luckystar_n2t_tt
New Member
Link tải miễn phí Luận văn: Vấn đề thân phận người phụ nữ trong văn học Việt Nam cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX (qua một số tác phẩm tiêu biểu) : Luận văn ThS. Văn học: 60 22 32
Nhà xuất bản: ĐHKHXH & NV
Ngày: 2009
Chủ đề: Lý luận văn học
Nghiên cứu văn học
Nhân vật phụ nữ
Thế kỷ 19
Văn học Việt Nam
Miêu tả: 122 tr. + CD-ROM
Luận văn ThS. Lý luận văn học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009
Trình bày khái quát về nhân vật người phụ nữ trong văn học trung đại. Trên cơ sở phân tích một số tác phẩm tiêu biểu của văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX như: Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều); Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn và bản dịch của Đoàn Thị Điểm); Truyện Kiều (Nguyễn Du); thơ Hồ Xuân Hương và một số tác phẩm tiêu biểu khác, luận văn tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự ra đời và phát triển vấn đề thân phận người phụ nữ trong văn học, các hình tượng tập trung biểu hiện vấn đề đó (đó là hình tượng người tài sắc và hình tượng con người nhỏ bé và các cách lý giải thân phận người phụ nữ trong giai đoạn này. Nghiên cứu vấn đề thân phận người phụ nữ nhìn nhận dưới một số góc độ thi pháp qua biểu tượng, hình ảnh, quan niệm nghệ thuật về người phụ nữ và ngôn ngữ, làm rõ vấn đề thân phận người phụ nữ trong mối liên hệ chặt chẽ với bối cảnh văn hóa của thời đại cùng tâm tư, tình cảm của các tác giả trong giai đoạn văn học này
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX, văn học Việt Nam có những
bước phát triển rực rỡ cả về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. Con
người cá nhân với những sắc thái tình cảm phong phú đã bước vào văn học,
cùng sự nở rộ của “thi duyên tình”, một quan niệm khác biệt so với “thi
ngôn chí” vốn ngự trị lâu dài trước đó. Các thể loại mới mang tính sáng tạo
của dân tộc (hát nói, ngâm khúc, truyện thơ Nôm) phát triển đến đỉnh cao và
đạt nhiều thành tựu. Nhân vật trung tâm của thời đại cũng có nhiều thay đổi,
với sự chiếm ưu thế của người tài tử, người trượng phu và đặc biệt người
phụ nữ. Vấn đề thân phận là vấn đề nổi bật nhất gắn liền với loại hình tượng
mới này. Những tác phẩm có giá trị nhất cũng là những tác phẩm mà ở đó
đặt ra những câu hỏi thống thiết, trăn trở nhất về thân phận người phụ nữ nói
riêng và thân phận con người nói chung: Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia
Thiều), Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn) (và bản dịch của Đoàn Thị
Điểm), Truyện Kiều (Nguyễn Du), thơ Hồ Xuân Hương, …
Đó là lý do để chúng tui chọn và triển khai đề tài vấn đề thân phận
người phụ nữ trong văn học cuối thế kỷ XVIII-đầu thế kỷ XIX qua một số
tác giả và tác phẩm tiêu biểu.
2. Lịch sử nghiên cứu
Những công trình nghiên cứu tổng thể về văn học giai đoạn này là vô
cùng phong phú. Mỗi nhà nghiên cứu từ những góc độ nhìn nhận khác nhau
đều có nhắc đến nhân vật người phụ nữ và vấn đề thân phận với một mức
độ nhất định.
Từ góc độ xã hội học, nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc khẳng định sự ra
đời của một trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trong văn học giai đoạn này, mà
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi- 2 -
một trong những nội dung của nó là nhu cầu giải phóng tình cảm gắn liền
với “sự xuất hiện của hình ảnh người phụ nữ trong văn học”.
Từ góc độ văn hóa học, nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn chỉ ra triết lý
thời đại nằm trong hai chữ “tài sắc” và “tài tình”, liên quan tới một loại nhân
vật văn hóa giai đoạn này: các ả đào, kỹ nữ.
Từ góc độ loại hình học, nhà nghiên cứu Trần Ngọc Vương phân tích
các loại nhà nho, đưa đến kết luận về mẫu hình nhà nho tài tử và cặp đôi tài
tử – giai nhân, hình tượng trung tâm mới của văn học giai đoạn này.
Những công trình nghiên cứu cụ thể về từng tác phẩm, tác giả tiêu
biểu được nêu trên cũng vô cùng đa dạng, ở đây chỉ xin đề cập đến những
công trình, bài viết có liên quan tới đề tài (có đề cập đến vấn đề thân phận).
Về Nguyễn Du và Truyện Kiều, có các công trình: Truyện Kiều, xã hội
phong kiến và thân phận con người (Lê Đình Kỵ), Thân phận con người
trong Truyện Kiều (Nguyễn Hiến Lê), Quyền sống của con người trong
Truyện Kiều (Hoài Thanh), Thi pháp Truyện Kiều (Trần Đình Sử), Tấn bi
kịch của Thúy Kiều (Lưu Trọng Lư), Xã hội trong Truyện Kiều (Trần Nho
Thìn), Nhân vật Truyện Kiều và vấn đề tiếp cận nhân học văn hóa (Trần
Nho Thìn), … Về Nguyễn Gia Thiều và Cung oán ngâm khúc: Giá trị hư ảo
vô nghĩa của cá nhân con người trong Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia
Thiều (Trần Đình Sử); Cái bi kịch của người cung phi trong Cung oán ngâm
khúc (Hoàng Như Mai); Tâm sự u uất của người cung nữ trong Cung oán
ngâm khúc (Nguyễn Quang Khải); Nguyễn Gia Thiều và nhân vật người
cung nữ (Trần Thị Băng Thanh); Nỗi buồn tủi giận hờn của người cung nữ
(Hoàng Hữu Yên); Cuộc sống đau khổ của người cung nữ (Nguyễn Lộc)…
Về Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm và Chinh phụ ngâm: Chinh phụ ngâm
và hình ảnh cuộc chiến tranh phong kiến (Nguyễn Lộc); Đoàn Thị Điểm với
Chinh phụ ngâm hay là một tác phẩm văn học chống chiến tranh (Văn Tân);- 3 -
Chinh phụ ngâm khúc, khúc ca oán ghét chiến tranh (Phong Châu),… Về
Hồ Xuân Hương: Hồ Xuân Hương, nhà thơ của phụ nữ (Nguyễn Lộc), Chủ
nghĩa nhân đạo trong thơ Hồ Xuân Hương (Đái Xuân Ninh), Hồ Xuân
Hương hoài niệm phồn thực (Đỗ Lai Thuý) …
Một trong những công trình rất gần gũi về mặt chủ đề với đề tài này là
công trình của tác giả Trần Nho Thìn: “Triết lý Truyện Kiều trong bối cảnh
văn hóa xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX”, trong đó phân
tích khá cặn kẽ thân phận người phụ nữ trong xã hội, phản ánh qua các tác
phẩm Truyện Kiều, Long Thành cầm giả ca, Độc Tiểu Thanh ký, … nhưng
tập trung vào loại nhân vật kĩ nữ, ả đào mà ông đánh giá là được đặc biệt chú ý
qua hình tượng Đạm Tiên, Thúy Kiều, Tiểu Thanh, cô Cầm đất Long Thành,
… Triết lý “hồng nhan bạc mệnh”, “tài mệnh tương đố” trong Truyện Kiều,
theo tác giả Trần Nho Thìn, chính là vấn đề có thực của văn hóa thời đại liên
quan đến người kĩ nữ.
Tác giả Nguyễn Lộc trong phần viết về trào lưu nhân đạo chủ nghĩa
trong văn học Việt Nam cuối thế kỷ XVIII- đầu thế kỷ XIX cũng phân tích
khá kỹ hình ảnh người phụ nữ, khẳng định “chưa bao giờ văn học lại nói
nhiều về phụ nữ như giai đoạn này. Hình ảnh người phụ nữ là hình ảnh
thành công nhất trong văn học nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ
XIX”. Nhân vật người phụ nữ được ông nhắc đến trên một phổ khá rộng,
ngoài tác phẩm của Nguyễn Du, Phạm Thái, Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị
Điểm, Nguyễn Gia Thiều, còn có của Phạm Đình Hổ, Ninh Tốn, Lý Văn
Phức, Cao Bá Quát, và các truyện Nôm bình dân nữa. Người phụ nữ trong
văn học giai đoạn này thuộc đủ các tầng lớp khác nhau, nhưng không còn là
mẫu hình của lễ giáo phong kiến. Nguyễn Lộc đặc biệt nhấn mạnh hình ảnh
người phụ nữ không phải chỉ gắn với đau khổ mà còn là những người “có
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi- 4 -
tài, có tình, có ý chí và có nghị lực”, dám sống với những tình cảm tự nhiên
của mình.
Trần Đình Sử qua nghiên cứu thi pháp Truyện Kiều, cũng đã có nhl;ận
xét về luận đề “tài mệnh tương đố”, về chủ đề chính của Truyện Kiều, khẳng
định những cách nhìn nhận mới về chữ “thân” so với các giai đoạn trước.
Ông cũng khẳng định mối liên quan chặt chẽ giữa ý thức cá nhân và nhận
thức thân phận con người: “Cảm nhận về nỗi đau khổ là một biểu hiện của ý
thức về cá nhân (…) tiếng mới “đoạn trường” xót thân, thương mình của
Nguyễn Du là một tư tưởng của thời đại” [17; 118].
Như vậy, các tác giả ở góc độ tổng thể hay cụ thể, ở góc độ văn hoá,
xã hội hay thi pháp học đều đã có những quan sát và nghiên cứu khá sâu,
liên quan đến vấn đề thân phận người phụ nữ nói chung trong giai đoạn văn
học này.
3. Mục đích nghiên cứu
Chúng tui muốn đi sâu khai thác vấn đề này từ việc xem xét loại nhân
vật trung tâm mới của văn học (có so sánh với văn học các giai đoạn trước
đó và văn học dân gian), sau đó tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự ra đời vấn
đề thân phận người phụ nữ trong văn học, các hình tượng tập trung biểu hiện
vấn đề đó và các cách lý giải thân phận của các tác giả giai đoạn này. Về mặt
thi pháp, chúng tui tập trung phân tích ở ba góc độ: biểu tượng, quan niệm
nghệ thuật về con người và ngôn ngữ. Luận văn của chúng tui được thực
hiện theo hướng khám phá vấn đề thân phận người phụ nữ trong mối liên hệ
chặt chẽ với bối cảnh văn hóa của thời đại cùng tầm tư tưởng của các tác giả.
Không phân tích toàn bộ các tác phẩm của giai đoạn này, chúng tôi
chỉ tập trung xem xét các góc độ trên ở một số các tác phẩm tiêu biểu.
Những tác phẩm chúng tui chọn là những thành tựu xuất sắc của thời đại về
mặt nghệ thuật. Đó là những mẫu mực của các thể loại mới của dân tộc phát- 5 -
triển trong giai đoạn này như ngâm khúc, truyện Nôm, hay phản ánh sự
cách tân của những thể loại cũ, như thơ Đường luật của Hồ Xuân Hương.
Đồng thời các tác phẩm đó cũng tiêu biểu nhất trong việc thể hiện thân phận
người phụ nữ. Cần nói rằng nhân vật phụ nữ là nhân vật trung tâm mới của
thời đại, nhưng không phải tác phẩm nào có nhân vật nữ cũng đề cập đến
vấn đề thân phận người hồng nhan hay thân phận con người nói chung.
Chẳng hạn, có rất nhiều truyện Nôm như Hoa tiên, Nhị độ mai, Sơ kính tân
trang, … cũng đề cập đến tình yêu, đến sự giải phóng cá tính và tình cảm,
nhưng vấn đề thân phận lại khá mờ nhạt so với Truyện Kiều, do tính chất
vay mượn và các mô típ theo kiểu truyện cổ tích hay tài tử – giai nhân còn
quá rõ. Thêm vào đó, tính chất nêu gương “trung hiếu đức hạnh” của các
nhân vật cũng dần lấn át nội dung tình yêu và số phận người phụ nữ. Truyện
Kiều có phần chịu ảnh hưởng từ Hoa tiên của Nguyễn Huy Tự, song âm
hưởng về thân phận người phụ nữ nói riêng và con người nói chung lại là sự
tiếp thu từ ngâm khúc. Nội dung và cảm hứng của thể ngâm nói chung gắn
chặt với đề tài này.
Do đó, phạm vi văn bản nghiên cứu của chúng tui là Truyện Kiều
(Nguyễn Du), Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều), Chinh phụ ngâm
(Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm), một số bài thơ Nôm của Hồ Xuân Hương
(Tự tình I, II, III, Không chồng mà chửa, Bánh trôi nước, Mời trầu, Cái nợ
chồng con, Cảnh chồng chung). Ngoài những tác giả, tác phẩm tiêu biểu đã
nêu trên, trong quá trình thực hiện, chúng tui sẽ có tham khảo một số các tác
phẩm, tác giả khác (chẳng hạn như: một số bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du)
tuy những tác phẩm này không nằm trong phạm vi nghiên cứu. Làm như vậy
sẽ đảm bảo cho tính thống nhất trong việc hiểu quan niệm của tác giả và thời
đại.
4. Phương pháp nghiên cứu
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi- 6 -
Để đảm bảo cho tính khoa học, chính xác và toàn diện, chúng tui áp
dụng một cách tổng hợp những phương pháp sau trong luận văn: tổng hợp,
phân tích, so sánh, thống kê. Trong quá trình tìm hiểu tư tưởng của các tác
giả và thời đại, chúng tui sử dụng cả phương pháp xã hội học, loại hình học
và văn hoá học, kết hợp với việc phân tích những góc độ thi pháp của các tác
phẩm.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Nhân vật người phụ nữ trong văn học trung đại
Chương 2: Vấn đề thân phận người phụ nữ trong văn học Việt
Nam nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX
Chương 3: Vấn đề thân phận người phụ nữ nhìn nhận dưới một
số góc độ thi pháp- 7 -
CHƯƠNG I: NHÂN VẬT NGƯỜI PHỤ NỮ
TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
1. 1. Nhân vật người phụ nữ trong văn học trước thế kỷ XVIII
Một sự so sánh với văn học dân gian có thể giúp ta thấy rõ hơn sự
thay đổi về nhân vật trung tâm và quan niệm về con người trong văn học
trung đại. Có thể nói rằng văn học dân gian không xa lạ gì với nhân vật phụ
nữ. Thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ca dao, dân ca, tục ngữ, … đều có
nhân vật phụ nữ. Chỉ tính riêng trong cổ tích, nhân vật nữ đã xuất hiện trong
nhiều mô típ khác nhau: mô típ cô gái tốt bụng cùng kiệt khổ, mô típ cô con gái
nhà giàu lấy anh chàng nhà nghèo, mô típ người em út, con riêng, con mồ
côi mẹ … ; xuất hiện ở cả tuyến chính diện và phản diện, … Trong những
bài ca dao về quan hệ xã hội, hình ảnh người phụ nữ vô cùng phong phú và
đa dạng về tính cách, số phận, tâm lý. Cũng ở ca dao, vấn đề thân phận
người phụ nữ được thể hiện rõ nhất. Có hẳn một loạt lời ca dao mở đầu bằng
cách nói: “Thân em như …” và sau đó là những cách so sánh phong phú,
trực tiếp gần gũi với quần chúng: tấm lụa đào, hạt mưa, hoa gạo, đoá hoa
rơi, giếng giữa đàng, miếng cau khô, quả xoài, củ ấu gai, …
“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”
“Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày”
Các biểu tượng về người phụ nữ và thân phận người phụ nữ trong ca
dao cũng rất đa dạng và sinh động: con cò, cái bống, chiếc bách, hoa, con
nhện, con tằm, đào tơ, ngọc lành, liễu, hạt gạo, vườn hồng, bèo …
“Đã mang lấy cái thân tằm
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi- 8 -
Không vương tơ nữa cũng nằm trong tơ”
Trong văn học viết trung đai, tình hình không như vậy. Trước thế kỷ
XVIII, các tác phẩm có xuất hiện các nhân vật nữ thường rất ít, và cũng
không phong phú, đa dạng về mô típ, cách thức miêu tả, biểu tượng, không
được đi sâu phân tích tâm lý … Để lý giải điều này, trước tiên phải hiểu
được quan niệm chủ đạo chi phối văn học. Từ thế kỷ X đến thế kỷ XVII, văn
học chịu ảnh hưởng chủ yếu của Nho-Phật-Đạo, đặc biệt là Nho giáo với
quan niệm “văn tải đạo, thi ngôn chí”. Văn học nghệ thuật trở thành phương
tiện để giáo hóa, tuyên truyền đạo đức. Lực lượng sáng tác lại chủ yếu là các
nhà nho, nhà sư. Thơ bộc lộ cái chí, cái ta đạo lý. Nếu thơ bộc lộ tình cảm
thì chủ yếu là với thiên nhiên hay giữa những người đàn ông với nhau
(chẳng hạn như thơ tặng bạn hay thơ ly biệt). Nhân vật trung tâm trong thơ
nói chí của các nhà nho và cả thơ thiền hầu hết là đàn ông (các nho sĩ, quân
tử, nhà sư). Ngay cả những ước lệ về con người trong thiên nhiên cũng đều
nghiêng về phía người đàn ông: “ngư, tiều, canh, mục”. Tỉ lệ các tác phẩm
có xuất hiện nhân vật nữ là rất ít. Có hai trường hợp mà nhân vật nữ xuất
hiện nhiều nhất là trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi và Truyền kì mạn
lục của Nguyễn Dữ. Trên tổng số 254 bài thơ nôm còn lại đến ngày nay của
Quốc âm thi tập, thì theo chúng tôi, có khoảng 14 bài nhắc đến người phụ
nữ. Trong tổng số 20 truyện trong Truyền kì mạn lục, có 8 truyện người phụ
nữ là nhân vật chính.
Trong những bài thơ: Giới sắc, Vãn xuân, Hạ cảnh tuyệt cú, Tích cảnh
thi (bài số II, III, IV, IX, X, XII), Đào hoa thi (bài số I, III), Ba tiêu, Mạt lị
hoa, Trường An Hoa, Nguyễn Trãi đã có nhắc đến người phụ nữ. Có thể nói
đến hai loại nhân vật nữ trong thơ ông: nhân vật theo điển cố, điển tích và
nhân vật theo kiểu người thực. Những nhân vật như Dương Quý Phi, Tây
Thi, Đát Kỷ xuất hiện trong Vãn xuân và Giới sắc.- 9 -
“Vườn hoa khóc tiếc mặt phi tử
Đìa cỏ tươi nhưng lòng tiểu nhân”
(Vãn xuân)
“Sắc là giặc, đam làm chi
Thuở trọng còn phòng có thuở suy
Trụ mất quốc gia vì Đát Kỷ
Ngô lìa thiên hạ bởi Tây Thi”
(Giới sắc)
Trong Giới sắc, các nhân vật nữ rõ ràng đã trở thành “phương tiện” để
nhà văn giáo hoá đạo đức Nho gia. Cách nhìn nhận và đánh giá của Nguyễn
Trãi không khác với cách đánh giá của Lê Thánh Tông khi viết về Dương
Quý Phi trong Cổ tâm bách vịnh, đều cho những người đẹp là nguyên nhân
gây nên cảnh nước mất nhà tan, “tổn hại tinh thần”. Cách nhìn nhận ấy rất
khác với Nguyễn Du sau này trong Dương phi cố lý:
“Tự thị cổ triều không lập trượng
Uổng giao thiên cổ tội khuynh thành”
(Cả một triều đình đứng ngây như phỗng
Mà ngàn năm đổ tội cho người đẹp khuynh thành)
Trong các bài Hạ cảnh tuyệt cú, Ba tiêu, Mạt lị hoa, Trường An hoa,
một số bài trong loạt bài Tích cảnh thi, Đào hoa thi, nhân vật nữ không còn
là những điển tích, điển cố, mà được xây dựng thành những thực thể nghệ
thuật mới mẻ, hoà nhập vào bức tranh thiên nhiên hữu tình hay được nói
đến qua các hình ảnh, biểu tượng thiên nhiên. Những nhân vật này rất có thể
là những con người có thực trong cuộc sống của tác giả. Trần Nho Thìn cho
rằng bài thơ Tích cảnh số X chính là tâm sự của Nguyễn Trãi khi Thị Lộ
được vua để mắt đến.
“Loàn đan ướm hỏi khách lầu hồng
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi- 10 -
Đầm ấm thì thương kẻ lạnh lùng
Ngoài ấy dầu còn áo lẻ
Cả lòng mượn lấy đắp hơi cùng”
Song các nhân vật nữ không được miêu tả rõ nét về ngoại hình, tính
cách, số phận, tâm lý. Nếu có xuất hiện cảm xúc cũng chỉ là ngoại hiện:
“Vì ai cho cái đỗ quyên kêu
Tay ngọc dùng dằng chỉ biếng thêu
Lại có hoè hoa chen bóng lục
Thức xuân một điểm não lòng nhau”
(Hạ cảnh tuyệt cú)
Còn có những bài mà nhân vật nữ được nói đến một cách hết sức mơ
hồ, hay ngầm ẩn, kín đáo qua những hình ảnh thiên nhiên như hoa nhài, hoa
đào, cây chuối.
“Một đoá hoa đào khéo tốt tươi
Cách xuân mơn mởn thấy xuân cười”
(Đào hoa thi I)
cô quạnh của người cung nữ đến bốn lần (đối lập với những đêm hạnh phúc
của nàng xưa kia khi còn được vua để mắt):
“Đêm năm canh trông ngóng lần lần”
“Đêm năm canh tiếng lắng chuông rền”
“Đêm năm canh lần nương vách quế
“Đêm phong vũ lạnh lùng có một”
Truyện Kiều cũng khắc hoạ hình ảnh một mình của nàng Kiều chủ yếu
vào ban đêm:
“Nàng từ chiếc bóng song mai
Đêm thâu đằng đẵng nhặt cài then mây”
Làm bạn với người hồng nhan vào ban đêm chỉ có “nguyệt”, “hoa”,
hay “đèn”, nhưng nhiều khi những thứ vô tri như vậy cũng không khiến họ
nguôi ngoai đi cảm giác cô đơn lạnh lẽo:
“Đèn có biết dường bằng chẳng biết
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi”
(Chinh phụ ngâm)
Con người một mình của người hồng nhan ngoài những nỗi tủi hờn về
duyên phận, còn gắn với nỗi đau về thân phận bị vùi dập. Điều đó thể hiện
rõ nhất trong Truyện Kiều. Ở Truyện Kiều, ta lại bắt gặp hình ảnh con người
lưu lạc, tha hương tội nghiệp (“Nắng mưa thui thủi quê người một thân”).
Và rất nhiều lần con người trong tư thế “một mình” hứng chịu những bất
hạnh của số phận:
“Than ôi! Không hợp mà tan.
Một nhà vinh hiển riêng oan một nàng”
“Dặm ngàn nước thẳm non xa
Nghĩ đâu thân phận con ra thế này”
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Nhà xuất bản: ĐHKHXH & NV
Ngày: 2009
Chủ đề: Lý luận văn học
Nghiên cứu văn học
Nhân vật phụ nữ
Thế kỷ 19
Văn học Việt Nam
Miêu tả: 122 tr. + CD-ROM
Luận văn ThS. Lý luận văn học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009
Trình bày khái quát về nhân vật người phụ nữ trong văn học trung đại. Trên cơ sở phân tích một số tác phẩm tiêu biểu của văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX như: Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều); Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn và bản dịch của Đoàn Thị Điểm); Truyện Kiều (Nguyễn Du); thơ Hồ Xuân Hương và một số tác phẩm tiêu biểu khác, luận văn tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự ra đời và phát triển vấn đề thân phận người phụ nữ trong văn học, các hình tượng tập trung biểu hiện vấn đề đó (đó là hình tượng người tài sắc và hình tượng con người nhỏ bé và các cách lý giải thân phận người phụ nữ trong giai đoạn này. Nghiên cứu vấn đề thân phận người phụ nữ nhìn nhận dưới một số góc độ thi pháp qua biểu tượng, hình ảnh, quan niệm nghệ thuật về người phụ nữ và ngôn ngữ, làm rõ vấn đề thân phận người phụ nữ trong mối liên hệ chặt chẽ với bối cảnh văn hóa của thời đại cùng tâm tư, tình cảm của các tác giả trong giai đoạn văn học này
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX, văn học Việt Nam có những
bước phát triển rực rỡ cả về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. Con
người cá nhân với những sắc thái tình cảm phong phú đã bước vào văn học,
cùng sự nở rộ của “thi duyên tình”, một quan niệm khác biệt so với “thi
ngôn chí” vốn ngự trị lâu dài trước đó. Các thể loại mới mang tính sáng tạo
của dân tộc (hát nói, ngâm khúc, truyện thơ Nôm) phát triển đến đỉnh cao và
đạt nhiều thành tựu. Nhân vật trung tâm của thời đại cũng có nhiều thay đổi,
với sự chiếm ưu thế của người tài tử, người trượng phu và đặc biệt người
phụ nữ. Vấn đề thân phận là vấn đề nổi bật nhất gắn liền với loại hình tượng
mới này. Những tác phẩm có giá trị nhất cũng là những tác phẩm mà ở đó
đặt ra những câu hỏi thống thiết, trăn trở nhất về thân phận người phụ nữ nói
riêng và thân phận con người nói chung: Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia
Thiều), Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn) (và bản dịch của Đoàn Thị
Điểm), Truyện Kiều (Nguyễn Du), thơ Hồ Xuân Hương, …
Đó là lý do để chúng tui chọn và triển khai đề tài vấn đề thân phận
người phụ nữ trong văn học cuối thế kỷ XVIII-đầu thế kỷ XIX qua một số
tác giả và tác phẩm tiêu biểu.
2. Lịch sử nghiên cứu
Những công trình nghiên cứu tổng thể về văn học giai đoạn này là vô
cùng phong phú. Mỗi nhà nghiên cứu từ những góc độ nhìn nhận khác nhau
đều có nhắc đến nhân vật người phụ nữ và vấn đề thân phận với một mức
độ nhất định.
Từ góc độ xã hội học, nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc khẳng định sự ra
đời của một trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trong văn học giai đoạn này, mà
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi- 2 -
một trong những nội dung của nó là nhu cầu giải phóng tình cảm gắn liền
với “sự xuất hiện của hình ảnh người phụ nữ trong văn học”.
Từ góc độ văn hóa học, nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn chỉ ra triết lý
thời đại nằm trong hai chữ “tài sắc” và “tài tình”, liên quan tới một loại nhân
vật văn hóa giai đoạn này: các ả đào, kỹ nữ.
Từ góc độ loại hình học, nhà nghiên cứu Trần Ngọc Vương phân tích
các loại nhà nho, đưa đến kết luận về mẫu hình nhà nho tài tử và cặp đôi tài
tử – giai nhân, hình tượng trung tâm mới của văn học giai đoạn này.
Những công trình nghiên cứu cụ thể về từng tác phẩm, tác giả tiêu
biểu được nêu trên cũng vô cùng đa dạng, ở đây chỉ xin đề cập đến những
công trình, bài viết có liên quan tới đề tài (có đề cập đến vấn đề thân phận).
Về Nguyễn Du và Truyện Kiều, có các công trình: Truyện Kiều, xã hội
phong kiến và thân phận con người (Lê Đình Kỵ), Thân phận con người
trong Truyện Kiều (Nguyễn Hiến Lê), Quyền sống của con người trong
Truyện Kiều (Hoài Thanh), Thi pháp Truyện Kiều (Trần Đình Sử), Tấn bi
kịch của Thúy Kiều (Lưu Trọng Lư), Xã hội trong Truyện Kiều (Trần Nho
Thìn), Nhân vật Truyện Kiều và vấn đề tiếp cận nhân học văn hóa (Trần
Nho Thìn), … Về Nguyễn Gia Thiều và Cung oán ngâm khúc: Giá trị hư ảo
vô nghĩa của cá nhân con người trong Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia
Thiều (Trần Đình Sử); Cái bi kịch của người cung phi trong Cung oán ngâm
khúc (Hoàng Như Mai); Tâm sự u uất của người cung nữ trong Cung oán
ngâm khúc (Nguyễn Quang Khải); Nguyễn Gia Thiều và nhân vật người
cung nữ (Trần Thị Băng Thanh); Nỗi buồn tủi giận hờn của người cung nữ
(Hoàng Hữu Yên); Cuộc sống đau khổ của người cung nữ (Nguyễn Lộc)…
Về Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm và Chinh phụ ngâm: Chinh phụ ngâm
và hình ảnh cuộc chiến tranh phong kiến (Nguyễn Lộc); Đoàn Thị Điểm với
Chinh phụ ngâm hay là một tác phẩm văn học chống chiến tranh (Văn Tân);- 3 -
Chinh phụ ngâm khúc, khúc ca oán ghét chiến tranh (Phong Châu),… Về
Hồ Xuân Hương: Hồ Xuân Hương, nhà thơ của phụ nữ (Nguyễn Lộc), Chủ
nghĩa nhân đạo trong thơ Hồ Xuân Hương (Đái Xuân Ninh), Hồ Xuân
Hương hoài niệm phồn thực (Đỗ Lai Thuý) …
Một trong những công trình rất gần gũi về mặt chủ đề với đề tài này là
công trình của tác giả Trần Nho Thìn: “Triết lý Truyện Kiều trong bối cảnh
văn hóa xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX”, trong đó phân
tích khá cặn kẽ thân phận người phụ nữ trong xã hội, phản ánh qua các tác
phẩm Truyện Kiều, Long Thành cầm giả ca, Độc Tiểu Thanh ký, … nhưng
tập trung vào loại nhân vật kĩ nữ, ả đào mà ông đánh giá là được đặc biệt chú ý
qua hình tượng Đạm Tiên, Thúy Kiều, Tiểu Thanh, cô Cầm đất Long Thành,
… Triết lý “hồng nhan bạc mệnh”, “tài mệnh tương đố” trong Truyện Kiều,
theo tác giả Trần Nho Thìn, chính là vấn đề có thực của văn hóa thời đại liên
quan đến người kĩ nữ.
Tác giả Nguyễn Lộc trong phần viết về trào lưu nhân đạo chủ nghĩa
trong văn học Việt Nam cuối thế kỷ XVIII- đầu thế kỷ XIX cũng phân tích
khá kỹ hình ảnh người phụ nữ, khẳng định “chưa bao giờ văn học lại nói
nhiều về phụ nữ như giai đoạn này. Hình ảnh người phụ nữ là hình ảnh
thành công nhất trong văn học nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ
XIX”. Nhân vật người phụ nữ được ông nhắc đến trên một phổ khá rộng,
ngoài tác phẩm của Nguyễn Du, Phạm Thái, Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị
Điểm, Nguyễn Gia Thiều, còn có của Phạm Đình Hổ, Ninh Tốn, Lý Văn
Phức, Cao Bá Quát, và các truyện Nôm bình dân nữa. Người phụ nữ trong
văn học giai đoạn này thuộc đủ các tầng lớp khác nhau, nhưng không còn là
mẫu hình của lễ giáo phong kiến. Nguyễn Lộc đặc biệt nhấn mạnh hình ảnh
người phụ nữ không phải chỉ gắn với đau khổ mà còn là những người “có
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi- 4 -
tài, có tình, có ý chí và có nghị lực”, dám sống với những tình cảm tự nhiên
của mình.
Trần Đình Sử qua nghiên cứu thi pháp Truyện Kiều, cũng đã có nhl;ận
xét về luận đề “tài mệnh tương đố”, về chủ đề chính của Truyện Kiều, khẳng
định những cách nhìn nhận mới về chữ “thân” so với các giai đoạn trước.
Ông cũng khẳng định mối liên quan chặt chẽ giữa ý thức cá nhân và nhận
thức thân phận con người: “Cảm nhận về nỗi đau khổ là một biểu hiện của ý
thức về cá nhân (…) tiếng mới “đoạn trường” xót thân, thương mình của
Nguyễn Du là một tư tưởng của thời đại” [17; 118].
Như vậy, các tác giả ở góc độ tổng thể hay cụ thể, ở góc độ văn hoá,
xã hội hay thi pháp học đều đã có những quan sát và nghiên cứu khá sâu,
liên quan đến vấn đề thân phận người phụ nữ nói chung trong giai đoạn văn
học này.
3. Mục đích nghiên cứu
Chúng tui muốn đi sâu khai thác vấn đề này từ việc xem xét loại nhân
vật trung tâm mới của văn học (có so sánh với văn học các giai đoạn trước
đó và văn học dân gian), sau đó tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự ra đời vấn
đề thân phận người phụ nữ trong văn học, các hình tượng tập trung biểu hiện
vấn đề đó và các cách lý giải thân phận của các tác giả giai đoạn này. Về mặt
thi pháp, chúng tui tập trung phân tích ở ba góc độ: biểu tượng, quan niệm
nghệ thuật về con người và ngôn ngữ. Luận văn của chúng tui được thực
hiện theo hướng khám phá vấn đề thân phận người phụ nữ trong mối liên hệ
chặt chẽ với bối cảnh văn hóa của thời đại cùng tầm tư tưởng của các tác giả.
Không phân tích toàn bộ các tác phẩm của giai đoạn này, chúng tôi
chỉ tập trung xem xét các góc độ trên ở một số các tác phẩm tiêu biểu.
Những tác phẩm chúng tui chọn là những thành tựu xuất sắc của thời đại về
mặt nghệ thuật. Đó là những mẫu mực của các thể loại mới của dân tộc phát- 5 -
triển trong giai đoạn này như ngâm khúc, truyện Nôm, hay phản ánh sự
cách tân của những thể loại cũ, như thơ Đường luật của Hồ Xuân Hương.
Đồng thời các tác phẩm đó cũng tiêu biểu nhất trong việc thể hiện thân phận
người phụ nữ. Cần nói rằng nhân vật phụ nữ là nhân vật trung tâm mới của
thời đại, nhưng không phải tác phẩm nào có nhân vật nữ cũng đề cập đến
vấn đề thân phận người hồng nhan hay thân phận con người nói chung.
Chẳng hạn, có rất nhiều truyện Nôm như Hoa tiên, Nhị độ mai, Sơ kính tân
trang, … cũng đề cập đến tình yêu, đến sự giải phóng cá tính và tình cảm,
nhưng vấn đề thân phận lại khá mờ nhạt so với Truyện Kiều, do tính chất
vay mượn và các mô típ theo kiểu truyện cổ tích hay tài tử – giai nhân còn
quá rõ. Thêm vào đó, tính chất nêu gương “trung hiếu đức hạnh” của các
nhân vật cũng dần lấn át nội dung tình yêu và số phận người phụ nữ. Truyện
Kiều có phần chịu ảnh hưởng từ Hoa tiên của Nguyễn Huy Tự, song âm
hưởng về thân phận người phụ nữ nói riêng và con người nói chung lại là sự
tiếp thu từ ngâm khúc. Nội dung và cảm hứng của thể ngâm nói chung gắn
chặt với đề tài này.
Do đó, phạm vi văn bản nghiên cứu của chúng tui là Truyện Kiều
(Nguyễn Du), Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều), Chinh phụ ngâm
(Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm), một số bài thơ Nôm của Hồ Xuân Hương
(Tự tình I, II, III, Không chồng mà chửa, Bánh trôi nước, Mời trầu, Cái nợ
chồng con, Cảnh chồng chung). Ngoài những tác giả, tác phẩm tiêu biểu đã
nêu trên, trong quá trình thực hiện, chúng tui sẽ có tham khảo một số các tác
phẩm, tác giả khác (chẳng hạn như: một số bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du)
tuy những tác phẩm này không nằm trong phạm vi nghiên cứu. Làm như vậy
sẽ đảm bảo cho tính thống nhất trong việc hiểu quan niệm của tác giả và thời
đại.
4. Phương pháp nghiên cứu
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi- 6 -
Để đảm bảo cho tính khoa học, chính xác và toàn diện, chúng tui áp
dụng một cách tổng hợp những phương pháp sau trong luận văn: tổng hợp,
phân tích, so sánh, thống kê. Trong quá trình tìm hiểu tư tưởng của các tác
giả và thời đại, chúng tui sử dụng cả phương pháp xã hội học, loại hình học
và văn hoá học, kết hợp với việc phân tích những góc độ thi pháp của các tác
phẩm.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Nhân vật người phụ nữ trong văn học trung đại
Chương 2: Vấn đề thân phận người phụ nữ trong văn học Việt
Nam nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX
Chương 3: Vấn đề thân phận người phụ nữ nhìn nhận dưới một
số góc độ thi pháp- 7 -
CHƯƠNG I: NHÂN VẬT NGƯỜI PHỤ NỮ
TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
1. 1. Nhân vật người phụ nữ trong văn học trước thế kỷ XVIII
Một sự so sánh với văn học dân gian có thể giúp ta thấy rõ hơn sự
thay đổi về nhân vật trung tâm và quan niệm về con người trong văn học
trung đại. Có thể nói rằng văn học dân gian không xa lạ gì với nhân vật phụ
nữ. Thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ca dao, dân ca, tục ngữ, … đều có
nhân vật phụ nữ. Chỉ tính riêng trong cổ tích, nhân vật nữ đã xuất hiện trong
nhiều mô típ khác nhau: mô típ cô gái tốt bụng cùng kiệt khổ, mô típ cô con gái
nhà giàu lấy anh chàng nhà nghèo, mô típ người em út, con riêng, con mồ
côi mẹ … ; xuất hiện ở cả tuyến chính diện và phản diện, … Trong những
bài ca dao về quan hệ xã hội, hình ảnh người phụ nữ vô cùng phong phú và
đa dạng về tính cách, số phận, tâm lý. Cũng ở ca dao, vấn đề thân phận
người phụ nữ được thể hiện rõ nhất. Có hẳn một loạt lời ca dao mở đầu bằng
cách nói: “Thân em như …” và sau đó là những cách so sánh phong phú,
trực tiếp gần gũi với quần chúng: tấm lụa đào, hạt mưa, hoa gạo, đoá hoa
rơi, giếng giữa đàng, miếng cau khô, quả xoài, củ ấu gai, …
“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”
“Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày”
Các biểu tượng về người phụ nữ và thân phận người phụ nữ trong ca
dao cũng rất đa dạng và sinh động: con cò, cái bống, chiếc bách, hoa, con
nhện, con tằm, đào tơ, ngọc lành, liễu, hạt gạo, vườn hồng, bèo …
“Đã mang lấy cái thân tằm
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi- 8 -
Không vương tơ nữa cũng nằm trong tơ”
Trong văn học viết trung đai, tình hình không như vậy. Trước thế kỷ
XVIII, các tác phẩm có xuất hiện các nhân vật nữ thường rất ít, và cũng
không phong phú, đa dạng về mô típ, cách thức miêu tả, biểu tượng, không
được đi sâu phân tích tâm lý … Để lý giải điều này, trước tiên phải hiểu
được quan niệm chủ đạo chi phối văn học. Từ thế kỷ X đến thế kỷ XVII, văn
học chịu ảnh hưởng chủ yếu của Nho-Phật-Đạo, đặc biệt là Nho giáo với
quan niệm “văn tải đạo, thi ngôn chí”. Văn học nghệ thuật trở thành phương
tiện để giáo hóa, tuyên truyền đạo đức. Lực lượng sáng tác lại chủ yếu là các
nhà nho, nhà sư. Thơ bộc lộ cái chí, cái ta đạo lý. Nếu thơ bộc lộ tình cảm
thì chủ yếu là với thiên nhiên hay giữa những người đàn ông với nhau
(chẳng hạn như thơ tặng bạn hay thơ ly biệt). Nhân vật trung tâm trong thơ
nói chí của các nhà nho và cả thơ thiền hầu hết là đàn ông (các nho sĩ, quân
tử, nhà sư). Ngay cả những ước lệ về con người trong thiên nhiên cũng đều
nghiêng về phía người đàn ông: “ngư, tiều, canh, mục”. Tỉ lệ các tác phẩm
có xuất hiện nhân vật nữ là rất ít. Có hai trường hợp mà nhân vật nữ xuất
hiện nhiều nhất là trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi và Truyền kì mạn
lục của Nguyễn Dữ. Trên tổng số 254 bài thơ nôm còn lại đến ngày nay của
Quốc âm thi tập, thì theo chúng tôi, có khoảng 14 bài nhắc đến người phụ
nữ. Trong tổng số 20 truyện trong Truyền kì mạn lục, có 8 truyện người phụ
nữ là nhân vật chính.
Trong những bài thơ: Giới sắc, Vãn xuân, Hạ cảnh tuyệt cú, Tích cảnh
thi (bài số II, III, IV, IX, X, XII), Đào hoa thi (bài số I, III), Ba tiêu, Mạt lị
hoa, Trường An Hoa, Nguyễn Trãi đã có nhắc đến người phụ nữ. Có thể nói
đến hai loại nhân vật nữ trong thơ ông: nhân vật theo điển cố, điển tích và
nhân vật theo kiểu người thực. Những nhân vật như Dương Quý Phi, Tây
Thi, Đát Kỷ xuất hiện trong Vãn xuân và Giới sắc.- 9 -
“Vườn hoa khóc tiếc mặt phi tử
Đìa cỏ tươi nhưng lòng tiểu nhân”
(Vãn xuân)
“Sắc là giặc, đam làm chi
Thuở trọng còn phòng có thuở suy
Trụ mất quốc gia vì Đát Kỷ
Ngô lìa thiên hạ bởi Tây Thi”
(Giới sắc)
Trong Giới sắc, các nhân vật nữ rõ ràng đã trở thành “phương tiện” để
nhà văn giáo hoá đạo đức Nho gia. Cách nhìn nhận và đánh giá của Nguyễn
Trãi không khác với cách đánh giá của Lê Thánh Tông khi viết về Dương
Quý Phi trong Cổ tâm bách vịnh, đều cho những người đẹp là nguyên nhân
gây nên cảnh nước mất nhà tan, “tổn hại tinh thần”. Cách nhìn nhận ấy rất
khác với Nguyễn Du sau này trong Dương phi cố lý:
“Tự thị cổ triều không lập trượng
Uổng giao thiên cổ tội khuynh thành”
(Cả một triều đình đứng ngây như phỗng
Mà ngàn năm đổ tội cho người đẹp khuynh thành)
Trong các bài Hạ cảnh tuyệt cú, Ba tiêu, Mạt lị hoa, Trường An hoa,
một số bài trong loạt bài Tích cảnh thi, Đào hoa thi, nhân vật nữ không còn
là những điển tích, điển cố, mà được xây dựng thành những thực thể nghệ
thuật mới mẻ, hoà nhập vào bức tranh thiên nhiên hữu tình hay được nói
đến qua các hình ảnh, biểu tượng thiên nhiên. Những nhân vật này rất có thể
là những con người có thực trong cuộc sống của tác giả. Trần Nho Thìn cho
rằng bài thơ Tích cảnh số X chính là tâm sự của Nguyễn Trãi khi Thị Lộ
được vua để mắt đến.
“Loàn đan ướm hỏi khách lầu hồng
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi- 10 -
Đầm ấm thì thương kẻ lạnh lùng
Ngoài ấy dầu còn áo lẻ
Cả lòng mượn lấy đắp hơi cùng”
Song các nhân vật nữ không được miêu tả rõ nét về ngoại hình, tính
cách, số phận, tâm lý. Nếu có xuất hiện cảm xúc cũng chỉ là ngoại hiện:
“Vì ai cho cái đỗ quyên kêu
Tay ngọc dùng dằng chỉ biếng thêu
Lại có hoè hoa chen bóng lục
Thức xuân một điểm não lòng nhau”
(Hạ cảnh tuyệt cú)
Còn có những bài mà nhân vật nữ được nói đến một cách hết sức mơ
hồ, hay ngầm ẩn, kín đáo qua những hình ảnh thiên nhiên như hoa nhài, hoa
đào, cây chuối.
“Một đoá hoa đào khéo tốt tươi
Cách xuân mơn mởn thấy xuân cười”
(Đào hoa thi I)
cô quạnh của người cung nữ đến bốn lần (đối lập với những đêm hạnh phúc
của nàng xưa kia khi còn được vua để mắt):
“Đêm năm canh trông ngóng lần lần”
“Đêm năm canh tiếng lắng chuông rền”
“Đêm năm canh lần nương vách quế
“Đêm phong vũ lạnh lùng có một”
Truyện Kiều cũng khắc hoạ hình ảnh một mình của nàng Kiều chủ yếu
vào ban đêm:
“Nàng từ chiếc bóng song mai
Đêm thâu đằng đẵng nhặt cài then mây”
Làm bạn với người hồng nhan vào ban đêm chỉ có “nguyệt”, “hoa”,
hay “đèn”, nhưng nhiều khi những thứ vô tri như vậy cũng không khiến họ
nguôi ngoai đi cảm giác cô đơn lạnh lẽo:
“Đèn có biết dường bằng chẳng biết
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi”
(Chinh phụ ngâm)
Con người một mình của người hồng nhan ngoài những nỗi tủi hờn về
duyên phận, còn gắn với nỗi đau về thân phận bị vùi dập. Điều đó thể hiện
rõ nhất trong Truyện Kiều. Ở Truyện Kiều, ta lại bắt gặp hình ảnh con người
lưu lạc, tha hương tội nghiệp (“Nắng mưa thui thủi quê người một thân”).
Và rất nhiều lần con người trong tư thế “một mình” hứng chịu những bất
hạnh của số phận:
“Than ôi! Không hợp mà tan.
Một nhà vinh hiển riêng oan một nàng”
“Dặm ngàn nước thẳm non xa
Nghĩ đâu thân phận con ra thế này”
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: Đề tài tiểu luận Hình tượng của Hồ Xuân Hương trong truyện chút thoáng xuân hương, Vấn đề thân phận người phụ nữ trong văn học Việt Nam cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX (qua một số tác phẩm tiêu biểu), so sánh hình tượng cutra người phụ nữ trong thơ hồ xuân hương và nguyễn du, tiểu luận về đề tài người phụ nữ trong văn học, Đánh giá cách mà tác phẩm "Truyện Kiều" phản ánh và thể hiện thực tiễn xã hội về vị trí của phụ nữ., nêu lí do chọn đề tài báo cáo về hình tượng người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương, hình tượng người phụ nữ trong văn học trung đại thế kỷ 18 đến nửa đầu thế kỷ 19, tiêu chí đánh giá người phụ nữ giai đoạn thế kỉ XVIII nửa đầu thể kỉ XIX, viết báo cáo nghiên cứu về thân phận người phụ nữ trong các bài thơ của Hồ Xuân Hương
Last edited by a moderator: