Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài
Việc Toà án giải quyết VADS là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Trong nhiều trường hợp Toà án đã thụ lý vụ án cần ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án do xuất hiện những căn cứ luật định như thụ lý không đúng, đối tượng tranh chấp không còn..v.v. Tuy nhiên, việc Toà án đình chỉ giải quyết vụ án không đúng có thể dẫn tới quyền lợi hợp pháp của nguyên đơn sẽ không được Toà án xem xét giải quyết. Ngoài ra, trong quá trình giải quyết VADS có thể xuất hiện những lý do làm cho Toà án không thể tiếp tục tiến hành tố tụng. Bởi vì việc tiếp tục giải quyết VADS trong những trường hợp này có thể sẽ không đảm bảo quyền tham gia tố tụng của các đương sự hay làm cho kết quả giải quyết vụ việc không chính xác. Trong những trường hợp như vậy, Toà án phải ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS. Tuy nhiên, việc tạm đình chỉ giải quyết không đúng có thể làm cho thời gian giải quyết bị kéo dài, gây thiệt hại cho quyền lợi chính đáng của đương sự.
Các quy định về tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết VADS nếu được quy định không hợp lý có thể dẫn tới quyền lợi hợp pháp của nguyên đơn sẽ không được Toà án bảo vệ hay thời gian giải quyết bị kéo dài, gây thiệt hại cho quyền lợi chính đáng của đương sự. Do vậy, việc nghiên cứu một cách toàn diện về tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết VADS là rất cần thiết. Việc nghiên cứu này nhằm làm sáng tỏ bản chất pháp lý của tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết VADS; sự khác biệt giữa tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết VADS với hoãn phiên toà, ngừng phiên toà; cơ sở khoa học của việc xây dựng các quy định về tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết VADS. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận này, khoá luận sẽ đối chiếu với quy định trong BLTTDS năm 2004 và thực tiễn áp dụng pháp luật về tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết VADS nhằm làm rõ những hạn chế của pháp luật hiện hành, bất cập trong thực tiễn về vấn đề này, từ đó đề xuất những giải pháp khắc phục là cần thiết.
Với lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết vụ án dân sự” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu đề tài là làm rõ các vấn đề lý luận về tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết VADS. Tìm hiểu thực trạng áp dụng các quy định về tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết các VADS trong thực tiễn, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về vấn đề này.
Để đạt được mục đích trên, luận văn tập trung vào việc làm rõ một số vấn đề sau:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết VADS như: khái niệm, đặc điểm, hậu quả pháp lý của tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết VADS; cơ sở khoa học của việc xây dựng các quy định về tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết VADS; sự phát triển của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết VADS.
- Phân tích, đánh giá thực trạng những quy định của BLTTDS năm 2004 về tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết VADS.
- Nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định của BLTTDS năm 2004 về tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết VADS tại các Toà án, phát hiện những bất cập, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng. Trên cơ sở tổng hợp các kết quả nghiên cứu, khoá luận đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về vấn đề này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận về tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết VADS; pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết VADS; thực tiễn thi hành các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết VADS ở các Toà án Việt Nam.
Trong khuôn khổ một khoá luận tốt nghiệp, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu làm rõ một số vấn đề lý luận về tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết VADS như khái niệm, đặc điểm của tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết VADS; phân biệt tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết VADS với một số khái niệm như tạm ngừng phiên toà, hoãn phiên toà, cơ sở khoa học của việc quy định căn cứ tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết VADS. Ngoài ra, khoá luận còn nghiên cứu về sự phát triển của pháp luật điều chỉnh vấn đề tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết VADS, các quy định của BLTTDS năm 2004 về tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết VADS và thực tiễn thực hiện chúng tại các Toà án Việt Nam.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Khoá luận được bảo vệ thành công sẽ là tài liệu có giá trị tham khảo cho việc hoàn thiện các quy định của BLTTDS về tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết VADS. Kết quả nghiên cứu của khoá luận còn cung cấp thêm một nguồn tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy về pháp luật tố tụng dân sự tại Việt Nam.
5. Kết cấu khóa luận
Ngoài Lời mở đầu và phần kết luận, Khóa luận có kết cấu gồm 3 chương:
Chương I: Một số vấn đề lý luận về tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
Chương II: Nội dung các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự về tạm đình chì, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
Chương III: Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.








CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TẠM ĐÌNH CHỈ,
ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ

1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý NGHĨA CỦA TẠM ĐÌNH CHỈ, ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
1.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
* Khái niệm tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
Trong quá trình giải quyết VADS, nếu có căn cứ do pháp luật quy định để tạm ngừng giải quyết VADS thì Tòa án sẽ ra quyết định tạm ngừng giải quyết VADS – Quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS [4, tr. 266 - 267]. Xung quanh khái niệm tạm đình chỉ giải quyết VADS, hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau. Theo như cách giải thích trong Từ điển Tiếng Việt thì “tạm (làm việc gì) là chỉ trong một thời gian nào đó, khi có điều kiện sẽ có thay đổi” [2, tr. 887]. Còn theo từ điển giải thích thuật ngữ luật học thì “tạm đình chỉ giải quyết VADS là Tòa án tạm thời ngừng giải quyết VADS đã thụ lý” [3, tr. 299]. Từ thuật ngữ gốc này có thể hiểu tạm đình chỉ giải quyết VADS là việc Tòa án sau khi thụ lý vụ án tạm ngừng hoạt động giải quyết vụ án trong một khoảng thời gian nhất định, việc giải quyết vụ án sẽ được tiếp tục khi có sự thay đổi về điều kiện hoàn cảnh.
Theo tác giả Tống Công Cường thì “Tạm đình chỉ là một biện pháp tạm ngừng tố tụng do Tòa án áp dụng khi có những căn cứ nhất định” [5, tr. 285]. Tiến sỹ Hoàng Ngọc Thỉnh cho rằng “Tạm đình chỉ giải quyết VADS là việc Tòa án quyết định tạm ngừng việc giải quyết VADS khi có những căn cứ do pháp luật quy định” [4, tr.267]. Các quan điểm trên thể hiện khá đầy đủ về bản chất tạm đình chỉ giải quyết VADS. Tạm đình chỉ giải quyết VADS được nhìn nhận dưới góc độ là một quyết định của Tòa án, có tính tạm thời, dựa trên căn cứ luật định. Tuy nhiên, các khái niệm nêu trên chưa làm rõ được sự nổi bật về việc tiếp tục giải quyết vụ án khi lý do tạm đình chỉ không còn.
Trên cơ sở kế thừa và phát triển các kết quả nghiên cứu trên khoá luận đưa ra khái niệm về tạm đình chỉ giải quyết VADS như sau: “Tạm đình chỉ giải quyết VADS việc Tòa án quyết định tạm ngừng giải quyết VADS trong một thời gian nhất định khi có những căn cứ do pháp luật quy định và khi những căn cứ của việc tạm đình chỉ không còn Tòa án sẽ tiếp tục giải quyết VADS đó”.
* Đặc điểm của tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
Từ khái niệm trên ta thấy tạm đình chỉ giải quyết VADS có một số đặc điểm sau:
Thứ nhất, việc tạm đình chỉ giải quyết VADS phải dựa trên những căn cứ mà pháp luật đã quy định trước, trên cơ sở đảm bảo các quyền tố tụng của đương sự, đảm bảo sự chính xác và đúng đắn trong việc giải quyết vụ án hay đảm bảo sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong việc giải quyết vụ án.
Thứ hai, tạm đình chỉ giải quyết VADS là việc Toà án chỉ tạm thời cho ngừng giải quyết VADS đã được thụ lý do xuất hiện những tình tiết, sự kiện nhất định chứ không phải cho ngừng hẳn việc giải quyết VADS.
Thứ ba, tính chất gián đoạn tạm thời của việc giải quyết VADS do quyết định tạm đình chỉ VADS đem lại sẽ được khắc phục, mọi hoạt động tố tụng sẽ được khôi phục khi nguyên nhân của việc tạm đình chỉ không còn nữa.
Từ phân tích khái niệm và các đặc điểm của tạm đình chỉ giải quyết VADS nêu trên, khoá luận tốt nghiệp làm rõ hơn bản chất của tạm đình chỉ giải quyết VADS thông qua việc phân biệt tạm đình chỉ giải quyết VADS với việc hoãn phiên toà, tạm ngừng phiên toà.
* Sự phân biệt tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự với việc hoãn phiên toà, và tạm ngừng phiên toà
- Phân biệt tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự với việc hoãn phiên tòa
Trong tiếng Việt “hoãn là chuyển thời điểm đã định để làm việc gì đó sang thời điểm khác muộn hơn”[2, tr. 450]. Theo đó, có thể hiểu hoãn phiên toà là việc Tòa án không tiến hành phiên tòa theo thời gian đã định trước đó mà quyết định chuyển thời điểm tiến hành phiên toà dân sự sang thời điểm khác muộn hơn khi có những lý do nhất định. Khác với căn cứ tạm đình chỉ giải quyết VADS như chưa có người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng, chưa xác định được người đại diện của đương sự hoặc cần đợi kết quả giải quyết của một vụ việc khác... Căn cứ để hoãn phiên tòa có thể là do phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án mà không có Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân dự khuyết thay thế, vắng mặt Kiểm sát viên trong trường hợp Viện kiểm sát phải tham gia phiên toà hay trong trường hợp Kiểm sát viên bị thay đổi hay không thể tiếp tục tham gia phiên tòa mà không có Kiểm sát viên dự khuyết để thay thế.

Ta thấy rằng, căn cứ “người khởi kiện không có quyền khởi kiện” tại điểm c khoản 1 Điều 192 BLTTDS, trùng lặp với điểm b khoản 1 Điều 168 BLTTDS. Vì vậy, để loại bỏ sự trùng lặp cần có sự sửa đổi theo hướng loại bỏ căn cứ người khởi kiện không có quyền khởi kiện ra khỏi khoản 1 Điều 192 BLTTDS và xếp vào nhóm căn cứ Tòa án đã thụ lý vụ việc khi chưa đủ điều kiện khởi kiện theo luật định.
- Sửa đổi quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 192 BLTTDS theo hướng cụ thể hoá hơn ý chí của đương sự trong việc không yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự
Như đã phân tích ở Chương 2, do BLTTDS hiện nay không quy định trách nhiệm này của đương sự nên trong trường hợp đương sự không thông báo kết quả của sự tự thỏa thuận cho Tòa án hoặc đương sự không tới Tòa án để yêu cầu Tòa án không tiếp tục giải quyết vụ án nữa thì Tòa án không thể biết rằng các đương sự đã tự thỏa thuận được với nhau để ra quyết định đình chỉ giải quyết VADS đó được. Vì vậy, BLTTDS cần quy quy định lại căn cứ này theo hướng cụ thể hóa hơn ý chí của đương sự trong việc không yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án, bằng việc quy định chặt chẽ hơn trách nhiệm của đương sự như sau: Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết VADS nếu “Các đương sự đã tự thỏa thuận và yêu cầu Tòa án không tiếp tục giải quyết vụ án”.
- Về sửa đổi quy định tại điểm e khoản 1 Điều 192 BLTTDS về căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án theo hướng làm rõ hơn căn cứ suy đoán là đương sự đã từ bỏ việc khởi kiện
Khi nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do tức là họ đã không quan tâm hay từ bỏ lợi ích của mình. Trong trường hợp này sẽ bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án. Tuy nhiên cách diễn đạt của điều luật chưa thực sự chính xác. Không phải trong mọi trường hợp Tòa án đều có thể đình chỉ giải quyết vụ án khi nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt. Toà án chỉ có thể đình chỉ giải quyết vụ án khi nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng. Trường hợp có những sự kiện bất khả kháng mà nguyên đơn không thể lường trước được như ốm đau, thiên tai, địch họa...thì việc vắng mặt của nguyên đơn hoàn toàn không phải do họ từ bỏ việc khởi kiện. Do vậy, BLTTDS cần sửa đổi quy định này theo hướng làm rõ hơn căn cứ suy đoán là đương sự đã từ bỏ việc khởi kiện: “Nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì sẽ bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án sẽ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án”.
Trong trường hợp vụ án có nhiều nguyên đơn, mỗi nguyên đơn có yêu cầu độc lập với bị đơn, có yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan mà một trong các nguyên đơn vắng mặt không có lý do chính đáng, nguyên đơn khác vẫn có mặt thì Tòa án chỉ đình chỉ giải quyết phần yêu cầu của nguyên đơn vắng mặt đồng thời vẫn tiếp tục giải quyết yêu cầu của nguyên đơn có mặt, yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền và nghĩa vụ liên quan.
- Sửa đổi, bổ sung quy định về đình chỉ, tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong trường hợp Toà án có thẩm quyền đã thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hay đã có quyết định mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã
Theo quy định của Luật Phá sản thì vụ án được giải quyết theo thủ tục TTDS chỉ thực sự chấm dứt hoàn toàn khi doanh nghiệp, hợp tác xã không phục hồi được hoạt động kinh doanh và Tòa án ra quyết định mở thủ tục thanh lí tài sản. Do vậy, để phù hợp với bản chất của đình chỉ giải quyết VADS, cần sửa đổi điểm g khoản 1 Điều 192 và khoản 2 Điều 57 Luật Phá sản theo hướng: Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án khi đã có quyết định của Tòa án mở thủ tục thanh lí tài sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự trong vụ án mà việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó [26, tr.10].
- Sửa đổi khoản 2 Điều 192 BLTTDS theo hướng không quy định căn cứ tại điểm d khoản 1 Điều 168 Bộ luật này là lý do để đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
Điểm d khoản 1 Điều 168 BLTTDS quy định khi hết thời hạn thông báo quy định tại khoản 2 Điều 171 của Bộ luật này mà người khởi kiện không đến Toà án làm thủ tục thụ lý vụ án mà không có lý do chính đáng thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ vụ án. Tuy nhiên, trên thực tế, căn cứ này rất ít khi xảy ra. Bởi hầu như không có Tòa án nào lại thụ lý vụ án khi mà người khởi kiện không đến Tòa án để làm thủ tục thụ lý. Do vậy, cần sửa đổi khoản 2 Điều 192 BLTTDS theo hướng không quy định căn cứ tại điểm d khoản 1 Điều 168 Bộ luật này là lý do để đình chỉ giải quyết VADS.
- Sửa đổi, bổ sung quy định về quyền khởi kiện lại khi Toà án đã quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự nhằm đảm bảo quyền tiếp cận công lý của công dân.
Điều 193 BLTTDS quy định về hậu quả của việc đình chỉ giải quyết VADS, theo đó thì sau khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đương sự không có quyền khởi kiện lại, nếu việc khởi kiện vụ án sau không có gì khác vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp, trừ các trường hợp quy định tại các điểm c, e và g khoản 1 Điều 192 BLTTDS. Nhằm đảm bảo quyền lợi của đương sự, pháp luật nên mở rộng các trường hợp đương sự được quyền khởi kiện lại khi đã thỏa mãn các điều kiện mà pháp luật quy định. Chẳng hạn như trường hợp Tòa án đình chỉ vụ án do chưa đủ điều kiện khởi kiện, người khởi kiện không có NLHVDS... Trong những trường hợp này, đương sự sẽ có quyền khởi kiện lại khi đã khắc phục được những lý do trên.
Hơn nữa, sau khi Toà án đình chỉ giải quyết vụ án thì việc đương sự khởi kiện lại tuy vẫn cùng nguyên đơn, bị đơn và quan hệ tranh chấp nhưng có tình tiết mới khác với lần khởi kiện ban đầu ở chỗ người khởi kiện hay đã có quyền khởi kiện hay đã có đủ NLHVTTDS hay đã nộp tiền tạm ứng án phí hay đã có đủ điều kiện khởi kiện. Vì vậy, BLTTDS cần sửa đổi, bổ sung quy định về quyền khởi kiện lại như sau: “Khi Tòa án đình chỉ giải quyết VADS, đương sự không có quyền khởi kiện lại, trừ các trường hợp quy định tại điểm c, e và g khoản 1 Điều 192 và điểm b, d, đ khoản 1 Điều 168 BLTTDS”.
KẾT LUẬN

Tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết VADS là một nội dung quan trọng trong tố tụng dân sự. Việc Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết VADS đúng đắn sẽ bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự, đảm bảo kết quả giải quyết vụ án khách quan, chính xác. Do đó, việc nghiên cứu để làm sáng tỏ một cách hệ thống, khái quát và toàn diện về đình chỉ, tạm đình chỉ giải quyết VADS là rất cần thiết.
Trong bản khóa luận này, tác giả đã làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết VADS như khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa và cơ sở của việc quy định về tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết VADS. Trên cơ sở đó, khóa luận đã phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành, phân tích và làm rõ các vấn đề còn tồn tại, hạn chế trong pháp luật tố tụng dân sự về tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết VADS.
Trên cơ sở tổng hợp kết quả nghiên cứu tại Chương 1 và Chương 2, bản khoá luận đã đi sâu phân tích về thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết VADS. Từ đó phát hiện những vướng mắc, những hạn chế của pháp luật được bộc lộ thông qua thực tiễn áp dụng. Trên cơ sở tổng hợp toàn bộ kết quả nghiên cứu, bản khoá luận này đã đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về vấn đề này.
Nghiên cứu về đình chỉ, tạm đình chỉ là một việc phức tạp, đòi hỏi trình độ chuyên sâu và thời gian cần thiết. Trong khuôn khổ của khoá luận này, với một thời gian hạn chế nên mặc dù tác giả đã hết sức cố gắng tìm tòi, nghiên cứu và luận giải nhưng do là lần đầu tiên thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học nên khóa luận không thể tránh khỏi thiếu sót về nội dung và hình thức. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp và chỉ dẫn của Quý Thầy Cô và các bạn sinh viên để công trình nghiên cứu có thể được hoàn thiện hơn.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

uynhien

New Member
bạn ơi bạn có thể cho mình xin tài liệu về Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự được không ạ, Thank bạn nhiều
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tiểu luận Hoãn, tạm đình chỉ thi hành án dân sự Luận văn Luật 0
H Hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù trong Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn tại địa bàn tỉnh Phú Thọ)4 Luận văn Luật 0
T Thời gian tạm đình chỉ công tác đối với viên chức là bao lâu? chế độ lương, phụ cấp, trợ cấp như thế Việc làm 1
A Pháp luật tố tụng dân sự về việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
D Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại Luận văn Kinh tế 4
D nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tạm nhập tái xuất và kho ngoại quan của công ty CP cung ứng tàu biển quảng ninh Luận văn Kinh tế 0
L Tổ chức công tác kế toán phải thu của khách hàng và kế toán tạm ứng tại công ty TNHH Hoàng Hà Luận văn Kinh tế 0
D Báo cáo thực tập nghiệp vụ Làm thủ tục hải quan cho lô hàng tạm nhập tái xuất tại Công ty TNHH Đại Thiên Quý Luận văn Kinh tế 0
K Biên soạn hướng dẫn tạm thời về điều tra địa chất môi trường và tai biến địa chất Luận văn Sư phạm 0
C Nghiên cứu văn hóa Việt - Pháp thông qua hoạt động lời nói mang tính chất lễ nghi Chào - Tạm biệt Luận văn Sư phạm 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top