hongchau1088

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Trong nền kinh tế thị trường, các tranh chấp về kinh doanh đang diễn ra với chiều hướng gia tăng, nội dung tranh chấp phức tạp, mức độ tranh chấp gay gắt đòi hỏi phải được giải quyết kịp thời, nhằm bảo vệ quyền lợi cho các đương sự; đồng thời đây cũng là trách nhiệm của cơ quan nhà nước, các cơ quan tài phán giải quyết tranh chấp về kinh doanh thương mại. Hiện nay ở VN có hai cơ quan tài phán để giải quyết tranh chấp về kinh doanh thương mại đó là: hệ thống Tòa án nhân dân và hệ thống Trọng tài thương mại.
Toà án, Trọng tài thương mại là các cách giải quyết tranh chấp thương mại bổ sung lẫn nhau. Thực tế hoạt động của các Trung tâm Trọng tài thương mại cần có sự phối hợp của Toà án. Pháp lệnh Trọng tài Thương mại năm 2003 là văn bản pháp luật đầu tiên ghi nhận vai trò của Toà án đối với các hoạt động của các Trung tâm trọng tài thương mại về bốn vấn đề sau:
- Chỉ định Trọng tài viên;
- Thay đổi Trọng tài viên;
- Áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời;
- Huỷ phán quyết trọng tài.
Tuy nhiên, Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 đã có những hạn chế nhất định. Chính vì vậy, Luật Trọng tài thương mại năm 2010 (Luật TTTM) đã ra đời để khắc phục những mặt hạn chế của Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 nhằm đảm bảo cơ sở pháp lý cho sự hoạt động của Toà án trong việc hỗ trợ các Trung tâm Trọng tài thương mại.
Theo Luật TTTM thì vai trò hỗ trợ của Toà án đối với Trọng tài thương mại được xác lập toàn diện và đây đủ hơn, thể hiện ở những vấn đề sau:
Đối với việc thay đổi Trọng tài viên
Theo khoản 3 Ðiều 43 của Luật TTTM thì Toà án chỉ hỗ trợ việc thay đổi Trọng tài viên trong trường hợp các thành viên còn lại của Hội đồng trọng tài không quyết định được hay nếu các Trọng tài viên hay Trọng tài viên duy nhất từ chối giải quyết tranh chấp.
Xem xét khiếu nại và giải quyết khiếu nại quyết định của Hội đồng trọng tài về thẩm quyền
Trong trường hợp không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài về thẩm quyền thì một hay các bên đương sự có quyền khiếu nại quyết định này ra Toà án. Trong trường hợp nếu Toà án quyết định vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì các bên đương sự có quyền khởi kiện ra Toà án có thẩm quyền theo thủ tục chung.
Về việc triệu tập người làm chứng
Ðây là một quy định mới của Luật TTTM. Theo quy định của Điều 48 thì Hội đồng trọng tài có quyền triệu tập nguời làm chứng đến phiên họp. Nếu nguời làm chứng không đến thì Hội đồng trọng tài có quyền đề nghị Toà án có thẩm quyền triệu tập người làm chứng đến phiên họp theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.
Về thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Theo Luật TTTM thì Hội đồng trọng tài có quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi có một hay các bên đương sự yêu cầu. Đây là quy định mới so với Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng Hội đồng trọng tài chỉ có quyền ra quyết định áp dụng một số biện pháp khẩn cấp tạm thời được liệt kê tại Điều 49 của Luật TTTM và Hội đồng trọng tài chỉ có thể ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời sau khi Hội đồng trọng tài đã thành lập. Các trường hợp khác do Tòa án thực hiện. Vì vậy, khi yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, các bên cần lưu ý để gửi đơn yêu cầu tới đúng cơ quan có thẩm quyền. Trên thực tế, Luật TTTM đã dự liệu và phân định phạm vi thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời giữa Hội đồng trọng tài và Tòa án nhằm tránh tình trạng xung đột về thẩm quyền, nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc trong mọi trường hợp các bên đều có thể làm đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Nguyên tắc của Luật là nếu Hội đồng trọng tài đã áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Tòa án sẽ từ chối, trừ trường hợp những nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài. Nếu Tòa án đã áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Hội đồng trọng tài phải từ chối.
Đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc
Ðây là quy định mới với Pháp lênh Trọng tài thương mại năm 2003. Theo Điều 62 Luật TTTM, Toà án nơi Hội đồng trọng tài vụ việc giải quyết tranh chấp có trách nhiệm đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc khi có yêu cầu một hay các bên tranh chấp.
Huỷ phán quyết trọng tài
Toà án nơi Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết có thẩm quyền xem xét để huỷ phán quyết trọng tài theo quy định tại khoản 2 Ðiều 69 của Luật TTTM khi có một hay các bên tranh chấp yêu cầu.
Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường thì tranh chấp kinh tế là một thuộc tính mang tính quy luật. Chính vì vậy, đòi hỏi phải có những cơ quan tài phán có đầy đủ năng lực để giải quyết tranh chấp về kinh doanh thương mại ngày một gia tăng và phức tạp.
Cùng với sự trưởng thành của các Toà kinh tế trong hệ thống Toà án nhân dân thì các trung tâm trọng tài thương mại cũng có sự phát triển. Với những Trọng tài viên có nhiều kinh nghiệm trong chuyên môn, là những chuyên gia đầu ngành chúng tui tin rằng Trung tâm Trọng tài quốc tế VN nói riêng và hệ thống các Trung tâm trọng tài thương mại nói chung sẽ không ngừng lớn mạnh đáp ứng yêu cầu mới của đất nước.
Với chức năng thẩm quyên là cơ quan tài phán nhân danh Nhà nước, Tòa án sẽ có sự phối kết hợp cùng các Trung tâm trọng tài thưong mại đảm bảo giải quyết tranh chấp về kinh doanh thương mại theo thẩm quyền mà pháp luật quy định.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Thanh Xuân 24

New Member

Download Tiểu luận Vai trò hỗ trợ của Toà án đối với Trọng tài thương mại miễn phí





Theo Luật TTTM thì Hội đồng trọng tài có quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi có một hay các bên đương sự yêu cầu. Đây là quy định mới so với Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng Hội đồng trọng tài chỉ có quyền ra quyết định áp dụng một số biện pháp khẩn cấp tạm thời được liệt kê tại Điều 49 của Luật TTTM và Hội đồng trọng tài chỉ có thể ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời sau khi Hội đồng trọng tài đã thành lập. Các trường hợp khác do Tòa án thực hiện. Vì vậy, khi yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, các bên cần lưu ý để gửi đơn yêu cầu tới đúng cơ quan có thẩm quyền. Trên thực tế, Luật TTTM đã dự liệu và phân định phạm vi thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời giữa Hội đồng trọng tài và Tòa án nhằm tránh tình trạng xung đột về thẩm quyền, nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc trong mọi trường hợp các bên đều có thể làm đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Nguyên tắc của Luật là nếu Hội đồng trọng tài đã áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Tòa án sẽ từ chối, trừ trường hợp những nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài. Nếu Tòa án đã áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Hội đồng trọng tài phải từ chối.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Trong nền kinh tế thị trường, các tranh chấp về kinh doanh đang diễn ra với chiều hướng gia tăng, nội dung tranh chấp phức tạp, mức độ tranh chấp gay gắt đòi hỏi phải được giải quyết kịp thời, nhằm bảo vệ quyền lợi cho các đương sự; đồng thời đây cũng là trách nhiệm của cơ quan nhà nước, các cơ quan tài phán giải quyết tranh chấp về kinh doanh thương mại. Hiện nay ở VN có hai cơ quan tài phán để giải quyết tranh chấp về kinh doanh thương mại đó là: hệ thống Tòa án nhân dân và hệ thống Trọng tài thương mại.
Toà án, Trọng tài thương mại là các cách giải quyết tranh chấp thương mại bổ sung lẫn nhau. Thực tế hoạt động của các Trung tâm Trọng tài thương mại cần có sự phối hợp của Toà án. Pháp lệnh Trọng tài Thương mại năm 2003 là văn bản pháp luật đầu tiên ghi nhận vai trò của Toà án đối với các hoạt động của các Trung tâm trọng tài thương mại về bốn vấn đề sau:
- Chỉ định Trọng tài viên;
- Thay đổi Trọng tài viên;
- Áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời;
- Huỷ phán quyết trọng tài.
Tuy nhiên, Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 đã có những hạn chế nhất định. Chính vì vậy, Luật Trọng tài thương mại năm 2010 (Luật TTTM) đã ra đời để khắc phục những mặt hạn chế của Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 nhằm đảm bảo cơ sở pháp lý cho sự hoạt động của Toà án trong việc hỗ trợ các Trung tâm Trọng tài thương mại.
Theo Luật TTTM thì vai trò hỗ trợ của Toà án đối với Trọng tài thương mại được xác lập toàn diện và đây đủ hơn, thể hiện ở những vấn đề sau:
Đối với việc thay đổi Trọng tài viên
Theo khoản 3 Ðiều 43 của Luật TTTM thì Toà án chỉ hỗ trợ việc thay đổi Trọng tài viên trong trường hợp các thành viên còn lại của Hội đồng trọng tài không quyết định được hay nếu các Trọng tài viên hay Trọng tài viên duy nhất từ chối giải quyết tranh chấp.
Xem xét khiếu nại và giải quyết khiếu nại quyết định của Hội đồng trọng tài về thẩm quyền
Trong trường hợp không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài về thẩm quyền thì một hay các bên đương sự có quyền khiếu nại quyết định này ra Toà án. Trong trường hợp nếu Toà án quyết định vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì các bên đương sự có quyền khởi kiện ra Toà án có thẩm quyền theo thủ tục chung.
Về việc triệu tập người làm chứng
Ðây là một quy định mới của Luật TTTM. Theo quy định của Điều 48 thì Hội đồng trọng tài có quyền triệu tập nguời làm chứng đến phiên họp. Nếu nguời làm chứng không đến thì Hội đồng trọng tài có quyền đề nghị Toà án có thẩm quyền triệu tập người làm chứng đến phiên họp theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.
Về thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Theo Luật TTTM thì Hội đồng trọng tài có quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi có một hay các bên đương sự yêu cầu. Đây là quy định mới so với Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng Hội đồng trọng tài chỉ có quyền ra quyết định áp dụng một số biện pháp khẩn cấp tạm thời được liệt kê tại Điều 49 của Luật TTTM và Hội đồng trọng tài chỉ có thể ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời sau khi Hội đồng trọng tài đã thành lập. Các trường hợp khác do Tòa án thực hiện. Vì vậy, khi yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, các bên cần lưu ý để gửi đơn yêu cầu tới đúng cơ quan có thẩm quyền. Trên thực tế, Luật TTTM đã dự liệu và phân định phạm vi thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời giữa Hội đồng trọng tài và Tòa án nhằm tránh tình trạng xung đột về thẩm quyền, nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc trong mọi trường hợp các bên đều có thể làm đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Nguyên tắc của Luật là nếu Hội đồng trọng tài đã áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Tòa án sẽ từ chối, trừ trường hợp những nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài. Nếu Tòa án đã áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Hội đồng trọng tài phải từ chối.
Đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc
Ðây là quy định mới với Pháp lênh Trọng tài thương mại năm 2003. Theo Điều 62 Luật TTTM, Toà án nơi Hội đồng trọng tài vụ việc giải quyết tranh chấp có trách nhiệm đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc khi có yêu cầu một hay các bên tranh chấp.
Huỷ phán quyết trọng tài
Toà án nơi Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết có thẩm quyền xem xét để huỷ phán quyết trọng tài theo quy định tại khoản 2 Ðiều 69 của Luật TTTM khi có một hay các bên tranh chấp yêu cầu.
Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường thì tranh chấp kinh tế là một thuộc tính mang tính quy luật. Chính vì vậy, đòi hỏi phải có những cơ quan tài phán có đầy đủ năng lực để giải quyết tranh chấp về kinh doanh thương mại ngày một gia tăng và phức tạp.
Cùng với sự trưởng thành của các Toà kinh tế trong hệ thống Toà án nhân dân thì các trung tâm trọng tài thương mại cũng có sự phát triển. Với những Trọng tài viên có nhiều kinh nghiệm trong chuyên môn, là những chuyên gia đầu ngành chúng tui tin rằng Trung tâm Trọng tài quốc tế VN nói riêng và hệ thống các Trung tâm trọng tài thương mại nói chung sẽ không ngừng lớn mạnh đáp ứng yêu cầu mới của đất nước.
Với chức năng thẩm quyên là cơ quan tài phán nhân danh Nhà nước, Tòa án sẽ có sự phối kết hợp cùng các Trung tâm trọng tài thưong mại đảm bảo giải quyết tranh chấp về kinh doanh thương mại theo thẩm quyền mà pháp luật quy định.
...
cho mình xin file đầy đủ được không ạ
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Phân tích vai trò cộng đồng và đề xuất giải pháp hỗ trợ cộng đồng bảo vệ rừng ngập mặn Cần Giờ Khoa học Tự nhiên 0
D Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ tạo dựng việc làm cho người khuyết tật trong độ tuổi lao động Văn hóa, Xã hội 0
G Các tổ chức hỗ trợ xúc tiến thương mại với vai trò đẩy mạnh xuất khẩu của Việt nam Luận văn Kinh tế 2
C Vai trò của hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhật Bản đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
S Vai trò của các tổ chức phi chính phủ trong việc hỗ trợ kỹ thuật, tăng cường năng lực cho người dân và đối tác địa phương miền núi phía Bắc Văn hóa, Xã hội 0
T Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ cho phụ nữ bị bạo lực gia đình Văn hóa, Xã hội 2
C Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giúp đỡ gia đình có trẻ tự kỷ tiếp cận với nguồn lực hỗ trợ ( Nghiên cứu thực hiện tại địa bàn huyện Văn Giang, Hưng Yên) Văn hóa, Xã hội 2
H Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ tâm lý cho đối tượng nhiễm HIV/AIDS tại Trung tâm khám chữa bệnh Sở Lao động thương binh xã hội tỉnh Thái Bình Văn hóa, Xã hội 3
L Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ hòa nhập cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ tại trường mầm non ( Ứng dụng phương pháp Công tác xã hội với cá nhân nghiên cứu trên hai trường hợp trẻ ch Văn hóa, Xã hội 7
T Vai trò của công tác xã hội trong việc hỗ trợ phụ nữ đơn thân nuôi con trên địa bàn thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên Văn hóa, Xã hội 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top