LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
SKKN Vận dụng kĩ thuật think- aloud trong dạy học đọc hiểu truyện ngắn Vợ Chồng A Phủ của Tô Hoài
Kỹ thuật Think Aloud (Đọc to suy nghĩ) là một phương pháp giảng dạy hiệu quả trong dạy học đọc hiểu văn bản, giúp học sinh phát triển tư duy phản biện, khả năng suy luận và hiểu sâu sắc hơn về tác phẩm. Khi áp dụng kỹ thuật này vào giảng dạy truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh từng bước suy nghĩ về nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của tác phẩm theo cách tự nhiên và có hệ thống.
BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. LỜI GIỚI THIỆU
Karl Marx từng nói “Suy cho cùng cái để phân biệt các thời đại kinh tế không phải ở chỗ nó sản xuất ra cái gì mà là nó được tiến hành bằng cách nào và với công cụ gì”. Lời phát biểu của Marxđã khẳng định tầm quan trọng của phương pháp, cách làm. Giáo dục cũng vậy, bên cạnh nội dung, mục tiêu dạy học thì vấn đề nóng bỏng và phức tạp không kém trong khoa học và thực tiễn giáo dục chính là phương pháp dạy học. Trong nhà trường hiện đại, phương pháp dạy học ngày càng khẳng định chức năng định hướng, thay đổi và phát triển năng lực của người học.
Theo xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, nền giáo dục nước ta cũng đang trong tiến trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó yêu cầu phải đổi mới nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy là vấn đề then chốt. Chỉ có đổi mới cơ bản phương pháp dạy và học theo hướng phát triển năng lực người học chúng ta mới có thể đào tạo được lớp người năng động, sáng tạo, có tiềm năng cạnh tranh trí tuệ trong bối cảnh thế giới đang hướng tới nền kinh tế tri thức. Khi tiếp cận và sử dụng thành thục, nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học hiện đại thì quá trình dạy học mới có hiệu quả. Một số phương pháp, kĩ thuật dạy học hiện đại: phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp bàn tay nặn bột, kĩ thuật công não, phòng tranh, mảnh ghép…Một trong những kĩ thuật không thể không nhắc tới trong dạy học hiện đại, cụ thể là dạy học đọc hiểu tác phẩm chính là kĩ thuật think- aloud (cuốn phim trí óc).
Thuật ngữ “đọc hiểu” (reading comprehension) được đưa vào nhà trường Việt Nam cho đến nay vừa qua hai thập kỉ. Đọc hiểu là tư tưởng dạy học văn gắn liền với sự thay đổi chương trình, sách giáo khoa từ tiểu học đến hết trung học phổ thông do Bộ giáo dục và Đào tạo triển khai bắt đầu từ năm 2000, 2002. Cho đến nay, sách giáo khoa THPT qua giai đoạn thí điểm, tiến hành sử dụng đại trà vì thế khái niệm đọc hiểu ít nhiều trở nên gần gũi, quen thuộc, “thuận miệng” với đa số các thầy cô giáo và các em học sinh.
“Đọc hiểu” văn bản là một nội dung nghiên cứu đã thu hút tâm sức nghiên cứu của nhiều nhà giáo dục trên thế giới. Có nhiều quan niệm về đọc hiểu văn bản. “Đọc là quá trình phức tạp bao gồm sự kết hợp của các khả năng cảm nhận, tâm lí ngôn ngữ và nhận thức” (Adam, 1990); “Mục đích chính của việc đọc là thu nhận và kiến tạo ý nghĩa từ văn bản” (Sweet & Snow, 2002); “Đọc hiểu là một quá trình tương tác xảy ra giữa một người đọc và một văn bản” (Rumelhart, 1994); “Đọc- hiểu là một khái niệm khoa học chỉ ra mức độ cao nhất của hoạt động đọc; đọc- hiểu đồng thời cũng chỉ ra năng lực văn của người đọc(…). Hiểu là phát hiện và nắm vững mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng, đối tượng nào đó và ý nghĩa của mối quan hệ đó. Hiểu là bao quát nội dung và có thể vận dụng vào đời sống. Hiểu là trả lời được các câu hỏi Cái gì? Như thế nào? Vì sao? Làm như thế nào? Đó là biết và làm trong đọc hiểu(…). Hiểu là quá trình nhận thức văn bản toàn vẹn” (GS. Nguyễn Thanh Hùng, Những khái niệm then chốt về đọc- hiểu, trong Đọc- hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường, Nxb Giáo dục, H.2008, tr.76); “Một cách khái quát, đọc- hiểu dù đơn giản hay phức tạp đều là hành vi ngôn ngữ, sử dụng một loạt thủ pháp và thao tác cơ bản bằng cơ quan thị giác, thính giác để tiếp nhận, phân tích, giải mã và ghi nhớ nộidung thông tin, cấu trúc văn bản” (PGS.TS Nguyễn Thái Hòa, Vấn đề đọc hiểu và dạy đọc- hiểu, Thông báo khoa học của trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 5, tháng 4/2004)…Chốt lại, bản chất của đọc chính là một quá trình phức tạp, tổng hợp, đòi hỏi cần sở hữu một hệ thống các kĩ năng. Hiểu là mục đích quan trọng của việc đọc. Hiểu không phải tự nhiên mà đến, không phải là sự tình cờ, may rủi. Do đó, dạy học đọc hiểu là khâu then chốt quan trọng trong giáo dục nói chung, dạy học nói riêng. Đọc hiểu văn bản thực chất là quá trình kiến tạo ý nghĩa của văn bản đó thông qua hệ thống các hoạt động, hành động, thao tác nhất định. Hoạt động đọc hiểu đòi hỏi người đọc cần tích cực, chủ động khám phá, phải là những độc giả thực sự chứ không phải là những thính giả bất đắc dĩ nghe người khác truyền đạt kết quả đọc của họ. Muốn làm được điều này cần cần giúp đỡ họ sử dụng những kĩ năng thuần thục của một người đọc đích thực. Nghĩa là nhiệm vụ của giáo viên phải dạy cho người đọc học sinh những chiến thuật đọc hiểu văn bản phù hợp, hiệu quả.
Áp dụng kĩ thuật think-aloud trong dạy học đọc hiểu văn bản sẽ giúp người giáo viên thực hiện được nhiệm vụ "Nhà giáo không phải là người nhồi nhét kiến thức mà đó là công việc của người khơi dậy ngọn lửa cho tâm hồn" (Uyliam Bato Dit).
Hàng năm, khi được phân công giảng dạy chương trình Ngữ văn 12, khi dạy đến bài Vợ chồng A Phủ (theo phương pháp dạy truyền thống) nhiều giáo viên có cảm giác chưa thực sự hài lòng về tiết dạy của mình, cảm giác nó đơn điệu và nhàm chán, khô khan. Từ khi ngành Giáo dục chỉ đạo triển khai dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh tui đã có suy nghĩ sẽ áp dụng những phương pháp, kĩ thuật dạy học hiện đại vào bài Vợ chồng A Phủ.Ngoài những phương pháp, kĩ thuật hiện đại như vừa kể ở trên thì kĩ thuật think- aloud là một chiến thuật dạy đọc hiểu văn bản tui không thể bỏ qua. Khi áp dụng kĩ thuật think-aloud vào dạy đọc hiểu bài Vợ chồng A Phủ tui nhận thấy không khí giờ học sôi nổi hơn, học sinh tiếp nhận tri thức dễ dàng hơn, kiến thức bài học phong phú hơn.
2. TÊN SÁNG KIẾN
3. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
- Họ và tên: Nguyễn Thị Hồng Thu
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Yên Lạc
- Số điện thoại: 0972852142
- Email: [email protected]
4. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN
- Họ và tên: Nguyễn Thị Hồng Thu
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Yên Lạc
- Số điện thoại: 0972852142
- Email: [email protected]
5. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: Vận dụng kĩ thuật think-aloud trong đọc hiểu bài Vợ chồng A Phủcủa tác giả Tô Hoài, môn Ngữ văn 12 ở trường THPT theo phân phối chương trình Ngữ văn THPT hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Lưu ý: tui chỉ vận dụng/áp dụng kĩ thuật think-aloud vào đọc hiểu một số đoạn văn tiêu biểu trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài chứ không vận dụng kĩ thuật think-aloud để thiết kế bài học Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.
6. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU:tháng 1 năm 2019.
7. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN:
- VỀ NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Khái lược về thuật ngữ “think- aloud”
Thuật ngữ “think- aloud” trong tiếng Anh có nghĩa là “nghĩ- to tiếng”, tức là nói to điều suy nghĩ đang diễn ra trong đầu độc giả khi họ tiếp xúc với văn bản. Bản chất của chiến thuật này là người đọc sẽ phơi trải những cảm nhận ban đầu, những suy nghĩ cảm tính cá nhân khi tiếp xúc với “những hiện thực ngổn ngang sống động, phong phú, bề bộn” trong khi đọc hiểu văn bản. Nói một cách đơn giản và dễ hiểu hơn là khi người đọc tiếp xúc với từng câu chữ trong văn bản để tìm ra nội dung, ý nghĩa hay thông điệp của văn bản đó thì sẽ có một dòng ngôn từ tuôn chảy bên trong tâm thức người đọc một cách thoải mái mà không phải dè dặt trong việc lựa chọn những từ ngữ đắt giá và ít cần lưu ý đến cấu trúc ngữ pháp của một câu tiếng việt chuẩn. Điều đó đồng nghĩa với việc sẽ có một môi trường học tập cởi mở hơn được thiết lập khi người đọc tiếp xúc với văn bản bằng sự dẫn dắt ban đầu của cảm tính. Sẽ không hề có sự áp đặt, định hướng hay phán xét nào của giáo viên với người đọc (học sinh) khi có một suy nghĩ hay một từ ngữ nào lóe lên trong tâm trí người đọc khi có sự va chạm với văn bản. Vậy nên, với kĩ thuật này học sinh sẽ giống như một nhà biên kịch không chuyên, thỏa sức sáng tạo với một kịch bản tự do, phóng khoáng. Cũng vì thế mà kĩ thuật think- aloud còn được xem là “cuốn phim trí óc”, kĩ thuật này sẽ giúp học sinh phát triển tư duy, được tự do bày tỏ cảm nhận, suy nghĩ của bản thân mà không bị “án ngữ” bởi những tư duy đóng khung đã có.
Theo TS Phạm Thị Thu Hương- giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong bài viết “Chiến thuật “cuốn phim trí óc” (think-aloud) trong dạy học đọc hiểu văn bản”thìchiến thuật “cuốn phim trí óc” được giới thiệu trong “Nhật biên đọc” (Journal of reading) số 1, năm 1983 qua bài viết của tác giả Davey – “Cuốn phim trí óc : Mô hình những quá trình nhận thức của hoạt động đọc hiểu” (Think aloud : Modeding the Cognitive Processes of Reading Comprehension). Hai tác giả người Mĩ là Beach và Marsall trong cuốn giáo trình “Giảng dạy văn học ở trường trung học” (xuất bản năm 1991) khi đề cập đến hệ thống các chiến thuật dạy học văn đã điểm tới “cuốn phim trí óc” như là một trong các chiến thuật rất hữu ích đối với giáo viên và học sinh trong quá trình tổ chức môi trường học tập trên lớp.
2. Kĩ thuật“think- aloud” là một chiến thuật trong đọc hiểu văn bản
Đọc hiểu văn bản là nội dung nghiên cứu đã thu hút tâm sức của nhiều nhà giáo dục trên thế giới. Trong hệ thống nghiên cứu về dạy học đọc hiểu văn bản hiện nay, chiến thuật (strategy) đọc hiểu là một nội dung được nhiều học giả quan tâm, đồng thời cũng được ứng dụng rộng rãi và bổ sung bởi thực tiễn và kinh nghiệm dạy học của giáo viên. Nếu có chiến thuật thì việc đọc hiểu văn bản sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều. Vậy chiến thuật trong đọc hiểu văn bản là gì? Có thể hiểu đơn giản chiến thuật đọc hiểu là những biện pháp, những thủ thuật giúp học sinh chiếm lĩnh văn bản một cách tích cực, chủ động như một độc giả thuần thục, có kĩ năng và sáng tạo. Đó cũng là mục đích trong dạy học hiện đại khi quá trình dạy học là sự tương tác chủ động, tích cực giữa giáo viên và học sinh, chú trọng việc phát huy năng lực của học sinh chứ học sinh không thụ động tiếp nhận chân lí mà giáo viên trao truyền.
Đoạn văn miêu tả tâm lí và hành động của Mị trong đêm mùa đông lạnh giá ở Hồng Ngài khi cắt dây mây cởi trói cứu A Phủ vừa cho thấy giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và tài năng nghệ thuật của nhà văn Tô Hoài. Khi xây dựng nhân vật Mị và A Phủ trong tác phẩm nói chung và đoạn văn này nói riêng, Tô Hoài tập trung phát hiện và miêu tả sức sống tiềm tàng, mãnh liệt. Nhà văn không chỉ ngợi ca đó là vẻ đẹp tâm hồn của nhân dân lao động miền núi bị áp bức mà còn khẳng định sức sống tiềm tàng ấy là sức mạnh, là vũ khí đấu tranh giúp họ vùng lên giải phóng cuộc đời để đi đến tự do, hạnh phúc. Điều đó thể hiện chiều sâu trong cái nhìn nhân văn của Tô Hoài. Ngoài ra, trong đoạn văn này ta cũng thấy rõ hơn cuộc sống khổ đau, bất hạnh của người dân lao động vùng núi cao Tây Bắc dưới ách thống trị tàn bạo của bọn thực dân, chúa đất. Đoạn văn miêu tả tâm lí và hành động của Mị trong đêm mùa đông lạnh giá ở Hồng Ngài khi cắt dây mây cởi trói cứu A Phủ cho thấy tài năng sử dụng ngôn ngữ, lựa chọn chi tiết nghệ thuật đắt giá và bút pháp miêu tả tâm lí bậc thầy của Tô Hoài.
- VỀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN: Việc giải pháp đã được áp dụng đã mang lại lợi ích thiết thực.
* ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN TRỰC TIẾP ĐỨNG LỚP:
“Văn học là nhân học”, dạy văn là dạy người, dạy cái hay, cái đẹp giống như Vijaya Lakshmi Pandit từng nói “Mục tiêu của giáo dục không phải là dạy cách kiếm sống hay cung cấp công cụ để đạt sự giàu có, mà đó phải là con đường dẫn lối tâm hồn con người vươn tới “cái Chân” và thực hành “cái Thiện”. Để là người mở đường, dẫn dắt học sinh đến với “xứ sở của cái Đẹp” thì người thầy phải lựa chọn cho mình những phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp, hiệu quả. Think- aloud (cuốn phim trí óc) là một kĩ thuật dạy học hiện đại giúp học sinh đọc hiểu văn bản một cách chủ động, tích cực. Dạy học sinh đọc hiểu văn bản ở nhà trường phổ thông trước hết là để trang bị cho người học một nền tảng kiến thức cơ bản của bộ môn Ngữ văn. Cùng với đó là quá trình hình thành và rèn luyện kĩ năng để học sinh từng bước trở thành độc giả độc lập, thuần thục, sáng tạo.Đọc hiểu văn bản trong nhà trường là bước chuẩn bị hành trang quan trọng để học sinh đọc hiểu những văn bản ngoài ngoài nhà trường, là cuộc đời, là tương lai đang rộng mở trước mắt.
* ĐỐI VỚI HỌC SINH:
- Mô tả ý nghĩa, vai trò của việc giải quyết tình huống được lựa chọn đối với thực tiễn học tập:
+ Kĩ thuật think-aloud (cuốn phim trí óc) sẽ đạt được những yêu cầu cơ bản như sau trong một giờ đọc hiểu văn bản: đọc chậm- cơ hội để thâm nhập từng hành động của nhân vật, từng chi tiết tác phẩm; đọc dừng, suy ngẫm- học sinh có cơ hội điền đầy đủ vào những khoảng trống của tác phẩm bằng chính những lí giải, phán đoán cua rbarn thân. Khi hoàn thành văn bản thì học sinh có một “cuốn phim trí óc” của riêng mình. Đây là sản phẩm hoàn toàn sáng tạo và duy nhất của mỗi học sinh.
+ Giúp bản thân học sinh nhận thức sâu sắc, chủ động kiến thức bài học, có khả năng tổng hợp các thao tác khi viết văn.
+ Là căn cứ để giáo viên lựa chọn và điều chỉnh phương pháp dạy học để quá trình dạy học đạt hiệu quả cao nhất.
- Mô tả ý nghĩa, vai trò của việc giải quyết tình huống được lựa chọn đối với thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội:
+ Giúp bạn đọc không phải là học sinh trong nhà trường có khả năng đọc hiểu những văn bản mà mình yêu thích một cách hiệu quả.
8. NHỮNG THÔNG TIN CẦN ĐƯỢC BẢO MẬT: Không.
9. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DUNG SÁNG KIẾN:
- Giáo viên cần say mê chuyên môn và làm việc một cách công phu, nghiêm túc. Giáo viên không ngừng tìm tòi, sáng tạo để từng bước chuyển giao vai trò độc lập, tự chủ trong hoạt động đọc của học sinh.
- Học sinh cần học tập tích cực, chủ động và sáng tạo để có thể phát huy hết tất cả những năng lực, phẩm chất cá nhân, trở thành những công dân có khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.
10. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG SÁNG KIẾN THEO Ý KIẾN CỦA TÁC GIẢ VÀ THEO Ý KIẾN CỦA TỔ CHỨC CÁ NHÂN ĐÃ THAM GIA ÁP DỤNG SÁNG KIẾN LẦN ĐẦU:
10.1. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG SÁNG KIẾN THEO Ý KIẾN CỦA TÁC GIẢ:
Đối với giáo viên, việc áp dụng sáng kiến này khiến cho người giáo viên say mê tìm tòi và sáng tạo hơn, hiệu quả dạy học cũng cao hơn.
10.2. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG SÁNG KIẾN THEO Ý KIẾN CỦA TỔ CHỨC / CÁ NHÂN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN:
Các cá nhân / tổ chức khi áp dụng sáng kiến đều đánh giá: so với phương pháp dạy học truyền thống, việc áp dụng sáng kiến đã nâng cao chất lượng dạy học, đem
lại những hiệu quả thiết thực trong giáo dục.
11. DANH SÁCH NHỮNG TỔ CHỨC / CÁ NHÂN ĐÃ THAM GIA ÁP DỤNG SÁNG KIẾN LẦN ĐẦU:
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
SKKN Vận dụng kĩ thuật think- aloud trong dạy học đọc hiểu truyện ngắn Vợ Chồng A Phủ của Tô Hoài
Kỹ thuật Think Aloud (Đọc to suy nghĩ) là một phương pháp giảng dạy hiệu quả trong dạy học đọc hiểu văn bản, giúp học sinh phát triển tư duy phản biện, khả năng suy luận và hiểu sâu sắc hơn về tác phẩm. Khi áp dụng kỹ thuật này vào giảng dạy truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh từng bước suy nghĩ về nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của tác phẩm theo cách tự nhiên và có hệ thống.
1. Giới thiệu về kỹ thuật Think Aloud
Think Aloud là phương pháp yêu cầu người đọc nói ra suy nghĩ của mình trong khi đọc một văn bản. Điều này giúp:- Bộc lộ quá trình tư duy khi tiếp cận văn bản.
- Phát triển khả năng suy luận, kết nối thông tin.
- Nâng cao kỹ năng đọc hiểu, đặc biệt với những văn bản có ý nghĩa sâu sắc như Vợ chồng A Phủ.
2. Các bước vận dụng kỹ thuật Think Aloud trong dạy học đọc hiểu truyện ngắn Vợ chồng A Phủ
Bước 1: Khởi động – Kích thích tư duy trước khi đọc
- Giáo viên đặt câu hỏi mở để học sinh suy nghĩ:
- Khi nghe đến cụm từ “Vợ chồng A Phủ”, em hình dung điều gì?
- Em biết gì về cuộc sống của người dân miền núi Tây Bắc vào những năm trước Cách mạng tháng Tám?
- Tô Hoài là nhà văn như thế nào? Tác phẩm của ông có đặc điểm gì?
- Học sinh chia sẻ suy nghĩ của mình, giáo viên ghi lại các ý kiến để kết nối với nội dung bài học.
Bước 2: Đọc và suy nghĩ thành tiếng – Think Aloud trong khi đọc
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc từng đoạn ngắn và suy nghĩ thành tiếng theo từng khía cạnh:(1) Đọc đoạn miêu tả Mị trong nhà thống lý Pá Tra
- Giáo viên đọc mẫu và nói ra suy nghĩ:
- Tại sao Tô Hoài lại miêu tả Mị ngồi quay sợi, bên cạnh là một chiếc cửa sổ mờ mờ trăng trắng? Hình ảnh này có ý nghĩa gì?
- Mị không khóc, không kêu than, chỉ lặng lẽ làm việc. Điều này thể hiện điều gì về tâm trạng của cô?
- Học sinh thực hành Think Aloud:
- Học sinh đọc tiếp một đoạn và nói lên suy nghĩ của mình.
- Bạn khác có thể bổ sung hay tranh luận về ý kiến của bạn đọc trước.
(2) Đọc đoạn Mị thức tỉnh trong đêm đông cởi trói cho A Phủ
- Giáo viên hướng dẫn:
- Mị ban đầu vẫn vô cảm, nhưng tại sao khi thấy A Phủ khóc, cô lại thay đổi?
- Khoảnh khắc Mị quyết định cởi trói cho A Phủ thể hiện điều gì về nhân vật?
- Nếu em là Mị, em có dám chạy trốn cùng A Phủ không?
- Học sinh thực hành:
- Mỗi học sinh đọc một câu hay một đoạn và chia sẻ suy nghĩ của mình.
- Giáo viên khuyến khích học sinh phản biện, bày tỏ quan điểm khác nhau.
Bước 3: Sau khi đọc – Tổng kết và kết nối ý nghĩa
- Thảo luận:
- Theo em, nhân vật Mị đã thay đổi như thế nào từ đầu đến cuối truyện?
- Những chi tiết nào khiến em ấn tượng nhất? Tại sao?
- Thông điệp lớn nhất mà Tô Hoài muốn gửi gắm qua truyện ngắn này là gì?
- Viết suy nghĩ cá nhân:
- Học sinh viết một đoạn văn ngắn ghi lại cảm nhận của mình sau khi đọc truyện bằng phương pháp Think Aloud.
3. Hiệu quả của kỹ thuật Think Aloud trong dạy học Vợ chồng A Phủ
- Nâng cao tư duy phản biện: Học sinh không chỉ tiếp nhận kiến thức mà còn tự phân tích, đánh giá tác phẩm.
- Phát triển kỹ năng đọc hiểu: Giúp học sinh hiểu sâu hơn về nhân vật, tình huống và nghệ thuật xây dựng truyện.
- Tạo không khí học tập tích cực: Học sinh chủ động chia sẻ, tranh luận, giúp giờ học sinh động hơn.
4. Kết luận
Vận dụng Think Aloud trong dạy học Vợ chồng A Phủ giúp học sinh hiểu rõ hơn về số phận con người, giá trị hiện thực và tư tưởng nhân đạo trong tác phẩm. Đây là phương pháp hiệu quả giúp học sinh đọc hiểu sâu, thay vì chỉ ghi nhớ nội dung một cách thụ động.BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. LỜI GIỚI THIỆU
Karl Marx từng nói “Suy cho cùng cái để phân biệt các thời đại kinh tế không phải ở chỗ nó sản xuất ra cái gì mà là nó được tiến hành bằng cách nào và với công cụ gì”. Lời phát biểu của Marxđã khẳng định tầm quan trọng của phương pháp, cách làm. Giáo dục cũng vậy, bên cạnh nội dung, mục tiêu dạy học thì vấn đề nóng bỏng và phức tạp không kém trong khoa học và thực tiễn giáo dục chính là phương pháp dạy học. Trong nhà trường hiện đại, phương pháp dạy học ngày càng khẳng định chức năng định hướng, thay đổi và phát triển năng lực của người học.
Theo xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, nền giáo dục nước ta cũng đang trong tiến trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó yêu cầu phải đổi mới nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy là vấn đề then chốt. Chỉ có đổi mới cơ bản phương pháp dạy và học theo hướng phát triển năng lực người học chúng ta mới có thể đào tạo được lớp người năng động, sáng tạo, có tiềm năng cạnh tranh trí tuệ trong bối cảnh thế giới đang hướng tới nền kinh tế tri thức. Khi tiếp cận và sử dụng thành thục, nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học hiện đại thì quá trình dạy học mới có hiệu quả. Một số phương pháp, kĩ thuật dạy học hiện đại: phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp bàn tay nặn bột, kĩ thuật công não, phòng tranh, mảnh ghép…Một trong những kĩ thuật không thể không nhắc tới trong dạy học hiện đại, cụ thể là dạy học đọc hiểu tác phẩm chính là kĩ thuật think- aloud (cuốn phim trí óc).
Thuật ngữ “đọc hiểu” (reading comprehension) được đưa vào nhà trường Việt Nam cho đến nay vừa qua hai thập kỉ. Đọc hiểu là tư tưởng dạy học văn gắn liền với sự thay đổi chương trình, sách giáo khoa từ tiểu học đến hết trung học phổ thông do Bộ giáo dục và Đào tạo triển khai bắt đầu từ năm 2000, 2002. Cho đến nay, sách giáo khoa THPT qua giai đoạn thí điểm, tiến hành sử dụng đại trà vì thế khái niệm đọc hiểu ít nhiều trở nên gần gũi, quen thuộc, “thuận miệng” với đa số các thầy cô giáo và các em học sinh.
“Đọc hiểu” văn bản là một nội dung nghiên cứu đã thu hút tâm sức nghiên cứu của nhiều nhà giáo dục trên thế giới. Có nhiều quan niệm về đọc hiểu văn bản. “Đọc là quá trình phức tạp bao gồm sự kết hợp của các khả năng cảm nhận, tâm lí ngôn ngữ và nhận thức” (Adam, 1990); “Mục đích chính của việc đọc là thu nhận và kiến tạo ý nghĩa từ văn bản” (Sweet & Snow, 2002); “Đọc hiểu là một quá trình tương tác xảy ra giữa một người đọc và một văn bản” (Rumelhart, 1994); “Đọc- hiểu là một khái niệm khoa học chỉ ra mức độ cao nhất của hoạt động đọc; đọc- hiểu đồng thời cũng chỉ ra năng lực văn của người đọc(…). Hiểu là phát hiện và nắm vững mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng, đối tượng nào đó và ý nghĩa của mối quan hệ đó. Hiểu là bao quát nội dung và có thể vận dụng vào đời sống. Hiểu là trả lời được các câu hỏi Cái gì? Như thế nào? Vì sao? Làm như thế nào? Đó là biết và làm trong đọc hiểu(…). Hiểu là quá trình nhận thức văn bản toàn vẹn” (GS. Nguyễn Thanh Hùng, Những khái niệm then chốt về đọc- hiểu, trong Đọc- hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường, Nxb Giáo dục, H.2008, tr.76); “Một cách khái quát, đọc- hiểu dù đơn giản hay phức tạp đều là hành vi ngôn ngữ, sử dụng một loạt thủ pháp và thao tác cơ bản bằng cơ quan thị giác, thính giác để tiếp nhận, phân tích, giải mã và ghi nhớ nộidung thông tin, cấu trúc văn bản” (PGS.TS Nguyễn Thái Hòa, Vấn đề đọc hiểu và dạy đọc- hiểu, Thông báo khoa học của trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 5, tháng 4/2004)…Chốt lại, bản chất của đọc chính là một quá trình phức tạp, tổng hợp, đòi hỏi cần sở hữu một hệ thống các kĩ năng. Hiểu là mục đích quan trọng của việc đọc. Hiểu không phải tự nhiên mà đến, không phải là sự tình cờ, may rủi. Do đó, dạy học đọc hiểu là khâu then chốt quan trọng trong giáo dục nói chung, dạy học nói riêng. Đọc hiểu văn bản thực chất là quá trình kiến tạo ý nghĩa của văn bản đó thông qua hệ thống các hoạt động, hành động, thao tác nhất định. Hoạt động đọc hiểu đòi hỏi người đọc cần tích cực, chủ động khám phá, phải là những độc giả thực sự chứ không phải là những thính giả bất đắc dĩ nghe người khác truyền đạt kết quả đọc của họ. Muốn làm được điều này cần cần giúp đỡ họ sử dụng những kĩ năng thuần thục của một người đọc đích thực. Nghĩa là nhiệm vụ của giáo viên phải dạy cho người đọc học sinh những chiến thuật đọc hiểu văn bản phù hợp, hiệu quả.
Áp dụng kĩ thuật think-aloud trong dạy học đọc hiểu văn bản sẽ giúp người giáo viên thực hiện được nhiệm vụ "Nhà giáo không phải là người nhồi nhét kiến thức mà đó là công việc của người khơi dậy ngọn lửa cho tâm hồn" (Uyliam Bato Dit).
Hàng năm, khi được phân công giảng dạy chương trình Ngữ văn 12, khi dạy đến bài Vợ chồng A Phủ (theo phương pháp dạy truyền thống) nhiều giáo viên có cảm giác chưa thực sự hài lòng về tiết dạy của mình, cảm giác nó đơn điệu và nhàm chán, khô khan. Từ khi ngành Giáo dục chỉ đạo triển khai dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh tui đã có suy nghĩ sẽ áp dụng những phương pháp, kĩ thuật dạy học hiện đại vào bài Vợ chồng A Phủ.Ngoài những phương pháp, kĩ thuật hiện đại như vừa kể ở trên thì kĩ thuật think- aloud là một chiến thuật dạy đọc hiểu văn bản tui không thể bỏ qua. Khi áp dụng kĩ thuật think-aloud vào dạy đọc hiểu bài Vợ chồng A Phủ tui nhận thấy không khí giờ học sôi nổi hơn, học sinh tiếp nhận tri thức dễ dàng hơn, kiến thức bài học phong phú hơn.
2. TÊN SÁNG KIẾN
3. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
- Họ và tên: Nguyễn Thị Hồng Thu
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Yên Lạc
- Số điện thoại: 0972852142
- Email: [email protected]
4. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN
- Họ và tên: Nguyễn Thị Hồng Thu
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Yên Lạc
- Số điện thoại: 0972852142
- Email: [email protected]
5. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: Vận dụng kĩ thuật think-aloud trong đọc hiểu bài Vợ chồng A Phủcủa tác giả Tô Hoài, môn Ngữ văn 12 ở trường THPT theo phân phối chương trình Ngữ văn THPT hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Lưu ý: tui chỉ vận dụng/áp dụng kĩ thuật think-aloud vào đọc hiểu một số đoạn văn tiêu biểu trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài chứ không vận dụng kĩ thuật think-aloud để thiết kế bài học Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.
6. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU:tháng 1 năm 2019.
7. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN:
- VỀ NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Khái lược về thuật ngữ “think- aloud”
Thuật ngữ “think- aloud” trong tiếng Anh có nghĩa là “nghĩ- to tiếng”, tức là nói to điều suy nghĩ đang diễn ra trong đầu độc giả khi họ tiếp xúc với văn bản. Bản chất của chiến thuật này là người đọc sẽ phơi trải những cảm nhận ban đầu, những suy nghĩ cảm tính cá nhân khi tiếp xúc với “những hiện thực ngổn ngang sống động, phong phú, bề bộn” trong khi đọc hiểu văn bản. Nói một cách đơn giản và dễ hiểu hơn là khi người đọc tiếp xúc với từng câu chữ trong văn bản để tìm ra nội dung, ý nghĩa hay thông điệp của văn bản đó thì sẽ có một dòng ngôn từ tuôn chảy bên trong tâm thức người đọc một cách thoải mái mà không phải dè dặt trong việc lựa chọn những từ ngữ đắt giá và ít cần lưu ý đến cấu trúc ngữ pháp của một câu tiếng việt chuẩn. Điều đó đồng nghĩa với việc sẽ có một môi trường học tập cởi mở hơn được thiết lập khi người đọc tiếp xúc với văn bản bằng sự dẫn dắt ban đầu của cảm tính. Sẽ không hề có sự áp đặt, định hướng hay phán xét nào của giáo viên với người đọc (học sinh) khi có một suy nghĩ hay một từ ngữ nào lóe lên trong tâm trí người đọc khi có sự va chạm với văn bản. Vậy nên, với kĩ thuật này học sinh sẽ giống như một nhà biên kịch không chuyên, thỏa sức sáng tạo với một kịch bản tự do, phóng khoáng. Cũng vì thế mà kĩ thuật think- aloud còn được xem là “cuốn phim trí óc”, kĩ thuật này sẽ giúp học sinh phát triển tư duy, được tự do bày tỏ cảm nhận, suy nghĩ của bản thân mà không bị “án ngữ” bởi những tư duy đóng khung đã có.
Theo TS Phạm Thị Thu Hương- giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong bài viết “Chiến thuật “cuốn phim trí óc” (think-aloud) trong dạy học đọc hiểu văn bản”thìchiến thuật “cuốn phim trí óc” được giới thiệu trong “Nhật biên đọc” (Journal of reading) số 1, năm 1983 qua bài viết của tác giả Davey – “Cuốn phim trí óc : Mô hình những quá trình nhận thức của hoạt động đọc hiểu” (Think aloud : Modeding the Cognitive Processes of Reading Comprehension). Hai tác giả người Mĩ là Beach và Marsall trong cuốn giáo trình “Giảng dạy văn học ở trường trung học” (xuất bản năm 1991) khi đề cập đến hệ thống các chiến thuật dạy học văn đã điểm tới “cuốn phim trí óc” như là một trong các chiến thuật rất hữu ích đối với giáo viên và học sinh trong quá trình tổ chức môi trường học tập trên lớp.
2. Kĩ thuật“think- aloud” là một chiến thuật trong đọc hiểu văn bản
Đọc hiểu văn bản là nội dung nghiên cứu đã thu hút tâm sức của nhiều nhà giáo dục trên thế giới. Trong hệ thống nghiên cứu về dạy học đọc hiểu văn bản hiện nay, chiến thuật (strategy) đọc hiểu là một nội dung được nhiều học giả quan tâm, đồng thời cũng được ứng dụng rộng rãi và bổ sung bởi thực tiễn và kinh nghiệm dạy học của giáo viên. Nếu có chiến thuật thì việc đọc hiểu văn bản sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều. Vậy chiến thuật trong đọc hiểu văn bản là gì? Có thể hiểu đơn giản chiến thuật đọc hiểu là những biện pháp, những thủ thuật giúp học sinh chiếm lĩnh văn bản một cách tích cực, chủ động như một độc giả thuần thục, có kĩ năng và sáng tạo. Đó cũng là mục đích trong dạy học hiện đại khi quá trình dạy học là sự tương tác chủ động, tích cực giữa giáo viên và học sinh, chú trọng việc phát huy năng lực của học sinh chứ học sinh không thụ động tiếp nhận chân lí mà giáo viên trao truyền.
Đoạn văn miêu tả tâm lí và hành động của Mị trong đêm mùa đông lạnh giá ở Hồng Ngài khi cắt dây mây cởi trói cứu A Phủ vừa cho thấy giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và tài năng nghệ thuật của nhà văn Tô Hoài. Khi xây dựng nhân vật Mị và A Phủ trong tác phẩm nói chung và đoạn văn này nói riêng, Tô Hoài tập trung phát hiện và miêu tả sức sống tiềm tàng, mãnh liệt. Nhà văn không chỉ ngợi ca đó là vẻ đẹp tâm hồn của nhân dân lao động miền núi bị áp bức mà còn khẳng định sức sống tiềm tàng ấy là sức mạnh, là vũ khí đấu tranh giúp họ vùng lên giải phóng cuộc đời để đi đến tự do, hạnh phúc. Điều đó thể hiện chiều sâu trong cái nhìn nhân văn của Tô Hoài. Ngoài ra, trong đoạn văn này ta cũng thấy rõ hơn cuộc sống khổ đau, bất hạnh của người dân lao động vùng núi cao Tây Bắc dưới ách thống trị tàn bạo của bọn thực dân, chúa đất. Đoạn văn miêu tả tâm lí và hành động của Mị trong đêm mùa đông lạnh giá ở Hồng Ngài khi cắt dây mây cởi trói cứu A Phủ cho thấy tài năng sử dụng ngôn ngữ, lựa chọn chi tiết nghệ thuật đắt giá và bút pháp miêu tả tâm lí bậc thầy của Tô Hoài.
- VỀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN: Việc giải pháp đã được áp dụng đã mang lại lợi ích thiết thực.
* ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN TRỰC TIẾP ĐỨNG LỚP:
“Văn học là nhân học”, dạy văn là dạy người, dạy cái hay, cái đẹp giống như Vijaya Lakshmi Pandit từng nói “Mục tiêu của giáo dục không phải là dạy cách kiếm sống hay cung cấp công cụ để đạt sự giàu có, mà đó phải là con đường dẫn lối tâm hồn con người vươn tới “cái Chân” và thực hành “cái Thiện”. Để là người mở đường, dẫn dắt học sinh đến với “xứ sở của cái Đẹp” thì người thầy phải lựa chọn cho mình những phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp, hiệu quả. Think- aloud (cuốn phim trí óc) là một kĩ thuật dạy học hiện đại giúp học sinh đọc hiểu văn bản một cách chủ động, tích cực. Dạy học sinh đọc hiểu văn bản ở nhà trường phổ thông trước hết là để trang bị cho người học một nền tảng kiến thức cơ bản của bộ môn Ngữ văn. Cùng với đó là quá trình hình thành và rèn luyện kĩ năng để học sinh từng bước trở thành độc giả độc lập, thuần thục, sáng tạo.Đọc hiểu văn bản trong nhà trường là bước chuẩn bị hành trang quan trọng để học sinh đọc hiểu những văn bản ngoài ngoài nhà trường, là cuộc đời, là tương lai đang rộng mở trước mắt.
* ĐỐI VỚI HỌC SINH:
- Mô tả ý nghĩa, vai trò của việc giải quyết tình huống được lựa chọn đối với thực tiễn học tập:
+ Kĩ thuật think-aloud (cuốn phim trí óc) sẽ đạt được những yêu cầu cơ bản như sau trong một giờ đọc hiểu văn bản: đọc chậm- cơ hội để thâm nhập từng hành động của nhân vật, từng chi tiết tác phẩm; đọc dừng, suy ngẫm- học sinh có cơ hội điền đầy đủ vào những khoảng trống của tác phẩm bằng chính những lí giải, phán đoán cua rbarn thân. Khi hoàn thành văn bản thì học sinh có một “cuốn phim trí óc” của riêng mình. Đây là sản phẩm hoàn toàn sáng tạo và duy nhất của mỗi học sinh.
+ Giúp bản thân học sinh nhận thức sâu sắc, chủ động kiến thức bài học, có khả năng tổng hợp các thao tác khi viết văn.
+ Là căn cứ để giáo viên lựa chọn và điều chỉnh phương pháp dạy học để quá trình dạy học đạt hiệu quả cao nhất.
- Mô tả ý nghĩa, vai trò của việc giải quyết tình huống được lựa chọn đối với thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội:
+ Giúp bạn đọc không phải là học sinh trong nhà trường có khả năng đọc hiểu những văn bản mà mình yêu thích một cách hiệu quả.
8. NHỮNG THÔNG TIN CẦN ĐƯỢC BẢO MẬT: Không.
9. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DUNG SÁNG KIẾN:
- Giáo viên cần say mê chuyên môn và làm việc một cách công phu, nghiêm túc. Giáo viên không ngừng tìm tòi, sáng tạo để từng bước chuyển giao vai trò độc lập, tự chủ trong hoạt động đọc của học sinh.
- Học sinh cần học tập tích cực, chủ động và sáng tạo để có thể phát huy hết tất cả những năng lực, phẩm chất cá nhân, trở thành những công dân có khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.
10. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG SÁNG KIẾN THEO Ý KIẾN CỦA TÁC GIẢ VÀ THEO Ý KIẾN CỦA TỔ CHỨC CÁ NHÂN ĐÃ THAM GIA ÁP DỤNG SÁNG KIẾN LẦN ĐẦU:
10.1. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG SÁNG KIẾN THEO Ý KIẾN CỦA TÁC GIẢ:
Đối với giáo viên, việc áp dụng sáng kiến này khiến cho người giáo viên say mê tìm tòi và sáng tạo hơn, hiệu quả dạy học cũng cao hơn.
10.2. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG SÁNG KIẾN THEO Ý KIẾN CỦA TỔ CHỨC / CÁ NHÂN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN:
Các cá nhân / tổ chức khi áp dụng sáng kiến đều đánh giá: so với phương pháp dạy học truyền thống, việc áp dụng sáng kiến đã nâng cao chất lượng dạy học, đem
lại những hiệu quả thiết thực trong giáo dục.
11. DANH SÁCH NHỮNG TỔ CHỨC / CÁ NHÂN ĐÃ THAM GIA ÁP DỤNG SÁNG KIẾN LẦN ĐẦU:

Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links