Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Mở đầu

1. Lý do chọn đề tài.
Dân tộc Việt Nam có một nền văn hoá lâu đời và quý báu. Đó là những giá trị tư tưởng, đạo đức, các công trình kiến trúc, các tác phẩm văn học nghệ thuật, những phong tục tập quán, lễ hội... đã được hình thành trong suốt mấy nghìn năm lịch sử. Trong đó, các phong tục cổ truyền mang đậm nét bản sắc của từng vùng, miền cũng như của toàn dân tộc Việt Nam. Một trong những phong tục thiêng liêng nhất, gần gũi nhất đối với mỗi người Việt Nam vẫn tồn tại đến ngày nay, là Tết Nguyên đán cổ truyền.
Việt Nam là nước phương Đông có nền văn minh lúa nước lâu đời. Công việc đồng áng vất vả suốt năm, chỉ khi mùa xuân về, cũng là lúc công việc đã xong xuôi. Tết Nguyên đán là dịp để nghỉ ngơi, gia đình sum họp, con cháu tưởng nhớ về ông bà, tổ tiên. Người ta quên đi những e sợ thường ngày để hưởng trọn niềm vui trong những ngày Tết và mong một năm mới tốt đẹp. Tết Nguyên đán là cái Tết mở đầu cho năm mới, có ý nghĩa thiêng liêng trong tâm thức mỗi người Việt Nam.
Là một ấn phẩm xuất bản định kỳ, nhằm chuyển tải tất cả các thông tin từ chính trị, kinh tế đến văn hoá, xã hội đến người đọc, báo chí đã và đang phát huy vai trò của mình trong đời sống tinh thần của xã hội. Đã thành thông lệ, cứ vào dịp Tết hằng năm, các báo, tạp chí đều cho ra những số chuyên san, đặc san về Tết Nguyên đán. Số báo này được chuẩn bị rất công phu, lựa chọn bài vở kỹ càng từ hàng tháng trước nên chất lượng cao. Báo Tết, về nội dung và hình thức đều có những nét khác biệt đáng kể so với những số báo thường ngày. Báo Tết còn được trưng bày, triển lãm tại Hội Báo Xuân, một sinh hoạt văn hoá đã trở thành thường niên mỗi dịp Tết đến. Báo Tết dần dần đã trở thành món quà Tết, quà xuân đầy ý nghĩa cho mọi nhà.
Báo Tết có ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hoá tinh thần, song từ trước đến nay hầu như chưa có một công trình khoa học đi sâu nghiên cứu, về nó. Một số bài viết về báo Tết đăng trên tạp chí Người làm báo, báo Nhà báo và công luận... chỉ mang tính chất giới thiệu, chưa đi sâu tìm hiểu cả về nội dung lẫn hình thức của báo Tết, rút ra đặc trưng, bản sắc riêng của báo Tết so với các số báo thường ngày. Trong Khoa Báo chí có duy nhất một khoá luận tốt nghiệp tìm hiểu về báo Tết, song mới chỉ dừng lại ở mảng đề tài “Phong tục cổ truyền trên báo Tết”.
Sở dĩ người viết chọn đề tài: “Nội dung và hình thức chuyển tải thông tin trên báo Tết” vì báo Tết là số báo khá độc đáo của báo chí Việt Nam mà báo chí các nước trên thế giới hầu như không có. Mặt khác, chọn đề tài này, tác giả có điều kiện đi sâu khảo sát, tìm ra những đặc trưng, bản sắc riêng của báo Tết mà các số báo thường không có được, thấy được ưu điểm và hạn chế của báo Tết. Hơn nữa đây là dịp để người viết vận dụng những kiến thức lý luận báo chí đã học để khảo sát nội dung và hình thức của báo Tết, nhằm có những so sánh, đánh giá, từ đó rút ra kết luận. Tất cả những điều ấy là bài học thực tiễn quý giá, giúp ích cho việc rèn nghề, chuẩn bị cho tương lai.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đi sâu nghiên cứu tất cả các yếu tố nội dung và hình thức thể hiện trên báo Tết là một công việc lý thú nhưng rất khó khăn. Do trình độ còn hạn chế, lại tiến hành trong thời gian ngắn, trong khuôn khổ có hạn của một khoá luận tốt nghiệp, người viết xin đi vào nghiên cứu một số yếu tố nội dung và hình thức tiêu biểu trên các tờ báo Tết: Nhân dân, Lao động, Tiền phong, Phụ nữ Việt Nam, Giáo dục và Thời đại, Nông thôn ngày nay, Hà Nội mới và Bắc Ninh các năm 1999, 2000, 2001. Ngoài ra, chúng tui cũng tham khảo thêm các số báo Tết của vài năm trước đó, và một số tờ báo khác để giúp cho việc so sánh, đối chiếu và đánh giá.
Giới hạn đề tài như vậy, may ra người viết cũng mới chỉ bước đầu tiếp cận những đặc điểm sơ lược về nội dung và hình thức chuyển tải thông tin trên báo Tết. Cụ thể, đề tài sẽ đi sâu nghiên cứu về các nội dung thông tin: chính trị, kinh tế - xã hội, văn hoá - thể thao cùng với một số thể loại chủ yếu và các yếu tố ma-két tiêu biểu để chuyển tải nội dung thông tin trong các số báo Tết nói trên.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1 Mục đích:
Đi sâu nghiên cứu đặc điểm về nội dung và hình thức của báo Tết, cố gắng đưa ra một cái nhìn tổng quát về báo Tết, qua đó rút ra được những nét đặc trưng, kể cả những ưu nhược điểm và bản sắc riêng của từng tờ báo. Mặt khác, qua đề tài nghiên cứu tác giả cố gắng rút ra một số kinh nghiệm nhằm áp dụng vào thực tiễn làm và trình bày báo Tết.
3.2 Nhiệm vụ:
- Sưu tầm, phân loại, khảo sát, phân tích nội dung của các bài viết trên 8 tờ báo: Nhân dân, Lao động, Tiền phong, Phụ nữ Việt Nam, Giáo dục và Thời đại, Nông thôn ngày nay, Hà Nội mới và Bắc Ninh số Tết 1999, 2000, 2001.
- Tìm hiểu những đặc điểm nội dung khu biệt của các tờ báo khảo sát.
- Tìm hiểu hình thức chuyển tải thông tin của các bài báo đó, chỉ ra phong cách, bản sắc riêng của từng tờ báo trong hình thức chuyển tải thông tin.
- Trên cơ sở phân tích ưu, nhược điểm của các tờ báo Tết khảo sát, dựa trên những kiến thức báo chí đã học, đề xuất một số ý kiến trong việc thể hiện nội dung và hình thức các bài viết trên số báo Tết.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Vận dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử; phương pháp chọn lọc, thống kê; phương pháp quy nạp, diễn dịch và ngược lại; phương pháp so sánh, đối chiếu.
5. Cấu trúc khoá luận.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần chính của khoá luận chia làm 3 chương:
Chương 1: Vai trò, ý nghĩa của báo chí nói chung và báo Tết nói riêng trong đời sống văn hoá tinh thần.
Chương này chủ yếu là phần dẫn luận về Tết Nguyên đán, và các phong tục, lễ hội trong ngày Tết, về vai trò của báo chí nói chung, ý nghĩa của báo Tết nói riêng trong đời sống văn hoá tinh thần của dân tộc ta.
Chương 2: Nội dung thông tin chủ yếu trên báo Tết.
Qua việc sưu tầm, thống kê, phân loại bài viết trên các báo: Nhân dân, Lao động, Tiền phong, Phụ nữ Việt Nam, Giáo dục và Thời đại, Nông thôn ngày nay, Hà Nội mới và Bắc Ninh số Tết 1999, 2000, 2001, người viết cố gắng đưa ra bức tranh tổng quát về những nội dung thông tin chủ yếu trên báo Tết, đồng thời thấy được những đặc điểm nội dung khu biệt của các tờ báo Tết được khảo sát.
Chương 3: Hình thức chuyển tải thông tin tiêu biểu trên báo Tết.
Chương này đi sâu phân tích các thể loại chủ yếu được sử dụng trong các bài viết, các yếu tố ma-két tiêu biểu của 8 tờ báo Tết. Từ đó, cố gắng đưa ra phong cách, bản sắc riêng của mỗi tờ báo trong hình thức chuyển tải thông tin.



Chương 1
Vai trò, ý nghĩa của báo chí nói chung và báo Tết nói riêng trong đời sống văn hoá tinh thần
1.1 Vai trò của báo chí.
Báo chí là một hiện tượng xã hội đặc biệt, được hình thành và phát triển qua một quá trình lâu dài, phức tạp cùng với sự vận động và phát triển của xã hội loài người. Mặc dù ra đời muộn hơn so với các hình thái ý thức xã hội khác nhưng báo chí đã trở thành một trong những lĩnh vực xung kích bởi khả năng phản ánh hiện thực của nó. Từ khi xuất hiện đến nay, báo chí luôn năng động trong việc phản ánh hiện thực đa dạng, sinh động và luôn vận động phát triển. Tuy giống như các hình thái ý thức xã hội khác, lấy hiện thực khách quan làm đối tượng để phản ánh nhưng báo chí có những cách thức riêng của mình để phản ánh hiện thực với mục đích tác động tới nhiều tầng lớp xã hội, với những mối quan tâm, sở thích và nhu cầu không giống nhau. Chính điều này đã khiến cho báo chí trở thành một hoạt động thông tin đại chúng rộng rãi nhất, năng động nhất mà hiếm một hình thái ý thức xã hội nào có được.
Hiện thực được tái hiện trên báo chí phải là một hiện thực sôi động, tiêu biểu và luôn luôn đổi mới, những điều vừa xảy ra, đang xảy ra và chắc chắn sẽ xảy ra. Tuy nhiên không vì thế mà hiện thực được phản ánh trên báo chí chỉ có ý nghĩa và giá trị thông tin tức thời. “Khi cuộc đời không lặp lại, sự kiện không tự nảy sinh hai lần thì tác phẩm nào miêu tả được chân thực nhất, sinh động nhất cái thời điểm thiên tải nhất thì và hiện tượng có một không hai sẽ trở thành bất tử” [14; 80]. Nhiều bài báo do đề cập tới những vấn đề thực sự tiêu biểu, điển hình của đời sống, lại được thể hiện dưới ngòi bút của các nhà báo tài năng, nên có sức sống lâu bền. Tác phẩm của các nhà báo nổi tiếng trong lịch sử báo chí Việt Nam như: Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Tam Lang, Trường Chinh, Hồng Hà, Thép Mới... và những nhà báo nước ngoài có tên tuổi như Giôn-rit, Bớc-sét, B. Pô-lê-vôi, I. Ê-ren-bua... vẫn còn nguyên giá trị cho tới ngày nay.
Có thể nói báo chí là phương tiện thông tin đại chúng quan trọng và thiết yếu đối với đời sống xã hội “nó từng ngày, từng giờ đi vào mỗi gia đình, thôn xóm, phố phường như là một người bạn, người đồng chí, người cố vấn, người đưa đường chỉ lối cho mỗi người bất kể già trẻ, lớn bé trong cuộc sống thường nhật cũng như giữa những biến cố lớn lao của đất nước và thế giới” [19; 7]. Báo chí là loại hình hoạt động thông tin mang tính chính trị, xã hội. Báo chí bao giờ cũng là công cụ, phương tiện, vũ khí sắc bén của một giai cấp, để truyền bá tư tưởng, bảo vệ lợi ích và duy trì địa vị thống trị của chế độ trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Các lãnh tụ cách mạng, các nhà kinh điển như Các Mác, Ănghen, Lênin, Hồ Chí Minh... đồng thời là những nhà báo lỗi lạc. Họ đã sử dụng báo chí như một vũ khí đấu tranh sắc bén. Báo chí là phương tiện thông tin phản ánh, bình luận, giải thích một cách nhanh chóng, rộng rãi, hiệu quả nhất cho công chúng về tất cả các sự kiện, hiện tượng, quá trình, con người xảy ra hàng ngày trong nước và trên thế giới. Báo chí cũng là công cụ tạo dựng và định hướng dư luận xã hội một cách mạnh mẽ và hiệu quả nhất. Sự hình thành, tồn tại và phát triển của báo chí suốt hơn bốn thế kỷ qua đã khẳng định báo chí có một vai trò, vị trí hết sức to lớn trong đời sống xã hội.
Báo chí Việt Nam mặc dù ra đời muộn hơn so với thế giới nhưng có những bước phát triển nhanh chóng, không ngừng lớn mạnh cùng với sự nghiệp đấu tranh cách mạng của Đảng, của dân tộc, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hiện nay, nước ta có gần 500 cơ quan báo chí, xuất bản với khoảng 600 triệu ấn phẩm, bao gồm nhật báo, báo thưa kỳ, tạp chí, bản tin... Mặt khác, việc phát hành báo chí đã không ngừng mở rộng phạm vi và quy mô. Các tờ báo có tính chất toàn quốc như Nhân dân, Lao động, Tiền phong, Phụ nữ Việt Nam... ngày càng có mặt đều khắp các địa phương trong cả nước một cách nhanh chóng hơn nhờ sự phát triển của kỹ thuật truyền báo, điều kiện giao thông vận tải. Cùng với những thành tựu bước đầu rất quan trọng của nước ta trong sự nghiệp đổi mới, báo chí cũng tự đổi mới và phát triển cả về số lượng và chất lượng, nội dung và hình thức, góp phần giữ gìn sự ổn định chính trị, thúc đẩy công cuộc đổi mới phát triển toàn diện.
Trong quá trình hoạt động thực tiễn, Đảng, Nhà nước ta luôn đánh giá cao vai trò to lớn của báo chí. Trong bài phát biểu tại Hội nghị báo chí - xuất bản toàn quốc tại Hà Nội (22 - 24/8/1997), Tổng Bí thư Đỗ Mười khẳng định: “Báo chí - xuất bản đã góp phần xứng đáng vào sự nghiệp nâng cao dân trí, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hoá dân tộc..., thực hiện ngày càng tốt hơn vai trò diễn đàn của nhân dân, góp phần tăng cường ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, làm phong phú thêm đời sống văn hoá tinh thần của toàn xã hội” [5; 1-3].
Lời cảm ơn


Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong Khoa Báo chí - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) vì những kiến thức mà các thầy, các cô đã trang bị cho em trong suốt 4 năm học vừa qua.
Đặc biệt, em xin trân trọng Thank sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của thầy giáo Phạm Thành Hưng - người trực tiếp hướng dẫn em làm khoá luận tốt nghiệp này.
Vô cùng Thank sự giúp đỡ quý báu về tư liệu của một số cơ quan báo chí và sự góp ý chân thành của các bè bạn gần xa!

mở đầu 1
1. Lý do chọn đề tài. 1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 3
4. Phương pháp nghiên cứu. 3
5. Cấu trúc khoá luận. 3
chương 1: Vai trò, ý nghĩa của báo chí nói chung và báo Tết nói
riêng trong đời sống văn hoá tinh thần. 5
1.1 Vai trò của báo chí. 5
1.2 ý nghĩa của báo Tết trong đời sống văn hoá tinh thần. 10
1.2.1 Tết Nguyên đán trong đời sống văn hoá tâm linh người Việt. 10
1.2.2 ý nghĩa của báo Tết trong đời sống văn hoá tinh thần. 10
chương 2: Nội dung thông tin chủ yếu trên báo Tết. 15
2.1 Chủ đề chính trị. 16
2.2 Chủ đề kinh tế - xã hội. 21
2.2.1 Chủ đề kinh tế. 22
2.2.2 Chủ đề xã hội. 28
2.3 Chủ đề văn hoá - thể thao. 29
2.3.1 Chủ đề văn hoá. 29
2.3.2 Chủ đề thể thao. 48
chương 3: Hình thức chuyển tải thông tin tiêu biểu trên báo Tết. 53
3.1 Một số thể loại chủ yếu. 53
3.1.1 Phóng sự. 53
3.1.2 Ghi chép. 56
3.1.3 Tuỳ bút. 59
3.1.4 Bút ký. 61
3.1.5 Niên biểu. 63
3.2 Các yếu tố ma-két tiêu biểu. 65
3.2.1 Khuôn khổ của báo Tết. 65
3.2.2 Màu sắc. 65
3.2.3 Tranh, ảnh minh hoạ. 66
kết luận 69
tài liệu tham khảo 72
phụ lục 75


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Vai trò các đảng chính trị nói chung, đảng cầm quyền nói riêng đối với nhà nước trong chủ nghĩa tư bản Môn đại cương 0
D Vai trò của Mác và Ăngghen đối với sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa hoc Môn đại cương 0
B Vai trò của nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong nền kinh tế thị trường hiện nay Luận văn Kinh tế 0
H Vai trò và ý nghĩa của bảo hiểm xã hội Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
T Vai trò và ý nghĩa của kiểm toán độc lập ở Việt nam đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân Luận văn Kinh tế 0
G Vị trí, vai trò của công tác quản lý giá thành và ý nghĩa của việc hạ thấp giá thành sản phẩm Luận văn Kinh tế 0
M So sánh vai trò tạo lập nghĩa tình thái của các tiểu từ tình thái cuối câu trong tiếng Việt với các phương tiện tương đương trong tiếng Hán Văn hóa, Xã hội 0
M Công nghiệp hoá hiện đại hoá và vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta Luận văn Kinh tế 2
P vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta Tài liệu chưa phân loại 0
R Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng x• hội chủ nghĩa Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top