Download miễn phí Tiểu luận Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
Nhìn chung, nguồn vốn FDI trong những năm qua đã đem lại những tác động tích cực đối với công cuộc phát triển kinh tế của Việt Nam là do một số nguyên nhân chủ yếu sau:
Trước hết, do nước ta kiên trỡ thực hiện đường lối đổi mới, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tạo hỡnh ảnh tớch cực đối với các nhà đầu tư.
Ngoài ra, do nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế, nhất là về khả năng mở rộng dung lượng thị trường trong nước.
Đồng thời, cũng nhờ môi trường đầu tư nước ta từng bước được cải thiện. Hệ thống luật pháp chính sách về ĐTNN đó được hoàn chỉnh hơn tạo khuôn khổ pháp lý đầy đủ, rừ ràng và thụng thoỏng hơn cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài.
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-04-02-tieu_luan_vai_tro_cua_dau_tu_truc_tiep_nuoc_ngoai.ZhawKa3zJU.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-66267/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
phần tích cực đối với việc tăng cường năng lực nghiên cứu và phát triển công nghệ của nước chủ nhà. Nhu cầu cải tiến và phát triển công nghệ của các doanh nghiệp có vốn FDI tạo ra nhiều mối liên kết cung cấp dịch vụ công nghệ từ các cơ sở nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong nước, nhờ đó tăng cường năng lực phát triển công nghệ tại địa phương. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng các công nghệ nước ngoài tại các doanh nghiệp có vốn FDI, các nhà đầu tư và phát triển công nghệ trong nước dần học được cách thiết kế, chế tạo… công nghệ mới, công nghệ nguồn và sau đó cải biến chúng cho phù hợp với điều kiện sử dụng tại nước mình và biến chúng thành những công nghệ của mình.Tuy nhiên, nhìn chung các TNCs rất hạn chế trong việc chuyển giao cũng như hỗ trợ nghiên cứu và phát triển những công nghệ mới, có tính cạnh tranh cao cho nước nhận đầu tư vì sợ lộ bí mật hay mất bản quyền công nghệ. Ngoài ra, thực tế cho thấy những nước nhận vốn FDI cũng phải đối mặt với những tác động không tốt của việc chuyển giao công nghệ như nhận phải những công nghệ cũ, thải loại, không phù hợp, gây ô nhiễm môi trường hay mua với giá quá cao so với giá thực tế…
Vai trò của vốn FDI trong việc phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm.
Hoạt động FDI cũng góp phần phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm cho người lao động bản xứ, do đó có những ảnh hưởng quan trọng tới các hoạt động sản xuất, các vấn đề xã hội và mức độ tiêu dùng của dân cư địa phương, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của nước nhận vốn đầu tư.
Trước hết, hoạt động FDI có vai trò đáng kể đối với việc tăng cường sức khoẻ và dinh dưỡng thông qua đầu tư vào các ngành y tế, dược phẩm, nông nghiệp, công nghệ sinh học và chế biến thực phẩm. Ngoài ra, thông qua các khoản trợ giúp tài chính hay mở các lớp dạy nghề, hoạt động FDI còn góp phần quan trọng đối với sự phát triển giáo dục của nước chủ nhà trong các lĩnh vực giáo dục đại cương, dạy nghề và nâng cao năng lực quản lý. Mặt khác, hoạt động FDI còn giúp tạo việc làm cho lao động của nước chủ nhà thông qua việc trực tiếp thuê người lao động làm việc cho các doanh nghiệp có vốn FDI hay gián tiếp tạo việc làm tại các cơ sở hoạt động cung ứng dịch vụ và gia công cho các doanh nghiệp có vốn FDI.
Nhưng không chỉ có những tác động tích cực như đã nêu trên, hoạt động FDI cũng có thể gây ra các tác động tiêu cực tới sức khoẻ con người do các hoạt động sản xuất và quản cáo rượu, bia, thuốc lá… và gây ra ô nhiễm môi trường khi sản xuất. Ngoài ra, các doanh nghiệp có vốn FDI cũng có thể làm nẩy sinh một số vấn đề cho nước chủ nhà như hiện tượng “chảy máu chất xám”, gia tăng bất bình đẳng về thu nhập, xúc phạm nhân phẩm người lao động và khai thác cạn kiệt sức lao động của người làm thuê…
Những vai trò khác của vốn FDI trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của nước chủ nhà.
Bên cạnh những vai trò hết sức quan trọng như đã đề cập ở các phần trước, vốn FDI còn có một số vai trò khác rất đáng kể trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của nước chủ nhà.
Như chúng ta đã biết, hoạt động FDI ngày càng được cả những nước chủ nhà và các nhà đầu tư định hướng tăng cường xuất khẩu và nhờ đó, hoạt động này đã từng bước đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu của nước chủ nhà. Nhờ có đẩy mạnh xuất khẩu, những lợi thế so sánh của các yếu tố sản xuất ở nước chủ nhà được khai thác có hiệu quả, giúp nâng cao hiệu quả kinh tế theo quy mô và đẩy mạnh chuyên môn hoá sản xuất. Ngoài ra, thông qua hoạt động nhập khẩu, các doanh nghiệp có vốn FDI cũng góp phần bổ sung các hàng hoá, dịch vụ khan hiếm cho sản xuất và tiêu dùng trong nước, đặc biệt là việc nhập khẩu máy móc, thiết bị hiện đại, góp phần nâng cao năng suất lao động và tính cạnh tranh của sản phẩm sản xuất trong nước. Mặt khác, hoạt động FDI còn gián tiếp đẩy mạnh xuất nhập khẩu thông qua các tác động ngoại ứng như thúc đẩy thông tin, cung cấp dịch vụ, liên kết sản xuất, tăng cường kiến thức marketing cho các doanh nghiệp nội địa và lôi kéo họ vào mạng lưới phân phối toàn cầu.
Một số vai trò khác của vốn FDI cũng rất đáng lưu ý là việc các doanh nghiệp có vốn FDI góp phần thúc đẩy liên kết giữa các ngành công nghiệp do các doanh nghiệp này thực hiện trao đổi tư liệu sản xuất, nguyên vật liệu và các dịch vụ đối với các công ty nội địa. Ngoài ra, vốn FDI cũng có vai trò quan trọng đối với nước chủ nhà nhờ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng cường hội nhập khu vực và quốc tế và cải thiện môi trường cạnh tranh…
Phần II: Vai trò của nguồn vốn FDI đối với công cuộc phát triển kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây.
Là một nước đang phát triển có tỷ lệ tích luỹ trong nước còn thấp (năm 2001 là 33,75%), trong khi khả năng huy động vốn trong nước của Việt Nam chỉ có thể đạt tối đa 60-70%, do vậy để phục vụ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Việt Nam rất cần huy động các nguồn vốn từ bên ngoài, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Cho tới nay, nguồn vốn FDI đang đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với công cuộc phát triển kinh tế của Việt Nam.
Những thành tựu mà nguồn vốn FDI đem lại.
1.1. Vốn FDI góp phần bổ sung nguồn vốn cho nhiệm vụ phát triển kinh tế.
Tính tới ngày 22/2/2005, Chính phủ Việt Nam đã cấp phép cho 5.217 dự án đầu tư nước ngoài (chỉ tính các dự án còn hiệu lực) với tổng số vốn thực hiện là 25,872 tỷ USD. Nguồn vốn đầu tư này đã tạo ra nguồn lục mạnh mẽ cho nền kinh tế. Các dự án đầu tư nước ngoài hiện chiếm trên 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, trên 35% giá trị công nghiệp, trên 13% GDP của cả nước. Trong rất nhiều ngành quan trọng, các dự án có vốn FDI hiện chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản lượng của toàn ngành. Cụ thể là các dự án đầu tư nước ngoài chiếm 100% các dự án khai thác dầu thô, sản xuất và lắp ráp ô tô, sản xuất máy giặt, tủ lạnh, máy điều hoà nhiệt độ, thiết bị văn phòng, máy tính; các dự án có vốn FDI chiếm 60% sản lượng thép cán, 55% sản xuất sợi các loại phục vụ cho ngành công nghiệp dệt may, 49% sản lượng sản xuất da và giày dép, 76% công cụ y tế chính xác, 33% về sản xuất máy móc thiết bị điện, 28% tổng sản lượng xi măng, 25% về thực phẩm và đồ uống Vó Thanh Thu, Quan hệ Kinh tế Quốc tế, NXB Thống Kê, 2005 trang 471.
…
Bảng 1: Tỷ trọng của khu vực có vốn FDI trong GDP của Việt Nam.
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
Lượng vốn
(tỷ USD)
4,07
6,61
8,66
4,51
4,06
1,58
2,0
2,6
1,.62
2,9
4,1
Tỷ trọng (%)
6,1
6,3
7,7
9,1
10,0
12,2
13,2
13,5
13,8
14,3
14,5
Nguồn: www.mpi.gov.vn và www.vneconomy.com.vn
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế số 262 – Tháng 3/2000 trang 7.
Nhờ vậy, trong những năm qua, khu vực có vốn FDI đã đóng góp ngày càng quan trọng vào ngân sách của Việt Nam. Trong giai đoạn 1996-2000, thu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 6-7% nguồn thu ngân sách quốc gia (nếu k