí. Năm ngón tay trái là ngũ trí - Thai tạng giới, năm ngón tay phải là ngũ trí - Kim cương giới. Mười ngón tay chắp lại tượng trưng cho Thập độ, hay còn gọi là Thập pháp giới.
Hoa sen còn có thêm những giá trị cao quý vô lường khác, như hạt sen có thể cất giữ hàng trăm năm khi gieo vẫn nẩy mầm như thường, ý muốn nói con người dù xấu ác đến đâu, khi gặp điều kiện thánh thiện thì những mầm thiện - chủng tử (hạt giống) hay nói rộng nữa đó là Phật tánh sẽ được “hồi sinh”. Đời sống của sen còn thể hiện nên ba tầng sống riêng biệt, là trong bùn tối; vươn lên khoảng trong sạch là dòng nước; rồi cuối cùng vươn lên khoảng hư không, lên với bầu khí quyển và vầng mặt trời. Quan niệm nhà Phật xem đó như biểu trưng cho ba tầng sống là cõi dục giới, sắc giới và vô sắc giới. Cây sen trải qua ba tầng số...
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: