bonghongthuytinh_6_6
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Luận văn tiếng Anh: Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 60 38 30
Nhà xuất bản: Khoa Luật
Ngày: 2012
Chủ đề: Luật dân sự
Pháp luật Việt Nam
Tố tụng dân sự
Miêu tả: 90 tr. + CD-ROM + tóm tắt
Luận văn ThS. Luật dân sự -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Trình bày các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về cải cách tư pháp; chế định các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong các giai đoạn phát triển của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam. Nghiên cứu luật học và thực trạng về việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự; tham khảo qui định ở một số nước trên thế giới để hiểu rõ và có hệ thống đối với chế định các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Từ đó đưa ra được một số kiến nghị nhằm hợp lý hóa và thống nhất về chế định này trong hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật tố tụng dân sự nói riêng
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP KHẨN
CẤP TẠM THỜI TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
5
1.1. Khái niệm, ý nghĩa của biện pháp khẩn cấp tạm thời 5
1.1.1. Khái niệm về biện pháp khẩn cấp tạm thời 5
1.1.2. Ý nghĩa của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời 11
1.2. Cơ sở khoa học của việc xây dựng các quy định về biện
pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dấn sự
12
1.2.1. Bảo đảm quyền tự quyết định và định đoạt của đương sự 12
1.2.2. Bảo đảm tính hiệu quả của biện pháp được áp dụng 13
1.2.3. Bảo đảm quyền lợi hợp pháp của các bên đương sự 14
1.3. Lược sử hình thành và phát triển chế định về biện pháp
khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự Việt Nam
15
1.3.1. Giai đoạn trước năm 1945 15
1.3.2. Giai đoạn từ 1945 đến 1989 17
1.3.3. Giai đoạn từ 1990 đến 2004 20
1.3.4. Giai đoạn từ năm 2005 trở đi 25
Chương 2: CÁC QUY ĐỊNH VỀ BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM
THỜI THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
26
2.1. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời và điều kiện áp dụng 26
2.1.1. Các biện pháp buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ 27
2.1.1.1. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng 272.1.1.2. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt
hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm
28
2.1.1.3. Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền
công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hay bệnh
nghề nghiệp cho người lao động
29
2.1.2. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời áp dụng đối với tài sản
đang tranh chấp
30
2.1.2.1. Kê biên tài sản đang tranh chấp 30
2.1.2.2. Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang
tranh chấp
32
2.1.2.3. Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang có tranh chấp 33
2.1.2.4. Cho thu hoạch hay cho bán hoa màu, sản phẩm, hàng hóa 34
2.1.3. Các biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản 36
2.1.3.1. Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng, kho
bạc nhà nước, phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ
36
2.1.3.2. Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ 39
2.1.4. Các biện pháp cấm hay buộc thực hiện những hành vi
nhất định
40
2.1.4.1. Giao người chưa thành niên cho cá nhân hay tổ chức trông
nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục
40
2.1.4.2. Tạm đình chỉ thi hành quyết định sa thải người lao động 41
2.1.4.3. Cấm hay buộc đương sự thực hiện một số hành vi nhất
định khác
42
2.1.5. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác 44
2.2. Thủ tục áp dụng, thay đổi, bổ sung và hủy bỏ biện pháp
khẩn cấp tạm thời
47
2.2.1. Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời 47
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi2.2.2. Thủ tục thay đổi, áp dụng bổ sung, hủy bỏ biện pháp khẩn
cấp tạm thời
51
2.3. Cơ chế bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự 53
2.3.1. Buộc thực hiện biện pháp bảo đảm 53
2.3.2. Trách nhiệm do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
không đúng
57
2.3.3. Khiếu nại, kiến nghị về quyết định áp dụng, thay đổi, hủy
bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
58
Chương 3: THỰC TIỄN THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ BIỆN
PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI VÀ KIẾN NGHỊ
62
3.1. Thực tiễn thực hiện các quy định về biện pháp khẩn cấp
tạm thời
62
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về biện pháp
khẩn cấp tạm thời
79
KẾT LUẬN 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 881
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời có một vai trò đặc biệt
quan trọng trong việc bảo vệ một cách có hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp
của các đương sự trong tố tụng dân sự. Các quy định về biện pháp khẩn cấp
tạm thời đã luôn được các nhà lập pháp quan tâm và ghi nhận trong các văn
bản pháp luật tố tụng dân sự của Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử. Chẳng
hạn, như trong Bộ luật dân sự và thương sự tố tụng năm 1921; các văn bản
hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ
án dân sự 1989, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994 và
Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động 1996.
Trên cơ sở kế thừa và phát triển các quy định về biện pháp khẩn cấp
tạm thời trong các văn bản pháp luật trước đây, chế định các biện pháp khẩn
cấp tạm thời đã được quy định khá chi tiết, cụ thể trong Bộ luật Tố tụng dân sự
của Việt Nam 2004. Các quy định này tạo cơ sở pháp lý quan trọng trong việc
bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể bị xâm hại khi tham gia vào
các quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động.
Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự về biện
pháp khẩn cấp tạm thời cũng đã nảy sinh những khó khăn, vướng mắc nhất định.
Với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc hoàn
thiện pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về biện pháp khẩn cấp tạm thời, em
đã mạnh dạn chọn đề tài "Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng
dân sự Việt Nam" làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Qua quá trình tìm hiểu và sưu tầm tài liệu cho thấy, đã có một số công
trình nghiên cứu khoa học về vấn đề các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Có thể
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi2
kể tên những công trình được thực hiện đã trực tiếp hay gián tiếp đề cập đến
"Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự" cụ thể là:
- Luận văn thạc sĩ Luật học: "Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong pháp
luật tố tụng dân sự Việt Nam", của Nguyễn Văn Pha, Trường Đại học Luật Hà
Nội, 1997;
- ThS. Trần Anh Tuấn: "Chế định biện pháp khẩn cấp tạm thời trong
Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam", Tạp chí Luật học, Đặc san góp ý dự thảo
Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 ;
- ThS. Trần Anh Tuấn: "Các qui định về biện pháp khẩn cấp tạm thời
trong Bộ luật Tố tụng dân sự và thực tiễn áp dụng", Tạp chí Dân chủ và pháp
luật, số 12/2005;
- TS. Trần Anh Tuấn: "Luật so sánh và thực tiễn xây dựng Bộ luật Tố
tụng dân sự Việt Nam", Tạp chí luật học, chuyên đề sử dụng luật so sánh
trong hoạt động lập pháp, số 4/2007 ;
- ThS. Trần Phương Thảo: "Chế định biện pháp khẩn cấp tạm thời",
Đặc san về Bộ luật Tố tụng dân sự, 2005;
- ThS. Trần Phương Thảo: "Bảo vệ quyền và lợi ích của người bị áp
dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam",
Tạp chí luật học, số 1/2009...
Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu nói trên mới chỉ tập trung
nghiên cứu những khía cạnh khác nhau về biện pháp khẩn cấp tạm thời. Em
xin mạnh dạn lựa chọn đề tài: "Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố
tụng dân sự Việt Nam". Đây là công trình đầu tiên tập trung nghiên cứu vấn
đề một cách tổng thể và chi tiết cả về phương diện lý luận, luật thực định và
thực tiễn thực hiện biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự. Trên cơ
sở nghiên cứu những vấn đề lý luận, các quy định của pháp luật về biện pháp
khẩn cấp tạm thời cũng như thực tiễn áp dụng các biện pháp này trong quá3
trình giải quyết các vụ việc dân sự tại các Toà án, em mong muốn đưa ra
những đề xuất nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự
Việt Nam về biện pháp khẩn cấp tạm thời.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Từ việc nghiên cứu các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước về cải cách tư pháp; chế định các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong
các giai đoạn phát triển của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam; các quan
điểm nghiên cứu luật học và thực trạng về việc áp dụng các biện pháp khẩn
cấp tạm thời trong tố tụng dân sự; tham khảo qui định ở một số nước trên thế
giới để hiểu rõ và có hệ thống đối với chế định các biện pháp khẩn cấp tạm
thời, từ đó đưa ra được một số kiến nghị nhằm hợp lý hóa và thống nhất về
chế định này trong hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật tố
tụng dân sự nói riêng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu chế định biện pháp khẩn cấp tạm thời
trong tố tụng dân sự trên cơ sở lý luận, quan điểm luật học, phương hướng cải
cách tư pháp, pháp luật thực định, thực tiễn áp dụng trong tố tụng dân sự ở
Việt Nam và tham khảo pháp luật thực định ở một số nước trên thế giới.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; tư tưởng Hồ Chí Minh, đường
lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về nhà nước pháp quyền.
Đồng thời việc nghiên cứu cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu
khoa học cụ thể: phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, phương pháp
tổng hợp, phương pháp so sánh, đánh giá và tổng kết kinh nghiệm, suy diễn
lôgíc để thực hiện đề tài.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi4
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Đề tài được nghiên cứu sẽ góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận
về biện pháp khẩn cấp tạm thời mà còn nhằm tổng kết thực tiễn, nghiên cứu
những vướng mắc, bất cập từ đó đề xuất những giải pháp có giá trị nhằm hoàn
thiện chế định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự, nâng
cao hiệu quả áp dụng trong thực tiễn, bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về biện pháp khẩn cấp tạm thời
trong tố tụng dân sự Việt Nam.
Chương 2: Các quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời theo pháp
luật hiện hành.
Chương 3: Thực tiễn thực hiện các quy định về biện pháp khẩn cấp
tạm thời và kiến nghị.5
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI
TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
1.1. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA CỦA BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI
1.1.1. Khái niệm về biện pháp khẩn cấp tạm thời
Quyền con người là một quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm được
pháp luật ghi nhận và bảo hộ. Ngay từ khi lập nước đến nay, từ Bản tuyên
ngôn độc lập đầu tiên năm 1945 đến Hiến pháp 1992 - đạo luật có giá trị pháp
lý cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam đều ghi nhận và
bảo hộ quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế…Chính vì vậy, trong
lĩnh vực tố tụng tại Toà án, quyền được tham gia tố tụng và được bảo đảm về
quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự cũng là một khía cạnh của quyền
con người. Do đó, khi những lợi ích hợp pháp của đương sự bị xâm phạm thì
đòi hỏi phải có một công cụ pháp lý để bảo vệ các quyền và lợi ích đó. Tuỳ
theo tình huống mà các công cụ này có thể được quy định khác nhau. Đôi khi
là công cụ được pháp luật ghi nhận mà chủ thể có thể sử dụng trong trường
hợp cấp bách để bảo vệ ngay tức khắc quyền lợi của mình.
Khi tham gia vào các quan hệ giao lưu dân sự, thương mại, lao động
việc tranh chấp về quyền lợi là điều không thể tránh khỏi. Vì theo đuổi quyền
lợi cá nhân ích kỷ của bản thân có thể dẫn tới việc cố tình lẩn tránh, không
tuân theo pháp luật dẫn đến việc xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của
chủ thể khác. Đây là nguyên nhân dẫn tới trên thực tế trong quá trình giải
quyết vụ việc dân sự Toà án đã gặp không ít những trường hợp đương sự có
các hành vi hủy hoại, xâm phạm chứng cứ, làm hư hại tài sản đang là đối
tượng của sự tranh chấp, tẩu tán, chuyển nhượng tài sản tranh chấp, thay đổi
hiện trạng tài sản đang tranh chấp… dẫn tới những thiệt hại cho quyền lợi của
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi6
chủ thể khác hay bản án của Toà án xét xử không thể thi hành được trên thực
tế. Ngoài ra, khi quyền lợi của nguyên đơn đã bị tổn hại nếu không có biện
pháp cần thiết để tạm thời ngăn chặn, khắc phục thiệt hại thì quyền lợi ích của
nguyên đơn sẽ không được bảo đảm trên thực tế. Do vậy, đương sự cần được
trao quyền yêu cầu Toà án kịp thời áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm đáp
ứng những nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo đảm quyền lợi của đương sự
hay bảo đảm cho việc xét xử và thi hành án dân sự có hiệu quả.
Có thể thấy đối với những trường hợp này trong quá trình giải quyết
vụ việc dân sự, Toà án phải áp dụng ngay một hay một số biện pháp cần
thiết để giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ bằng chứng hoặc
để đảm bảo thi hành án như: Giao người chưa thành niên cho cá nhân, cơ
quan, tổ chức chăm nom; buộc phải thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp
dưỡng, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại; niêm phong, thu giữ tài liệu; kê biên
tài sản, cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp, phong toả tài sản…
Trong tố tụng dân sự, các biện pháp này được gọi là biện pháp khẩn cấp
tạm thời.
Vậy xét về bản chất thì biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân
sự là biện pháp như thế nào và có tính chất đặc trưng gì. Đây chính là vấn đề
mà chúng ta cần nghiên cứu làm rõ. Qua nghiên cứu lý luận có thể thấy rằng
khái niệm về biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được đề cập trong các giáo trình
về tố tụng dân sự của trường Đại học Luật Hà Nội qua các thời kỳ và Giáo
trình Luật Tố tụng dân sự của Học Viện tư pháp.
Theo Giáo trình luật tố tụng dân sự Việt Nam - Trường Đại học pháp
lý Hà Nội 1991 "Những biện pháp khẩn cấp tạm thời là những biện pháp
được thi hành theo quyết định của tòa trước khi vụ án dân sự được giải quyết
để đáp ứng yêu cầu cấp bách của đương sự hay để bảo vệ bằng chứng" [24].
Như vậy, khái niệm này đã chỉ ra được mục đích của việc áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời là để đáp ứng yêu cầu cấp bách của đương sự hay để bảo
tụng dân sự thì các bên có thể thực hiện biện pháp bảo đảm vào các ngày
nghỉ, ngày lễ, và theo mục 6 Nghị quyết số 02/2005/NQ-HĐTP ngày 27/4/2005
của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì trong trường hợp khẩn
cấp việc nhận đơn có thể thực hiện ngoài giờ làm việc (kể cả trong ngày
nghỉ). Có thể nhận xét rằng, quy định trên về thủ tục áp dụng các biện pháp
khẩn cấp tạm thời thể hiện một sự chuyển biến lớn trong nhận thức về việc
xây dựng nền tố tụng dân sự mà ở đó quyền lợi của người dân được đặt lên
hàng đầu.
Vậy từ các quy định này có thể hiểu trong trường hợp thực sự khẩn
cấp đương sự có thể nộp đơn yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm
thời vào bất cứ thời điểm nào trong ngày không? Đơn yêu cầu sẽ nộp cho
Chánh án Tòa án, thẩm phán hay thư ký và có thể nộp tại nhà những người đó
hay không? Chúng tui cho rằng, để bảo vệ kịp thời quyền lợi các đương sự, cơ
quan có thẩm quyền có thể hướng quy định của pháp luật theo hướng trong
trường hợp khẩn cấp thì ngoài giờ làm việc, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ đương
sự có thể yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Tuy nhiên, để thực
hiện được điều này phải tính đến tính thực tế của nó, nếu bổ sung theo hướng
này thì trong thực tế chúng ta phải xây dựng một cơ chế bảo đảm. Có nghĩa là
phải có thẩm phán trực vào các ngày nghỉ, ngày lễ, ngoài giờ làm việc.
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, các biện pháp khẩn cấp
tạm thời được áp dụng khi người yêu cầu khởi kiện một vụ án, và chỉ khi đó
Tòa án mới ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, nó phụ thuộc
vào vụ kiện chính mà tòa giải quyết. Tuy nhiên, trên thực tế có những vụ việc
sau khi biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng thì tranh chấp cũng được
giải quyết luôn mà không cần thiết phải khởi kiện nữa. Chúng tui cho rằng để
đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn, về lâu dài các nhà lập pháp có thể phát triển, bổ
sung theo hướng cho phép thẩm phán trong trường hợp khẩn cấp có thể áp
dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay lập tức nhằm bảo vệ quyền lợi cho83
các đương sự trước khi khởi kiện vụ án. Sau khi áp dụng biện pháp khẩn cấp
tạm thời, theo yêu cầu của đương sự nếu xét thấy vụ việc cần xét xử
ngay thì thẩm phán có thể đưa vụ việc ra xét xử để xem xét nội dung tranh
chấp trong một thời gian ngắn.
- Về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm tại thủ tục giám đốc thẩm,
tái thẩm
Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành, thì việc áp
dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chỉ được tiến hành trong giai đoạn sơ thẩm
và phúc thẩm mà chưa có quy định về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm
thời tại thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm. Do đó, khi tiến hành các thủ tục
này Tòa án đã gặp khó khăn nếu thấy cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn
cấp tạm thời. Thiết nghĩ, biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định là nhằm
bảo đảm quyền và lợi ích của các đương sự trong các giai đoạn của quá trình
giải quyết vụ việc đó, có nghĩa là ngay cả tại thủ tục giám đốc thẩm và tái
thẩm quyền lợi đó của họ cũng cần được bảo đảm. Chính vì vậy, các nhà làm
luật cần có những quy định cụ thể về thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm
thời tại thủ tục này để có cơ sở pháp lý áp dụng các biện pháp đó trong quá
trình tiến hành các thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
- Về quy định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm
Như trên đã phân tích, đối với trường hợp người yêu cầu áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời là những người cùng kiệt không có khả năng thực hiện
biện pháp bảo đảm, thì quyền lợi của họ sẽ được bảo vệ như thế nào? Thiết
nghĩ, các cơ quan chức năng cần có quy định cụ thể về vấn đề này, để đảm
bảo được quyền lợi các bên đương sự, đảm bảo sự công bằng của pháp luật.
Chúng tui cho rằng cần có những quy định về việc miễn, giảm tiền bảo đảm
cho việc yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong những trường
hợp nêu trên.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi84
- Về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong việc dân sự và
trong giai đoạn thi hành án
Theo quy định tại Điều 99 Bộ luật Tố tụng dân sự, biện pháp khẩn cấp
tạm thời là biện pháp được Tòa án quyết định áp dụng trong quá trình giải
quyết vụ án dân sự nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ
bằng chứng hay bảo đảm thi hành án. Như vậy, theo quy định này thì biện
pháp khẩn cấp tạm thời chỉ được áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án mà
chưa được áp dụng trong quá trình giải quyết việc dân sự. Việc Bộ luật Tố
tụng dân sự không quy định vấn đề này là chưa hợp lý bởi xuất phát từ ý
nghĩa của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, do vậy trong vụ án dân
sự hay việc dân sự thì quyền lợi của đương sự vẫn cần được bảo vệ, do đó cần
thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Chúng tui cho rằng trong một số trường hợp việc áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết việc dân sự là rất cần thiết như
biện pháp giao người chưa thành niên cho cá nhân, tổ chức trông nom, nuôi
dưỡng, chăm sóc, giáo dục khi giải quyết yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật;
biện pháp cấm chuyển dịch về quyền tài sản hay cấm thay đổi hiện trạng tài
sản khi giải quyết yêu cầu về thông báo, tìm kiếm người vắng mặt, mất tích
hay đã chết…Vì vậy, nên chăng pháp luật cần có thêm quy định chi tiết về
việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết việc
dân sự và Tòa án nhân dân Tối cao cũng cần sớm ban hành văn bản hướng
dẫn về những việc dân sự Tòa án có quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm
thời, để đảm bảo quyền lợi của đương sự.
- Về trách nhiệm bồi thường của Tòa án trong trường hợp Tòa án áp
dụng không đúng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Qui định tại khoản 2 Điều 101 của Bộ luật Tố tụng dân sự về trách
nhiệm bồi thường của Tòa án trong trường hợp Tòa án đã áp dụng không
đúng biện pháp khẩn cấp tạm thời nên gây thiệt hại cho người bị áp dụng hoặc85
người thứ ba. Đây là một quy định mới tiến bộ vừa có tác dụng nâng cao trách
nhiệm của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đồng thời
lại bảo đảm quyền lợi cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Căn
cứ để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Tòa án được quy định tại
khoản 2 Điều 102 Bộ luật Tố tụng dân sự, nhưng các căn cứ này mới chỉ đề
cập đến trách nhiệm của Tòa án khi áp dụng không đúng biện pháp khẩn cấp
tạm thời mà chưa đề cập đến trách nhiệm của Tòa án trong trường hợp Tòa án
đã không ra hay chậm ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Trong thực tế, việc Tòa án đã không ra hay chậm ra quyết định áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời có thể gây thiệt hại không nhỏ cho đương sự. Vì vậy:
Để xác định được đầy đủ hơn trách nhiệm của Tòa án, cần
bổ sung vào khoản 2 Điều 102 Bộ luật Tố tụng dân sự thêm một
căn cứ nữa, đó là Tòa án phải bồi thường thiệt hại cho người đưa ra
yêu cầu nếu Tòa án có lỗi trong việc không ra hay chậm ra quyết
định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời gây thiệt hại cho người bị
áp dụng hay người thứ ba [27].
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi86
KẾT LUẬN
Việc nghiên cứu đề tài, đã góp phần làm rõ vị trí và vai trò quan trọng
của chế định biện pháp khẩn cấp tạm thời trong pháp luật tố tụng dân sự Việt
Nam nói chung, và trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự nói riêng. Các
quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự.
Trên cơ sở nghiên cứu học viên đã cố gắng làm rõ bản chất của biện
pháp khẩn cấp tạm thời và những tính chất cơ bản của biện pháp này cũng
như những ý nghĩa thực tiễn của nó. Bằng việc nghiên cứu một cách hệ thống
các quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời từ trước khi có Bộ luật Tố tụng
dân sự tới nay, luận văn đã làm rõ quá trình hình thành và phát triển của chế
định biện pháp khẩn cấp tạm thời trong pháp luật tố tụng dân sự. Việc nghiên
cứu chỉ ra rằng chế định này đã được các nhà lập pháp rất quan tâm và ngày
càng được hoàn thiện hơn. Đặc biệt, Bộ luật Tố tụng dân sự ra đời đánh dấu
sự thay đổi cả về chất và lượng trong các quy định của pháp luật tố tụng dân
sự về biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Kết quả nghiên cứu của đề tài không những đã luận giải được rõ cơ sở
lý luận và cơ sở pháp lý của chế định biện pháp khẩn cấp tạm thời mà còn cho
thấy rằng các quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời vẫn còn những điểm
thiếu sót hay bất cập đòi hỏi phải có sự giải thích hay hướng dẫn một cách
thấu đáo để tránh sự nhầm lẫn, khó khăn khi áp dụng hay áp dụng không
thống nhất trong quá trình tố tụng tại Tòa án. Trên cơ sở phân tích, so sánh
các quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong pháp luật tố tụng dân sự
Việt Nam hiện hành và pháp luật tố tụng dân sự một số nước và dựa trên kết
quả nghiên cứu, khảo sát thực tiễn áp dụng, luận văn đã đưa ra đề xuất nhằm
hoàn thiện những quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân87
sự để các quy định ngày càng đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn giải quyết các
tranh chấp hiện nay.
Chế định biện pháp khẩn cấp tạm thời cần tiếp tục được nghiên
cứu để có những bổ sung, sửa đổi cho phù hợp hơn, đáp ứng đòi hỏi của tình
hình thực tiễn hiện nay. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần đẩy mạnh hơn
nữa công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật tố tụng trong nhân
dân để Bộ luật Tố tụng dân sự nói chung và chế định biện pháp khẩn cấp tạm
thời nói riêng ngày càng đi vào đời sống của nhân dân, thực sự trở thành công
cụ hữu hiệu của các đương sự trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Luận văn tiếng Anh: Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 60 38 30
Nhà xuất bản: Khoa Luật
Ngày: 2012
Chủ đề: Luật dân sự
Pháp luật Việt Nam
Tố tụng dân sự
Miêu tả: 90 tr. + CD-ROM + tóm tắt
Luận văn ThS. Luật dân sự -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Trình bày các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về cải cách tư pháp; chế định các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong các giai đoạn phát triển của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam. Nghiên cứu luật học và thực trạng về việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự; tham khảo qui định ở một số nước trên thế giới để hiểu rõ và có hệ thống đối với chế định các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Từ đó đưa ra được một số kiến nghị nhằm hợp lý hóa và thống nhất về chế định này trong hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật tố tụng dân sự nói riêng
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP KHẨN
CẤP TẠM THỜI TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
5
1.1. Khái niệm, ý nghĩa của biện pháp khẩn cấp tạm thời 5
1.1.1. Khái niệm về biện pháp khẩn cấp tạm thời 5
1.1.2. Ý nghĩa của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời 11
1.2. Cơ sở khoa học của việc xây dựng các quy định về biện
pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dấn sự
12
1.2.1. Bảo đảm quyền tự quyết định và định đoạt của đương sự 12
1.2.2. Bảo đảm tính hiệu quả của biện pháp được áp dụng 13
1.2.3. Bảo đảm quyền lợi hợp pháp của các bên đương sự 14
1.3. Lược sử hình thành và phát triển chế định về biện pháp
khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự Việt Nam
15
1.3.1. Giai đoạn trước năm 1945 15
1.3.2. Giai đoạn từ 1945 đến 1989 17
1.3.3. Giai đoạn từ 1990 đến 2004 20
1.3.4. Giai đoạn từ năm 2005 trở đi 25
Chương 2: CÁC QUY ĐỊNH VỀ BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM
THỜI THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
26
2.1. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời và điều kiện áp dụng 26
2.1.1. Các biện pháp buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ 27
2.1.1.1. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng 272.1.1.2. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt
hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm
28
2.1.1.3. Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền
công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hay bệnh
nghề nghiệp cho người lao động
29
2.1.2. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời áp dụng đối với tài sản
đang tranh chấp
30
2.1.2.1. Kê biên tài sản đang tranh chấp 30
2.1.2.2. Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang
tranh chấp
32
2.1.2.3. Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang có tranh chấp 33
2.1.2.4. Cho thu hoạch hay cho bán hoa màu, sản phẩm, hàng hóa 34
2.1.3. Các biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản 36
2.1.3.1. Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng, kho
bạc nhà nước, phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ
36
2.1.3.2. Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ 39
2.1.4. Các biện pháp cấm hay buộc thực hiện những hành vi
nhất định
40
2.1.4.1. Giao người chưa thành niên cho cá nhân hay tổ chức trông
nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục
40
2.1.4.2. Tạm đình chỉ thi hành quyết định sa thải người lao động 41
2.1.4.3. Cấm hay buộc đương sự thực hiện một số hành vi nhất
định khác
42
2.1.5. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác 44
2.2. Thủ tục áp dụng, thay đổi, bổ sung và hủy bỏ biện pháp
khẩn cấp tạm thời
47
2.2.1. Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời 47
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi2.2.2. Thủ tục thay đổi, áp dụng bổ sung, hủy bỏ biện pháp khẩn
cấp tạm thời
51
2.3. Cơ chế bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự 53
2.3.1. Buộc thực hiện biện pháp bảo đảm 53
2.3.2. Trách nhiệm do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
không đúng
57
2.3.3. Khiếu nại, kiến nghị về quyết định áp dụng, thay đổi, hủy
bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
58
Chương 3: THỰC TIỄN THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ BIỆN
PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI VÀ KIẾN NGHỊ
62
3.1. Thực tiễn thực hiện các quy định về biện pháp khẩn cấp
tạm thời
62
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về biện pháp
khẩn cấp tạm thời
79
KẾT LUẬN 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 881
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời có một vai trò đặc biệt
quan trọng trong việc bảo vệ một cách có hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp
của các đương sự trong tố tụng dân sự. Các quy định về biện pháp khẩn cấp
tạm thời đã luôn được các nhà lập pháp quan tâm và ghi nhận trong các văn
bản pháp luật tố tụng dân sự của Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử. Chẳng
hạn, như trong Bộ luật dân sự và thương sự tố tụng năm 1921; các văn bản
hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ
án dân sự 1989, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994 và
Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động 1996.
Trên cơ sở kế thừa và phát triển các quy định về biện pháp khẩn cấp
tạm thời trong các văn bản pháp luật trước đây, chế định các biện pháp khẩn
cấp tạm thời đã được quy định khá chi tiết, cụ thể trong Bộ luật Tố tụng dân sự
của Việt Nam 2004. Các quy định này tạo cơ sở pháp lý quan trọng trong việc
bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể bị xâm hại khi tham gia vào
các quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động.
Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự về biện
pháp khẩn cấp tạm thời cũng đã nảy sinh những khó khăn, vướng mắc nhất định.
Với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc hoàn
thiện pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về biện pháp khẩn cấp tạm thời, em
đã mạnh dạn chọn đề tài "Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng
dân sự Việt Nam" làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Qua quá trình tìm hiểu và sưu tầm tài liệu cho thấy, đã có một số công
trình nghiên cứu khoa học về vấn đề các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Có thể
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi2
kể tên những công trình được thực hiện đã trực tiếp hay gián tiếp đề cập đến
"Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự" cụ thể là:
- Luận văn thạc sĩ Luật học: "Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong pháp
luật tố tụng dân sự Việt Nam", của Nguyễn Văn Pha, Trường Đại học Luật Hà
Nội, 1997;
- ThS. Trần Anh Tuấn: "Chế định biện pháp khẩn cấp tạm thời trong
Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam", Tạp chí Luật học, Đặc san góp ý dự thảo
Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 ;
- ThS. Trần Anh Tuấn: "Các qui định về biện pháp khẩn cấp tạm thời
trong Bộ luật Tố tụng dân sự và thực tiễn áp dụng", Tạp chí Dân chủ và pháp
luật, số 12/2005;
- TS. Trần Anh Tuấn: "Luật so sánh và thực tiễn xây dựng Bộ luật Tố
tụng dân sự Việt Nam", Tạp chí luật học, chuyên đề sử dụng luật so sánh
trong hoạt động lập pháp, số 4/2007 ;
- ThS. Trần Phương Thảo: "Chế định biện pháp khẩn cấp tạm thời",
Đặc san về Bộ luật Tố tụng dân sự, 2005;
- ThS. Trần Phương Thảo: "Bảo vệ quyền và lợi ích của người bị áp
dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam",
Tạp chí luật học, số 1/2009...
Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu nói trên mới chỉ tập trung
nghiên cứu những khía cạnh khác nhau về biện pháp khẩn cấp tạm thời. Em
xin mạnh dạn lựa chọn đề tài: "Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố
tụng dân sự Việt Nam". Đây là công trình đầu tiên tập trung nghiên cứu vấn
đề một cách tổng thể và chi tiết cả về phương diện lý luận, luật thực định và
thực tiễn thực hiện biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự. Trên cơ
sở nghiên cứu những vấn đề lý luận, các quy định của pháp luật về biện pháp
khẩn cấp tạm thời cũng như thực tiễn áp dụng các biện pháp này trong quá3
trình giải quyết các vụ việc dân sự tại các Toà án, em mong muốn đưa ra
những đề xuất nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự
Việt Nam về biện pháp khẩn cấp tạm thời.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Từ việc nghiên cứu các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước về cải cách tư pháp; chế định các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong
các giai đoạn phát triển của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam; các quan
điểm nghiên cứu luật học và thực trạng về việc áp dụng các biện pháp khẩn
cấp tạm thời trong tố tụng dân sự; tham khảo qui định ở một số nước trên thế
giới để hiểu rõ và có hệ thống đối với chế định các biện pháp khẩn cấp tạm
thời, từ đó đưa ra được một số kiến nghị nhằm hợp lý hóa và thống nhất về
chế định này trong hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật tố
tụng dân sự nói riêng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu chế định biện pháp khẩn cấp tạm thời
trong tố tụng dân sự trên cơ sở lý luận, quan điểm luật học, phương hướng cải
cách tư pháp, pháp luật thực định, thực tiễn áp dụng trong tố tụng dân sự ở
Việt Nam và tham khảo pháp luật thực định ở một số nước trên thế giới.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; tư tưởng Hồ Chí Minh, đường
lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về nhà nước pháp quyền.
Đồng thời việc nghiên cứu cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu
khoa học cụ thể: phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, phương pháp
tổng hợp, phương pháp so sánh, đánh giá và tổng kết kinh nghiệm, suy diễn
lôgíc để thực hiện đề tài.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi4
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Đề tài được nghiên cứu sẽ góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận
về biện pháp khẩn cấp tạm thời mà còn nhằm tổng kết thực tiễn, nghiên cứu
những vướng mắc, bất cập từ đó đề xuất những giải pháp có giá trị nhằm hoàn
thiện chế định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự, nâng
cao hiệu quả áp dụng trong thực tiễn, bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về biện pháp khẩn cấp tạm thời
trong tố tụng dân sự Việt Nam.
Chương 2: Các quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời theo pháp
luật hiện hành.
Chương 3: Thực tiễn thực hiện các quy định về biện pháp khẩn cấp
tạm thời và kiến nghị.5
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI
TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
1.1. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA CỦA BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI
1.1.1. Khái niệm về biện pháp khẩn cấp tạm thời
Quyền con người là một quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm được
pháp luật ghi nhận và bảo hộ. Ngay từ khi lập nước đến nay, từ Bản tuyên
ngôn độc lập đầu tiên năm 1945 đến Hiến pháp 1992 - đạo luật có giá trị pháp
lý cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam đều ghi nhận và
bảo hộ quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế…Chính vì vậy, trong
lĩnh vực tố tụng tại Toà án, quyền được tham gia tố tụng và được bảo đảm về
quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự cũng là một khía cạnh của quyền
con người. Do đó, khi những lợi ích hợp pháp của đương sự bị xâm phạm thì
đòi hỏi phải có một công cụ pháp lý để bảo vệ các quyền và lợi ích đó. Tuỳ
theo tình huống mà các công cụ này có thể được quy định khác nhau. Đôi khi
là công cụ được pháp luật ghi nhận mà chủ thể có thể sử dụng trong trường
hợp cấp bách để bảo vệ ngay tức khắc quyền lợi của mình.
Khi tham gia vào các quan hệ giao lưu dân sự, thương mại, lao động
việc tranh chấp về quyền lợi là điều không thể tránh khỏi. Vì theo đuổi quyền
lợi cá nhân ích kỷ của bản thân có thể dẫn tới việc cố tình lẩn tránh, không
tuân theo pháp luật dẫn đến việc xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của
chủ thể khác. Đây là nguyên nhân dẫn tới trên thực tế trong quá trình giải
quyết vụ việc dân sự Toà án đã gặp không ít những trường hợp đương sự có
các hành vi hủy hoại, xâm phạm chứng cứ, làm hư hại tài sản đang là đối
tượng của sự tranh chấp, tẩu tán, chuyển nhượng tài sản tranh chấp, thay đổi
hiện trạng tài sản đang tranh chấp… dẫn tới những thiệt hại cho quyền lợi của
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi6
chủ thể khác hay bản án của Toà án xét xử không thể thi hành được trên thực
tế. Ngoài ra, khi quyền lợi của nguyên đơn đã bị tổn hại nếu không có biện
pháp cần thiết để tạm thời ngăn chặn, khắc phục thiệt hại thì quyền lợi ích của
nguyên đơn sẽ không được bảo đảm trên thực tế. Do vậy, đương sự cần được
trao quyền yêu cầu Toà án kịp thời áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm đáp
ứng những nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo đảm quyền lợi của đương sự
hay bảo đảm cho việc xét xử và thi hành án dân sự có hiệu quả.
Có thể thấy đối với những trường hợp này trong quá trình giải quyết
vụ việc dân sự, Toà án phải áp dụng ngay một hay một số biện pháp cần
thiết để giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ bằng chứng hoặc
để đảm bảo thi hành án như: Giao người chưa thành niên cho cá nhân, cơ
quan, tổ chức chăm nom; buộc phải thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp
dưỡng, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại; niêm phong, thu giữ tài liệu; kê biên
tài sản, cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp, phong toả tài sản…
Trong tố tụng dân sự, các biện pháp này được gọi là biện pháp khẩn cấp
tạm thời.
Vậy xét về bản chất thì biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân
sự là biện pháp như thế nào và có tính chất đặc trưng gì. Đây chính là vấn đề
mà chúng ta cần nghiên cứu làm rõ. Qua nghiên cứu lý luận có thể thấy rằng
khái niệm về biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được đề cập trong các giáo trình
về tố tụng dân sự của trường Đại học Luật Hà Nội qua các thời kỳ và Giáo
trình Luật Tố tụng dân sự của Học Viện tư pháp.
Theo Giáo trình luật tố tụng dân sự Việt Nam - Trường Đại học pháp
lý Hà Nội 1991 "Những biện pháp khẩn cấp tạm thời là những biện pháp
được thi hành theo quyết định của tòa trước khi vụ án dân sự được giải quyết
để đáp ứng yêu cầu cấp bách của đương sự hay để bảo vệ bằng chứng" [24].
Như vậy, khái niệm này đã chỉ ra được mục đích của việc áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời là để đáp ứng yêu cầu cấp bách của đương sự hay để bảo
tụng dân sự thì các bên có thể thực hiện biện pháp bảo đảm vào các ngày
nghỉ, ngày lễ, và theo mục 6 Nghị quyết số 02/2005/NQ-HĐTP ngày 27/4/2005
của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì trong trường hợp khẩn
cấp việc nhận đơn có thể thực hiện ngoài giờ làm việc (kể cả trong ngày
nghỉ). Có thể nhận xét rằng, quy định trên về thủ tục áp dụng các biện pháp
khẩn cấp tạm thời thể hiện một sự chuyển biến lớn trong nhận thức về việc
xây dựng nền tố tụng dân sự mà ở đó quyền lợi của người dân được đặt lên
hàng đầu.
Vậy từ các quy định này có thể hiểu trong trường hợp thực sự khẩn
cấp đương sự có thể nộp đơn yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm
thời vào bất cứ thời điểm nào trong ngày không? Đơn yêu cầu sẽ nộp cho
Chánh án Tòa án, thẩm phán hay thư ký và có thể nộp tại nhà những người đó
hay không? Chúng tui cho rằng, để bảo vệ kịp thời quyền lợi các đương sự, cơ
quan có thẩm quyền có thể hướng quy định của pháp luật theo hướng trong
trường hợp khẩn cấp thì ngoài giờ làm việc, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ đương
sự có thể yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Tuy nhiên, để thực
hiện được điều này phải tính đến tính thực tế của nó, nếu bổ sung theo hướng
này thì trong thực tế chúng ta phải xây dựng một cơ chế bảo đảm. Có nghĩa là
phải có thẩm phán trực vào các ngày nghỉ, ngày lễ, ngoài giờ làm việc.
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, các biện pháp khẩn cấp
tạm thời được áp dụng khi người yêu cầu khởi kiện một vụ án, và chỉ khi đó
Tòa án mới ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, nó phụ thuộc
vào vụ kiện chính mà tòa giải quyết. Tuy nhiên, trên thực tế có những vụ việc
sau khi biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng thì tranh chấp cũng được
giải quyết luôn mà không cần thiết phải khởi kiện nữa. Chúng tui cho rằng để
đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn, về lâu dài các nhà lập pháp có thể phát triển, bổ
sung theo hướng cho phép thẩm phán trong trường hợp khẩn cấp có thể áp
dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay lập tức nhằm bảo vệ quyền lợi cho83
các đương sự trước khi khởi kiện vụ án. Sau khi áp dụng biện pháp khẩn cấp
tạm thời, theo yêu cầu của đương sự nếu xét thấy vụ việc cần xét xử
ngay thì thẩm phán có thể đưa vụ việc ra xét xử để xem xét nội dung tranh
chấp trong một thời gian ngắn.
- Về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm tại thủ tục giám đốc thẩm,
tái thẩm
Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành, thì việc áp
dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chỉ được tiến hành trong giai đoạn sơ thẩm
và phúc thẩm mà chưa có quy định về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm
thời tại thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm. Do đó, khi tiến hành các thủ tục
này Tòa án đã gặp khó khăn nếu thấy cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn
cấp tạm thời. Thiết nghĩ, biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định là nhằm
bảo đảm quyền và lợi ích của các đương sự trong các giai đoạn của quá trình
giải quyết vụ việc đó, có nghĩa là ngay cả tại thủ tục giám đốc thẩm và tái
thẩm quyền lợi đó của họ cũng cần được bảo đảm. Chính vì vậy, các nhà làm
luật cần có những quy định cụ thể về thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm
thời tại thủ tục này để có cơ sở pháp lý áp dụng các biện pháp đó trong quá
trình tiến hành các thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
- Về quy định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm
Như trên đã phân tích, đối với trường hợp người yêu cầu áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời là những người cùng kiệt không có khả năng thực hiện
biện pháp bảo đảm, thì quyền lợi của họ sẽ được bảo vệ như thế nào? Thiết
nghĩ, các cơ quan chức năng cần có quy định cụ thể về vấn đề này, để đảm
bảo được quyền lợi các bên đương sự, đảm bảo sự công bằng của pháp luật.
Chúng tui cho rằng cần có những quy định về việc miễn, giảm tiền bảo đảm
cho việc yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong những trường
hợp nêu trên.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi84
- Về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong việc dân sự và
trong giai đoạn thi hành án
Theo quy định tại Điều 99 Bộ luật Tố tụng dân sự, biện pháp khẩn cấp
tạm thời là biện pháp được Tòa án quyết định áp dụng trong quá trình giải
quyết vụ án dân sự nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ
bằng chứng hay bảo đảm thi hành án. Như vậy, theo quy định này thì biện
pháp khẩn cấp tạm thời chỉ được áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án mà
chưa được áp dụng trong quá trình giải quyết việc dân sự. Việc Bộ luật Tố
tụng dân sự không quy định vấn đề này là chưa hợp lý bởi xuất phát từ ý
nghĩa của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, do vậy trong vụ án dân
sự hay việc dân sự thì quyền lợi của đương sự vẫn cần được bảo vệ, do đó cần
thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Chúng tui cho rằng trong một số trường hợp việc áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết việc dân sự là rất cần thiết như
biện pháp giao người chưa thành niên cho cá nhân, tổ chức trông nom, nuôi
dưỡng, chăm sóc, giáo dục khi giải quyết yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật;
biện pháp cấm chuyển dịch về quyền tài sản hay cấm thay đổi hiện trạng tài
sản khi giải quyết yêu cầu về thông báo, tìm kiếm người vắng mặt, mất tích
hay đã chết…Vì vậy, nên chăng pháp luật cần có thêm quy định chi tiết về
việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết việc
dân sự và Tòa án nhân dân Tối cao cũng cần sớm ban hành văn bản hướng
dẫn về những việc dân sự Tòa án có quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm
thời, để đảm bảo quyền lợi của đương sự.
- Về trách nhiệm bồi thường của Tòa án trong trường hợp Tòa án áp
dụng không đúng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Qui định tại khoản 2 Điều 101 của Bộ luật Tố tụng dân sự về trách
nhiệm bồi thường của Tòa án trong trường hợp Tòa án đã áp dụng không
đúng biện pháp khẩn cấp tạm thời nên gây thiệt hại cho người bị áp dụng hoặc85
người thứ ba. Đây là một quy định mới tiến bộ vừa có tác dụng nâng cao trách
nhiệm của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đồng thời
lại bảo đảm quyền lợi cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Căn
cứ để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Tòa án được quy định tại
khoản 2 Điều 102 Bộ luật Tố tụng dân sự, nhưng các căn cứ này mới chỉ đề
cập đến trách nhiệm của Tòa án khi áp dụng không đúng biện pháp khẩn cấp
tạm thời mà chưa đề cập đến trách nhiệm của Tòa án trong trường hợp Tòa án
đã không ra hay chậm ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Trong thực tế, việc Tòa án đã không ra hay chậm ra quyết định áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời có thể gây thiệt hại không nhỏ cho đương sự. Vì vậy:
Để xác định được đầy đủ hơn trách nhiệm của Tòa án, cần
bổ sung vào khoản 2 Điều 102 Bộ luật Tố tụng dân sự thêm một
căn cứ nữa, đó là Tòa án phải bồi thường thiệt hại cho người đưa ra
yêu cầu nếu Tòa án có lỗi trong việc không ra hay chậm ra quyết
định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời gây thiệt hại cho người bị
áp dụng hay người thứ ba [27].
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi86
KẾT LUẬN
Việc nghiên cứu đề tài, đã góp phần làm rõ vị trí và vai trò quan trọng
của chế định biện pháp khẩn cấp tạm thời trong pháp luật tố tụng dân sự Việt
Nam nói chung, và trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự nói riêng. Các
quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự.
Trên cơ sở nghiên cứu học viên đã cố gắng làm rõ bản chất của biện
pháp khẩn cấp tạm thời và những tính chất cơ bản của biện pháp này cũng
như những ý nghĩa thực tiễn của nó. Bằng việc nghiên cứu một cách hệ thống
các quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời từ trước khi có Bộ luật Tố tụng
dân sự tới nay, luận văn đã làm rõ quá trình hình thành và phát triển của chế
định biện pháp khẩn cấp tạm thời trong pháp luật tố tụng dân sự. Việc nghiên
cứu chỉ ra rằng chế định này đã được các nhà lập pháp rất quan tâm và ngày
càng được hoàn thiện hơn. Đặc biệt, Bộ luật Tố tụng dân sự ra đời đánh dấu
sự thay đổi cả về chất và lượng trong các quy định của pháp luật tố tụng dân
sự về biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Kết quả nghiên cứu của đề tài không những đã luận giải được rõ cơ sở
lý luận và cơ sở pháp lý của chế định biện pháp khẩn cấp tạm thời mà còn cho
thấy rằng các quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời vẫn còn những điểm
thiếu sót hay bất cập đòi hỏi phải có sự giải thích hay hướng dẫn một cách
thấu đáo để tránh sự nhầm lẫn, khó khăn khi áp dụng hay áp dụng không
thống nhất trong quá trình tố tụng tại Tòa án. Trên cơ sở phân tích, so sánh
các quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong pháp luật tố tụng dân sự
Việt Nam hiện hành và pháp luật tố tụng dân sự một số nước và dựa trên kết
quả nghiên cứu, khảo sát thực tiễn áp dụng, luận văn đã đưa ra đề xuất nhằm
hoàn thiện những quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân87
sự để các quy định ngày càng đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn giải quyết các
tranh chấp hiện nay.
Chế định biện pháp khẩn cấp tạm thời cần tiếp tục được nghiên
cứu để có những bổ sung, sửa đổi cho phù hợp hơn, đáp ứng đòi hỏi của tình
hình thực tiễn hiện nay. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần đẩy mạnh hơn
nữa công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật tố tụng trong nhân
dân để Bộ luật Tố tụng dân sự nói chung và chế định biện pháp khẩn cấp tạm
thời nói riêng ngày càng đi vào đời sống của nhân dân, thực sự trở thành công
cụ hữu hiệu của các đương sự trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: