Link tải miễn phí Luận văn: Tư tưởng Hồ Chí Minh với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay : Luận văn ThS. Khoa học chính trị: 60 31 27
Nhà xuất bản: ĐHKHXH&NV
Ngày: 2012
Chủ đề: Hồ, Chí Minh, 1890-1969
Khoa học chính trị
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Nhà nước pháp quyền
Miêu tả: 94 tr. + CD-ROM + tóm tắt
Luận văn ThS. Hồ Chí Minh học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Tìm hiểu nội dung những tư tưởng của Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Thông qua việc đánh giá thực trạng, tổ chức và hoạt động của nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay, đưa ra một số giải pháp để vận dụng vào xây dựng, hoàn thiện nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
B. NỘI DUNG................................................................................................ 11
CHƢƠNG 1 - TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƢỚC PHÁP
QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA .................................................................. 11
1.1. Sự hình thành và phát triển tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về Nhà
nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa .......................................................... 11
1.2. Những nội dung cơ bản của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về nhà
nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa .......................................................... 28
1.2.1. Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo hiến pháp.................... 28
1.2.2. Nhà nước của dân, do dân, vì nhân dân ......................................... 31
1.2.3 Sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân
dân và tính dân tộc của Nhà nước ............................................................ 42
1.2.4. Nhà nước kết hợp hài hòa giữa pháp luật và đạo đức trong
quản lý và điều hành xã hội...................................................................... 49
1.2.5. Nhà nước có đội ngũ cán bộ, công chức vừa hồng, vừa
chuyên; thực sự là công bộc của dân........................................................ 56
Kết luận chƣơng 1...................................................................................... 61
CHƢƠNG 2 - VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ
NƢỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀO XÂY DỰNG
NHÀ NƢỚC VIỆT NAM HIỆN NAY ........................................................ 62
2.1 Những đặc trƣng cơ bản của Nhà nƣớc pháp quyền XHCH
Việt Nam..................................................................................................... 62
2.2. Vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh vào xây dựng nhà nƣớc pháp
quyền XHCN Việt Nam............................................................................. 68
2.2.1. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp
quyền XHCN của dân, do dân, vì dân...................................................... 7098
2.2.2. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc thực hiện nguyên
tắc tập trung dân chủ và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa ............. 75
2.2.3. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục pháp luật và
giáo dục đạo đức, xây dựng nâng cao đạo đức cán bộ, đẩy mạnh đấu
tranh và phòng chống tham nhũng ........................................................... 77
2.2.4. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam ..... 83
2.2.5 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong cải cách nền hành chính
quốc gia, xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững
mạnh ......................................................................................................... 85
Kết luận chƣơng 2...................................................................................... 88
C. KẾT LUẬN ............................................................................................... 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 91
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi3
A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đại hội lần thứ VII của Đảng đã khẳng định lấy chủ nghĩa Mác-Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động
của Đảng và cách mạng Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với chủ
nghĩa Mác-Lênin đã dẫn dắt dân tộc ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác
trong thế kỷ XX. Văn kiện Đại hội lần thứ IX của Đảng tiếp tục khẳng định:
“Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường
xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh” và Đảng ta cũng khẳng định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống
quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt
Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo của chủ nghĩa MácLênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền
thống của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại. Đó là tư tưởng về
giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân
tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của
thời đại; về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc; về quyền
làm chủ của nhân dân, xây dựng nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân”
[12. 133]. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, nhà nước của
dân, do dân và vì dân vô cùng sâu sắc, có giá trị to lớn đối với công cuộc xây
dựng và bảo vệ đất nước.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản việt Nam
đã khẳng định: “Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự
lãnh đạo của Đảng là nhiệm vụ số một, bao trùm, chi phối các nhiệm vụ
khác”. [12. tr132-133].
Hơn nửa thập kỷ qua Nhà nước Việt Nam do Hồ Chí Minh sáng lập và
lãnh đạo dần được củng cố và hoàn thiện. Tuy nhiên, trong xu thế toàn cầu
hóa hiện nay hoạt động nhà nước vẫn còn nhiều bất cập. Trong suốt tiến trình4
lãnh đạo cách mạng Việt Nam, vấn đề chính quyền và xây dựng một nền pháp
quyền toàn dân luôn là mối quan tâm hàng đầu, nhiệm vụ trọng tâm của Đảng
và Nhà nước ta. Đặc biệt, sự phát triển của đất nước trong thế kỷ XXI đang
đặt ra yêu cầu xây dựng một nền dân chủ, đảm bảo quyền tự do và bình đẳng
của mọi công dân, cũng như yêu cầu cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng hệ
thống pháp luật càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật vẫn đã và đang là kim
chỉ nam cho công cuộc xây dựng, cải cách, hoàn thiện bộ máy nhà nước và hệ
thống pháp luật ở nước ta. Vì vậy, việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà
nước và sự vận dụng vào xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam có ý nghĩa
quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, đặc
biệt là vấn đề đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền con người,
quyền công dân, xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và việc thực hiện
thống nhất phân công, phối hợp giữa các cơ quan quyền lực nhà nước.
Chính vì thế tác giả chọn đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh với việc xây dựng
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay” làm đề tài luận văn của mình.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền rất rộng, nhiều vấn đề để
nghiên cứu, với trình độ hạn chế và phạm vi của luận văn thạc sĩ, tác giả luận
văn chỉ trình bày một số nội dung mà tác giả nắm vững.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hướng nghiên cứu tập trung vào những vấn đề lý luận về nhà nước và
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam:
1. Đào Trí Úc (chủ biên) - Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, 2005. Trong cuốn sách này tác giả
đề cập tới các nội dung như: Tìm hiểu nhà nước pháp quyền trong lịch sử tư
tưởng phương Đông và phương Tây. Nghiên cứu một số vấn đề về việc xây
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa như: cơ sở lí luận, vấn đề dân
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi5
chủ, nhân quyền, cải cách hành chính, cải cách tư pháp, tăng cường pháp chế
xã hội chủ nghĩa...
2. Bùi Ngọc Sơn - Góp phần nghiên cứu hiến pháp và nhà nước pháp
quyền, Nxb Tư pháp, 2005. Cuốn sách đề cập tới các nội dung sau: Tìm hiểu
khoa học luật hiến pháp trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền Việt
Nam; Một số vấn đề lý luận về hiến pháp và bộ máy nhà nước Việt Nam
trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền.
3. Nguyễn Trọng Thóc - Xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân,
vì dân (Sách chuyên khảo), Nxb Chính trị Quốc gia, 2005. Cuốn sách tập trung
nghiên cứu những vấn đề: Giới thiệu chung về nhà nước pháp quyền và dân chủ
xã hội chủ nghĩa; thực trạng của việc xây dựng nhà nước pháp quyền; phát huy
dân chủ và những giải pháp nâng cao hiệu quả của chúng ở nước ta hiện nay.
4. Nguyễn Minh Đoan - Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật
Việt Nam trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,
Nxb Chính trị Quốc gia, 2011. Tác phẩm đề cập tới các nội dung: Khái quát
chung về xây dựng pháp luật và tính hệ thống của pháp luật. Giới thiệu về hệ
thống pháp luật xã hội chủ nghĩa của Việt Nam. Các văn bản quy phạm pháp
luật và những đánh giá về tác động của nó. Một số yêu cầu đối với hoạt động
xây dựng pháp luật.
5. Nguyễn Văn Thảo - Xây dựng Nhà nước pháp quyền dưới sự lãnh
đạo của Đảng, Nxb Tư pháp, 2006. Tác giả tập trung nghiên cứu các vấn đề
như: Giới thiệu lịch sử học thuyết nhà nước, pháp quyền và tiến trình xây
dựng nhà nước, pháp quyền. Cải cách lập pháp, cải cách hành chính và tư
pháp. Một số vấn đề về sự lãnh đạo của Đảng đối với bộ máy lập pháp, hành
pháp, tư pháp
6. Nguyễn Tĩnh Gia, Mai Đình Chiến - Vận dụng học thuyết Mác để
xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, 2006.
Những nội dung được trình bày trong cuốn sách gồm: Giới thiệu học thuyết6
Mác về cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng với Nhà nước pháp quyền.
Việc vận dụng quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng để xây
dựng nhà nước pháp quyền. Nguyên tắc và giải pháp vận dụng quan hệ này để
xây dựng nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
7. Đoàn Trọng Truyến - Cải cách hành chính và công cuộc xây dựng
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Tư pháp, 2006. Trong
tác phẩm tác giả trình bày các nội dung sau: Tổng hợp kiến thức cơ bản về
nhà nước pháp quyền, về nền hành chính trên cơ sở học thuyết Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh; Nêu thực trạng của nền hành chính nước ta, những kiến
nghị một nền hành chính tương lai, phục vụ công cuộc xây dựng Nhà nước
pháp quyền Việt Nam XHCN
8. Đào Trí Úc (chủ biên) - Mô hình tổ chức và hoạt động của nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Tư pháp, 2007. Cuốn sách
có các nội dung sau: Giới thiệu cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng mô hình
tổ chức, hoạt động của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Những đặc
trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Mô hình tổng thể
tổ chức và hoạt động của các thiết chế nhà nước trong nhà nước pháp quyền
XHCN Việt Nam.
9. Nguyễn Văn Vĩnh (chủ biên) - Đảng lãnh đạo nhà nước trong điều
kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay, Nxb Lý luận Chính
trị, 2007. Nội dung của cuốn sách đề cập tới các nội dung chủ yếu sau: Cơ sở
lý luận và thực tiễn về Đảng lãnh đạo nhà nước trong điều kiện xây dựng nhà
nước pháp quyền. Thực trạng, định hướng và những giải pháp chủ yếu nâng
cao vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước trong điều kiện xây dựng nhà
nước pháp quyền XHCN ở nước ta hiện nay.
10. Nguyễn Văn Thanh - Bước đầu tìm hiểu vấn đề xây dựng nhà nước
pháp quyền Việt Nam, Nxb Thanh niên, 2006. Tác giả đi sâu nghiên cứu các
nội dung chủ yếu sau: Khái niệm nhà nước pháp quyền, sự hình thành và phát
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi7
triển tư tưởng xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, phương hướng và
biện pháp xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam.
11. Lê Minh Quân - Xây dựng nhà nước pháp quyền đáp ứng yêu cầu
phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay,
Nxb Chính trị Quốc gia, 2003. Trong tác phẩm này tác giả đã khái quát lịch
sử tư tưởng về nhà nước pháp quyền trong mối quan hệ với sự phát triển của
xã hội. Phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa và tính tất yếu
của việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện
nay. Một số phương hướng cơ bản trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa.
12. Nguyễn Duy Quý (chủ biên) - Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân - lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị
Quốc gia, 2008. Cuốn sách đã tập trung nghiên cứu các nội dung sau: Khái
quát lịch sử hình thành và phát triển của học thuyết nhà nước pháp quyền
(NNPQ). Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của
Đảng Cộng sản việt Nam về nhà nước và NNPQ. Khái niệm, những đặc trưng
cơ bản và chức năng của NNPQ xã hội chủ nghĩa (XHCN) của dân, do dân, vì
dân. Thời kỳ quá độ lên CNXH và các yếu tố quy định, chi phối cũng như
phương hướng và các giải pháp chủ yếu xây dựng NNPQXHCN ở Việt Nam.
- Hướng nghiên cứu tư tưởng về nhà nước pháp quyền của Hồ Chí
Minh cho đến nay đã có rất nhiều học giả nổi tiếng quan tâm với những công
trình như:
1. Phạm Ngọc Anh, Bùi Đình Phong (chủ biên) - Tư tưởng Hồ Chí
Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền kiểu mới ở Việt Nam, Nxb Lao động,
2003. Các tác giả đã đi sâu nghiên cứu các nội dung: Quá trình hình thành,
phát triển và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền kiểu
mới ở Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng và phát triển
nhà nước pháp quyền kiểu mới ở Việt Nam.8
2. Nguyễn Đăng Dung (chủ biên) - Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước
pháp quyền, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007. Trong cuốn sách các tác
giả đã trình bày những nội dung: Tổng quan về nhà nước pháp quyền; sự hình
thành, phát triển và nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh về tính tối cao của luật,
về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức, về một nhà nước tổ chức theo hiến
pháp do nhân dân thông qua, về sự độc lập của tư pháp.
3. Nguyễn Minh Ngọc - Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước
và pháp luật, Nxb Sự thật, 1998. Đây là công trình nghiên cứu khá toàn diện
về những tư tưởng và những đóng góp thiết thực của Hồ Chí Minh về nhà
nước và pháp luật của nhà nước ta trong cả hai giai đoạn cách mạng dân chủ
nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa.
4. Hoàng Văn Hảo - Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu mới - sự
hình thành và phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, 1995. Tác giả cũng đã
nghiên cứu sự lựa chọn kiểu nhà nước của Hồ Chí Minh đến những tư tưởng
của Người về nhà nước Việt Nam trong thời kỳ cách mạng dân tộc, dân chủ
nhân dân và trong thời kỳ cách mạng xã hội chủ nghĩa. Phần kết luận tác giả
có nhiều nghiên cứu về sự “kết hợp đạo đức và pháp luật trong tư tưởng Hồ
Chí Minh”; từ đó nêu ra sự vận dụng tư tưởng về nhà nước pháp quyền và
từng bước hoàn thiện nó trong quá trình đổi mới.
5. Vũ Đình Hòe - Pháp quyền nhân nghĩa Hồ Chí Minh, Nxb Văn hóa
Thông tin, 2001. Trong cuốn sách này tác giả đã cho bạn đọc hiểu hơn về
nguồn tư tưởng nhân nghĩa trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền
của Hồ Chí Minh, quá trình thực thi tư tưởng pháp quyền nhân nghĩa của Hồ
Chí Minh từ 1911 đến năm 1960.
Tổng quan các công trình nghiên cứu cho thấy nhà nước pháp quyền và
tư tưởng của Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền là nghiên cứu liên ngành,
thu hút nhiều nhà sử học, luật học, chính trị học, triết học quan tâm, nghiên
cứu. Chính sự đa dạng, phong phú về nguồn tài liệu khi nghiên cứu tư tưởng
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi9
của Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền đã khiến tác giả gặp khó khăn khi
thực hiện đề tài luận văn này. Và với trình độ, thời gian nghiên cứu còn hạn
chế luận văn đôi khi chỉ là sự tổng hợp lại những vấn đề được các tác giả lớn
nghiên cứu. Nhưng với mong muốn khi thực hiện luận văn tác giả sẽ cố gắng
nghiên cứu để tiếp tục khẳng định những đóng góp và giá trị to lớn của tư
tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền đối với việc tiếp xây dựng và
hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Luận văn nghiên cứu, phân tích có hệ thống những luận điểm cơ bản
của Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, từ đó đưa ra các nội dung, cách
thức vận dụng những tư tưởng đó vào việc xây dựng nhà nước pháp quyền
Việt Nam.
- Để đạt được mục tiêu trên, luận văn phải hoàn thành các nhiệm vụ:
Thứ nhất, nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí
Minh về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Thứ hai, nghiên cứu nội dung những tư tưởng của Hồ Chí Minh về nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Thứ ba, thông qua việc đánh giá thực trạng, tổ chức và hoạt động của
nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay, đưa ra một số giải pháp để vận
dụng vào xây dựng, hoàn thiện nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu nội dung tư tưởng của Hồ Chí Minh về nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa thể hiện trong các bài nói, bài viết, những phát biểu
của Người được tập hợp trong Hồ Chí Minh toàn tập.
- Vận dụng tư tưởng của Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa vào xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.10
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận văn là phương pháp duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử,
phương pháp luận Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng về Nhà nước, luận
văn còn sử dụng một số phương pháp: phương pháp tổng hợp-so sánh, phân
tích-tổng hợp, logic-lịch sử.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo, sử dụng để học tập, nghiên
cứu tư tưởng về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Hồ Chí Minh.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm có 2 chương.
Chương 1: Tư tưởng của Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa.
Chương 2: Vận dụng tư tưởng của Hồ Chí Minh về nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa vào xây dựng nhà nước Việt Nam hiện nay.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi11
B. NỘI DUNG
CHƢƠNG 1 - TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƢỚC
PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1.1. Sự hình thành và phát triển tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về Nhà
nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật là di sản quý báu cho
chúng ta kế thừa trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế. Hồ Chí Minh tiếp thu có chọn lọc tư tưởng chính
trị, pháp lý dân chủ, nhân văn của cả phương Đông và phương Tây để tạo ra
tư tưởng về một nền “pháp quyền nhân nghĩa”.
- Những giá trị truyền thống của dân tộc mà trước hết là chủ nghĩa yêu nước:
Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình sỹ phu yêu nước, ở quê hương
giàu truyền thống cách mạng, trong một đất nước sớm định hình quốc gia dân
tộc, có chủ quyền lâu đời, trong đó tinh thần yêu nước là dòng chảy xuyên
suốt chiều dài lịch sử. Chính lòng yêu nước nồng nàn đã hối thúc Hồ Chí
Minh ra đi tìm đường cứu nước và chi phối suy nghĩ, hành động của Người
trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng.
- Hồ Chí Minh đã tiếp thu những tư tưởng sâu sắc của Nho giáo:
Nho giáo là hệ tư tưởng có cả mặt tiến bộ và mặt hạn chế. Mặt hạn chế
của Nho giáo là yếu tố duy tâm lạc hậu, coi khinh lao động chân tay, phân
biệt đẳng cấp, trọng nam khinh nữ… Mặt tích cực của Nho giáo là triết lý
nhân sinh, lấy tu thân làm gốc, đề xướng triết học hành động cùng tư tưởng
nhập thế, hành đạo giúp đời, lý tưởng về một xã hội bình trị, một thế giới đại
đồng, đề cao sức mạnh của nhân dân, Nho giáo cũng đề cao văn hóa lễ giáo,
tạo ra truyền thống hiếu học…
Hồ Chí Minh đã kế thừa và khai thác những yếu tố hợp lý của Nho
giáo, Người dạy rằng: “…còn những người An Nam chúng ta hãy tự hoàn12
thiện mình, về mặt tinh thần bằng cách đọc các tác phẩm của Khổng Tử, về
mặt cách mạng thì cần đọc các tác phẩm của Lênin” [33, tr.458].
Hồ Chí Minh tiếp thu Nho giáo cũng giống như Mác tiếp thu phép biện
chứng của Hêghen. Học thuyết Đức trị của Nho giáo là cơ sở lý luận trong tư
tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp đạo đức và pháp luật trong quản lý xã hội.
Trật tự các giá trị đạo đức của Nho giáo là: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín còn trật
tự các chuẩn mực đạo đức của người cách mạng trong tư tưởng của Hồ Chí
Minh là: Trí, Tín, Nhân, Dũng, Liêm. Người cũng từng nhắc lại tư tưởng của
Nho giáo rằng để có thể thực hiện tề gia, trị quốc, bình thiên hạ người cách
mạng trước hết phải thực hiện chính tâm, tu thân thì mới có thể trị quốc bình
thiên hạ. Tu thân - tự mình phải sửa mình, tự mình phải làm gương trước đã
rồi mới có thể lãnh đạo được quần chúng. Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh còn bổ
sung thêm vào đạo đức cách mạng những yêu cầu mới đối với con người xã
hội chủ nghĩa là phải: Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công, Vô tư.
Khi kế thừa và vận dụng tư tưởng chính danh của Nho giáo Hồ Chí Minh
đã loại bỏ tính chất duy tâm thiên mệnh, khôi phục lại quan hệ bình đẳng giữa
người với người. Người dạy rằng: “Dù là chủ tịch nước hay bộ trưởng, công
nhân, nông dân, bộ đội hay người phục vụ nấu ăn, quét rác,… đều là tai nếu
không hoàn thành được trách nhiệm của mình, còn nếu làm tốt hơn người khác
thì trở thành anh hùng, chiến sỹ thi đua, là những thánh nhân vậy” [ 45, tr.13].
Nho giáo đã nhận ra vai trò to lớn của nhân dân, sức mạnh của nhân
dân trong việc thực hiện các chính sách quản lý của nhà nước: “dân vi quý, xã
tắc thứ chi quân vi khinh” - dân là gốc của nước.
Hồ Chí Minh đã thấm nhuần các giá trị tiến bộ của Nho giáo khi khẳng định:
Gốc có vững cây mới bền
Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân [36, tr.879].
- Tư tưởng chính trị của Mặc gia cũng được Hồ Chí Minh kế thừa và
phát triển. Mặc gia chủ trương kiêm ái trong chính sách cai trị: nhà cầm
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi13
quyền phải yêu thương nhân dân, tận tụy vì những lợi ích của nhân dân.
Người đã tiếp thu tư tưởng tiến bộ yêu thương nhân dân đó để đề ra yêu cầu
rằng các cơ quan của chính phủ từ toàn quốc đến dân làng đều là công bộc
của dân, có nghĩa là vừa là người lãnh đạo vừa là người đầy tớ của nhân dân.
- Hồ Chí Minh cũng tiếp thu những hạt nhân hợp lý trong Phật giáo: lòng
vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ cứu nạn, thương người như thể thương thân, nếp
sống trong sạch giản dị, chăm lo làm điều thiện, tinh thần bình đẳng dân chủ,
đề cao lao động… để làm gương, để hình thành nên tư tưởng về một nhà lãnh
đạo chân chính, một nhà nước nhân ái, yêu thương con người, vì con người.
- Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn
Nghiên cứu về Tôn Trung Sơn, Hồ Chí Minh khẳng định: “Chủ nghĩa
Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó phù hợp với điều kiện nước
ta.” [72].
Các tiêu chí của chủ nghĩa Tam dân đã được Người rút gọn trong quốc
hiệu của nước ta: Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. Trong bài phát biểu tại kỳ họp
thứ hai, Quốc hội khóa I của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hồ Chí Minh
nhấn mạnh: “Chính phủ cố gắng làm đúng theo ba chính sách: Dân sinh, Dân
quyền và Dân tộc” [35, tr.978]. Khi tìm hiểu về cách mạng Tân Hợi và tư
tưởng của Tôn Trung Sơn, Hồ Chí Minh đã thấy chủ nghĩa Tam dân mới và
chính sách “Thân Nga, liên cộng, phù trợ công nông” có những tư tưởng tiến
bộ có thể vận dụng vào cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên, chủ nghĩa Tam dân
về cơ bản vẫn chưa vượt qua được hệ tư tưởng Tư sản nên có nhiều hạn chế.
Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn đã được Người phát triển lên một
tầm cao mới mang tính giai cấp, tính nhân dân, và tính cách mạng triệt để của
một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong tiến trình cách mạng xã hội
chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng tiên phong của giai cấp công nhân.
- Tư tưởng tiến bộ của phương Tây
Những năm ở trường Quốc học Huế Hồ Chí Minh đã được làm quen
với những khẩu hiệu tự do - bình đẳng - bác ái của cách mạng tư sản Pháp
Hồ Chí Minh đã thấy trước nguy cơ của nạn tham nhũng nên ngay khi
cách mạng tháng Tám vừa thành công Người đã nhắc nhở: Tham ô, lãng phí,
quan liêu là kẻ thù của nhân dân ta, của bộ đội, của chính phủ, nó là kẻ thù
khá nguy hiểm vì nó là kẻ thù không mang súng gươm, nó nằm trong tổ chức
của ta. Tham nhũng nguy hại ở chỗ nó là nguy cơ trực tiếp quan hệ đến sự tồn
vong của hệ thống chính trị. Đảng ta đã xác định đây là cuộc đấu tranh gay
go, quyết liệt, phức tạp và là một thách thức lớn đối với Đảng và Nhà nước ta.
Trên cơ sở đó đã quyết định những biện pháp tích cực để tiến hành một cách
liên tiếp, thường xuyên để chống lại nạn tham nhũng trong bộ máy nhà nước.
Kết hợp với các ngành, các cấp, phối hợp với những biện pháp có tính chiến
lược lâu dài nhằm hoàn thiện cơ chế chính sách, chấn chỉnh công tác quản lý,
kiện toàn tổ chức, kịp thời xử lý nghiêm mọi vi phạm và tội phạm đấu tranh
ngăn chặn tiến tới đẩy lùi tệ nạn tham nhũng.
2.2.4. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
Đảng Cộng sản Việt Nam luôn giữ vai trò lãnh đạo Nhà nước thực thi
mục tiêu cao cả của đất nước. Với vai trò của mình, Đảng ta chăm lo tới xây
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa bằng việc dựa vào sức mạnh của
nhân dân, vào sức mạnh của hệ thống chính trị. Cho nên việc tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản là cần thiết.
Thực hiện nguyên tắc Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước
quản lý ở nước ta là cả quá trình tìm tòi, sáng tạo, đúc rút từ thực tiễn cuộc
sống trong thời kỳ đổi mới. Do đó, Đảng luôn phải đổi mới tư duy về thiết chế
trong hệ thống chính trị ở nước ta. Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa thực
chất là cơ chế xã hội, nhờ đó nhân dân lao động thể hiện quyền dân chủ của
mình, hệ thống này bao trùm và điều chỉnh mọi quan hệ hình thành giữa các
giai tầng trong một đất nước về hoạch định phát triển kinh tế.
Hệ thống chính trị của nước ta bao gồm Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ
quốc và các tổ chức chính trị xã hội khác, cho nên vai trò lãnh đạo của Đảng84
phải được thể hiện trong mối quan hệ giữa Đảng với các tổ chức ấy, nhằm
đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân. Nhân dân muốn thực sự bảo đảm cho
sức mạnh quyền lực của mình phải có sự lãnh đạo của Đảng. Muốn vậy Đảng
phải thổi luồng khí dân chủ thực sự trong nhân dân, tạo bầu không khí dân
chủ lành mạnh trong toàn xã hội, xây dựng được mối quan hệ thủy chung gắn
bó giữa Đảng với nhân dân.
Trong lãnh đạo Nhà nước, Đảng không tự biến mình thành Nhà nước.
Đảng không đứng trên nhân dân, đứng trên Nhà nước. Đảng phải kiên quyết
khắc phục tệ độc đoán chuyên quyền, bao biện làm thay công việc của chính
quyền, cũng như không buông xuôi sự lãnh đạo của mình đối với Nhà nước.
Để thực sự có hiệu quả trong lãnh đạo, Đảng không ngừng đổi mới phương
thức lãnh đạo đối với Nhà nước. Đảng lãnh đạo xây dựng và hoàn chỉnh từng
bước hệ thống pháp luật và các văn bản pháp quy khác của Nhà nước, tăng
cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, đổi mới và nâng cao chất lượng soạn thảo
luật và các văn bản pháp quy khác. Đảng lãnh đạo việc rà soát những văn bản
pháp quy hiện hành, kể cả hiến pháp, bổ sung và sửa đổi những điểm cần thiết
đảm bảo thực hiện các quyền và nghĩa vụ công dân phù hợp với điều kiện
kinh tế-xã hội.
Đảng phải không ngừng lãnh đạo việc củng cố bộ máy nhà nước và xây
dựng đội ngũ cán bộ, công chức. Thông qua hoạt động của đội ngũ cán bộ,
đảng viên, thông qua Đảng bộ, Đảng ủy, Đảng đoàn, ban cán sự Đảng để tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, phát huy năng lực của đảng
viên trong công tác. Đảng phải xây dựng đội ngũ cán bộ đảng viên trong sạch,
vững mạnh. Vì thế, Đảng phải thường xuyên bồi dưỡng về chính trị, tư tưởng,
nghiệp vụ cho đội ngũ này. Mỗi đảng viên phải chịu trách nhiệm trước công
việc của mình. Đảng phải củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của ban
cán sự Đảng, Chính phủ, các bộ, các ngành, các cơ quan từ Trung ương tới
địa phương. Đảng phải thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi85
các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước thực hiện đúng đường lối,
chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Để lãnh đạo được tốt, Đảng phải chú ý tới vai trò, trách nhiệm của Mặt
trận Tổ quốc và các thành viên của Mặt trận trong việc xây dựng và bảo vệ
chính quyền, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, thu hút sự tham gia ngày
càng rộng rãi của nhân dân vào công việc quản lý nhà nước.
Đảng lãnh đạo nhưng không được xa rời quyền làm chủ của nhân dân
trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Đảng phải thường
xuyên đổi mới và chỉnh đốn đảm bảo sự thành công của sự nghiệp lãnh đạo
của Đảng, xây dựng thành công nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam của dân, do dân và vì dân.
Như vậy, Đảng cần đề ra đường lối đối nội, đối ngoại đúng đắn, phù
hợp với hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam; Đảng luôn giữ vững bản chất-là đội tiền
phong của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam, đại biểu trung
thành với lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam; Nâng
cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, năng lực lãnh đạo và năng lực tổ chức thực
hiện của cán bộ, đảng viên; Đảng phải không ngừng củng cố về chính trị, tư
tưởng, tổ chức; Đảng phải thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, nâng cao
sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng, củng cố mối liên hệ mật thiết với nhân
dân và làm tốt công tác động viên nhân dân; Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị,
đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy. Đảng lãnh đạo nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân; Đảng phải chăm lo xây dựng
đội ngũ cán bộ, tiếp tục đổi mới cách lãnh đạo của Đảng đối với Nhà
nước, đổi mới và làm tốt công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng.
2.2.5 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong cải cách nền hành chính
quốc gia, xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh
Trong hệ thống hành chính từ Chính phủ đến các bộ, Ủy ban nhân dân
các cấp, các cơ quan chuyên môn của ủy ban nhân dân là những cơ quan có86
trách nhiệm chủ yếu trong việc tổ chức thi hành pháp luật. Tùy theo hệ thống
cấp thẩm quyền, các cơ quan đó có thẩm quyền lập quy rất lớn, đặt ra các quy
định chi tiết sau khi pháp luật đã được ban hành, đặt ra các thủ tục hành chính
để quản lý và giải quyết mọi công việc trong đời sống kinh tế - xã hội.
Các cơ quan hành chính, với trách nhiệm áp dụng pháp luật, có toàn
quyền trong việc ra các quyết định hành chính cho phép kinh doanh, buôn
bán, đi lại, đầu tư, xây dựng nhà cửa, chuyển nhượng đất đai, sinh sống trên
các địa hạt hành chính, cho đăng ký, chứng thực về con người, cưỡng chế
hành chính. Toàn bộ cuộc sống hàng ngày của công dân đều phải dựa vào nền
hành chính nhà nước.
Trên cơ sở pháp luật, cơ quan hành chính giữ gìn trật tự, kỷ luật, kỷ
cương xã hội, trật tự quản lý, lãnh đạo quá trình phát triển kinh tế, xã hội,
quốc phòng, an ninh quốc gia...
Với vị trí, vai trò vô cùng quan trọng như vậy, nhưng bộ máy hành
chính của chúng ta hiện nay vẫn còn nhiều nhược điểm, còn nhiều mặt chưa
đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển đất nước. Tổ chức hành chính chưa
thông suốt, còn yếu trong việc xử lý mối liên kết dọc và ngang, thậm chí còn
có hiện tượng cục bộ, bất tuân lệnh cấp trên. Chế độ phân cấp trách nhiệm
còn thiếu rành mạch, làm trầm trọng thêm tác phong làm việc quan liêu và
dựa dẫm. Thẩm quyền và trách nhiệm cá nhân chưa được quy định chặt chẽ,
rõ ràng. Thái độ làm việc và tinh thần trách nhiệm trước nhân dân của đội ngũ
cán bộ, công chức vẫn còn là vấn đề đáng nói hiện nay.
Vì những lẽ đó, cải cách hành chính quốc gia là được xem là khâu
trọng tâm của toàn bộ công cuộc cải cách bộ máy nhà nước đáp ứng yêu câu
xây dựng nhà nước pháp quyền. Trong đó, cải cách thủ tục hành chính được
xác định là khâu đột phá. Mục tiêu đặt ra cho cải cách hành chính là nhằm
chuyển dần từ một nền hành chính trì trệ, nhiều tầng nấc, thủ tục hành chính
rườm rà, phức tạp, không thuận tiện cho người dân sang một nền hành chính
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi87
gọn nhẹ, trong sạch, hiệu quả, có tinh thần trách nhiệm và phục vụ những nhu
cầu của người dân và xã hội ngày một tốt hơn. Tức là, chuyển dần một nền
hành chính cai trị sang một nền hành chính phục vụ.
Để có một nền hành chính năng động, sáng tạo, tính gọn, trách nhiệm,
phục vụ tốt các nhu cầu của người dân và xã hội, đáp ứng những đòi hỏi của
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì chúng ta cần:
- Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính Phủ, sắp xếp, thu
gọn các đầu mối của Chính phủ. Đổi mới hoạt động của Chính phủ theo
hướng Chính phủ tập trung vào xây dựng các chính sách, các thế chế, hoạch
định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chỉ đạo và điều hành phối hợp các
ngành, các cấp thực thi chính sách, pháp luật.
- Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương, đẩy mạnh
phân công, phân cấp, nâng cao tính chủ động, sáng tạo, chịu trách nhiệm
trước pháp luật của chính quyền địa phương đối với mọi hoạt động xã hội tại
địa phương. Tăng cường chế độ kiểm tra, giám sát, đánh giá các hoạt động
của Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân. Tổ chức hợp lý Hội đồng nhân
dân, tăng cường vai trò của Hội đồng nhân dân ở địa phương. Kiện toàn các
cơ quan chuyên môn của ủy ban nhân dân và bộ máy chính quyền cấp xã,
phường, thị trấn.
- Trong nền hành chính, có đội ngũ cán bộ, công chức đông đảo và đồ
sộ nhất, do đó, yếu tố con người là khâu then chốt. Cần xây dựng quy chế
hoạt động công vụ, nâng cao đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ, công
chức. Thực hiện thường xuyên công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ
và kỹ năng thực hành chuyên môn của đội ngũ cán bộ. Xây dựng đội ngũ cán
bọ có thói quen tuân thủ pháp luật, công tâm, có tinh thần trách nhiệm đối với
nhân dân.88
Kết luận chƣơng 2
Trong chương này luận văn tập trung làm sáng tỏ về sự cần thiết và một
số nội dung vận dụng quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân,
do dân, vì dân vào quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam hiện nay. Những nội dung vận dụng như: về thực hiện nguyên tắc
tập trung dân chủ và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa; về giáo dục pháp
luật, giáo dục đạo đức, xây dựng và nâng cao đạo đức cán bộ, đẩy mạnh đấu
tranh và phòng chống tham nhũng; về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngày nay, sự nghiệp đổi mới đất nước đã và đang bước vào giai đoạn
mới, giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập và
giao lưu quốc tế. Trong giai đoạn này một trong những nhiệm vụ trọng tâm
của nước ta là cải cách tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, phát huy
dân chủ, tăng cường pháp chế. Để thực hiên nhiệm vụ trên chúng ta phải đảm
bảo được một trong những nội dung quan trọng là: Xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có
những giá trị lý luận và thực tiễn to lớn đối với cách mạng nước ta. Chúng ta
cần vận dụng, kế thừa và phát triển những giá trị đó để xây dựng thành công
nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tóm tắt tư tưởng Hồ Chí Minh Môn đại cương 1
D giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chiến lược trồng người Văn hóa, Xã hội 0
D Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn Môn đại cương 0
D TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ SỰ THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Môn đại cương 0
H Giáo trình Tư Tưởng Hồ Chí Minh Môn đại cương 0
D những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh và vận dụng những nguyên tắc đó để rèn luyện đạo đức cá nhân Môn đại cương 0
D Tư tưởng hồ chí minh vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đảng cộng sản vào công cuộc xây dựng và chỉnh đốn đảng hiện nay Môn đại cương 0
D Tìm hiểu sự vận dụng của Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản trong việc chỉnh đốn và đổi mới Đảng hiện nay Môn đại cương 0
D Những phẩm chất đạo đức cơ bản theo tư tưởng Hồ Chí Minh Vận dụng những phẩm chất này vào xây dựng đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay? Môn đại cương 0
D tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và sự vận dụng của đảng ta, liên hệ bản thân Y dược 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top