Link tải luận văn miễn phí cho ae
MỤC LỤC
1/ Giới thiệu lịch sử hình thành……………………………………………………….
2/ Quá trình tham gia của các nước vào Công ước Viên …………………………….
3/ Ý nghĩa của CISG đối với luật pháp quốc tế về hợp đồng mua bán hàng hóa…….
4/ Nội dung chính của Công ước……………………………………………………...
5/ Lợi ích của Việt Nam khi tham gia Công ước Viên 1980………………………….
5.1/ Lợi ích về kinh tế ……………………………………………………………
5.2/ Lợi ích về pháp lý …………………………………………………………...
5.3/ Các lợi ích khác ……………………………………………………………..
6/ Bất lợi của Việt Nam khi tham gia Công ước Viên………………………………..
6.1/ Bất lợi về kinh tế ……………………………………………………………
6.2/ Bất lợi về pháp lý …………………………………………………………...
7/ Đề xuất và kết luận ………………………………………………………………...
7.1/ Khẳng định Việt Nam nên tham gia Công ước Viên 1980 …………………
7.2/ Khi nào nên tham gia và cách tận dụng những lợi ích của Công ước………
8/ Nghiên cứu tình huống……………………………………………………………..
9/ Phụ lục – Công ước viên bản tiếng Việt…………………………………...............
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………. 3
1/ Giới thiệu lịch sử hình thành
Công ước Viên 1980 của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (viết tắt theo tiếng Anh là CISG- Convention on Contracts for the International Sale of Goods) được soạn thảo bởi Ủy ban của Liên Hợp Quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) trong một nỗ lực hướng tới việc thống nhất nguồn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
Trên thực tế, nỗ lực thống nhất nguồn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đã được khởi xướng từ những năm 30 của thế kỷ 20 bởi Unidroit (Viện nghiên cứu quốc tế về thống nhất luật tư). Unidroit đã cho ra đời hai Công ước La Haye năm 1964: một Công ước có tên là “Luật thống nhất về thiết lập hợp đồng mua bán quốc tế các động sản hữu hình”, Công ước thứ hai là về “Luật thống nhất cho mua bán quốc tế các động sản hữu hình”. Công ước thứ nhất điều chỉnh việc hình thành hợp đồng (chào hàng, chấp nhận chào hàng). Công ước thứ hai đề cập đến quyền và nghĩa vụ của người bán, người mua và các biện pháp được áp dụng khi một/các bên vi phạm hợp đồng.
Tuy vậy, hai Công ước La Haye năm 1964 trên thực tế rất ít được áp dụng. Theo các chuyên gia có 4 lý do chính khiến các nước bài trừ ULIS và ULF và muốn phát triển một công ước mới: (1) Hội nghị La Haye chỉ có 28 nước tham gia với rất ít thay mặt từ các nước XHCN và các nước đang phát triển, vì thế người ta tin rằng các Công ước này được soạn có lợi hơn cho người bán từ các nước tư bản; (2) các Công ước này sử dụng các khái niệm quá trừu tượng và phức tạp, rất dễ gây hiểu nhầm; (3) các Công ước này thiên hướng về thương mại giữa các quốc gia cùng chung biên giới hơn là thương mại quốc tế liên quan đến vận tải biển; và (4) quy mô áp dụng của chúng quá rộng, vì chúng được áp dụng bất kể có xung đột pháp luật hay không.
Năm 1968, trên cơ sở yêu cầu của đa số các thành viên Liên Hợp Quốc về một khuôn khổ mới với “sự mở rộng ra các nước có nền pháp lý, kinh tế chính trị khác nhau”, UNCITRAL đã khởi xướng việc soạn thảo một Công ước thống nhất về pháp luật nội dung áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nhằm thay thế cho hai Công ước La Haye năm 1964. Được soạn thảo dựa trên các điều khoản của hai Công ước La Haye, song Công ước Viên 1980 có những điểm đổi mới và hoàn thiện cơ bản. Công ước này được thông qua tại Viên (Áo) ngày 11 tháng 04 năm 1980 tại Hội nghị của Ủy ban của Liên hợp quốc về Luật thương mại quốc tế với sự có mặt của thay mặt của khoảng 60 quốc gia và 8 tổ chức quốc tế. CISG có hiệu lực từ ngày 01/01/1988 (khi có 10 quốc gia phê chuẩn, theo Điều 99 của Công ước).
2/ Quá trình tham gia của các nước vào Công ước Viên
Kể từ khi được ký kết vào năm 1980 đến nay, Công ước Viên đã trải qua 30 năm với nhiều dấu mốc trong việc mở rộng các nước thành viên. Có thể tạm chia các làn sóng gia nhập CISG của các nước theo 4 giai đoạn sau:
Giai đoạn 1 (1980-1988): Đây là giai đoạn 10 nước đầu tiên phê chuẩn Công ước để đủ số lượng cho phép Công ước có hiệu lực. 10 nước này là: Ai Cập, Argentina, Cộng hòa Ả Rập, Syrian, Hoa Kỳ, Hungary, Italy, Lesotho, Pháp, Trung Quốc, Zambia. Có thể thấy trong số 10 nước thành viên đầu tiên Hoa Kỳ và Trung Quốc là hai thành viên rất đáng chú ý, vì Hoa Kỳ là nền kinh tế lớn nhất thế giới, và Trung Quốc là quốc gia đầu tiên của Châu Á tham gia CISG. Tuy nhiên cả hai quốc gia này đều tuyên bố bảo lưu Điều 1.1(b), khiến mức độ áp dụng và ảnh hưởng của CISG tại hai quốc gia này giảm đáng kể.
Giai đoạn 2 (1989-1993): Đây là làn sóng thứ 2 của việc gia nhập Công ước, với 29 quốc gia, trong đó hầu hết là các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu, lần lượt hoàn thành các thủ tục phê chuẩn để tham gia Công ước. Thời gian này cũng đánh dấu sự sụp đổ của hệ thống XHCN tại Nga và Đông Âu, các nước này sau khi chuyển đổi nền kinh tế cũng đã nhanh chóng hòa nhập với xu thế chung của các nước Tây Âu gia nhập Công ước Viên (trong quá trình đàm phán Công ước Viên, Nga và các nước Đông Âu cũng đóng vai trò lớn trong việc soạn thảo, góp ý kiến tại các hội nghị, vì vậy việc tham gia nhanh chóng của các quốc gia này cũng không đáng ngạc nhiên). Đáng chú ý trong thời gian này có hai thành viên mới là Úc và Canada, hai nước có nền kinh tế khá phát triển và áp dụng hệ thống Thông Luật. Việc tham gia của hai nước này đã khiến thay mặt hệ thống Thông Luật trong CISG tăng lên và thu hút sự chú ý của nhiều quốc gia khác.
Giai đoạn 3 (1994-2000): Trong giai đoạn này rất nhiều nước đang phát triển ở châu Phi và châu Mỹ, cũng như những quốc gia cuối cùng của EU (trừ Anh) như Bỉ, Ba Lan, Luxembourg, Hy Lạp đã hoàn thành các thủ tục phê chuẩn và gia nhập Công ước. Singapore là nước ASEAN đầu tiên gia nhập CISG vào năm 1995. Luật pháp Singapore dựa trên cở sở nền tảng Thông luật của Anh, từ lâu đã được xem là luật quốc gia có tính chất trung dung, quy định chặt chẽ đầy đủ, và được nhiều doanh nhân ưa thích áp dụng cho hợp đồng thương mại quốc tế của mình. Vì vậy, mặc dù khi gia nhập Singapore có bảo lưu điều 1.1(b) nhằm hạn chế áp dụng Công ước, việc tham gia CISG đánh dấu nỗ lực to lớn trong việc tham gia thống nhất hóa luật pháp thương mại quốc tế của quốc gia có nền kinh tế phát triển chủ yếu dựa trên thương mại quốc tế này.
Giai đoạn 4 (2001-2010): Đây là giai đoạn mà nền kinh tế thế giới đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ và sự tăng cường vai trò của các nước đang phát triển mới nổi, trong đó nổi bật là Trung Quốc, Braxin, và Ấn Độ. CISG đã chứng kiến một thời kỳ trầm lắng từ năm 2001-2004 khi mà các vòng đàm phán trong khuôn khổ WTO đang diễn ra hết sức căng thẳng với sự xung đột về lợi ích giữa các nước đang phát triển với nhiều thay mặt mới nổi và các nước đã phát triển. Trong giai đoạn này chỉ có 5 thành viên mới phê chuẩn Công ước là Saint Vincent và Grenadines, Colombia, Iceland, Honduras và Israel. Năm 2005 chứng kiến sự gia nhập quan trọng của thành viên châu Á mới là Hàn Quốc, một trong 4 nước công nghiệp mới tại châu Á. Sau nhiều năm tranh cãi về sự khác biệt giữa luật quốc gia và CISG, trong bối cảnh tại nước láng giềng Nhật Bản, phong trào vận động Nhật Bản tham gia Công ước ngày càng mạnh mẽ, các nhà làm luật tại Hàn Quốc cuối cùng đã được thuyết phục là việc áp dụng CISG sẽ giảm bớt tính không đoán trước của các giao dịch thương mại quốc tế của mình khi phải áp dụng luật của các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ và Đức. Việc gia nhập của Hàn Quốc đã khởi động lại làn sóng nghiên cứu việc tham gia CISG tại các nước đang phát triển khác như Cyprus, Gabon, Liberia, Montenegro, El Salvador, Paraguay, Lebanon, Albania, Armenia.
Cuối cùng, năm 2009 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng của CISG tại châu Á khi Nhật Bản, quốc gia có nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới và lớn nhất tại châu Á, cuối cùng đã trở thành thành viên chính thức của CISG mà không có bảo lưu nào. Với sự kiện này, Anh sẽ là quốc gia phát triển thuộc khối G7+1 cuối cùng chưa gia nhập Công ước Viên. Sau Nhật Bản, chắc chắn nhiều quốc gia khác ở châu Á và khu vực ASEAN sẽ cân nhắc việc sớm tham gia Công ước, để có thể áp dụng CISG cho các giao dịch thương mại quốc tế của mình một cách chủ động, khi mà các bạn hàng lớn đều đã là thành viên của Công ước này.
3/ Ý nghĩa của CISG đối với xu hướng thống nhất luật pháp quốc tế về hợp đồng mua bán hàng hóa
Thống nhất và hài hòa hóa luật pháp quốc tế về hợp đồng thương mại là một xu hướng phát triển tất yếu của thương mại quốc tế. Thương mại quốc tế hiện nay đã trở thành một phần quan trọng của nền kinh tế. Việc giảm thiểu chi phí giao dịch quốc tế là một mục tiêu quan trọng của tất cả các chính phủ cũng như các doanh nghiệp, trong đó một biện pháp hữu hiệu là đơn giản hóa giao thương quốc tế bằng cách xóa bỏ các rào cản pháp lý và tăng cường tính ổn định pháp luật của giao dịch quốc tế. Để thực hiện điều này, việc tạo ra một bộ luật thương mại quốc tế thống nhất trong khuôn khổ CISG mang lại rất nhiều lợi ích không cần bàn cãi.
Trong số các nỗ lực thống nhất luật pháp hợp đồng quốc tế, Công ước Viên được đánh giá là hết sức thành công, bởi ngôn ngữ luật chung, quy mô và tính chất áp dụng bắt buộc của nó. Ý nghĩa của CISG được thể hiện ở những khía cạnh sau:
Thứ nhất, so với các công ước đa phương khác về mua bán hàng hóa (như các công ước Hague 1964) CISG là Công ước quốc tế có quy mô lớn hơn hẳn về số quốc gia tham gia và mức độ được áp dụng. CISG cũng trở thành nguồn luật trong nước của rất nhiều quốc gia.
Thứ hai, CISG được đánh giá là ông tổ của Các nguyên tắc UNIDROIT hay Các nguyên tắc của Luật Hợp đồng Châu Âu (PECL). Trên cơ sở nền tảng của CISG, Các nguyên tắc này đã trở thành một nguồn luật quốc tế quan trọng, được nhiều quốc gia và doanh nhân sử dụng trong thương mại giao dịch quốc tế.
Thứ ba, CISG cũng được khuyến khích áp dụng cho các giao dịch không thuộc khuôn khổ CISG như một Lex Mercatoria. Nhiều doanh nhân các nước đã tự nguyện áp dụng áp dụng CISG cho các giao dịch thương mại quốc tế của mình mặc dù các giao dịch này không thuộc phạm vi áp dụng của Công ước.
4/ Nội dung chính của Công Ước
Công ước Viên 1980 gồm 101 Điều, được chia làm 4 phần với các nội dung chính sau:
Phần 1: Phạm vi áp dụng và các quy định chung (Điều 1- 13)
Như tên gọi của nó, phần này quy định trường hợp nào CISG được áp dụng (từ Điều 1 đến Điều 6), đồng thời nêu rõ nguyên tắc trong việc áp dụng CISG, nguyên tắc diễn giải các tuyên bố, hành vi và xử sự của các bên, nguyên tắc tự do về hình thức của hợp đồng. Công ước cũng nhấn mạnh đến giá trị của tập quán trong các giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế.
Phần 2: Xác lập hợp đồng (trình tự, thủ tục ký kết hợp đồng) (Điều 14- 24)
Trong phần này, với 11 điều khoản, Công ước đã quy định khá chi tiết, đầy đủ các vấn đề pháp lý đặt ra trong quá trình giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Điều 14 của Công ước định nghĩa chào hàng, nêu rõ đặc điểm của chào hàng và phân biệt chào hàng với các “lời mời chào hàng”. Các vấn đề hiệu lực của chào hàng, thu hồi và hủy bỏ chào hàng được quy định tại các điều 15, 16 và 17. Đặc biệt, tại các Điều 18, 19, 20 và 21 của Công ước có các quy định rất chi tiết, cụ thể về nội dung của chấp nhận chào hàng; khi nào và trong điều kiện nào, một chấp nhận chào hàng là có hiệu lực và cùng với chào hàng cấu thành hợp đồng; thời hạn để chấp nhận, chấp nhận muộn; kéo dài thời hạn chấp nhận. Ngoài ra, Công ước còn có quy định về thu hồi chấp nhận chào hàng, thời điểm hợp đồng có hiệu lực.
Về vấn đề xác lập hợp đồng mua bán, CISG thừa nhận quy tắc Chào hàn – Chấp nhận chào hàng (offer-acceptance rule). Công ước quy định một thư chào giá phải được gửi đến một hay một số người cụ thể, xác định và miêu tả đầy đủ về hàng hóa, số lượng, giá cả. Thư chào hàng có thể được thu hồi nếu thư thu hồi đến khách hàng trước hay cùng lúc với thư chào hàng, hay trước khi khách hàng gửi lại thư chấp thuận. Bất kỳ sự thay đổi nào với thư chào hàng ban đầu đều được xem như sự từ chối thư chào hàng trừ phi các điều khoản sửa chữa không làm thay đổi những điều khoản thiết yếu của thư chào hàng.
Phần 3: Mua bán hàng hóa (Điều 25 - 88)
Với tên gọi là “mua bán hàng hóa”, nội dung của phần 3 này là các vấn đề pháp lý trong quá trình thực hiện HĐ. Phần này được chia thành 5 chương với những nội dung cơ bản như sau:
Chương I: Những quy định chung
Chương II: Nghĩa vụ của người bán
Chương III: Nghĩa vụ của người mua
Chương IV: Chuyển rủi ro
Chương V: Các điều khoản chung về nghĩa vụ của người bán và người mua
Đây là chương có số lượng điều khoản lớn nhất, cũng là chương chứa đựng những quy phạm hiện đại, tạo nên ưu việt của CISG. Nghĩa vụ của người bán và người mua được quy định chi tiết, trong hai chương riêng, giúp cho việc đọc và tra cứu của các thương nhân trở nên dễ dàng. Về nghĩa vụ của người bán, Công ước quy định rất rõ nghĩa vụ giao hàng và chuyển giao chứng từ, đặc biệt là nghĩa vụ đảm bảo tính phù hợp của hàng hóa được giao (về mặt thực tế cũng như về mặt pháp lý). Công ước nhấn mạnh đến việc kiểm tra hàng hóa được giao (thời hạn kiểm tra, thời hạn thông báo các khiếm khuyết của hàng hóa). Những quy định này rất phù hợp với thực tiễn và đã góp phần giải quyết có hiệu quả các tranh chấp phát sinh có liên quan. Nghĩa vụ của người mua, gồm nghĩa vụ thanh toán và nghĩa vụ nhận hàng, được quy định tại các điều từ Điều 53 đến Điều 60.
Công ước Viên 1980 không có một chương riêng về vi phạm hợp đồng và chế tài do vi phạm hợp đồng. Các nội dung này được lồng ghép trong chương II, chương III và chương V. Trong chương II và chương III, sau khi nêu các nghĩa vụ của người bán và người mua, Công ước Viên 1980 đề cập đến các biện pháp áp dụng trong trường hợp người bán/người mua vi phạm hợp đồng. Cách sắp xếp điều khoản như vậy, một mặt, làm cho việc tra cứu rất thuận lợi; mặt khác, cho thấy được tinh thần của các nhà soạn thảo CISG là tạo ra sự bình đẳng về mặt pháp lý cho người bán và người mua trong hợp đồng mua bán hàng hóa.
Các biện pháp mà Công ước cho phép người bán và người mua áp dụng khi một bên vi phạm hợp đồng bao gồm buộc thực hiện đúng hợp đồng, đòi bồi thường thiệt hại, hủy hợp đồng. Ngoài ra còn có một số biện pháp không có tính chất chế tài hay nhằm mục đích trừng phạt bên vi phạm, ví dụ biện pháp giảm giá (Điều 50), biện pháp bên bị vi phạm gia hạn thời hạn thực hiện nghĩa vụ để tạo điều kiện cho bên vi phạm tiếp tục thực hiện hợp đồng (Điều 47 khoản 1 và Điều 63 khoản 1) hay những biện pháp mà bên vi phạm có thể đưa ra nhằm khắc phục những thiệt hại do hành vi vi phạm của mình gây ra (Điều 48 khoản 1). Công ước cũng quy định rõ trường hợp áp dụng các biện pháp cụ thể (ví dụ biện pháp hủy hợp đồng hay đòi thay thế hàng chỉ được áp dụng trong trường hợp vi phạm cơ bản- khái niệm vi phạm cơ bản được nêu tại Điều 25).
Chương V của Phần 3 quy định về vấn đề tạm ngừng thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, vi phạm trước hợp đồng, việc áp dụng các biện pháp pháp lý trong trường hợp giao hàng từng phần, hủy hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ. Các Điều 74, 75, 76, 77, 78 của CISG là những điều khoản được dẫn chiếu đến rất nhiều trong các án lệ áp dụng CISG, vì các điều khoản này quy định rất chi tiết về một biện pháp được áp dụng phổ biến nhất trong giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: đó là tính toán tiền bồi thường thiệt hại. Các điều khoản khác trong chương này đề cập đến vấn đề miễn trách, hậu quả của việc hủy hợp đồng và bảo quản hàng hóa trong trường hợp có tranh chấp.
Phần 4: Các quy định cuối cùng (Điều 89 - 101)
Phần này quy định về các thủ tục để các quốc gia ký kết, phê chuẩn, gia nhập Công ước, các bảo lưu có thể áp dụng, thời điểm Công ước có hiệu lực và một số vấn đề khác mang tính chất thủ tục khi tham gia hay từ bỏ Công ước này.
5/ Lợi ích của Việt Nam khi tham gia Công ước Viên 1980
5.1/ Lợi ích về kinh tế
Việt Nam đang trên con đường hội nhập một cách chủ động và tích cực vào nền kinh tế thế giới, đẩy mạnh các hoạt động thương mại quốc tế, trong đó thương mại hàng hóa vẫn là hoạt động sôi động nhất là động lực và từ lâu đã đóng vai trò quan trọng cho tăng trưởng kinh tế trong nước, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO. Do đó, việc xác định một nguồn luật thống nhất điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế sẽ mang lại lợi ích kinh tế không nhỏ cho Việt Nam vì hầu hết các cường quốc thương mại trên thế giới đều đã gia nhập Công ước Viên, trong đó có rất nhiều quốc gia là bạn hàng lớn và lâu dài của Việt Nam như Pháp, Mỹ, Italia, Liên bang Nga, Canada, Đức, Hà Lan, Australia, Trung Quốc…Các công ty, doanh nghiệp của các nước này đã áp dụng và đã quen áp dụng Công ước Viên cho các hợp đồng mua bán hàng hoá ký với các đối tác nước ngoài.
CISG mang lại cho Việt Nam ba lợi ích kinh tế lớn sau:
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
MỤC LỤC
1/ Giới thiệu lịch sử hình thành……………………………………………………….
2/ Quá trình tham gia của các nước vào Công ước Viên …………………………….
3/ Ý nghĩa của CISG đối với luật pháp quốc tế về hợp đồng mua bán hàng hóa…….
4/ Nội dung chính của Công ước……………………………………………………...
5/ Lợi ích của Việt Nam khi tham gia Công ước Viên 1980………………………….
5.1/ Lợi ích về kinh tế ……………………………………………………………
5.2/ Lợi ích về pháp lý …………………………………………………………...
5.3/ Các lợi ích khác ……………………………………………………………..
6/ Bất lợi của Việt Nam khi tham gia Công ước Viên………………………………..
6.1/ Bất lợi về kinh tế ……………………………………………………………
6.2/ Bất lợi về pháp lý …………………………………………………………...
7/ Đề xuất và kết luận ………………………………………………………………...
7.1/ Khẳng định Việt Nam nên tham gia Công ước Viên 1980 …………………
7.2/ Khi nào nên tham gia và cách tận dụng những lợi ích của Công ước………
8/ Nghiên cứu tình huống……………………………………………………………..
9/ Phụ lục – Công ước viên bản tiếng Việt…………………………………...............
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………. 3
1/ Giới thiệu lịch sử hình thành
Công ước Viên 1980 của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (viết tắt theo tiếng Anh là CISG- Convention on Contracts for the International Sale of Goods) được soạn thảo bởi Ủy ban của Liên Hợp Quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) trong một nỗ lực hướng tới việc thống nhất nguồn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
Trên thực tế, nỗ lực thống nhất nguồn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đã được khởi xướng từ những năm 30 của thế kỷ 20 bởi Unidroit (Viện nghiên cứu quốc tế về thống nhất luật tư). Unidroit đã cho ra đời hai Công ước La Haye năm 1964: một Công ước có tên là “Luật thống nhất về thiết lập hợp đồng mua bán quốc tế các động sản hữu hình”, Công ước thứ hai là về “Luật thống nhất cho mua bán quốc tế các động sản hữu hình”. Công ước thứ nhất điều chỉnh việc hình thành hợp đồng (chào hàng, chấp nhận chào hàng). Công ước thứ hai đề cập đến quyền và nghĩa vụ của người bán, người mua và các biện pháp được áp dụng khi một/các bên vi phạm hợp đồng.
Tuy vậy, hai Công ước La Haye năm 1964 trên thực tế rất ít được áp dụng. Theo các chuyên gia có 4 lý do chính khiến các nước bài trừ ULIS và ULF và muốn phát triển một công ước mới: (1) Hội nghị La Haye chỉ có 28 nước tham gia với rất ít thay mặt từ các nước XHCN và các nước đang phát triển, vì thế người ta tin rằng các Công ước này được soạn có lợi hơn cho người bán từ các nước tư bản; (2) các Công ước này sử dụng các khái niệm quá trừu tượng và phức tạp, rất dễ gây hiểu nhầm; (3) các Công ước này thiên hướng về thương mại giữa các quốc gia cùng chung biên giới hơn là thương mại quốc tế liên quan đến vận tải biển; và (4) quy mô áp dụng của chúng quá rộng, vì chúng được áp dụng bất kể có xung đột pháp luật hay không.
Năm 1968, trên cơ sở yêu cầu của đa số các thành viên Liên Hợp Quốc về một khuôn khổ mới với “sự mở rộng ra các nước có nền pháp lý, kinh tế chính trị khác nhau”, UNCITRAL đã khởi xướng việc soạn thảo một Công ước thống nhất về pháp luật nội dung áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nhằm thay thế cho hai Công ước La Haye năm 1964. Được soạn thảo dựa trên các điều khoản của hai Công ước La Haye, song Công ước Viên 1980 có những điểm đổi mới và hoàn thiện cơ bản. Công ước này được thông qua tại Viên (Áo) ngày 11 tháng 04 năm 1980 tại Hội nghị của Ủy ban của Liên hợp quốc về Luật thương mại quốc tế với sự có mặt của thay mặt của khoảng 60 quốc gia và 8 tổ chức quốc tế. CISG có hiệu lực từ ngày 01/01/1988 (khi có 10 quốc gia phê chuẩn, theo Điều 99 của Công ước).
2/ Quá trình tham gia của các nước vào Công ước Viên
Kể từ khi được ký kết vào năm 1980 đến nay, Công ước Viên đã trải qua 30 năm với nhiều dấu mốc trong việc mở rộng các nước thành viên. Có thể tạm chia các làn sóng gia nhập CISG của các nước theo 4 giai đoạn sau:
Giai đoạn 1 (1980-1988): Đây là giai đoạn 10 nước đầu tiên phê chuẩn Công ước để đủ số lượng cho phép Công ước có hiệu lực. 10 nước này là: Ai Cập, Argentina, Cộng hòa Ả Rập, Syrian, Hoa Kỳ, Hungary, Italy, Lesotho, Pháp, Trung Quốc, Zambia. Có thể thấy trong số 10 nước thành viên đầu tiên Hoa Kỳ và Trung Quốc là hai thành viên rất đáng chú ý, vì Hoa Kỳ là nền kinh tế lớn nhất thế giới, và Trung Quốc là quốc gia đầu tiên của Châu Á tham gia CISG. Tuy nhiên cả hai quốc gia này đều tuyên bố bảo lưu Điều 1.1(b), khiến mức độ áp dụng và ảnh hưởng của CISG tại hai quốc gia này giảm đáng kể.
Giai đoạn 2 (1989-1993): Đây là làn sóng thứ 2 của việc gia nhập Công ước, với 29 quốc gia, trong đó hầu hết là các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu, lần lượt hoàn thành các thủ tục phê chuẩn để tham gia Công ước. Thời gian này cũng đánh dấu sự sụp đổ của hệ thống XHCN tại Nga và Đông Âu, các nước này sau khi chuyển đổi nền kinh tế cũng đã nhanh chóng hòa nhập với xu thế chung của các nước Tây Âu gia nhập Công ước Viên (trong quá trình đàm phán Công ước Viên, Nga và các nước Đông Âu cũng đóng vai trò lớn trong việc soạn thảo, góp ý kiến tại các hội nghị, vì vậy việc tham gia nhanh chóng của các quốc gia này cũng không đáng ngạc nhiên). Đáng chú ý trong thời gian này có hai thành viên mới là Úc và Canada, hai nước có nền kinh tế khá phát triển và áp dụng hệ thống Thông Luật. Việc tham gia của hai nước này đã khiến thay mặt hệ thống Thông Luật trong CISG tăng lên và thu hút sự chú ý của nhiều quốc gia khác.
Giai đoạn 3 (1994-2000): Trong giai đoạn này rất nhiều nước đang phát triển ở châu Phi và châu Mỹ, cũng như những quốc gia cuối cùng của EU (trừ Anh) như Bỉ, Ba Lan, Luxembourg, Hy Lạp đã hoàn thành các thủ tục phê chuẩn và gia nhập Công ước. Singapore là nước ASEAN đầu tiên gia nhập CISG vào năm 1995. Luật pháp Singapore dựa trên cở sở nền tảng Thông luật của Anh, từ lâu đã được xem là luật quốc gia có tính chất trung dung, quy định chặt chẽ đầy đủ, và được nhiều doanh nhân ưa thích áp dụng cho hợp đồng thương mại quốc tế của mình. Vì vậy, mặc dù khi gia nhập Singapore có bảo lưu điều 1.1(b) nhằm hạn chế áp dụng Công ước, việc tham gia CISG đánh dấu nỗ lực to lớn trong việc tham gia thống nhất hóa luật pháp thương mại quốc tế của quốc gia có nền kinh tế phát triển chủ yếu dựa trên thương mại quốc tế này.
Giai đoạn 4 (2001-2010): Đây là giai đoạn mà nền kinh tế thế giới đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ và sự tăng cường vai trò của các nước đang phát triển mới nổi, trong đó nổi bật là Trung Quốc, Braxin, và Ấn Độ. CISG đã chứng kiến một thời kỳ trầm lắng từ năm 2001-2004 khi mà các vòng đàm phán trong khuôn khổ WTO đang diễn ra hết sức căng thẳng với sự xung đột về lợi ích giữa các nước đang phát triển với nhiều thay mặt mới nổi và các nước đã phát triển. Trong giai đoạn này chỉ có 5 thành viên mới phê chuẩn Công ước là Saint Vincent và Grenadines, Colombia, Iceland, Honduras và Israel. Năm 2005 chứng kiến sự gia nhập quan trọng của thành viên châu Á mới là Hàn Quốc, một trong 4 nước công nghiệp mới tại châu Á. Sau nhiều năm tranh cãi về sự khác biệt giữa luật quốc gia và CISG, trong bối cảnh tại nước láng giềng Nhật Bản, phong trào vận động Nhật Bản tham gia Công ước ngày càng mạnh mẽ, các nhà làm luật tại Hàn Quốc cuối cùng đã được thuyết phục là việc áp dụng CISG sẽ giảm bớt tính không đoán trước của các giao dịch thương mại quốc tế của mình khi phải áp dụng luật của các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ và Đức. Việc gia nhập của Hàn Quốc đã khởi động lại làn sóng nghiên cứu việc tham gia CISG tại các nước đang phát triển khác như Cyprus, Gabon, Liberia, Montenegro, El Salvador, Paraguay, Lebanon, Albania, Armenia.
Cuối cùng, năm 2009 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng của CISG tại châu Á khi Nhật Bản, quốc gia có nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới và lớn nhất tại châu Á, cuối cùng đã trở thành thành viên chính thức của CISG mà không có bảo lưu nào. Với sự kiện này, Anh sẽ là quốc gia phát triển thuộc khối G7+1 cuối cùng chưa gia nhập Công ước Viên. Sau Nhật Bản, chắc chắn nhiều quốc gia khác ở châu Á và khu vực ASEAN sẽ cân nhắc việc sớm tham gia Công ước, để có thể áp dụng CISG cho các giao dịch thương mại quốc tế của mình một cách chủ động, khi mà các bạn hàng lớn đều đã là thành viên của Công ước này.
3/ Ý nghĩa của CISG đối với xu hướng thống nhất luật pháp quốc tế về hợp đồng mua bán hàng hóa
Thống nhất và hài hòa hóa luật pháp quốc tế về hợp đồng thương mại là một xu hướng phát triển tất yếu của thương mại quốc tế. Thương mại quốc tế hiện nay đã trở thành một phần quan trọng của nền kinh tế. Việc giảm thiểu chi phí giao dịch quốc tế là một mục tiêu quan trọng của tất cả các chính phủ cũng như các doanh nghiệp, trong đó một biện pháp hữu hiệu là đơn giản hóa giao thương quốc tế bằng cách xóa bỏ các rào cản pháp lý và tăng cường tính ổn định pháp luật của giao dịch quốc tế. Để thực hiện điều này, việc tạo ra một bộ luật thương mại quốc tế thống nhất trong khuôn khổ CISG mang lại rất nhiều lợi ích không cần bàn cãi.
Trong số các nỗ lực thống nhất luật pháp hợp đồng quốc tế, Công ước Viên được đánh giá là hết sức thành công, bởi ngôn ngữ luật chung, quy mô và tính chất áp dụng bắt buộc của nó. Ý nghĩa của CISG được thể hiện ở những khía cạnh sau:
Thứ nhất, so với các công ước đa phương khác về mua bán hàng hóa (như các công ước Hague 1964) CISG là Công ước quốc tế có quy mô lớn hơn hẳn về số quốc gia tham gia và mức độ được áp dụng. CISG cũng trở thành nguồn luật trong nước của rất nhiều quốc gia.
Thứ hai, CISG được đánh giá là ông tổ của Các nguyên tắc UNIDROIT hay Các nguyên tắc của Luật Hợp đồng Châu Âu (PECL). Trên cơ sở nền tảng của CISG, Các nguyên tắc này đã trở thành một nguồn luật quốc tế quan trọng, được nhiều quốc gia và doanh nhân sử dụng trong thương mại giao dịch quốc tế.
Thứ ba, CISG cũng được khuyến khích áp dụng cho các giao dịch không thuộc khuôn khổ CISG như một Lex Mercatoria. Nhiều doanh nhân các nước đã tự nguyện áp dụng áp dụng CISG cho các giao dịch thương mại quốc tế của mình mặc dù các giao dịch này không thuộc phạm vi áp dụng của Công ước.
4/ Nội dung chính của Công Ước
Công ước Viên 1980 gồm 101 Điều, được chia làm 4 phần với các nội dung chính sau:
Phần 1: Phạm vi áp dụng và các quy định chung (Điều 1- 13)
Như tên gọi của nó, phần này quy định trường hợp nào CISG được áp dụng (từ Điều 1 đến Điều 6), đồng thời nêu rõ nguyên tắc trong việc áp dụng CISG, nguyên tắc diễn giải các tuyên bố, hành vi và xử sự của các bên, nguyên tắc tự do về hình thức của hợp đồng. Công ước cũng nhấn mạnh đến giá trị của tập quán trong các giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế.
Phần 2: Xác lập hợp đồng (trình tự, thủ tục ký kết hợp đồng) (Điều 14- 24)
Trong phần này, với 11 điều khoản, Công ước đã quy định khá chi tiết, đầy đủ các vấn đề pháp lý đặt ra trong quá trình giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Điều 14 của Công ước định nghĩa chào hàng, nêu rõ đặc điểm của chào hàng và phân biệt chào hàng với các “lời mời chào hàng”. Các vấn đề hiệu lực của chào hàng, thu hồi và hủy bỏ chào hàng được quy định tại các điều 15, 16 và 17. Đặc biệt, tại các Điều 18, 19, 20 và 21 của Công ước có các quy định rất chi tiết, cụ thể về nội dung của chấp nhận chào hàng; khi nào và trong điều kiện nào, một chấp nhận chào hàng là có hiệu lực và cùng với chào hàng cấu thành hợp đồng; thời hạn để chấp nhận, chấp nhận muộn; kéo dài thời hạn chấp nhận. Ngoài ra, Công ước còn có quy định về thu hồi chấp nhận chào hàng, thời điểm hợp đồng có hiệu lực.
Về vấn đề xác lập hợp đồng mua bán, CISG thừa nhận quy tắc Chào hàn – Chấp nhận chào hàng (offer-acceptance rule). Công ước quy định một thư chào giá phải được gửi đến một hay một số người cụ thể, xác định và miêu tả đầy đủ về hàng hóa, số lượng, giá cả. Thư chào hàng có thể được thu hồi nếu thư thu hồi đến khách hàng trước hay cùng lúc với thư chào hàng, hay trước khi khách hàng gửi lại thư chấp thuận. Bất kỳ sự thay đổi nào với thư chào hàng ban đầu đều được xem như sự từ chối thư chào hàng trừ phi các điều khoản sửa chữa không làm thay đổi những điều khoản thiết yếu của thư chào hàng.
Phần 3: Mua bán hàng hóa (Điều 25 - 88)
Với tên gọi là “mua bán hàng hóa”, nội dung của phần 3 này là các vấn đề pháp lý trong quá trình thực hiện HĐ. Phần này được chia thành 5 chương với những nội dung cơ bản như sau:
Chương I: Những quy định chung
Chương II: Nghĩa vụ của người bán
Chương III: Nghĩa vụ của người mua
Chương IV: Chuyển rủi ro
Chương V: Các điều khoản chung về nghĩa vụ của người bán và người mua
Đây là chương có số lượng điều khoản lớn nhất, cũng là chương chứa đựng những quy phạm hiện đại, tạo nên ưu việt của CISG. Nghĩa vụ của người bán và người mua được quy định chi tiết, trong hai chương riêng, giúp cho việc đọc và tra cứu của các thương nhân trở nên dễ dàng. Về nghĩa vụ của người bán, Công ước quy định rất rõ nghĩa vụ giao hàng và chuyển giao chứng từ, đặc biệt là nghĩa vụ đảm bảo tính phù hợp của hàng hóa được giao (về mặt thực tế cũng như về mặt pháp lý). Công ước nhấn mạnh đến việc kiểm tra hàng hóa được giao (thời hạn kiểm tra, thời hạn thông báo các khiếm khuyết của hàng hóa). Những quy định này rất phù hợp với thực tiễn và đã góp phần giải quyết có hiệu quả các tranh chấp phát sinh có liên quan. Nghĩa vụ của người mua, gồm nghĩa vụ thanh toán và nghĩa vụ nhận hàng, được quy định tại các điều từ Điều 53 đến Điều 60.
Công ước Viên 1980 không có một chương riêng về vi phạm hợp đồng và chế tài do vi phạm hợp đồng. Các nội dung này được lồng ghép trong chương II, chương III và chương V. Trong chương II và chương III, sau khi nêu các nghĩa vụ của người bán và người mua, Công ước Viên 1980 đề cập đến các biện pháp áp dụng trong trường hợp người bán/người mua vi phạm hợp đồng. Cách sắp xếp điều khoản như vậy, một mặt, làm cho việc tra cứu rất thuận lợi; mặt khác, cho thấy được tinh thần của các nhà soạn thảo CISG là tạo ra sự bình đẳng về mặt pháp lý cho người bán và người mua trong hợp đồng mua bán hàng hóa.
Các biện pháp mà Công ước cho phép người bán và người mua áp dụng khi một bên vi phạm hợp đồng bao gồm buộc thực hiện đúng hợp đồng, đòi bồi thường thiệt hại, hủy hợp đồng. Ngoài ra còn có một số biện pháp không có tính chất chế tài hay nhằm mục đích trừng phạt bên vi phạm, ví dụ biện pháp giảm giá (Điều 50), biện pháp bên bị vi phạm gia hạn thời hạn thực hiện nghĩa vụ để tạo điều kiện cho bên vi phạm tiếp tục thực hiện hợp đồng (Điều 47 khoản 1 và Điều 63 khoản 1) hay những biện pháp mà bên vi phạm có thể đưa ra nhằm khắc phục những thiệt hại do hành vi vi phạm của mình gây ra (Điều 48 khoản 1). Công ước cũng quy định rõ trường hợp áp dụng các biện pháp cụ thể (ví dụ biện pháp hủy hợp đồng hay đòi thay thế hàng chỉ được áp dụng trong trường hợp vi phạm cơ bản- khái niệm vi phạm cơ bản được nêu tại Điều 25).
Chương V của Phần 3 quy định về vấn đề tạm ngừng thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, vi phạm trước hợp đồng, việc áp dụng các biện pháp pháp lý trong trường hợp giao hàng từng phần, hủy hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ. Các Điều 74, 75, 76, 77, 78 của CISG là những điều khoản được dẫn chiếu đến rất nhiều trong các án lệ áp dụng CISG, vì các điều khoản này quy định rất chi tiết về một biện pháp được áp dụng phổ biến nhất trong giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: đó là tính toán tiền bồi thường thiệt hại. Các điều khoản khác trong chương này đề cập đến vấn đề miễn trách, hậu quả của việc hủy hợp đồng và bảo quản hàng hóa trong trường hợp có tranh chấp.
Phần 4: Các quy định cuối cùng (Điều 89 - 101)
Phần này quy định về các thủ tục để các quốc gia ký kết, phê chuẩn, gia nhập Công ước, các bảo lưu có thể áp dụng, thời điểm Công ước có hiệu lực và một số vấn đề khác mang tính chất thủ tục khi tham gia hay từ bỏ Công ước này.
5/ Lợi ích của Việt Nam khi tham gia Công ước Viên 1980
5.1/ Lợi ích về kinh tế
Việt Nam đang trên con đường hội nhập một cách chủ động và tích cực vào nền kinh tế thế giới, đẩy mạnh các hoạt động thương mại quốc tế, trong đó thương mại hàng hóa vẫn là hoạt động sôi động nhất là động lực và từ lâu đã đóng vai trò quan trọng cho tăng trưởng kinh tế trong nước, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO. Do đó, việc xác định một nguồn luật thống nhất điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế sẽ mang lại lợi ích kinh tế không nhỏ cho Việt Nam vì hầu hết các cường quốc thương mại trên thế giới đều đã gia nhập Công ước Viên, trong đó có rất nhiều quốc gia là bạn hàng lớn và lâu dài của Việt Nam như Pháp, Mỹ, Italia, Liên bang Nga, Canada, Đức, Hà Lan, Australia, Trung Quốc…Các công ty, doanh nghiệp của các nước này đã áp dụng và đã quen áp dụng Công ước Viên cho các hợp đồng mua bán hàng hoá ký với các đối tác nước ngoài.
CISG mang lại cho Việt Nam ba lợi ích kinh tế lớn sau:
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: phân tích phạm vi áp dụng của công ước viên của liên hiệp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 1980, vesau1980, Khái quát quy định của CISG về việc bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng của bên mua, án lệ về hình thức hợp đồng công ước viên và luật thương mại, chế tài áp dụng khi một bên vi phạm hợp đồng theo quy định Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, tiểu luận Trình bày khái quát quy định của CISG về việc bên mua áp dụng chế tài hủy hợp đồng khi bên bán không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, câu hỏi CISG về biện pháp hủy hợp đồng khi bên mua vi phạm hợp đồng, quy định của CISG về việc bên bán áp dụng biện pháp huỷ hợp đồng khi bên mua vi phạm hợp đồng, phạm vi áp dụng của CISG năm 1980 đối với hợp đồng thương mại quốc tế, binh luận 1 án lệ về phạm vi áp dụng CISG, Tình huống áp dụng CISG, .Giới thiệu về Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG), Công ước Viên năm 1980 của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) về chào hàng và chấp nhận chào hàng, án lệ quy định của CISG về việc bên mua áp dụng biện pháp huỷ hợp đồng khi bên bán vi phạm hợp đồng, tiểu luận về việc huỷ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, sự khác nhau giữa nguyên tắc UNIDROIT, CISG và pháp luật thương mại trong hợp đồng mua bán hàng hóa, án lệ cisg vi phạm hợp đồng dẫn đế hủy hợp đồng mua bán, Tra công ước viên 1980 và bộ nguyên tắc về hợp đồng TMQT của UNIDROIT, tiểu luận công ước viên về hợp đồng mua bán hàng hóa, quán trình tham gia công ước viên 1980, tiểu luận công ước viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, MUA BÁN HÀNG HOÁ CHƯƠNG I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG công ước viên 1980