Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Lời mở đầu
sau hơn 16 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam có nhiều chuyển biến mạnh mẽ. Hoạt động xuất khẩu ngày càng phát triển, mang lại nguồn thu ngoại tệ quan trọng góp phần đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng.Đạt được những kết quả trên có sự đóng góp quan trọng của mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu. Những năm gần đây, thuỷ sản luôn là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Cơ cấu mặt hàng thuỷ sản , thị trường xuất khẩu từng bước được đa dạng hoá và mở rộng hơn. Sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển , giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân. Ngoài ra, xuất khẩu thuỷ sản còn góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, là cơ sở để mở rộng thúc đẩy các hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam.
Nhận thức được tầm quan trọng của ngành thuỷ sản trong sự phát triển kinh tế – xã hội chung của cả nước, em chọn đề tài : “Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam – Thực trạng và giải pháp” để làm khoá luận tốt nghiệp.
Kết cấu của bản khóa luận ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo gồm có 3 chương với nội dung sau:
Chương 1: Lý luận chung về xuất khẩu thuỷ sản
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong những năm qua.
Chương 3hương hướng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong thời gian tới.
Em xin chân thành Thank sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Xuân Thiên, thư viện Đại học quốc gia Hà Nội, Thư viện Quốc Gia và khoa kinh tế- Đại học Quốc gia đã giúp em hoàn thành khoá luận.
Với tầm kiến thức còn hạn hẹp nên không thể tránh được những thiếu sót, em kính mong nhận được sự góp ý để đề tài có cơ hội được hoàn thiện hơn.
Chương 1
Lý luận chung về xuất khẩu thuỷ sản.
1.1.Hoạt động xuất khẩu.
1.1.1. Khái niệm.
Thương mại (Trade) có nghĩa là trao đổi hàng hoá giữa hai bên. Nếu các bên cư trú tại những quốc gia khác nhau thì hoạt động thương mại này mang tính quốc tế. Đây là một hình thức của các mối quan hệ kinh tế – xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau giữa những người sản xuất kinh doanh hàng hoá riêng biệt giữa các quốc gia. Thông thường một trong các hàng hoá tham gia trao đổi là “tiền” (có thể là đơn vị tiền tệ quốc gia của một bên, hay đồng tiền của nước thứ 3, hay vàng). Trong trường hợp không có hàng hoá trao đổi nào là tiền thì quá trình buôn bán này thuộc loại “hàng đổi hàng” – sự đổi trác trực tiếp của một hàng hoá vật phẩm hay dịch vụ này để lấy hàng hoá hay dịch vụ khác. Các bên tham gia thương mại quốc tế là các tổ chức (cơ quan nhà nước, công ty tư nhân) hay cá nhân.
Thương mại quốc tế ra đời và phát triển với quá trình phân công lao động quốc tế. Thực tế cho thấy, xã hội càng phát triển, phân công lao động diễn ra ngày càng sâu sắc. Điều đó phản ánh mối quan hệ phụ thuộc giữa các quốc gia ngày càng tăng lên. Thương mại quốc tế vì thế ngày càng được mở rộng , đa dạng và phức tạp.
Thương mại quốc tế , bên cạnh đó còn xuất hiện từ các lợi thế về điều kiện tự nhiên địa chính trị và xã hội giữa các quốc gia. Chính sự khác nhau đó nên khi mỗi nước chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu hàng hoá của mình , để nhập khẩu những hàng hoá cần thiết từ nước ngoài. Điều này có thể thấy rõ hơn qua lý thuyết lợi thế so sánh của nhà kinh tế học người Anh David Ricardo(1817). Lý thuyết này khẳng định nếu mỗi nước chuyên môn hóa và các sản phẩm mà nước đó có lợi thế tương đối thì thương mại sẽ có lợi cho cả hai bên. Thậm chí nếu một quốc gia hoàn toàn kém lợi thế so sánh so với các nước khác thì họ vẫn có lợi khi tham gia thương mại quốc tế thông qua chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu các loại hàng hoá mà việc sản xuất chúng gặp ít bất lợi nhất.
Mặt khác, thương mại quốc tế được bắt nguồn từ sự chênh lệch chi phí cơ hội giữa các nước. Chính sự chênh lệch chi phí tương đối giữa các quốc gia trong sản xuất quyết định cách thương mại quốc tế.
Ngày nay, dưới sự tác động mạnh mẽ của các xu hướng vận động của nền kinh tế thế giới , đặc biệt là sự tác động ngày càng tăng của xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá, thương mại quốc tế đã trở thành quy luật mang tính tất yếu khách quan. Sở dĩ như vậy vì khu vực hoá, toàn cầu hoá là một xu thế khách quan và quan trọng nhất của phát triển kinh tế thế giới trong thế kỷ 21. Nó đặt ra các yêu cầu phát triển đối với nền công nghệ toàn cầu, trước hết là vai trò của tin học, viễn thông liên lạc, vận tải. Chính sự phát triển của các công nghệ này sẽ thu hẹp khoảng cách giữa các quốc gia cũng như khu vực. Bên cạnh đó, xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá còn yêu cầu các quan hệ kinh tế quốc tế, trước hết là quan hệ thưương mại, đầu tư vượt ra khỏi biên giới quốc gia và đòi hỏi một không gian toàn cầu cho các quan hệ đó hoạt động.
Thương mại quốc tế đóng vai trò rất quan trọng trong thế giới hiện đại và được xem như điều kiện tiền đề cho sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Thương mại quốc tế cho phép thay đổi cơ cấu sản xuất và nâng cao mức tiêu dùng dân cư. Bên cạnh đó, nó còn là điều kiện tối cần thiết cho việc thực hiện chuyên môn hoá sâu để có hiệu quả cao trong nhiều ngành công nghiệp hiện đại. Thương mại quốc tế và những lợi ích do nó mang lại đã làm cho thương mại và thị trường thế giới trở thành nguồn lực của nền kinh tế quốc dân, là nguồn tiết kiệm nước ngoài, là nhân tố kích thích sự phát triển của lực lượng sản xuất , của khoa học công nghệ. Thương mại quốc tế vừa là cầu nối kinh tế của mỗi quốc gia với các nước khác trên thế giới, vừa là nguồn hậu cần cho sản xuất và đời sống của toàn xã hội văn minh hơn, thịnh vượng hơn.
Nhận thức điều đó, Đảng và Nhà nước ta đã có những hướng đi mới trong đường lối chính sách của mình. Từ tư tưởng tự cung tự cấp đến nay chúng ta đã tạo mọi điều kiện để mở rộng giao lưu kinh tế với nước ngoài, mở rộng để thu hút mọi nguồn vốn đầu tư. Với chính sách đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ kinh tế quốc dân, mở cửa và hướng mạnh ra xuất khẩu để làm cho nền kinh tế nước ta sống dậy, hoạt động ngoại thương trong những năm qua đã thu được những thành tựu đáng kể, đặc biệt là lĩnh vực xuât khẩu. Kim ngạch xuât khẩu hơn 10 năm trở lại đây đã liên tục tăng với tốc độ hàng năm khoảng trên dưới 20%, đóng góp một phần không nhỏ vào phát triển kinh tế đất nước. Chính vì vậy, Nghị quyết Đại Hội VIII của Đảng đã nhấn mạnh: “ Gĩư vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại. Dựa vào nguồn lực trong nước là chính đi đôi với tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài, xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuât khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm sản xuất trong nước có hiệu quả.”
1.1.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu :
Qúa trình xuất khẩu hàng hoá của một quốc gia phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có các yếu tố cơ bản sau:
1.1.2.1. Yếu tố kinh tế.
Thị trường cần có sức múa, cũng như người mua. Sự thay đổi các thông số kinh tế như thu nhập, chi phí sinh hoạt, lãi suất và kết cấu tiết kiệm của một quốc gia có tác động tức thời đến thương trường, các nhà quản trị cần hiểu rõ những khuynh hướng chính yếu diễn ra trong các vấn đề này. Một yếu tố cơ bản để phản ánh kích thước của thị trường tiềm năng đó là dân số, quan trọng hơn nữa họ phải nghiên cứu so sánh tốc độ của GNP tăng so với tốc độ dân số để đoán khả năng mở rộng thị trường của quốc gia đó.
Để định hình yêu cầu về sản phẩm và dịhc vụ, công ty kinh doanh quốc tế phải tiến hành cơ cấu công nghiệp của một quốc gia với những đặc điểm khác nhau của nền kinh tế như: Những quốc gia mà nên kinh tế chỉ đủ sinh tồn thì ít cống hiến thời cơ cho hoạt động xuất khẩu của công ty, còn những quốc gia có nền kinh tế đang công nghiệp hoá sẽ tạo điều kiện triển vọng, mở ra nhiều thời cơ kinh doanh cho các công ty kinh doanh quốc tế.
1.1.2.2. Môi trường văn hoá - xã hội.
Người ta lớn lên trong một xã hội đặc thù nào đó. Đó là môi trường hình thành các niềm tin cơ bản, các giá trị và những tiêu chuẩn của họ, là nơi xác định mối quan hệ giữa họ với người khác. Những đặc tính văn hoá sau đây có thể ảnh hưởng đến quyết định tiếp thị:
Tính bền vững của những giá trị văn hoá cốt lõi: Dân chúng trong bất cứ xã hội nào cũng đều lưu giữ một số giá trị và niềm tin, chúng mang tính bất di bất dịch khá cao. Những niềm tin và giá trị thức cấp thì dễ thay đổi hơn, các nhà quản lý có cơ may làm thay đổi yếu tố này nhunưg ít cơ may làm thay đổi giá trị cốt lõi của chúng.
Các tiểu văn hoá và sự chuyển biến trong các giá trị văn hoá thứ cấp. Mỗi xã hội đều chứa đựng những tiểu văn hoá, chúgn được nảy sinh từ khung cảnh và kinh nghiệm sống chung của từng nhóm người. Mặc dù các giá trị văn hoá cốt lõi là khá bền vững, nhưng những biến đổi văn hoá cũng vẫn xảy ra và rất khác nhau ở mối nước. Trong thực tế các nhà quản trị marketing rất khó có khả năng nhần thức chính xác mà chỉ tiên đoán những chuyển biến để lựa chọn ra những tiểu văn hoá làm thị trường trọng điểm của mình.
1.1.2.3.Môi trường chính trị – pháp luật.
Các quyết định kinh doanh chịu tác động mạnh mẽ của những tiến triển trong môi truơnừg chính trị và pháp luật.Môi trường này được tạo ra từ các luật lệ, cơ quan chính quyền và những nhóm áp lực đã gây ảnh hưởng và ràng buộc tới mọi tổ chức và cá nhân trong xã hội. Các nhà quản lý tiếp thị cần xem xét những xu hướng chính yếu và những điều bí ẩn chứa đó để đưa ra những quyết định có hiệu quả.Pháp lý điều tiết hoạt động của doanh nghiệp.
Các nhà tiếp thị phải có sự hiểu biết thấu đáo các đạo luật quan trọng đang bảo vệ sự cạnh tranh, người tiêu thụ và những lợi ích rộng lớn của xã hội. Vì những điều luật mới, với sự cưỡng chế năng động hơn có thể tạo thành áp lực hạn chế sự tự do của nhà tiếp thị. Nên họ cần thông báo rõ ràng hàng hoá của mình với các bộ phận pháp lý và giao tế của công ty để tập hợp thành các quyết định quản lý chung.
1.1.2.4.Yếu tố cạnh tranh.
Lợi thế cạnh tranh của một quốc gia là ưu thế giữa các quốc gia về lao động, vốn và sự thiên phú tự nhiên về tài nguyên, đất đai. Phải sử dụng các lợi thế này để tạo ra sản phẩm có chi phí thấp. Tuy nhiên lợi thế cạnh tanh của bất kỳ nước nào cũng có tính chất tương đối, luôn luôn trong quá trình biến động và phát triển. Vì vậy cơ cấu xuất khẩu theo mặt hàng cũng phải thay đổi. Tính quy luật của sự thay đổi cơ cấu sản phẩm xuất khẩu là chuyển dần từ sản phẩm sử dụng nhiều lao động rẻ, không cần tay nghề cao như sản phẩm dệt may, da giày...sang các sản phẩm xuất khẩu sử dụng nhiều lao động có tay nghề cao như ngành hoá chất, điện tử, sắt thép, ô tô...Cuối cùng là chuyển sang các sản phẩm cần nhiều vốn và công nghệ, điện tử, sắt thép, ô tô...Cuối cùng là chuyển sang các sản phẩm cần nhiều vốn và công nghệ cao như cơ khí chính xác, tự động hoá, thiết bị viễn thông...
1.2.Vai trò và tiềm năng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam .
1.2.1.Vai trò của xuất khẩu thuỷ sản trong nền kinh tế.
Trong nền kinh tế nước ta, thuỷ sản là một trong những ngành có nhiều khả năng và tiềm năng huy động để phát triển, có thể đạt được tốc độ tăng trưởng cao vào những năm tới và tiến kịp các nước trong khu vực nếu có các chính sách thích hợp và được đầu tư thoả đáng. Sự giàu về tài nguyên, khí hậu thuận lợi, đa dạng sinh thái đã khiến cho ngành thuỷ sản nước ta có nhiều ưu thế phát triển quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ngành thuỷ sản từ một lĩnh vực nhỏ bé thuộc khối nông nghiệp, đã vươn lên thành một ngành kinh tế quan trọng , mũi nhọn của đất nước.
Trong những năm qua, xuất khẩu thuỷ sản đã có những đóng góp hết sức to lớn, trở thành động lực thúc đẩy kinh tế thuỷ sản phát triển nói riêng và sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam nói chung. Hàng năm, xuất khẩu thuỷ sản đã đem lại nguồn ngoại tệ rất lớn cho đất nước, từ 285,4 triệu USD năm 1991 đến nay thuỷ sản đã trở thành một trong bốn ngành dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu cả nước(chỉ đứng sau dầu thô, dệt may và giầy da) đến năm 2004 con số đã là 2,359 tỷ USD. Như vậy cùng với các mặt hàng xuất khẩu khác, xuất khẩu thuỷ sản đã góp phần rất lớn trong việc tạo ra nguồn vốn cho sự công nghiệp hoá - hiện đại hoá mà chúng ta đang tiến hành.
Thuỷ sản là một trong những mặt hàng chúng ta có khả năng cạnh tranh, có triển vọng phát triển, góp phần tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu thu ngoại tệ, đồng thời góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế để đời sống nhân dân ngày càng khá hơn. Từ một lĩnh vực kinh tế còn yếu về cơ sở vật chất kỹ thuật, ngành thuỷ sản đã vươn lên, đóng góp tích cực vào quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, mở rộng thị trường trong và ngoài nước, sản xuất hàng hoá phát triển, lấy xuất khẩu làm mũi nhọn. Trong những năm qua, xuất khẩu thuỷ sản vẫn tăng đều về khối lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu vươn lên đỉnh cao mới, đặc biệt năm 2002 đã vượt qua ngưỡng 2 tỷ USD.Với vai trò khai thông thị trường, xuất khẩu thuỷ sản đã thúc đẩy sự phát triển đối với khâu nuôi trồng và khai thác nguyên liệu. Trong khai thác hải sản, nghề cá nhân dân đã được tổ chức quản lý và hợp tác theo đơn vị truyền nghề, khuyến khích trang bị tàu thuyền có công suất lớn, có khả năng đánh bắt ở vùng biển khơi. Do đó không chỉ đảm bảo hiệu quả kinh tế mà còn mang ý nghĩa chính trị và bảo vệ an ninh quốc phòng đất nước. Bên cạnh đó, phong trào nuôi trồng thuỷ sản đã phát triển mạnh mẽ trong phạm vi cả nước, các hình thức nuôi thâm canh, nuôi xen canh tôm – lúa, tôm – cá…đựoc thực hiện rộng rãi. Mạng lưới sản xuất giống cũng đã được hình thành ở hầu hết các tỉnh ven biển, đáp ứng yêu cầu sản xuất của dân. Như vậy, nuôi trồng thuỷ sản đã hình thành một ngành sản xuất chính, có vị trí quan trọng trong tạo ra việc làm, sản xuất mặt hàng xuất khẩu.
Thêm vào đó, công nghiệp chế biến thuỷ sản với 172 cơ sở đã đóng vai trò to lớn hàng đầu về công nghiệp chế biến thực phẩm trong cả nước và thu hút nguyên liệu sản xuất hàng hoá xuất khẩu. Sự ra đời hàng loạt nhà máy chế biến thế hệ mới bên cạnh các nhà máy được nâng cấp với quy mô lớn, công nghệ hiện đại đã góp phần đưa công nghệ chế biến thuỷ sản Việt Nam lên thứ hạng cao trên thế giới.
Hơn thế nữa, với tiềm năng xuất khẩu lớn, hiện nay ngành thuỷ sản Việt Nam đã thu hút được trên 30 vạn lao động nhàn rỗi và ít có tay nghề thông qua sản xuất hàng xuất khẩu, giải quyết tốt công ăn việc làm, góp phần cải thiện đời sống nhân dân, ổn định xã hội. Đồng thời, sự phát triển của ngành có thể đem lại cơ hội phát triển cho những ngành khác liên quan như : sản xuất nuôi trồng, chăn nuôi, hoá chất…có điều kiện phát triển. Không những thế, ngành còn có khả năng phát triển trên mọi vùng kinh tế trọng điểm của đất nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ theo hướng hợp lý. Bên cạnh đó, thông qua việc xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản, Việt Nam đã thâm nhập thị trường thế giới từ đó mở rộng và thúc đẩy sự phát triển mối quan hệ kinh tế đối ngoại giữa Việt Nam và các nước khác.
Ngoài ra, do yêu cầu của thị trường thế giới và cũng do cạnh tranh khốc liệt mà các đơn vị sản xuất hàng thuỷ sản luôn tìm tòi, cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng một cách tôt nhất nhu cầu của thị trường. Từ đó góp phần đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường nội địa, đóng góp cho sự tăng trưởng GDP của đất nước.
Như vậy, với ưu thế là sự phù hợp với giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá đất nước, thu hút nhiều lao động, tạo ra khoản thu ngoại tệ lớn về cho đất nước xuất khẩu thuỷ sản đã và đang có vị trí, vai trò rất quan trọng trong hệ thống các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam .
1.2.2.Tiềm năng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam.
1.2.2.1.Tiềm năng về điều kiện tự nhiên.
Nằm trong khu vực Biển Đông, Việt Nam đã sớm là một quốc gia biển. Đánh bắt hải sản, vận tải biển và buôn bán trên biển là một bộ phận cấu thành của nền văn hoá ngay từ thuở sơ khai. Biển Việt Nam có tính chất như một vùng biển kín. Vịnh Bắc Bộ tương đối nông, mức sâu nhất không quá 90 mét, đáy biển bằng phẳng nằm tronh khu vực Biển Đông. Bờ biển dài 3260km, có vùng đặc quyền kinh tế biển khoảng 1 triệu km2 cùng hàng nghìn đảo lớn nhỏ.
Nhờ đặc điểm địa hình, biển nước ta thuộc loại giàu hải sản. Riêng vùng biển đặc quyền kinh tế với độ rộng hơn 200 hải lý và có khoảng hơn 2000 loài cá biển, trong đó có hơn 100 loài tôm biển, 53 loài mực, 650 loài rong biển, 12 loài rắn biển và có 4 loài rùa biển, ngoài ra còn có nhiều loại đặc sản quý hiếm khác: yến sào, sò huyết, ngọc trai, điệp, san hô đỏ.Hà
2.3.1.Chính sách quản lý sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu
Tập hợp ngư dân thành đội đánh bắt thủy sản, hướng họ vào con đường làm ăn tập thể, phát triển hình thức kinh tế hợp tác xã, hạn chế tình trạng làm ăn manh mún, nhỏ lẻ, không có lợi cho ngư dân.
Quy định yêu cầu các nhà máy chế biến thực hiện chương trình quản lý chất lượng theo GMP, SSOP, HACCP…
Quy hoạch lại các vùng nuôi thủy sản sao cho hợp lý và có hiệu quả, đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái.
Khuyến khích hoạt động liên doanh, liên kết, các dự án 100% vốn nước ngoài đầu tư vào nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản.
Xây dựng, ban hành và triển khai áp dụng các tiêu chuẩn Nhà nước và tiêu chuẩn ngành về điều kiện sản xuất, an toàn vệ sinh tối thiểu đối với các chợ, các cảng cá, các cơ sở chế biến thủy sản.
Kiện toàn hệ thông pháp luật, sớm ban hành các văn bản luật hướng dẫn hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu thủy sản. Cần nhanh chóng có luật về chống bán phá giá, quy định cụ thể các trường hợp và cách xử lý, để hạn chế hay có cơ sở pháp lý để giải quyết khi xảy ra những tranh chấp như vụ kiện cá tra, cá basa của Việt Nam bán phá giá cho CFA đứng đầu.
3.2.3.2.Chính sách tài chính - tín dụng
Nhà nước nên giành một khoản vốn ưu đãi ưu tiên từ các nguồn khác nhau (vốn ngân sách, vốn viện trợ ODA, vốn vay dài hạn của các tổ chức quốc tế) để phát triển sản xuất nguyên liệu thủy sản thông qua xây dựng cơ sở hạ tầng, điều tra nguồn lợi, nghiên cứu chuyển giao và ứng dụng công nghệ tiên tiến, trước hết là công nghệ sản xuất giống các loài có giá trị kinh tế, công nghệ đánh bắt xa bờ, hỗ trợ quản lý nghề cá, quản lý chất lượng, quản lý môi trường, hỗ trợ công tác thông tin thị trường, đào tạo chuyên gia và cán bộ kỹ thuật.
Nhà nước nên có chính sách tín dụng ưu đãi cho ngư dân vay vốn để đóng tàu, mua sắm trang thiết bị cần thiết cho việc khai thác, nhất là khai thác xa bờ. Cần đơn giản hoá thủ tục cho ngư dân vay vốn, áp dụng chính sách cho vay với lãi suất thấp, thời hạn cho vay dài để khuyến khích ngư dân vay vốn cho sản xuất.
Các doanh nghiệp chế biến cũng có thể được hỗ trợ một phần vốn với lãi suất ưu đãi, thời hạn cho vay trung hay dài hạn, để đầu tư chiều sâu, nâng cấp máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ chế biến, đáp ứng yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm của các nước, nhất là Mỹ và EU.
Bên cạnh việc trợ giúp vốn cho các doanh nghiệp, Nhà nước cần đưa ra những chính sách thích hợp khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành thủy sản, đặc biệt là trong hoạt động khai thác xa bờ, nuôi trồng thủy sản biển, nuôi tôm công nghiệp, chế biến kỹ thuật cao, sản xuất thiết bị lạnh kỹ thuật cao.
Nhà nước nên hỗ trợ thêm cho các doanh nghiệp xuất khẩu thành lập văn phòng thay mặt tại các thị trường chính như EU, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và giới thiệu sản phẩm tại các thị trường tiềm năng như Hàn Quốc, Đài Loan. Trước mắt cần giải quyết nhanh chóng các vướng mắc trong sản khẩu tiểu nghạch với thị trường Trung Quốc, một thị trường lớn có khả năng nhập khẩu hàng thủy sản của Việt Nam.
Đầu tư hỗ trợ đào tạo đội ngũ cán bộ cho ngành thủy sản, xây dựng hệ thống phòng thí nghiệm và thành lập các cơ quan kiểm tra chất lượng, xây dựng cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin thị trường và Trung tâm Công nghệ và chế biến, Trung tâm dịch vụ tư vấn cho ngành.
Ngoài ra còn phải kể đến những hình thức huy động vốn khác như:
+ Tiến hành cổ phần hoá phần lớn các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản quốc doanh hiện có, nhằm thu húc mạnh vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế khác, giữ tỷ trọng vốn Nhà nước khoảng 25 -30 % tổng vốn kinh doanh trong khu vực chế biến thủy sản xuất khẩu. Nhà nước chỉ nắm tỷ lệ phần chi phối trong các doanh nghiệp có vị trí quan trọng. Không khuyến khích phát triển thêm doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, trừ những doanh nghiệp có công nghệ cao.
+ Xây dựng ngân hàng cổ phần thủy sản, ngân hàng này sẽ đóng vai trò hỗ trợ vốn cho ngư dân, người nuôi trồng thủy sản, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản.
+ Xây dựng hệ thống các quỹ tín dụng nghề cá
3.2.3.3.Chính sách thuế
Nhà nước cần có những chính sách miễn, giảm thuế đối với sản xuất và xuất khẩu thủy sản, ví dụ với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để phục vụ công tác chế biến xuât khẩu, cần hoàn 100% thuế nhập khẩu nguyên liệu.
Miễn, giảm thuế nhập khẩu dây chuyền công nghệ tiên tiến trong chế biến, bao gói, bảo quản, vận chuyển hàng thủy sản để khuyến khích các nhà máy chế biến sử dụng kỹ thuật công nghệ cao trong sản xuất, do đó mang lại những sản phẩm chất lượng cao và đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thủy sản, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu của các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản và EU.
Kết luận
Chặng đường phát triển hàng chục năm qua của ngành thủy sản Việt Nam đã đánh dấu nhiều bước thăng trầm, đã có những giai đoạn suy thoái, trì trệ. Tuy nhiên, với chủ trương đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, ngành thủy sản Việt Nam ngày càng có những bước tiến tích cực. Thuỷ sản từ chỗ chỉ làm một bộ phận rất nhỏ bé trong cơ cấu nông lâm ngư nghiệp, đến nay đã đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước. Việt Nam thậm chí đã xác lập được một vị thế nhất định trên thị trường thủy sản thế giới dù rằng chưa phải là cao. Nhưng chỉ như vậy thôi đã đủ để thể hiện những nỗ lực lớn của Nhà nước, của ngành và của toàn dân trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành thủy sản, một ngành mà Việt Nam vốn rất có tiềm năng để phát triển. Việt Nam được xếp trong danh sách 20 nước có sản lượng thủy sản lớn nhất thế giới và đứng thứ 11 trong số các quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới. Khả năng cạnh tranh của thủy sản Việt Nam trên thị trường thủy sản thế giới đã được nâng lên đáng kể.
Bên cạnh đó, hàng thủy sản Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế liên quan đến vấn đề chất lượng, bao bì, nhãn mác, thị trường tiêu thụ… Việt Nam cũng gặp khó khăn trong xuất khẩu do các nước nhập khẩu đặt ra rất nhiều rào cản kỹ thuật và thương mại như vấn đề về dư lượng kháng sinh với thị trường EU, vụ kiện cá tra, cá basa từ phía Mỹ, và phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường thủy sản thế giới.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Lời mở đầu
sau hơn 16 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam có nhiều chuyển biến mạnh mẽ. Hoạt động xuất khẩu ngày càng phát triển, mang lại nguồn thu ngoại tệ quan trọng góp phần đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng.Đạt được những kết quả trên có sự đóng góp quan trọng của mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu. Những năm gần đây, thuỷ sản luôn là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Cơ cấu mặt hàng thuỷ sản , thị trường xuất khẩu từng bước được đa dạng hoá và mở rộng hơn. Sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển , giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân. Ngoài ra, xuất khẩu thuỷ sản còn góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, là cơ sở để mở rộng thúc đẩy các hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam.
Nhận thức được tầm quan trọng của ngành thuỷ sản trong sự phát triển kinh tế – xã hội chung của cả nước, em chọn đề tài : “Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam – Thực trạng và giải pháp” để làm khoá luận tốt nghiệp.
Kết cấu của bản khóa luận ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo gồm có 3 chương với nội dung sau:
Chương 1: Lý luận chung về xuất khẩu thuỷ sản
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong những năm qua.
Chương 3hương hướng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong thời gian tới.
Em xin chân thành Thank sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Xuân Thiên, thư viện Đại học quốc gia Hà Nội, Thư viện Quốc Gia và khoa kinh tế- Đại học Quốc gia đã giúp em hoàn thành khoá luận.
Với tầm kiến thức còn hạn hẹp nên không thể tránh được những thiếu sót, em kính mong nhận được sự góp ý để đề tài có cơ hội được hoàn thiện hơn.
Chương 1
Lý luận chung về xuất khẩu thuỷ sản.
1.1.Hoạt động xuất khẩu.
1.1.1. Khái niệm.
Thương mại (Trade) có nghĩa là trao đổi hàng hoá giữa hai bên. Nếu các bên cư trú tại những quốc gia khác nhau thì hoạt động thương mại này mang tính quốc tế. Đây là một hình thức của các mối quan hệ kinh tế – xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau giữa những người sản xuất kinh doanh hàng hoá riêng biệt giữa các quốc gia. Thông thường một trong các hàng hoá tham gia trao đổi là “tiền” (có thể là đơn vị tiền tệ quốc gia của một bên, hay đồng tiền của nước thứ 3, hay vàng). Trong trường hợp không có hàng hoá trao đổi nào là tiền thì quá trình buôn bán này thuộc loại “hàng đổi hàng” – sự đổi trác trực tiếp của một hàng hoá vật phẩm hay dịch vụ này để lấy hàng hoá hay dịch vụ khác. Các bên tham gia thương mại quốc tế là các tổ chức (cơ quan nhà nước, công ty tư nhân) hay cá nhân.
Thương mại quốc tế ra đời và phát triển với quá trình phân công lao động quốc tế. Thực tế cho thấy, xã hội càng phát triển, phân công lao động diễn ra ngày càng sâu sắc. Điều đó phản ánh mối quan hệ phụ thuộc giữa các quốc gia ngày càng tăng lên. Thương mại quốc tế vì thế ngày càng được mở rộng , đa dạng và phức tạp.
Thương mại quốc tế , bên cạnh đó còn xuất hiện từ các lợi thế về điều kiện tự nhiên địa chính trị và xã hội giữa các quốc gia. Chính sự khác nhau đó nên khi mỗi nước chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu hàng hoá của mình , để nhập khẩu những hàng hoá cần thiết từ nước ngoài. Điều này có thể thấy rõ hơn qua lý thuyết lợi thế so sánh của nhà kinh tế học người Anh David Ricardo(1817). Lý thuyết này khẳng định nếu mỗi nước chuyên môn hóa và các sản phẩm mà nước đó có lợi thế tương đối thì thương mại sẽ có lợi cho cả hai bên. Thậm chí nếu một quốc gia hoàn toàn kém lợi thế so sánh so với các nước khác thì họ vẫn có lợi khi tham gia thương mại quốc tế thông qua chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu các loại hàng hoá mà việc sản xuất chúng gặp ít bất lợi nhất.
Mặt khác, thương mại quốc tế được bắt nguồn từ sự chênh lệch chi phí cơ hội giữa các nước. Chính sự chênh lệch chi phí tương đối giữa các quốc gia trong sản xuất quyết định cách thương mại quốc tế.
Ngày nay, dưới sự tác động mạnh mẽ của các xu hướng vận động của nền kinh tế thế giới , đặc biệt là sự tác động ngày càng tăng của xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá, thương mại quốc tế đã trở thành quy luật mang tính tất yếu khách quan. Sở dĩ như vậy vì khu vực hoá, toàn cầu hoá là một xu thế khách quan và quan trọng nhất của phát triển kinh tế thế giới trong thế kỷ 21. Nó đặt ra các yêu cầu phát triển đối với nền công nghệ toàn cầu, trước hết là vai trò của tin học, viễn thông liên lạc, vận tải. Chính sự phát triển của các công nghệ này sẽ thu hẹp khoảng cách giữa các quốc gia cũng như khu vực. Bên cạnh đó, xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá còn yêu cầu các quan hệ kinh tế quốc tế, trước hết là quan hệ thưương mại, đầu tư vượt ra khỏi biên giới quốc gia và đòi hỏi một không gian toàn cầu cho các quan hệ đó hoạt động.
Thương mại quốc tế đóng vai trò rất quan trọng trong thế giới hiện đại và được xem như điều kiện tiền đề cho sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Thương mại quốc tế cho phép thay đổi cơ cấu sản xuất và nâng cao mức tiêu dùng dân cư. Bên cạnh đó, nó còn là điều kiện tối cần thiết cho việc thực hiện chuyên môn hoá sâu để có hiệu quả cao trong nhiều ngành công nghiệp hiện đại. Thương mại quốc tế và những lợi ích do nó mang lại đã làm cho thương mại và thị trường thế giới trở thành nguồn lực của nền kinh tế quốc dân, là nguồn tiết kiệm nước ngoài, là nhân tố kích thích sự phát triển của lực lượng sản xuất , của khoa học công nghệ. Thương mại quốc tế vừa là cầu nối kinh tế của mỗi quốc gia với các nước khác trên thế giới, vừa là nguồn hậu cần cho sản xuất và đời sống của toàn xã hội văn minh hơn, thịnh vượng hơn.
Nhận thức điều đó, Đảng và Nhà nước ta đã có những hướng đi mới trong đường lối chính sách của mình. Từ tư tưởng tự cung tự cấp đến nay chúng ta đã tạo mọi điều kiện để mở rộng giao lưu kinh tế với nước ngoài, mở rộng để thu hút mọi nguồn vốn đầu tư. Với chính sách đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ kinh tế quốc dân, mở cửa và hướng mạnh ra xuất khẩu để làm cho nền kinh tế nước ta sống dậy, hoạt động ngoại thương trong những năm qua đã thu được những thành tựu đáng kể, đặc biệt là lĩnh vực xuât khẩu. Kim ngạch xuât khẩu hơn 10 năm trở lại đây đã liên tục tăng với tốc độ hàng năm khoảng trên dưới 20%, đóng góp một phần không nhỏ vào phát triển kinh tế đất nước. Chính vì vậy, Nghị quyết Đại Hội VIII của Đảng đã nhấn mạnh: “ Gĩư vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại. Dựa vào nguồn lực trong nước là chính đi đôi với tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài, xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuât khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm sản xuất trong nước có hiệu quả.”
1.1.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu :
Qúa trình xuất khẩu hàng hoá của một quốc gia phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có các yếu tố cơ bản sau:
1.1.2.1. Yếu tố kinh tế.
Thị trường cần có sức múa, cũng như người mua. Sự thay đổi các thông số kinh tế như thu nhập, chi phí sinh hoạt, lãi suất và kết cấu tiết kiệm của một quốc gia có tác động tức thời đến thương trường, các nhà quản trị cần hiểu rõ những khuynh hướng chính yếu diễn ra trong các vấn đề này. Một yếu tố cơ bản để phản ánh kích thước của thị trường tiềm năng đó là dân số, quan trọng hơn nữa họ phải nghiên cứu so sánh tốc độ của GNP tăng so với tốc độ dân số để đoán khả năng mở rộng thị trường của quốc gia đó.
Để định hình yêu cầu về sản phẩm và dịhc vụ, công ty kinh doanh quốc tế phải tiến hành cơ cấu công nghiệp của một quốc gia với những đặc điểm khác nhau của nền kinh tế như: Những quốc gia mà nên kinh tế chỉ đủ sinh tồn thì ít cống hiến thời cơ cho hoạt động xuất khẩu của công ty, còn những quốc gia có nền kinh tế đang công nghiệp hoá sẽ tạo điều kiện triển vọng, mở ra nhiều thời cơ kinh doanh cho các công ty kinh doanh quốc tế.
1.1.2.2. Môi trường văn hoá - xã hội.
Người ta lớn lên trong một xã hội đặc thù nào đó. Đó là môi trường hình thành các niềm tin cơ bản, các giá trị và những tiêu chuẩn của họ, là nơi xác định mối quan hệ giữa họ với người khác. Những đặc tính văn hoá sau đây có thể ảnh hưởng đến quyết định tiếp thị:
Tính bền vững của những giá trị văn hoá cốt lõi: Dân chúng trong bất cứ xã hội nào cũng đều lưu giữ một số giá trị và niềm tin, chúng mang tính bất di bất dịch khá cao. Những niềm tin và giá trị thức cấp thì dễ thay đổi hơn, các nhà quản lý có cơ may làm thay đổi yếu tố này nhunưg ít cơ may làm thay đổi giá trị cốt lõi của chúng.
Các tiểu văn hoá và sự chuyển biến trong các giá trị văn hoá thứ cấp. Mỗi xã hội đều chứa đựng những tiểu văn hoá, chúgn được nảy sinh từ khung cảnh và kinh nghiệm sống chung của từng nhóm người. Mặc dù các giá trị văn hoá cốt lõi là khá bền vững, nhưng những biến đổi văn hoá cũng vẫn xảy ra và rất khác nhau ở mối nước. Trong thực tế các nhà quản trị marketing rất khó có khả năng nhần thức chính xác mà chỉ tiên đoán những chuyển biến để lựa chọn ra những tiểu văn hoá làm thị trường trọng điểm của mình.
1.1.2.3.Môi trường chính trị – pháp luật.
Các quyết định kinh doanh chịu tác động mạnh mẽ của những tiến triển trong môi truơnừg chính trị và pháp luật.Môi trường này được tạo ra từ các luật lệ, cơ quan chính quyền và những nhóm áp lực đã gây ảnh hưởng và ràng buộc tới mọi tổ chức và cá nhân trong xã hội. Các nhà quản lý tiếp thị cần xem xét những xu hướng chính yếu và những điều bí ẩn chứa đó để đưa ra những quyết định có hiệu quả.Pháp lý điều tiết hoạt động của doanh nghiệp.
Các nhà tiếp thị phải có sự hiểu biết thấu đáo các đạo luật quan trọng đang bảo vệ sự cạnh tranh, người tiêu thụ và những lợi ích rộng lớn của xã hội. Vì những điều luật mới, với sự cưỡng chế năng động hơn có thể tạo thành áp lực hạn chế sự tự do của nhà tiếp thị. Nên họ cần thông báo rõ ràng hàng hoá của mình với các bộ phận pháp lý và giao tế của công ty để tập hợp thành các quyết định quản lý chung.
1.1.2.4.Yếu tố cạnh tranh.
Lợi thế cạnh tranh của một quốc gia là ưu thế giữa các quốc gia về lao động, vốn và sự thiên phú tự nhiên về tài nguyên, đất đai. Phải sử dụng các lợi thế này để tạo ra sản phẩm có chi phí thấp. Tuy nhiên lợi thế cạnh tanh của bất kỳ nước nào cũng có tính chất tương đối, luôn luôn trong quá trình biến động và phát triển. Vì vậy cơ cấu xuất khẩu theo mặt hàng cũng phải thay đổi. Tính quy luật của sự thay đổi cơ cấu sản phẩm xuất khẩu là chuyển dần từ sản phẩm sử dụng nhiều lao động rẻ, không cần tay nghề cao như sản phẩm dệt may, da giày...sang các sản phẩm xuất khẩu sử dụng nhiều lao động có tay nghề cao như ngành hoá chất, điện tử, sắt thép, ô tô...Cuối cùng là chuyển sang các sản phẩm cần nhiều vốn và công nghệ, điện tử, sắt thép, ô tô...Cuối cùng là chuyển sang các sản phẩm cần nhiều vốn và công nghệ cao như cơ khí chính xác, tự động hoá, thiết bị viễn thông...
1.2.Vai trò và tiềm năng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam .
1.2.1.Vai trò của xuất khẩu thuỷ sản trong nền kinh tế.
Trong nền kinh tế nước ta, thuỷ sản là một trong những ngành có nhiều khả năng và tiềm năng huy động để phát triển, có thể đạt được tốc độ tăng trưởng cao vào những năm tới và tiến kịp các nước trong khu vực nếu có các chính sách thích hợp và được đầu tư thoả đáng. Sự giàu về tài nguyên, khí hậu thuận lợi, đa dạng sinh thái đã khiến cho ngành thuỷ sản nước ta có nhiều ưu thế phát triển quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ngành thuỷ sản từ một lĩnh vực nhỏ bé thuộc khối nông nghiệp, đã vươn lên thành một ngành kinh tế quan trọng , mũi nhọn của đất nước.
Trong những năm qua, xuất khẩu thuỷ sản đã có những đóng góp hết sức to lớn, trở thành động lực thúc đẩy kinh tế thuỷ sản phát triển nói riêng và sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam nói chung. Hàng năm, xuất khẩu thuỷ sản đã đem lại nguồn ngoại tệ rất lớn cho đất nước, từ 285,4 triệu USD năm 1991 đến nay thuỷ sản đã trở thành một trong bốn ngành dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu cả nước(chỉ đứng sau dầu thô, dệt may và giầy da) đến năm 2004 con số đã là 2,359 tỷ USD. Như vậy cùng với các mặt hàng xuất khẩu khác, xuất khẩu thuỷ sản đã góp phần rất lớn trong việc tạo ra nguồn vốn cho sự công nghiệp hoá - hiện đại hoá mà chúng ta đang tiến hành.
Thuỷ sản là một trong những mặt hàng chúng ta có khả năng cạnh tranh, có triển vọng phát triển, góp phần tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu thu ngoại tệ, đồng thời góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế để đời sống nhân dân ngày càng khá hơn. Từ một lĩnh vực kinh tế còn yếu về cơ sở vật chất kỹ thuật, ngành thuỷ sản đã vươn lên, đóng góp tích cực vào quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, mở rộng thị trường trong và ngoài nước, sản xuất hàng hoá phát triển, lấy xuất khẩu làm mũi nhọn. Trong những năm qua, xuất khẩu thuỷ sản vẫn tăng đều về khối lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu vươn lên đỉnh cao mới, đặc biệt năm 2002 đã vượt qua ngưỡng 2 tỷ USD.Với vai trò khai thông thị trường, xuất khẩu thuỷ sản đã thúc đẩy sự phát triển đối với khâu nuôi trồng và khai thác nguyên liệu. Trong khai thác hải sản, nghề cá nhân dân đã được tổ chức quản lý và hợp tác theo đơn vị truyền nghề, khuyến khích trang bị tàu thuyền có công suất lớn, có khả năng đánh bắt ở vùng biển khơi. Do đó không chỉ đảm bảo hiệu quả kinh tế mà còn mang ý nghĩa chính trị và bảo vệ an ninh quốc phòng đất nước. Bên cạnh đó, phong trào nuôi trồng thuỷ sản đã phát triển mạnh mẽ trong phạm vi cả nước, các hình thức nuôi thâm canh, nuôi xen canh tôm – lúa, tôm – cá…đựoc thực hiện rộng rãi. Mạng lưới sản xuất giống cũng đã được hình thành ở hầu hết các tỉnh ven biển, đáp ứng yêu cầu sản xuất của dân. Như vậy, nuôi trồng thuỷ sản đã hình thành một ngành sản xuất chính, có vị trí quan trọng trong tạo ra việc làm, sản xuất mặt hàng xuất khẩu.
Thêm vào đó, công nghiệp chế biến thuỷ sản với 172 cơ sở đã đóng vai trò to lớn hàng đầu về công nghiệp chế biến thực phẩm trong cả nước và thu hút nguyên liệu sản xuất hàng hoá xuất khẩu. Sự ra đời hàng loạt nhà máy chế biến thế hệ mới bên cạnh các nhà máy được nâng cấp với quy mô lớn, công nghệ hiện đại đã góp phần đưa công nghệ chế biến thuỷ sản Việt Nam lên thứ hạng cao trên thế giới.
Hơn thế nữa, với tiềm năng xuất khẩu lớn, hiện nay ngành thuỷ sản Việt Nam đã thu hút được trên 30 vạn lao động nhàn rỗi và ít có tay nghề thông qua sản xuất hàng xuất khẩu, giải quyết tốt công ăn việc làm, góp phần cải thiện đời sống nhân dân, ổn định xã hội. Đồng thời, sự phát triển của ngành có thể đem lại cơ hội phát triển cho những ngành khác liên quan như : sản xuất nuôi trồng, chăn nuôi, hoá chất…có điều kiện phát triển. Không những thế, ngành còn có khả năng phát triển trên mọi vùng kinh tế trọng điểm của đất nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ theo hướng hợp lý. Bên cạnh đó, thông qua việc xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản, Việt Nam đã thâm nhập thị trường thế giới từ đó mở rộng và thúc đẩy sự phát triển mối quan hệ kinh tế đối ngoại giữa Việt Nam và các nước khác.
Ngoài ra, do yêu cầu của thị trường thế giới và cũng do cạnh tranh khốc liệt mà các đơn vị sản xuất hàng thuỷ sản luôn tìm tòi, cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng một cách tôt nhất nhu cầu của thị trường. Từ đó góp phần đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường nội địa, đóng góp cho sự tăng trưởng GDP của đất nước.
Như vậy, với ưu thế là sự phù hợp với giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá đất nước, thu hút nhiều lao động, tạo ra khoản thu ngoại tệ lớn về cho đất nước xuất khẩu thuỷ sản đã và đang có vị trí, vai trò rất quan trọng trong hệ thống các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam .
1.2.2.Tiềm năng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam.
1.2.2.1.Tiềm năng về điều kiện tự nhiên.
Nằm trong khu vực Biển Đông, Việt Nam đã sớm là một quốc gia biển. Đánh bắt hải sản, vận tải biển và buôn bán trên biển là một bộ phận cấu thành của nền văn hoá ngay từ thuở sơ khai. Biển Việt Nam có tính chất như một vùng biển kín. Vịnh Bắc Bộ tương đối nông, mức sâu nhất không quá 90 mét, đáy biển bằng phẳng nằm tronh khu vực Biển Đông. Bờ biển dài 3260km, có vùng đặc quyền kinh tế biển khoảng 1 triệu km2 cùng hàng nghìn đảo lớn nhỏ.
Nhờ đặc điểm địa hình, biển nước ta thuộc loại giàu hải sản. Riêng vùng biển đặc quyền kinh tế với độ rộng hơn 200 hải lý và có khoảng hơn 2000 loài cá biển, trong đó có hơn 100 loài tôm biển, 53 loài mực, 650 loài rong biển, 12 loài rắn biển và có 4 loài rùa biển, ngoài ra còn có nhiều loại đặc sản quý hiếm khác: yến sào, sò huyết, ngọc trai, điệp, san hô đỏ.Hà
2.3.1.Chính sách quản lý sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu
Tập hợp ngư dân thành đội đánh bắt thủy sản, hướng họ vào con đường làm ăn tập thể, phát triển hình thức kinh tế hợp tác xã, hạn chế tình trạng làm ăn manh mún, nhỏ lẻ, không có lợi cho ngư dân.
Quy định yêu cầu các nhà máy chế biến thực hiện chương trình quản lý chất lượng theo GMP, SSOP, HACCP…
Quy hoạch lại các vùng nuôi thủy sản sao cho hợp lý và có hiệu quả, đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái.
Khuyến khích hoạt động liên doanh, liên kết, các dự án 100% vốn nước ngoài đầu tư vào nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản.
Xây dựng, ban hành và triển khai áp dụng các tiêu chuẩn Nhà nước và tiêu chuẩn ngành về điều kiện sản xuất, an toàn vệ sinh tối thiểu đối với các chợ, các cảng cá, các cơ sở chế biến thủy sản.
Kiện toàn hệ thông pháp luật, sớm ban hành các văn bản luật hướng dẫn hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu thủy sản. Cần nhanh chóng có luật về chống bán phá giá, quy định cụ thể các trường hợp và cách xử lý, để hạn chế hay có cơ sở pháp lý để giải quyết khi xảy ra những tranh chấp như vụ kiện cá tra, cá basa của Việt Nam bán phá giá cho CFA đứng đầu.
3.2.3.2.Chính sách tài chính - tín dụng
Nhà nước nên giành một khoản vốn ưu đãi ưu tiên từ các nguồn khác nhau (vốn ngân sách, vốn viện trợ ODA, vốn vay dài hạn của các tổ chức quốc tế) để phát triển sản xuất nguyên liệu thủy sản thông qua xây dựng cơ sở hạ tầng, điều tra nguồn lợi, nghiên cứu chuyển giao và ứng dụng công nghệ tiên tiến, trước hết là công nghệ sản xuất giống các loài có giá trị kinh tế, công nghệ đánh bắt xa bờ, hỗ trợ quản lý nghề cá, quản lý chất lượng, quản lý môi trường, hỗ trợ công tác thông tin thị trường, đào tạo chuyên gia và cán bộ kỹ thuật.
Nhà nước nên có chính sách tín dụng ưu đãi cho ngư dân vay vốn để đóng tàu, mua sắm trang thiết bị cần thiết cho việc khai thác, nhất là khai thác xa bờ. Cần đơn giản hoá thủ tục cho ngư dân vay vốn, áp dụng chính sách cho vay với lãi suất thấp, thời hạn cho vay dài để khuyến khích ngư dân vay vốn cho sản xuất.
Các doanh nghiệp chế biến cũng có thể được hỗ trợ một phần vốn với lãi suất ưu đãi, thời hạn cho vay trung hay dài hạn, để đầu tư chiều sâu, nâng cấp máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ chế biến, đáp ứng yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm của các nước, nhất là Mỹ và EU.
Bên cạnh việc trợ giúp vốn cho các doanh nghiệp, Nhà nước cần đưa ra những chính sách thích hợp khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành thủy sản, đặc biệt là trong hoạt động khai thác xa bờ, nuôi trồng thủy sản biển, nuôi tôm công nghiệp, chế biến kỹ thuật cao, sản xuất thiết bị lạnh kỹ thuật cao.
Nhà nước nên hỗ trợ thêm cho các doanh nghiệp xuất khẩu thành lập văn phòng thay mặt tại các thị trường chính như EU, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và giới thiệu sản phẩm tại các thị trường tiềm năng như Hàn Quốc, Đài Loan. Trước mắt cần giải quyết nhanh chóng các vướng mắc trong sản khẩu tiểu nghạch với thị trường Trung Quốc, một thị trường lớn có khả năng nhập khẩu hàng thủy sản của Việt Nam.
Đầu tư hỗ trợ đào tạo đội ngũ cán bộ cho ngành thủy sản, xây dựng hệ thống phòng thí nghiệm và thành lập các cơ quan kiểm tra chất lượng, xây dựng cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin thị trường và Trung tâm Công nghệ và chế biến, Trung tâm dịch vụ tư vấn cho ngành.
Ngoài ra còn phải kể đến những hình thức huy động vốn khác như:
+ Tiến hành cổ phần hoá phần lớn các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản quốc doanh hiện có, nhằm thu húc mạnh vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế khác, giữ tỷ trọng vốn Nhà nước khoảng 25 -30 % tổng vốn kinh doanh trong khu vực chế biến thủy sản xuất khẩu. Nhà nước chỉ nắm tỷ lệ phần chi phối trong các doanh nghiệp có vị trí quan trọng. Không khuyến khích phát triển thêm doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, trừ những doanh nghiệp có công nghệ cao.
+ Xây dựng ngân hàng cổ phần thủy sản, ngân hàng này sẽ đóng vai trò hỗ trợ vốn cho ngư dân, người nuôi trồng thủy sản, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản.
+ Xây dựng hệ thống các quỹ tín dụng nghề cá
3.2.3.3.Chính sách thuế
Nhà nước cần có những chính sách miễn, giảm thuế đối với sản xuất và xuất khẩu thủy sản, ví dụ với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để phục vụ công tác chế biến xuât khẩu, cần hoàn 100% thuế nhập khẩu nguyên liệu.
Miễn, giảm thuế nhập khẩu dây chuyền công nghệ tiên tiến trong chế biến, bao gói, bảo quản, vận chuyển hàng thủy sản để khuyến khích các nhà máy chế biến sử dụng kỹ thuật công nghệ cao trong sản xuất, do đó mang lại những sản phẩm chất lượng cao và đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thủy sản, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu của các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản và EU.
Kết luận
Chặng đường phát triển hàng chục năm qua của ngành thủy sản Việt Nam đã đánh dấu nhiều bước thăng trầm, đã có những giai đoạn suy thoái, trì trệ. Tuy nhiên, với chủ trương đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, ngành thủy sản Việt Nam ngày càng có những bước tiến tích cực. Thuỷ sản từ chỗ chỉ làm một bộ phận rất nhỏ bé trong cơ cấu nông lâm ngư nghiệp, đến nay đã đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước. Việt Nam thậm chí đã xác lập được một vị thế nhất định trên thị trường thủy sản thế giới dù rằng chưa phải là cao. Nhưng chỉ như vậy thôi đã đủ để thể hiện những nỗ lực lớn của Nhà nước, của ngành và của toàn dân trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành thủy sản, một ngành mà Việt Nam vốn rất có tiềm năng để phát triển. Việt Nam được xếp trong danh sách 20 nước có sản lượng thủy sản lớn nhất thế giới và đứng thứ 11 trong số các quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới. Khả năng cạnh tranh của thủy sản Việt Nam trên thị trường thủy sản thế giới đã được nâng lên đáng kể.
Bên cạnh đó, hàng thủy sản Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế liên quan đến vấn đề chất lượng, bao bì, nhãn mác, thị trường tiêu thụ… Việt Nam cũng gặp khó khăn trong xuất khẩu do các nước nhập khẩu đặt ra rất nhiều rào cản kỹ thuật và thương mại như vấn đề về dư lượng kháng sinh với thị trường EU, vụ kiện cá tra, cá basa từ phía Mỹ, và phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường thủy sản thế giới.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: