Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ GIỮA LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VÀO QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM.

A.MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Nước ta đang trên con đường tiến lên công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế thi trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy việc nắm vững các quan điểm thực tiễn, phát triển lí luận nhằm đưa sự nghiệp đổi mới tiến lên giành thắng lợi luôn là vấn đề cần thiết cần sự quan tâm của cả xã hội.
Trong xã hội , triết học là một bộ phận không thể tách rời với sự phát triển của bất cứ hình thái kinh tế nào. Những vấn đề triết học về lý luận nhận thức và thực tiễn, phương pháp biện chứng... luôn là cơ sở, là phương hướng, là tôn chỉ cho hoạt động thực tiễn, xây dựng và phát triển xã hội cho hoạt động. Chúng ta biết rằng, triết học là một trong ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác. Lênin đã chỉ rõ rằng chủ nghĩa duy vật biện chứng đó chính là triết học của chủ nghĩa Mác. Cho đến nay, chỉ có triết học Mác là mang tính ưu việt hơn cả. Trên cơ sở nền tảng triết học Mác - Lênin, Đảng và Nhà nước ta đã học tập và tiếp thu tư tưởng tiến bộ, đề ra những mục tiêu, phương hướng chỉ đạo chính xác, đúng đắn để xây dựng và phát triển xã hội, phù hợp với hoàn cảnh đất nước. Mặc dù có những khiếm khuyết không thể tránh khỏi song chúng ta luôn đi đúng hướng trong cải tạo thực tiễn, phát triển kinh tế, từng bước đưa đất nước ta tiến kịp trình độ các nước trong khu vực và thế giới về mọi mặt. Chính những thành tựu của xây dựng chủ nghĩa xã hội và qua hai mươi năm đổi mới là minh chứng xác đáng cho vấn đề nêu trên. Hoạt động nhận thức và cải tạo thực tiễn cùng với sự nắm bắt các quy luật khách quan trong vận hành nền kinh tế ở nước ta là một vấn đề còn nhiều xem xét và tranh cãi, nhất là trong quá trình đổi mới hiện nay.Vì vậy, em quyết định chọn nội dung “Vận dụng mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn vào quá trình đổi mới ở Việt Nam” làm đề tài tiểu luận của mình.
2. Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
Qua việc vận dụng nghiên cứu mối quan hệ giữa lí luận và thực tiễn trong quá trình đổi mới nhằm giúp Đảng và Nhà nước ta có nhận thức, vận dụng đúng đắn những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh vào quá trình đổi mới trên tất cả các lĩnh vực. Trên cơ sở đó rút ra kinh nghiệm tổng kết thực tiễn. Đổi mới trên cơ sở vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò sáng tạo chủ động của nhân dân xuất phát từ thực tiễn nhạy bén cái mới.
3.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
Đây là một đề tài rộng được nhiều tác giả nghiên cứu. tui xin trình bày quá trình Đảng và Nhà Nước ta vận dụng mối quan hệ giữa lí luận và thực tiễn để đổi mới đất nước trên tất cả các lĩnh vực .Từ đó tìm ra những mặt tiêu cực, hạn chế còn tồn tại để trong quá trình đổi mới để đưa ra những giải pháp phù hợp.
4.Phương pháp nghiên cứu.
Tiểu luận sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các chủ trương chính sách nghị quyết của Đảng và Nhà nước ta. Cùng với phương pháp trên, tiểu luận còn sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp so sánh, thu thập tài liệu...
5. Kết cấu của đề tài.
Tiểu luận bao gồm: phần mở đầu; kết luận, danh mục ghi tài liệu tham khảo; phần phụ lục và phần nội dung gồm có 3 chương:
Chương I: Cơ sở lí luận chung.
Chương II: Vận dụng mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn để tìm hiểu quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam từ khi đổi mới đến nay.
Chương III. Một số giải pháp nhằm vận dụng tốt hơn mối quan hệ giữa lí luận và thực tiễn trong việc phát triển kinh tế xã hội của nước ta.



















B. NỘI DUNG
Chương I:
Cơ sở lí luận.
`1. Thực tiễn.
1.1. Khái niệm.
- Định nghĩa:
Hoạt động của con người chia làm hai lĩnh vực cơ bản. Một trong hai lĩnh vực đó là hoạt động thực tiễn.
Thực tiễn theo quan điểm triết học Mác xít: Là những hoạt động vật chất cảm tính, có mục đích, có tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo, làm biến đổi tự nhiên và xã hội.
- Kết cấu của thực tiễn:
Hoạt động sản xuất vật chất: Trong hoạt động vật chất, con người sử dụng các phương tiện, công cụ, sức mạnh vật chất của mình để tác động vào tự nhiên, xã hội nhằm cải tại, biến đổi chúng phù hợp với nhu cầu của mình. Đây là một quá trình tương tác giữa chủ thể và khách thể. Trong đó, chủ thể hướng vào việc cải tạo khách thể. Cho nên thực tiễn trở thành khâu trung gian nối liền ý thức con người với thế giới bên ngoài.
Chỉ có thực tiễn mói trực tiếp làm thay đổi thế giới hiện thực, mới thực sự mang tính chất phê phán và cách mạng. Đây là đặc điểm quan trọng nhất của thực tiễn, là cơ sở để phân biệt hoạt động thực tiễn khác với hoạt động lý luận của con người.
Hoạt động chinh trị - xã hội: Là hoạt động của con người trong các lĩnh vực chính trị - xã hội nhằm phát triển và hoàn thiện các thiết chế xã hội, các quan hệ xã hội làm địa bàn rộng rãi cho hoạt động sản xuất và tạo ra những môi trường xã hội xứng đáng với bản chất của con người bằng cách đấu tranh giai cấp và đấu tranh cách mạng.
Hoạt động thực nghiệm khoa học: Là hoạt động thực tiễn đặc biệt vì con người phải tạo ra một thế giới riêng cho thực nghiệm của khoa học tự nhiên và cả khoa học xã hội.
1.2. Vai trò của thực tiễn.
Hoạt động thực tiễn là cơ sở, là nguồn gốc, là động lực, là mục đích, là tiêu chuẩn của nhận thức.
- Thực tiễn là cơ sở, nguồn gốc của nhận thức
Trong hoạt động thực tiễn, con người làm biến đổi thế giới khách quan, bắt các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan phải bộc lộ những thuộc tính và quy luật của chúng. Trong quá trình hoạt động thực tiễn luôn luôn nảy sinh các vấn đề đòi hỏi con người phải giải đáp và do đó nhận thức được hình thành. Như vậy, qua hoạt động thực tiễn mà con người tự hoàn thiện và phát triển thế giới quan( tạo điều kiện cho nhận thức cao hơn).
Qua hoạt động thực tiễn, não bộ con người cũng ngày càng phát triển hơn, các giác quan ngày càng hoàn thiện hơn.
Thực tiễn là nguồn tri thức, đồng thời cũng là đối tượng của nhận thức.
Chính hoạt động thực tiễn đã đặt ra các nhu cầu cho nhận thức, tạo ra các phương tiện hiện đại giúp con người đi sâu tìm hiểu tự nhiên.
- Thực tiễn là động lực của nhận thức
Ngay từ đầu, nhận thức đã bắt nguồn từ thực tiễn, do thực tiễn quy định. Mỗi bước phát triển của thực tiễn lại luôn luôn đặt ra những vấn đề mới cho nhận thức, thúc đẩy nhận thức tiếp tục phát triển. Như vậy thực tiễn trang bị những phương tiện mới, đặt ra những nhu cầu cấp bách hơn, nó rà soát sự nhận thức. Thực tiễn lắp đi lắp lại nhiều lần, các tài liệu thu thập được phong phú, nhiều vẻ, con người mới phân biệt được đâu là mối quan hệ ngẫu nhiên bề ngoài, đâu là mối liên hệ bản chất, những quy luật vận động và phát triển của sự vật.
- Thực tiễn là mục đích của nhận thức
Những tri thức khoa học chỉ có ý nghĩa thực tiễn khi nó được vận dụng vào thực tiễn. Mục đích cuối cùng của nhận thức không phải là bản thân các tri thức mà là nhằm cải tạo hiện thức khách quan, đáp ứng những nhu cầu vật chất và tinh thần xã hội. Sự hình thành và phát triển của nhận thức là bắt nguồn từ thực tiễn, do yêu cầu của thực tiễn.
Nhận thức chỉ trở về hoàn thành chức năng của mình khi nó chỉ đạo hoạt động thực tiễn, giúp cho hoạt động thực tiễn có hiệu quả hơn. Chỉ có thông qua hoạt động thực tiễn, thì tri thức con người mới thể hiện được sức mạnh của mình, sự hiểu biết của con người mới có ý nghĩa.
- Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức
Bằng thực tiễn mà kiểm chứng nhận thức đúng hay sai. Khi nhận thức đúng thì nó phục vụ thực tiễn phát triển và ngược lại.
- Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý
+ Chân lý
Là những tri thức phản ánh đúng đắn thế giới khách quan được thực tiễn khẳng định ( nội dung khách quan, có ý nghĩa giá trị đối với đời sống con người)
Chân lý mang tính khách quan, nó không phụ thuộc vào số đông (ví dụ: chân lý tôn giáo).
Chân lý mang tính hai mặt ( tuyệt đối và tương đối ) vì tính hai mặt trong quá trình nhận thức của nhân loại.
+ Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý không phải là ý thức tư tưởng, tư duy mà là thực tiễn. Bởi vì chỉ có thông qua hoạt động thực tiễn, tri thức mới trở lại tác động vào thế giới vật chất, qua đó nó được ”hiện thực hoá”, “vật chất hơn” thành các khách thể cảm tính. Từ đó mới có căn cứ để đánh giá nhận thức của con người đúng hay sai, có đạt tới chân lý hay không.
Thực tiễn có rất nhiều hình thức khác nhau, nên nhận thức của con người cũng được kiểm tra thông qua rất nhiều hình thức khác nhau.
+Thực tiễn của xã hội luôn luôn vận động và phát triển.
+Thực tiễn trong mỗi giai đoạn lịch sử đều có giới hạn. Nó không thể chứng minh hay bác bỏ hoàn toàn một tri thức nào đó của con người mà nó được thực tiễn tiếp theo chứng minh, bổ sung thêm.
Như vậy tiêu chuẩn thực tiễn cũng mang tính chất biện chứng và như vậy mới có khả năng kiểm tra một cách chính xác sự phát triển biện chứng của nhận thức.
* ý nghĩa.
Mặc dù có những tiến bộ về sức khoẻ sinh sản và bình đẳng giới, nhưng vẫn tồn tại những khoảng trống đáng kể. Đó là người dân sống ở vùng sâu còn thiếu sự tiếp cận thông tin và dịch vụ sức khoẻ sinh sản nhạy cảm về giới và một bộ phận lớn dân cư vẫn có các hành vi y tế không an toàn. Những thiếu nữ trẻ có nguy cơ có thai ngoài ý muốn khá cao cũng như hành vi nạo phá thai không an toàn và mắc các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục, bao gồm cả HIV. Ở tầm quốc gia, số người nhiễm HIV đang tăng nhanh. Sự thay đổi kinh tế và xã hội đã góp phần dẫn đến sự gia tăng làn sóng di cư trong nước. Do đa số những người di cư, đặc biệt là phụ nữ đang ở độ tuổi sinh sản nên họ rất dễ chịu rủi ro liên quan đến sức khoẻ sinh sản, bao gồm cả nhiễm HIV.
Trong khi tỷ lệ nữ tham gia các vị trí quản lý và chính trị tăng lên thì mức độ thay mặt của phụ nữ còn rất hạn chế tại tất cả các cấp quản lý, đặc biệt là tại cấp tỉnh và địa phương. Cần có nhiều nỗ lực hơn nữa trong việc xây dựng năng lực để có sự quản trị tốt hơn; đấu tranh chống tham nhũng; tăng cường vai trò của báo chí; và tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh doanh.Vẫn chưa tạo dựng đầy đủ các khuôn khổ thể chế và luật pháp để tạo điều kiện cho sự tham gia nhiều hơn của người dân và sự phát triển xã hội dân sự, trách nhiệm giải trình và minh bạch tại tất cả các cấp.
Việt Nam là nước chịu nhiều thiên tai bao gồm bão, lụt, hạn hán, lở đất và cháy rừng trong đó những người cùng kiệt nhất trong xã hội là đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Hơn 1 triệu người cần có sự hỗ trợ khẩn cấp hàng năm. Các mô hình thay đổi khí hậu dự báo rằng Việt Nam là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới. Cuối cùng, cần nỗ lực hơn nữa trong việc tuân thủ các luật môi trường, các chiến lược và thỏa ước toàn cầu và cải thiện năng lực quản lý môi trường nhằm đảm bảo rằng sự tăng trưởng kinh tế nhanh sẽ không dẫn đến sự xuống cấp môi trường, những rủi ro lớn hơn đối với sức khoẻ hay sự sụt giảm nhanh chóng của hệ thống đa dạng sinh học và các nguồn tài nguyên.
Sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập còn yếu; cơ sở hạ tầng còn thấp kém; trình độ quản lý, năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ còn hạn chế; thủ tục hành chính còn nhiều rườm rà, gây phiền hà, tốn kém cho nhân dân, khiến nhân dân bức xúc. Chúng ta phải mạnh dạn thừa nhận những yếu kém này để phấn đấu, khắc phục, đưa đất nước phát triển.





Chương III. Một số giải pháp nhằm vận dụng tốt hơn mối quan hệ giữa lí luận và thực tiễn trong việc phát triển kinh tế xã hội của nước ta.
3.1. Trong quá trình đổi mới phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác- Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh.
Ngay từ khi ra đời, Đảng ta đã khẳng định mục tiêu độc lập dân tộc Và chủ nghĩa xã hội trong tám thập kỉ qua và Đảng ta luôn duy trì mục tiêu đó. Trong những năm đổi mới, Đảng có sự nhận thức sâu sắc đúng đắn hơn về vấn đề này. Trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 Đảng ta đã đưa tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với chủ nghĩa Mác- Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động. Trên cơ sở đổi mới tư duy trước hết là tư duy về kinh tế, Đảng ta đặt vấn đề xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, nhà nước của dân, do dân, vì dân. Thực tiễn cách mạng nước ta từ khi có Đảng nhất là trong thời kì đổi mới đã khẳng định giá trị, sức sống của chủ nghĩa Mác- Lenin tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tieu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là kiên định tính biện chứng là điều kiện cơ bản đảm bảo cho thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong bối cảnh mới vô cùng phức tạp của tình hình thế giới.
3.2. Phải nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Ðảng, không ngừng đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân
Thực tiễn 20 năm đổi mới đã khẳng định: Sự lãnh đạo đúng đắn của Ðảng là nhân tố quyết định thành công của đổi mới. Ðảng là người khởi xướng và lãnh đạo toàn diện công cuộc đổi mới. Nhờ có đường lối đổi mới đúng đắn, ngày càng được hoàn thiện, vai trò lãnh đạo và năng lực cầm quyền của Ðảng được tăng cường, nhờ tính tiên phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên nên đường lối đổi mới của Ðảng được đông đảo nhân dân hưởng ứng, biến thành phong trào hành động sôi nổi, rộng khắp của quần chúng.
Vì vậy trong quá trình đổi mới, Ðảng ta rất coi trọng công tác xây dựng Ðảng, coi xây dựng Ðảng là nhiệm vụ then chốt, coi việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Ðảng trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, xây dựng Nhà nước pháp quyền, dân chủ hóa xã hội, mở cửa, hội nhập quốc tế là nhiệm vụ sống còn trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng. Phải bảo đảm vai trò lãnh đạo duy nhất của Ðảng, kiên quyết không chấp nhận đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Ðảng khẳng định tự đổi mới, tự chỉnh đốn là quy luật tồn tại và phát triển của Ðảng. Phải giữ vững bản chất cách mạng và khoa học của Ðảng, tăng cường bản chất giai cấp công nhân và tính tiên phong của Ðảng; xây dựng Ðảng thật sự vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức cách mạng trong sáng, có tầm trí tuệ cao, có cách lãnh đạo khoa học, luôn luôn gắn bó mật thiết với nhân dân. Ðồng thời kiên quyết đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch muốn phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Ðảng Cộng sản, đấu tranh với các biểu hiện giáo điều và cơ hội dưới mọi hình thức.
Trong quá trình đổi mới, Ðảng ta rất coi trọng việc xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa bởi vì dân chủ vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc đổi mới. Dân chủ hóa đời sống xã hội sẽ làm cho mọi tiềm năng sáng tạo của con người được phát huy, tính tích cực, chủ động của nhân dân được tăng lên, sự tham gia của nhân dân vào các quá trình sáng tạo ra xã hội mới sẽ ngày càng có hiệu quả cao.
Ðể phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, phải đổi mới hệ thống chính trị, bởi vì như Ðảng ta chỉ rõ, thực chất của công cuộc đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị nước ta là xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân.
Dân chủ được thể hiện và thực hiện chủ yếu và trực tiếp nhất qua Nhà nước, bằng Nhà nước. Vì vậy xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, bảo đảm quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân là yêu cầu bức thiết của dân chủ hóa xã hội. Nhà nước phải tạo điều kiện để nhân dân tham gia quản lý Nhà nước, kiểm tra, giám sát các cơ quan Nhà nước và cán bộ, công chức nhà nước. Nhà nước bảo đảm quyền công dân, quyền con người, nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa Nhà nước và công dân; thực hành dân chủ đồng thời tăng cường kỷ cương, kỷ luật.

3.3. Ðổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò chủ động sáng tạo của nhân dân, phù hợp thực tiễn, luôn luôn nhạy bén với cái mới
Sự nghiệp đổi mới do Ðảng ta khởi xướng và lãnh đạo về bản chất mang tính nhân dân sâu sắc, thể hiện ở chỗ nó bắt nguồn từ nhân dân, vì lợi ích của nhân dân và do nhân dân thực hiện. Chính những ý kiến, nguyện vọng và sáng kiến của nhân dân nảy sinh từ thực tiễn là một nguồn gốc hình thành đường lối đổi mới của Ðảng.
Dựa vào nhân dân, qua thực tiễn phong phú của nhân dân, tiến hành tổng kết, từng bước khái quát thành lý luận, xây dựng và hoàn thiện đường lối đổi mới - đó là bước đi hợp quy luật. Ðến lượt mình, đường lối đổi mới đã đáp ứng nhu cầu, lợi ích chính đáng, nguyện vọng bức xúc của nhân dân, hợp quy luật, thuận lòng dân nên đã được nhân dân nhanh chóng hưởng ứng, tham gia tích cực, nhanh chóng đi vào cuộc sống.
Ðường lối đó đã giải phóng được lực lượng sản xuất - nhân tố quyết định cho sự phát triển xã hội, khơi dậy được tài dân và sức dân để đóng góp xây dựng Tổ quốc. Do đó, trong quá trình đổi mới, ý kiến, sáng kiến, cách làm sáng tạo của nhân dân các địa phương và cơ sở là cực kỳ quan trọng. Nếu chúng ta sâu sát với nhân dân, biết lắng nghe ý kiến nhân dân, chắt lọc, tổng kết, khái quát kinh nghiệm của nhân dân, thì sẽ có quyết sách đúng, chủ trương phù hợp, nhất là vào những thời điểm khó khăn hay có tính bước
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Tags: dua tren y luan cua hai nguyen ly cua phep duy vat bien chung duy vat phe phan quan diem quyen binh dang gioi, phong chong tham nhung o viet nam, cơ sở lý luận và thực tiễn việt nam thực hiện đường lối đổi mới đất nước, thực tiễn quá trình đổi mới ở việt nam, Nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. Ý nghĩa phương pháp luận và liên hệ với sự nghiệp đổi mới đất nước của Việt Nam hiện nay. Hoặc liên hệ với quá trình học tập của sinh viên., Cách Việt Nam vận dung mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn trong quá trình đổi mới, bài thu hoạch vận dụng lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa mác lê nin về xây dựng dựng nông thôn mới, Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta giai đoạn hiện nay., phương pháp thu thập thông tin trong nghiên cứu quá trình đổi mới luật kinh tế ở việt nam, tiểu luận lý luận về ý thức xã hội và vấn đề xây dựng, phát triển ý thức xã hội ở nước ta, luận văn quá trình đổi mới đất nước, liên hệ về mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn ở cơ quan, tiểu luận: Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn theo quan điểm Mác Len nin vào việc xây dựng Nông thôn mới, tiểu luận của tồn tại xã hội và ý thức xã hội trong quá trình đổi mới ở việt nam giai đoạn hiện nay, vận dụng lý luận khách quan vào thực tiễn, quan điểm của đảng cộng sản việt nam về mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn, thực tiễn vào đổi mới Việt Nam, Vận dụng mối quan hệ giữa nhận thức và thực tiễn vào đổi mới nền kinh tế nước ta, vận dụng lý luận và thực tiễn trong đổi mới đất nước theo Đại hội Đảng 13, mối quan hệ giưac lý luận và thực tiễn, vận dụng ở nước ta, mối quan hệ giữa lý luạn và thực tiễn, ý nghĩa trong sự nghiệp đổi mới, moi quan he giua li lụa va thuc tien, vận dụng mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội trong thời kì đổi mới ở viêt nam hiện nay, Vận dụng biện chứng giữa lí luận và thực tiễn ở Việt Nam ngày nay, Lý luận chủ nghĩa Mác lenin quan niệm về tồn tại xã hội, ý thức xã hội vận dụng lý luận này để xây dựng ý thức pháp quyền trong giai đoạn hiện nay?, lý luận nhà nước và pháp luật vòa thực tiễn cuộc sống, cơ sở lý luận và thực tiễn của quá trình xây dựng ý thức xã hội mới, vận dụng mối quan hệ giữa lý luận và thực triễn trong thực hiện nhiệm vụ, Cơ sở lý luận và thực tiễn để Đảng ta khẳng định bảo đảm các dân tộc đoàn kết, bình đẳng giúp nhau cùng phát triển, vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa lý luận - thực tiễn vào cuộc sống, tiểu luận triết học: Lý luận thực tiễn và việc vận dụng lý luận này của nhà nước ta trong quá trình đổi mới, muc dich của viec nghen cuu moi quan he giua ly luan va thuc tien, nguyên lý để đánh giá thực tiễn phát triển kinh tế xã hội ở việt nam 2010-2020 triết học mac, moi quan he ly luan va thuc tien trong xay dung cong nghiep hoa\, mối quan hệ giữa hoạt động lý luận và hoạt động thực tiễn trong quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh?, mối quan hệ giữa lý luận và thực tiến liên hệ với quá trình đổi mới ở việt nam, Việt Nam đã vận dụng mối qua hệ giữa nhận thức và thực tiễn, Trình bày mối quan hệ giữa thực tiễn và lý luận. Trên cơ sở vận dụng mối quan hệ này, là cán bộ đảng viên theo anh/chị cần có những biện pháp gì để góp phần xây dựng và đưa nghị quyết của chi, đảng bộ cơ sở đi vào thực tiễn cuộc sống?
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Vận dụng nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của triết học duy vật biện chứng vào dạy học ôn tập hình học 10 Luận văn Sư phạm 0
D Vận dụng quan điểm của triết học Mác về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội Môn đại cương 0
D Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và phát triển của phép biện chứng duy vật và sự vận dụng hai nguyên lý đó ở Hồ Chí Minh trong cách mạng Việt Nam Môn đại cương 0
C Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, vận dụng vào Việt Nam ta Luận văn Kinh tế 0
B Cơ cấu chính thức và cơ cấu không chính thức - Vai trò của từng cơ cấu và mối quan hệ giữa chúng - Thực tiễn vận dụng trong các doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 0
V Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và phát triển của phép biện chứng duy vật và sự vận dụng hai nguyê Kinh tế chính trị 0
D Vận dụng quan điểm triết học Mác - Lênin về mối quan hệ giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội trong Kinh tế chính trị 0
D Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Vận dụng tìm hiểu tâm lý xã hội con người Việt Nam Môn đại cương 0
D Mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn. Ý nghĩa phương pháp luận của vấn đề này. Sự vận dụng của Đảng ta. Môn đại cương 0
M Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân ở Thị xã Sơn Tây – TP Hà Nội Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top