Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
A. LỜI MỞ ĐẦU:
Trong nền kinh tế thị trường các hoạt động về thương mại và giải quyết các tranh chấp về thương mại có một vai trò đặc biệt quan trọng. Luật Thương mại (LTM) đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua lần đầu vào ngày 10 - 5 - 1997 và ngày 14- 6- 2005 Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 7. Từ đó đến nay đã có rất nhiều văn bản hướng dẫn thi hành được ban hành.
Nhằm liên hệ với thị trường và công chúng, thương nhân ngày càng quan tâm đến các “Kinh tế thuyết phục” khác nhau thông qua hoạt động khuyến mại, quảng cáo, trưng bày, hội chợ thương mại… Trong pháp luật Việt nam, các hoạt động này được gọi chung là Xúc tiến Thương mại (XTTM). Và hiệu quả đạt được trong tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, XTTM là công cụ cạnh tranh lợi hại, có khả năng mạng lại lợi ích thương mại to lớn cho thương nhân, đồng thời có ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích đối thủ cạnh tranh và của nguời tiêu dùng. Một trong những hoạt động XTTM phải kể đến hoạt động khuyến mại.
Vậy pháp luật về XTTM quy định về khuyến mại. Hình thức của nó như thế nào và được áp dụng trong thực tiễn ra sao? Sau đây chúng ta hãy cùng làm rõ.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA KHUYẾN MẠI:
Khuyến mại là khái niệm được ghi nhận trong pháp luật thương mại. Theo đó, căn cứ Khoản 1 Điều 88 LTM năm 2005 quy định “Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định”.
Khuyến mại là một hình thức xúc tiến thương mại biểu hiện qua việc dành cho khách hàng những lợi ích nhất định để tăng sự nhận biết của khách hàng, kích thích khách hàng mua sản phẩm và các trung gian nỗ lực bán hàng, cung ứng dịch vụ. Khoản 1 Điều 88 là biểu hiện cho quyền tự do kinh doanh của thương nhân được pháp luật bảo hộ. Đây là cơ sở pháp lý để thương nhân tự do hoạt động khuyến mại, thu hút sự chú ý của khách hàng đối với sản phẩm của mình bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định. Mặt khác, thương nhân cũng ý thức được hoạt động đó của mình phải trong khuôn khổ pháp luật quy định nhằm hướng tới một thị trường năng động, lành mạnh. Đây chính là phương tiện điều chỉnh của pháp luật thương mại đối với hoạt động khuyến trong nền kinh tế ở nước ta.
Là một hoạt động xúc tiến thương mại, khuyến mại cũng có những đặc điểm chung của xúc tiến thương mại ở chỗ: khuyến mại cũng thuộc nhóm hành vi thương mại không trực tiếp sinh lợi. Bởi lẽ, xúc tiến thương mại không phải là quan hệ trao đổi hàng hóa, dịch vụ mà chỉ là những biện pháp hỗ trợ nhằm tạo ra cơ hội cho việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ nhằm dem lại hiệu quả ở tác dụng kích thích nhu cầu của khách hàng, tác động tới thái độ và hành vi mua sắm của khách hàng để thông qua đó thỏa mãn nhu cầu lợi nhuận của thương nhân. Bên cạnh đó, khuyến mại có những đặc điểm cơ bản sau:
- Chủ thể thực hiện hành vi khuyến mại là thương nhân. Theo Khoản 1 Điều 6 LTM năm 2005 thì: “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.”. Thương nhân được phép tự mình tổ chức thực hiện việc khuyến mại, cũng có thể lựa chọn thương nhân làm dịch vụ khuyến mại cho doanh nghiệp trên cơ sở hoạt động dịch vụ khuyến mại giữa các bên thương nhân có nhu cầu khuyến mại và thương nhân kinh doanh dịch vụ.
- Các hình thức khuyến mại là dành cho khách hàng những lợi ích nhất định. Lợi ích đó có thể là vật chất như quà tặng, hàng mẫu để dùng thử, mua hàng giảm giá…, có thể là lợi ích phi vật chất như được cung ứng dịch vụ miễn phí.
- Khách hàng được khuyến mại là người tiêu dùng, các trung gian phân phối như đại lý bán hàng. Theo Điều 1 Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khái niệm người tiêu dùng được hiểu là người mua, sử dụng hàng hóa dịch vụ cho mục đích tiêu dùng sinh hoạt của các cá nhân, gia định, tổ chức
- Mục đích khuyến mại của thương mại là xúc tiến bán hàng hay cung ứng dịch vụ. Để thực hiệc mục đích này, khuyến mại hướng tới là tác động tới khách hàng để họ mua sản phẩm, sử dụng dịch vụ, giới thiệu sản phẩm mới hay kích thích trung gian phân phối chú ý hơn nữa đến hàng hóa của doanh nghiệp. Từ đó tăng thị phần của doanh nghiệp trên thị trường hàng hóa, dịch vụ
Như vậy, bản chất của khuyến mại là hoạt động của chủ thể là thương nhân thông qua việc dành cho khách hàng những lợi ích nhất định với công cụ đa đạng như quà tặng, hàng mẫu, giảm giá…nhằm mục tiêu kích thích, lôi kéo hành vi quyết định mua hàng, sử dụng dịch vụ doanh nghiệp, đích của cùng là tăng thị phần trong thị trường hàng hóa, dịch vụ trong nước cũng như quốc tế.
II. CÁC HÌNH THỨC KHUYẾN MẠI THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH:
Một trong những điểm mới của LTM năm 2005 về hoạt động khuyến mại là việc sửa đổi một số hình thức khuyến mại trước đây quy định lại LTM năm 1997 và bổ sung các hình thức khuyến mại đã diễn ra trên thực tế nhưng chưa có pháp luật nào điều chỉnh. Theo Điều 92 LTM năm 2005, các hình thức khuyến mại được đa dạng hơn. Nội dung các hình thức khuyến mại được quy định chi tiết tại Nghị định 37/2006/NĐ-CP ngày 04/04/2006. Nội dung cơ bản các hình thức khuyến mại được quy định như sau:
1. Đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu cho khách hàng dùng thử mà không phải trả tiền:
Luật thương mại năm 1997 chỉ quy định việc khuyến mại thông qua việc đưa qua hàng mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền, LTM 2005 đã bổ sung hành vi cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử mà không phải trả tiền. Bản chất hàng mẫu là thương nhân dành cho khách hàng dùng thử để kiểm nghiệm chất lượng ưu việt của sản phẩm đó so với sản phẩm cùng loại đang được sử dụng. Do vậy, hàng mẫu, dịch vụ mẫu không đi kèm với việc mua hàng hoá tại thời điểm nhận quà hay nhận dịch vụ mẫu mà thương nhân muốn hướng tới sự chú ý của khách hàng và sẽ mua trong tương lai. Cần phân biệt trường hợp nếu đưa hàng hay dịch vụ khuyến mại đi cùng với mua hàng thì có thể coi đây là quà tặng.
Theo Nghị định số 37/2006/NĐ-CP, hàng mẫu, dịch vụ cung ứng cho khách hàng dùng thử phải là sản phẩm kinh doanh hợp pháp mà thương nhân đang bán nay cải tiến tốt hơn hay sẽ bán, sẽ cung ứng dịch vụ trên thị trường. Đồng thời, thương nhân thực hiện chương trình khuyến mãi theo hình thức này phải chịu trách nhiệm về chất lượng của hàng mẫu, dịch vụ mẫu và phải thông báo cho khách hàng đầy đủ thông tin liên lạc đến việc sử dụng dịch vụ mẫu, hàng mẫu. Thương nhân không được thu tiền dưới bất kỳ hàng mẫu nào liên quan đến hàng mẫu khuyến mại, kể cả việc đổi hàng cũ lấy hàng mới khuyến mại. Pháp luật khuyến mại cũng không quy định hạn mức tối đa giá trị hàng hoá, dịch vụ được khuyến mại và hạn mức thời gian thực hiện khuyến mại như các hình thức khuyến mại khác. Quy định trên đây của pháp luật về khuyến mại nhằm đảm bảo lợi ích thương nhân dành cho khách hàng phải thực là hàng mẫu, dịch vụ mẫu theo đúng nghĩa tự nhiên của nó đem lại lợi ích hữu dụng cho khách hàng nhận khuyến mại.
2. Tặng hàng hoá cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiề:.
Thương nhân có thể thực hiện chương trình khuyến mãi bằng hình thức tặng hàng hoá, tặng cung ứng dịch vụ cho khách hàng không thu tiền. Với tặng quà, từng điều kiện cụ thể của chương trình khuyến mại mà có thể tặng kèm theo bán hàng, cung ứng dịch vụ của thương nhân khuyến mại (Ví dụ: mua một nồi inox tặng một chảo chống dính) hay không gắn liền với việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, (Ví dụ: trong chương trình tổ chức gặp mặt khách hàng trung thành với sản phẩm của doanh nghiệp, thương nhân đã khuyến mại tặng quà các khách hàng sản phẩm nào đó mà không liên quan đến việc mua hàng hoá, sử dụng dịch vụ) nhằm tăng thêm uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp. Hàng được dùng làm quà tặng có thể là hàng hoá, dịch vụ thuộc diện kinh doanh của thương nhân hay có thể của thương nhân khác kinh doanh. Pháp luật về khuyến mại quy định hạn mức tối đa tổng giá trị hàng hoá dịch vụ dùng để tặng trong một chương trình khuyến mại không được quá 50% tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ được khuyến mại, không quy định hạn mức tối đa gía trị của đơn vị hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại. Đồng thời pháp luật về khuyến mại còn quy định thương nhân phải chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá, chất lượng dịch vụ tặng cho khách hàng và phải thông báo cho khách hàng đầy đủ thông tin liên quan đến việc sử dụng hàng hóa, dịch vụ đó.
3. Giảm giá được áp dụng trong thời gian khuyến mại đã được đăng ký hay thông báo:
Để đảm bảo môi trường cạnh tranh một cách lành mạnh trong nền kinh tế, bảo về lợi ích của thương nhân thực hiện khuyến mại, lợi ích của người tiêu dùng và của thương nhân khác, Nghị định số 37/2006/NĐ-CP đã quy định cụ thể điều kiện của việc bán hàng cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, giá cung ứng dịch vụ trước đó thông qua quy định mức giảm tối đa, thời hạn tối đa thực hiện khuyến mại như sau:
+ Về hạn mức giảm giá theo đơn giá: Mức giảm tối đa hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại trong thời gian khuyến mại tại bất kỳ thời điểm nào không được vượt quá 50% giá hàng hoá, dịch vụ đó ngay trước thời gian khuyến mại; còn mức giảm giá theo cả đợt khuyến mại thì hạn mức tối đa của tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại trong một chương trình khuyến mại không được vượt quá 60% tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại (Điều 6; khoản 1 Điều 9 và khoản 2 Điều 5 Nghị định 37/2006/NĐ-CP).
+ Không được giảm giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ trong trường hợp giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ thuộc diện Nhà nước quy định giá cụ thể.
+ Không được giảm giá hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ xuống thấp hơn mức giá tối thiểu trong trường hợp giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ trong diện Nhà nước quy định khung giá hay quy định giá tối thiểu.
+ Tổng thời gian thực hiện chương trình khuyến mãi bằng giảm giá đối với một loại nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ không được vượt quá 90 ngày trong một năm; một chương trình khuyến mãi không được vượt quá 45 ngày; Không được lợi dụng hình thức khuyến mại nêu trên để bán phá giá hàng hoá, dịch vụ.
Mục đích của quy định hạn chế nêu trên nhằm ngăn chặn tình trạng phá giá thị trường, làm thất thu thuế cho Nhà nước. Tuy nhiên, liên quan đến quy định về hạn mức tối đa này cũng có bất cập, gây khó khăn nhất định cho công tác quản lý.
4. Bán hàng có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ để khách hàng được hưởng một hay một số lợi ích nhất định:
Theo hình thức khuyến mại này khách hàng có thể được hưởng lợi ích nhất định từ việc mua hàng, sử dụng dịch vụ kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ. Phiếu mua hàng thường có ý nghĩa giảm giá hay có mệnh giá nhất định để thanh toán cho những lần mua sau trong hệ thống bán hàng của thương nhân hay trong cơ sở kinh doanh khác mà thương nhân có sự liên kết. Ví dụ: thương nhân khuyến mại khách hàng khi mua hàng, sử dụng dịch vụ một thẻ giảm giá (có danh sách hệ thống các cơ sở kinh doanh của thương nhân hay của thương nhân khác theo liên kết hỗ trợ chương trình khuyến mại đó. Phiếu sử dụng dịch vụ có thể cho phép sử dụng dịch vụ miễn phí theo điều kiện do nhà cung ứng dịch vụ đưa ra. Tuy nhiên, bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ để khách hàng được hưởng lợi ích nhất định phải đảm bảo được hai điều kiện sau:
Thứ nhất, giá trị tối đa của phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ được tặng kèm theo một đơn vị hàng hoá được bán, dịch vụ được cung ứng trong thời gian khuyến mại không được vượt quá 50% giá của đơn vị hàng hoá, dịch vụ được khuyến mại đó trong thời gian khuyến mại.
Thứ hai, nội dung của phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ phải bao gồm các thông tin liên quan đến các quy định tại Điều 97 LTM năm 2005 như sau:
Tên của hoạt động khuyến mại; giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ khuyến mại và các chi phí có liên quan để giao hàng hoá, dịch vụ được khuyến mại cho khách hàng, tên, địa chỉ, số điện thoại của thương nhân thực hiện khuyến mại; thời gian khuyến mại, ngày bắt đầu, ngày kết thúc và địa bàn hoạt động khuyến mại; điều kiện kèm theo chương trình khuyến mại và nội dung cụ thể của các điều kiện (nếu có). Sự quy định trên của pháp luật nhằm đảm bảo khuyến mại được công khai, minh bạch, rõ ràng, tránh được những lạm dụng trong thực tế gây thiệt hại cho lợi ích của khách hàng.
5. Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố:
Khác với hình thức bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, việc bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu dự thi cho khách hàng có thể mang lại giải thưởng hay không mang lại lợi ích cụ thể cho khách hàng, phụ thuộc vào kết quả dự thi của họ. Theo quy định của pháp luật, khuyến mại thông qua hình thức bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu dự thi cho khách hàng để chọn ra người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố cần đáp ứng các điều kiện sau:
Nội dung phiếu dự thi phải bao gồm các thông tin liên quan được quy định tại Điều 97 LTM năm 2005 là thông tin phải thông báo công khai, gồm:
Nội dung của chương trình thi không được trái với truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục của Việt Nam; việc tổ chức thi và mở thưởng phải được thông báo công khai, có sự chứng kiến của thay mặt khách hàng và phải được thông báo cho Sở Thương mại nơi tổ chức thi, mở thưởng; thương nhận thực hiện khuyến mại phải tổ chức thi và trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng mà thương nhân đã công bố. Sự quy định này nhằm đảm bảo chương trình khuyến mại thực sự nghiêm túc và sự kiểm soát của cơ quan chức năng.

2.3. Các quy định về hạn mức tối đa giá trị hàng hóa dùng khuyến mại:
Theo LTM 2005 và Nghị định 37/2006/NĐ-CP thì hạn mức tối đa giá trị hàng hóa đối với hình thức khuyến mại “giảm giá” là 50% và hạn mức tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại cũng không được vượt quá 50% tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ trước khuyến mại. Như vậy, nếu vi phạm các quy định này, doanh nghiệp đã vi phạm các quy định về xúc tiến thương mại. Tuy nhiên theo Điều 13, 14 Luật cạnh tranh 2004 thì việc “giảm giá” của thương nhân trong thời gian khuyến mại cũng có thể là “bán hàng hóa, dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh” nếu doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường. Khi các doanh nghiệp vừa có vị trí thống lĩnh thị trường thực hiện hoạt động khuyến mại “giảm giá” với mức giá 50% và dưới giá toàn bộ so với các doanh nghiệp khác sẽ phải chịu sự điều chỉnh của hai văn bản luật khác nhau. Do đó việc đưa ra hạn mức tối đa đã phần nào làm phức tạp, chồng chéo giữa các ngành luật khác nhau gây nên sự khó khăn cho cơ quan quản lý khi muốn xác định và xử lý hành vi vi phạm của thương nhân.
Một vấn đề khó khăn cũng tồn tại trên thực tế hiện nay khi thương nhân muốn tuân thủ các quy định về hạn mức tối đa giá trị hàng hóa, dịch vụ. Do pháp luật không quy định cụ thể nguyên tắc, tiêu chí xác định hạn mức giá trị tối đa dùng để khuyến mại, đặc biệt đối với chương trình khuyến mại của thương nhân kinh doanh và các chương trình có kết hợp nhiều hình thức khuyến mại.
2.4. Một số quy định khác cần bổ sung hoàn thiện:
Cần bổ sung thêm các quy định về trách nhiệm của cá nhân thương nhân hay người thay mặt hợp pháp của thương nhân khi thực hiện các chương trình khuyến mại mang tính may rủi để đảm bảo tính trung thực về giải thưởng và chọn người trúng thưởng. Hiện nay pháp luật về xử lý vi phạm trong hoạt động khuyến mại còn thiếu quy định để xử lý hình sự đối với thương nhân là pháp nhân khi vi phạm pháp luật trong hoạt động khuyến mại.
Một vấn đề hiện nay đang diễn ra trên thực tế là chất lượng của hàng hóa dùng cho khuyến mại không được đảm bảo. Trong các văn bản quy định chi tiết về hoạt động khuyến mại chỉ tập trung vào giá hàng hóa thương nhân sử dụng cho hoạt động khuyến mại. Vì vậy, pháp luật cần bổ sung các quy định về chất lượng, chủng loại… của hàng hóa được sử dụng cho khuyến mại nhằm tránh tình trạng lừa khách hàng đang diễn ra ở nhiều nơi như hiện nay.
III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ:
So với luật Thương mại năm 1997, Luật Thương mại hiện hành khi định nghĩa về khuyến mại có bổ sung hai điểm về mục đích của khuyến mại và cách thức khuyến mại thông qua quan hệ dịch vụ. Trước đây, người ta quan niệm hoạt động thương mại chỉ là hoạt động của thương nhân trong việc buôn bán hàng hóa để kiếm lời, vì vậy nói đến thương nhân nguời ta nghĩ ngay đến các nhà buôn. Hoạt động thương mại ngày nay vô cùng quan phong phú, đa dạng, phức tạp. Trong nền kinh tế thị trường, vấn đề khách hàng luôn là vấn đề sống còn của nguời kinh doanh. Nếu hàng hóa, dịch vụ của thương nhân không được khách hàng ưa chuộng, thương nhân đó sẽ khó tồn tại, sẽ bị phá sản vì vậy : “ Khách hàng là thượng đế”, hay “khách hàng luôn đúng” đã trở thành khẩu hiệu kinh doanh của nhiều nhà kinh doanh thành đạt và muốn làm được điều đó - dịch vụ khuyến mại ngày càng được quan tâm hơn.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top