anhdangtimem_pl
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Đề tài: Phát triển kinh doanh các dịch vụ logistics Công ty Sao Mai
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS
I. Khái quát chung về dịch vụ Logistics
1. Sự ra đời và phát triển của Logistics
1.1 Khái niệm về Logistics
Logistics có nguồn gốc từ chữ Logos, có nghĩa là "hợp lý". Như vậy nội dung của Logistics bao gồm việc hướng dẫn mọi người cách thức thực hiện công việc sao cho hợp lý nhất. Từ “Logistics” được giải nghĩa bằng tiếng anh trong cuốn “Oxford Advances Learners Dictionary of Current English, A.S Hornby. Fifth Edition, Oxford University Press, 1995” như sau: "Logistics có nghĩa là việc tổ chức cung ứng và dịch vụ đối với một hoạt động phức hợp nào đó" (Logistics – the organization of supplies and services for any compex operation).
Qua nghiên cứu lịch sử nhân loại cho thấy, ban đầu Logistics được sử dụng như một từ chuyên môn trong quân đội, được hiểu với nghĩa là công tác hậu cần. Napoleon đã từng định nghĩa "Logistics là hoạt động để duy trì lực lượng quân đội". Thực chất nó bao gồm việc giải quyết các bài toán về di chuyển quân lương, bố trí lực lượng, thiết kế và bố trí kho tàng, quản lý vũ khí...sao cho phù hợp nhất với tình hình nhằm mục tiêu chiến thắng đối phương. Nếu như trong chiến tranh, chiến thắng chỉ thuộc về người có sức mạnh quân sự thì trong lịch sử chiến tranh gìn giữ và bảo vệ tổ quốc Việt Nam không thể đánh đuổi được các đội quân hung hãn từ phương Bắc hay những kẻ có sức mạnh quân sự thuộc loại hàng đầu thế giới như thực dân Pháp và Hoa Kỳ. Vì vậy có thể thấy việc giải các bài toán Logistics trong quân sự có tầm quan trọng đặc biệt.
Sau này thuật ngữ Logistics dần được áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế, được lan truyền từ châu lục này sang châu lục kia, từ nước này sang nước khác, hình thành nên Logistics toàn cầu. Trong sản xuất kinh doanh, Logistics đề cập tới tối thiểu hoá chi phí, từ việc mua sắm nguyên vật liệu cho tới việc lập, thực hiện kế hoạch sản xuất và giao hàng. Mục tiêu của Logistics trong sản xuất kinh doanh là giảm thiểu các chi phí phát sinh, đồng thời vẫn phải đạt được các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra. Logistics phát triển rất nhanh chóng. Cho đến nay Logistics được ghi nhận như một chức năng kinh tế chủ yếu, một công cụ hữu hiệu mang lại thành công cho các doanh nghiệp cả trong lĩnh vực sản xuất lẫn trong lĩnh vực dịch vụ.
Nếu hiểu từ Logistics như một thuật ngữ chuyên môn, thì cho đến nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về Logistics.
giáo sư người Anh - Martin Christopher thì cho rằng: "Logistics là quá trình quản trị chiến lược thu mua, di chuyển và dự trữ nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm (và dòng thông tin tương ứng) trong một công ty và qua các kênh phân phối của công ty để tối đa hoá lợi nhuận hiện tại và tương lai thông qua việc hoàn tất các đơn hàng với chi phí thấp nhất". Theo quan điểm "5 đúng" ("5 right") thì: Logistics là quá trình cung cấp đúng sản phẩm đến đúng vị trí, vào đúng thời điểm với điều kiện và chi phí phù hợp cho khách hàng tiêu dùng sản phẩm". Theo giáo sư David Simchi-Levi (MIT, USA) thì: "Hệ thống Logistics là một nhóm các cách tiếp cận được sử dụng để liên kết các nhà cung cấp, nhà sản xuất, kho, cửa hàng, một cách hiệu quả để hàng hoá được sản xuất và phân phối đúng số lượng, đúng địa điểm và đúng thời điểm nhằm mục đích giảm thiểu chi phí trên toàn hệ thống đồng thời đáp ứng được các yêu cầu về mức độ phục vụ". Theo định nghĩa của ông Nguyễn Hùng, Phó Tổng giám đốc Công ty Kho vận miền Nam (Sotrans): “Logistics là một quá trình lập kế hoạch, thực hiện kiểm soát một cách hiệu quả những luồng lưu thông và khối lượng tồn kho của hàng hóa, dịch vụ và những thông tin liên quan đến chúng”. Theo Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 (hiệu lực từ 1/1/2006),“Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hay nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hay các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao”. Theo khái niệm của Liên hiệp quốc được sử dụng cho khoá đào tạo quốc tế về "vận tải đa cách và quản lý Logistics" tổ chức tại ĐH Ngoại Thương HN T10/2002 thì: "Logistics là hoạt động quản lý quá trình lưu chuyển nguyên vật liệu qua các khâu lưu kho, sản xuất ra sản phẩm cho tới tay người tiêu dùng theo yêu cầu của khách hàng". Theo PGS.TS. Nguyễn Như Tiến (Trường ĐH GTVT HN) thì: "Logistics là nghệ thuật tổ chức sự vận động của hàng hoá, nguyên vật liệu từ khi mua sắm, qua các quá trình lưu kho, sản xuất, phân phối cho đến khi đưa đến tay người tiêu dùng". Theo PGS.TS Đoàn Thị Hồng Vân (Trường ĐH KTQD HN) thì: "Logistics là quá trình tối ưu hoá về địa điểm và thời điểm, tối ưu hoá việc lưu chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ đầu vào nguyên thuỷ cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng, nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng với chi phí thích hợp, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế".
Tóm lại, Logistics có thể được định nghĩa như sau (Coyle, 2003): “Logistics là quá trình dự báo nhu cầu và huy động các nguồn lực như vốn, vật tư, thiết bị, nhân lực, công nghệ và thông tin để thỏa mãn nhanh nhất những yêu cầu về sản phẩm, dịch vụ của khách hàng trên cơ sở khai thác tốt nhất hệ thống sản xuất và các mạng phân phối, cung cấp hiện có của doanh nghiệp, với chi phí hợp lý.”
1.2 Sự hình thành và phát triển Logistics
* Sự hình thành của Logistics
Như đã nói ở trên, thuật ngữ Logistics là một thuật ngữ quân sự, được dùng trong quân đội. Logistics được coi là một nhánh trong nghệ thuật chiến đấu, đó chính là việc vận chuyển và cung cấp lương thực, thực phẩm, trang thiết bị... đúng lúc, đúng nơi khi cần thiết cho lực lượng chiến đấu. Logistics đã giúp quân đội các nước tham chiến gặt hái được những chiến thắng. Điển hình là cuộc chiến đấu của quân đội Hoàng gia Pháp với Hải quân Anh ở thế kỷ XVII - XVIII. Mặc dù yếu thế hơn rất nhiều so với Hải quân Anh nhưng nhờ sự nỗ lực lớn về công nghiệp và sự ứng biến khéo léo trong Logistics, Pháp đã biến điểm yếu của mình thành sức mạnh và giành được thắng lợi. Hay thất bại chiến lược của Đức trong cuộc tấn công bằng đường biển vào Anh T7/1940, nguyên nhân chính là do thiếu "hậu cần" thích hợp. Ngược lại, cuộc đổ bộ thành công của quân đồng minh vào vùng Normandie T6/1944 chính là nhờ một phần lớn vào sự nỗ lực của khâu chuẩn bị hậu cần và quy mô của các phương tiện hậu cần được triển khai.
Ngày nay thuật ngữ "Logistics" đã được phát triển mở rộng và được hiểu với nghĩa là quản lý (management). Nó diễn tả toàn bộ quá trình vận động của nguyên vật liệu và sản phẩm đi vào - qua và đi ra khỏi doanh nghiệp tới khâu phân phối tới tay người tiêu dùng.
* Sự phát triển của Logistics
Theo Jacques Colin - giáo sư về khoa học quản lý tại trường đại học Aix - Marseille II, giám đốc trung tâm nghiên cứu về vận tải và Logistics thì sự ra đời và phát triển của Logistics trải qua các thời kỳ sau:
- Giai đoạn những năm 50 và 60 của thế kỷ XX:
Đây là giai đoạn thử nghiệm, các chuyên gia Logistics trong quân đội đã phục viên thử áp dụng các kỹ năng Logistics của mình để giải quyết các vấn đề gặp phải trong doanh nghiệp. Giai đoạn thử nghiệm này được bắt đầu từ việc nghiên cứu các tác nghiệp và những kỹ thuật tối ưu hoá ứng dụng để giải quyết những vấn đề trong chuyên chở và kho hàng...
- Giai đoạn những năm 70 của thế kỷ XX:
Đây là thời kỳ khởi động Logistics trong doanh nghiệp. Trong thời kỳ này, Logistics trước hết là nghiên cứu việc tối ưu hoá các bộ phận tách biệt (quản lý kho bãi, quản lý hàng tồn kho, luân chuyển giao hàng...) và hợp lý hoá cơ cấu của doanh nghiệp. Nghiên cứu hiệu quả của việc giảm các chi phí hoạt động và người lao động. chuyển dần những hoạt động này sang cho những người chuyên chở và cung cấp dịch vụ. Sự tìm kiếm tính liên tục trong vận hành doanh nghiệp là đặc điểm chính của Logistics sản xuất ở thời kỳ này.
- Giai đoạn những năm 80 đến 90 của thế kỷ XX:
Giai đoạn này là giai đoạn phát triển của Logistics. Đây là giai đoạn Logistics hướng vào việc phối hợp các bộ phận chịu trách nhiệm lưu chuyển các luồng hàng trong doanh nghiệp, xoá bỏ sự ngăn cách giữa các bộ phận đó. Mối quan tâm của những người điều hành các luồng luân chuyển này tập trung vào khâu lưu thông hàng hoá. Cụ thể tăng cường quản lý các chi phí trong lưu thông, giảm hàng lưu kho, đẩy mạnh vận chuyển giữa các vùng sản xuất và phân phối. Dịch vụ Logistics đã làm ổn định và đảm bảo tính liên tục của các luồng luân chuyển hàng hoá.
- Giai đoạn những năm 90 của thế kỷ XX đến nay:
Thời kỳ Logistics được phát triển cả bề sâu lẫn bề rộng, huy động toàn bộ các nguồn lực bên trong của doanh nghiệp, nhất là các nguồn lực bên ngoài doanh nghiệp (nguồn lực của các đối tác) để xây dựng hệ thống Logistics phức tạp, đa chủ thể có quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc qua lại lẫn nhau. Hệ thống này cho phép thực hiện nhiều giao dịch dẫn đến sự hoà nhập của các chủ thể vào cùng một tiến trình hoạt động của doanh nghiệp.
Theo uỷ ban kinh tế và xã hội Châu Á – Thái Bình Dương (Economic and Social Commission for Asia and Pacific - ESCAP) của Liên hiệp quốc thì quá trình hình thành và phát triển của Logisstics lại chia làm các giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1: Phân phối vật chất
Vào những năm 60, 70 của thế kỷ XX, người ta quan tâm đến việc quản lý có hệ thống những hoạt động có liên quan với nhau để đảm bảo hiệu quả việc giao hàng, thành phẩm và bán thành phẩm...cho khách hàng. Những hoạt động đó là: vận tải, phân phối, bảo quản, định mức tồn kho, bao bì đóng gói, di chuyển nguyên liệu... Những hoạt động này gọi là phân phối vật chất hay Logistics đầu vào.
- Giai đoạn 2: Hệ thống Logistics
Vào những năm 80 - 90 của thế kỷ XX, các công ty kết hợp chặt chẽ sự quản lý của 2 mặt (đầu vào và đầu ra) để giảm tối đa chi phí cũng như tiết kiệm chi phí. Sự kết hợp chặt chẽ giữa cung ứng nguyên liệu cho sản xuất với phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng đã đảm bảo tính liên tục và ổn định của các luồng vận chuyển.Sự kết hợp đó được mô tả là hệ thống Logistics.
- Giai đoạn 3: Quản lý dây chuyền cung cấp
Giai đoạn này diễn ra từ những năm 90 của thế kỷ XX cho đến nay. Quản lý dây chuyền cung cấp - đây là khái niệm có tính chiến lược về quản lý dãy nối tiếp các hoạt động từ người cung ứng - đến người sản xuất - đến khách hàng cùng với dịch vụ làm tăng thêm giá trị sản phẩm như cung ứng chứng từ liên quan, theo dõi, kiểm tra... Khái niệm này coi trọng đối tác, phát triển đối tác, kết hợp giữa doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với người cung ứng, khách hàng cũng như những người liên quan đến hệ thống quản lý (các công ty vận tải, lưu kho, những người cung cấp công nghệ thông tin...). Như vậy
Những năm gần đây, nhận thức được vai trò, ý nghĩa của vận tải đa cách, ngoài việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà nước còn tạo môi trường pháp lý cho việc áp dụng và phát triển vận tải đa cách ở Việt Nam như tham gia xúc tiến việc xây dựng hiệp định khung ASEAN về vận tải đa cách hay ban hành nghị định về vận tải đa cách quốc tế ngày 29/10/2003, nghị định đã có hiệu lực ngày 1/1/2004.
Như vậy vận tải đa cách đã được biết đến ở Việt Nam cả phương diện thực tế cũng như nhận thức sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển logistics tại các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
5. Tình hình phát triển công nghệ thông tin và thương mại điện tử ở Việt Nam
Như chúng ta đã biết, một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của logistics chính là công nghệ thông tin và thương mại điện tử. Điều này đã được chứng minh rõ nét bằng thực tế phát triển dịch vụ Logistics ở nhiều quốc gia trên thế giới. Cuộc cách mạng công nghệ thông tin và sự ra đời của thương mại điện tử đã mở ra cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics có khả năng tinh giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh của mình trên thị trường. Mới đây, trong báo cáo về tiềm năng phát triển của ngành logistics, công ty tư vấn quốc tế Mckinsey & Co cho biết trong tương lai doanh số của các công ty giao nhận vận tải và Logistics dựa trên internet sẽ tăng mạnh. Nếu năm 1998,doanh thu của các doanh nghiệp này mới chỉ chiếm 0,50% thì đến năm 2004 con số này đã đạt tới 18%.
Ở Việt Nam hiện nay, công nghệ thông tin và thương mại điện tử tuy còn mới mẻ nhưng có tốc độ phát triển rất nhanh so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Số người dân sử dụng máy vi tính và kết nối mạng internet ngày càng tăng, đặc biệt các chương trình đào tạo từ tiểu học đến đại học đều có đề cập đến kiến thức tin học với những cấp độ khác nhau. Các đơn vị hành chính sự nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh đều ứng dụng thành tựu của công nghệ thông tin trong việc quản lý mọi hoạt động của đơn vị mình. Bước đầu đã có một số doanh nghiệp áp dụng thương mại điện tử trong các lĩnh vực như marketing, kí kết hợp đồng mua bán, giao nhận vận tải hàng hoá, bảo hiểm, thanh toán...hehe!Với hiện trạng và xu hướng phát triển công nghệ thông tin, thương mại điện tử của Việt Nam sẽ tạo ra nhiều cơ hội phát triển dịch vụ logistics trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
6. Thực trạng nguồn nhân lực phục vụ Logistics
Logistics là một lĩnh vực rất mới mẻ ở Việt Nam, kiến thức toàn diện về logistics cũg như quản trị logistics chưa được đào tạo và trang bị đầy đủ nên việc phát triển logistics ở Việt Nam đang còn gặp phải nhiều khó khăn. Mặc dù vậy, đứng trên khía cạnh nguồn nhân lực cung cấp phục vụ hoạt động logistics thì hiện tại ở Việt Nam, lực lượng này khá dồi dào. Cho đến nay chưa có số liệu thống kê chính thức về nguồn nhân lực có thể đáp ứng nhu cầu dịch vụ logistics, nhưng qua khảo sát thực tế số doanh nghiệo kinh doanh trong lĩnh vực này thuộc mọi loại hình cũng phải lên tới con số gần 800. Theo VIFFAS ( hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam), nếu chỉ tính riêng nhân viên trong những công ty là hội viên của hiệp hội, con số này phải lên tới gần 3000 người. Ngoài ra, ước tính còn có khoảng 5000 - 6000 người thực hiện giao nhận vận tải bán chuyên nghiệp. Nguồn nhân lực trên được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau. Ở các trình độ đại học, nguồn này được đào tạo chủ yếu từ các trường: Ngoại Thương, Hàng Hải, Giao Thông Vận Tải, Kinh tế Quốc Dân, Thương Mại, Ngoại Ngữ... Những năm qua, do nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của Logistics, VIFFAS đã phối hợp với các tổ chức quốc tế khác như FIATA, ESCAP... thường xuyên tổ chức hội thảo, mở các khoá đào tạo chuyên về giao nhận và vận tải quốc tế, vận tải đa cách, Logistics nhằm trang bị kiến thức mới cho các hội viên để có thể áp dụng và phát triển nghiệp vụ của mình đáp ứng yêu cầu phát triển chung của đất nước.
Tóm lại, đánh giá khả năng phát triển Logistics - một công nghệ kinh doanh mới, tiên tiến đòi hỏi phải dựa vào nhiều tiêu chí. Qua phân tích trên đây cả về khách quan cũng như chủ quan, những yêu cầu đặt ra với hoạt động của Logistics, chúng ta có thể khẳng định chắc chắn rằng Việt Nam có đầy đủ điều kiện và cơ hội đi sâu vào khai thác Logistics - "Lục địa đen của nền kinh tế" - lĩnh vực hứa hẹn nhiều thành công.
Đề tài: Phát triển kinh doanh các dịch vụ logistics Công ty Sao Mai 1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS 1
I. Khái quát chung về dịch vụ Logistics 1
1. Sự ra đời và phát triển của Logistics 1
1.1 Khái niệm về Logistics 1
1.2 Sự hình thành và phát triển Logistics 3
1.3 Nguyên nhân ra đời và phát triển Logistics trong doanh nghiệp 7
2. Đặc điểm,vai trò và tác dụng của Logistics 10
2.1 Đặc điểm của Logistics 10
2.1.1 Logistics có thể coi là tổng hợp các hoạt động của doanh nghiệp trên các khía cạnh chính, đó là logistics sinh tồn; logistics hoạt động và logistics hệ thống. 10
2.1.2 Logistics có chức năng hỗ trợ các hoạt động của doanh nghiệp. 11
2.1.3 Logistics là một dịch vụ. 12
2.1.4 Logistics là sự phát triển cao, hoàn chỉnh của dịch vụ vận tải giao nhận; vận tải giao nhận gắn liền và nằm trong logistics. 13
2.1.5 Logistics là sự phát triển hoàn thiện dịch vụ vận tải đa cách. 14
2.2 Vai trò của Logistics 15
2.3 Tác dụng của dịch vụ Logistics 19
3. Các yếu tố cơ bản của Logistics 22
3.1 Yếu tố vận tải 24
3.2 Yếu tố Marketing 26
3.3 Yếu tố phân phối 27
3.4 Yếu tố quản trị 28
3.5 Các yếu tố khác 30
II. Nội dung và hệ thống các chỉ tiêu đánh giá dịch vụ logistics 31
1. Nội dung của dịch vụ Logistics 31
1.1 Xác định nguồn cung cấp 32
1.2 Lập kế hoạch sản xuất tối ưu 33
1.3 Dự trữ và bảo quản nguyên vật liệu, hàng hoá 34
1.4 Tổ chức hệ thống phân phối 35
1.5 Bố trí kho hàng 35
1.6 Bao gói 36
1.7 Quản lý mạng cung cấp và phân phối hàng hoá 36
2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá dịch vụ Logistics 36
2.1 Bước 1: Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá. 36
2.2 Bước 2: Xác định trọng số cho các chỉ tiêu. 36
2.3 Bước 3: Cụ thể hoá từng chỉ tiêu và xácđịnh trọng số cho các chỉ tiêu con 37
2.4 Bước 4: Xác định thang điểm cho mỗi chỉ tiêu con. 37
2.5 Bước 5: Sơ loại dựa trên các tiêu chuẩn dễ nhận biết. 38
2.6 Bước 6: Cho điểm đánh giá về mức độ hiệu quả các dịch vụ Logistics của các nhà cung cấp theo từng chỉ tiêu. 38
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam 39
1. Điều kiện địa lý 39
2. Cơ sở hạ tầng 39
2.1 Hệ thống cảng biển 40
2.2 Hệ thống cảng hàng không 41
2.3 Hệ thống đường bộ (sắt - ôtô) 42
2.4 Hệ thống đường sông 43
3. Môi trường pháp lý 44
4. Tình hình phát triển vận tải đa cách tại Việt Nam 45
5. Tình hình phát triển công nghệ thông tin và thương mại điện tử ở Việt Nam 47
6. Thực trạng nguồn nhân lực phục vụ Logistics 48
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Đề tài: Phát triển kinh doanh các dịch vụ logistics Công ty Sao Mai
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS
I. Khái quát chung về dịch vụ Logistics
1. Sự ra đời và phát triển của Logistics
1.1 Khái niệm về Logistics
Logistics có nguồn gốc từ chữ Logos, có nghĩa là "hợp lý". Như vậy nội dung của Logistics bao gồm việc hướng dẫn mọi người cách thức thực hiện công việc sao cho hợp lý nhất. Từ “Logistics” được giải nghĩa bằng tiếng anh trong cuốn “Oxford Advances Learners Dictionary of Current English, A.S Hornby. Fifth Edition, Oxford University Press, 1995” như sau: "Logistics có nghĩa là việc tổ chức cung ứng và dịch vụ đối với một hoạt động phức hợp nào đó" (Logistics – the organization of supplies and services for any compex operation).
Qua nghiên cứu lịch sử nhân loại cho thấy, ban đầu Logistics được sử dụng như một từ chuyên môn trong quân đội, được hiểu với nghĩa là công tác hậu cần. Napoleon đã từng định nghĩa "Logistics là hoạt động để duy trì lực lượng quân đội". Thực chất nó bao gồm việc giải quyết các bài toán về di chuyển quân lương, bố trí lực lượng, thiết kế và bố trí kho tàng, quản lý vũ khí...sao cho phù hợp nhất với tình hình nhằm mục tiêu chiến thắng đối phương. Nếu như trong chiến tranh, chiến thắng chỉ thuộc về người có sức mạnh quân sự thì trong lịch sử chiến tranh gìn giữ và bảo vệ tổ quốc Việt Nam không thể đánh đuổi được các đội quân hung hãn từ phương Bắc hay những kẻ có sức mạnh quân sự thuộc loại hàng đầu thế giới như thực dân Pháp và Hoa Kỳ. Vì vậy có thể thấy việc giải các bài toán Logistics trong quân sự có tầm quan trọng đặc biệt.
Sau này thuật ngữ Logistics dần được áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế, được lan truyền từ châu lục này sang châu lục kia, từ nước này sang nước khác, hình thành nên Logistics toàn cầu. Trong sản xuất kinh doanh, Logistics đề cập tới tối thiểu hoá chi phí, từ việc mua sắm nguyên vật liệu cho tới việc lập, thực hiện kế hoạch sản xuất và giao hàng. Mục tiêu của Logistics trong sản xuất kinh doanh là giảm thiểu các chi phí phát sinh, đồng thời vẫn phải đạt được các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra. Logistics phát triển rất nhanh chóng. Cho đến nay Logistics được ghi nhận như một chức năng kinh tế chủ yếu, một công cụ hữu hiệu mang lại thành công cho các doanh nghiệp cả trong lĩnh vực sản xuất lẫn trong lĩnh vực dịch vụ.
Nếu hiểu từ Logistics như một thuật ngữ chuyên môn, thì cho đến nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về Logistics.
giáo sư người Anh - Martin Christopher thì cho rằng: "Logistics là quá trình quản trị chiến lược thu mua, di chuyển và dự trữ nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm (và dòng thông tin tương ứng) trong một công ty và qua các kênh phân phối của công ty để tối đa hoá lợi nhuận hiện tại và tương lai thông qua việc hoàn tất các đơn hàng với chi phí thấp nhất". Theo quan điểm "5 đúng" ("5 right") thì: Logistics là quá trình cung cấp đúng sản phẩm đến đúng vị trí, vào đúng thời điểm với điều kiện và chi phí phù hợp cho khách hàng tiêu dùng sản phẩm". Theo giáo sư David Simchi-Levi (MIT, USA) thì: "Hệ thống Logistics là một nhóm các cách tiếp cận được sử dụng để liên kết các nhà cung cấp, nhà sản xuất, kho, cửa hàng, một cách hiệu quả để hàng hoá được sản xuất và phân phối đúng số lượng, đúng địa điểm và đúng thời điểm nhằm mục đích giảm thiểu chi phí trên toàn hệ thống đồng thời đáp ứng được các yêu cầu về mức độ phục vụ". Theo định nghĩa của ông Nguyễn Hùng, Phó Tổng giám đốc Công ty Kho vận miền Nam (Sotrans): “Logistics là một quá trình lập kế hoạch, thực hiện kiểm soát một cách hiệu quả những luồng lưu thông và khối lượng tồn kho của hàng hóa, dịch vụ và những thông tin liên quan đến chúng”. Theo Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 (hiệu lực từ 1/1/2006),“Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hay nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hay các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao”. Theo khái niệm của Liên hiệp quốc được sử dụng cho khoá đào tạo quốc tế về "vận tải đa cách và quản lý Logistics" tổ chức tại ĐH Ngoại Thương HN T10/2002 thì: "Logistics là hoạt động quản lý quá trình lưu chuyển nguyên vật liệu qua các khâu lưu kho, sản xuất ra sản phẩm cho tới tay người tiêu dùng theo yêu cầu của khách hàng". Theo PGS.TS. Nguyễn Như Tiến (Trường ĐH GTVT HN) thì: "Logistics là nghệ thuật tổ chức sự vận động của hàng hoá, nguyên vật liệu từ khi mua sắm, qua các quá trình lưu kho, sản xuất, phân phối cho đến khi đưa đến tay người tiêu dùng". Theo PGS.TS Đoàn Thị Hồng Vân (Trường ĐH KTQD HN) thì: "Logistics là quá trình tối ưu hoá về địa điểm và thời điểm, tối ưu hoá việc lưu chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ đầu vào nguyên thuỷ cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng, nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng với chi phí thích hợp, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế".
Tóm lại, Logistics có thể được định nghĩa như sau (Coyle, 2003): “Logistics là quá trình dự báo nhu cầu và huy động các nguồn lực như vốn, vật tư, thiết bị, nhân lực, công nghệ và thông tin để thỏa mãn nhanh nhất những yêu cầu về sản phẩm, dịch vụ của khách hàng trên cơ sở khai thác tốt nhất hệ thống sản xuất và các mạng phân phối, cung cấp hiện có của doanh nghiệp, với chi phí hợp lý.”
1.2 Sự hình thành và phát triển Logistics
* Sự hình thành của Logistics
Như đã nói ở trên, thuật ngữ Logistics là một thuật ngữ quân sự, được dùng trong quân đội. Logistics được coi là một nhánh trong nghệ thuật chiến đấu, đó chính là việc vận chuyển và cung cấp lương thực, thực phẩm, trang thiết bị... đúng lúc, đúng nơi khi cần thiết cho lực lượng chiến đấu. Logistics đã giúp quân đội các nước tham chiến gặt hái được những chiến thắng. Điển hình là cuộc chiến đấu của quân đội Hoàng gia Pháp với Hải quân Anh ở thế kỷ XVII - XVIII. Mặc dù yếu thế hơn rất nhiều so với Hải quân Anh nhưng nhờ sự nỗ lực lớn về công nghiệp và sự ứng biến khéo léo trong Logistics, Pháp đã biến điểm yếu của mình thành sức mạnh và giành được thắng lợi. Hay thất bại chiến lược của Đức trong cuộc tấn công bằng đường biển vào Anh T7/1940, nguyên nhân chính là do thiếu "hậu cần" thích hợp. Ngược lại, cuộc đổ bộ thành công của quân đồng minh vào vùng Normandie T6/1944 chính là nhờ một phần lớn vào sự nỗ lực của khâu chuẩn bị hậu cần và quy mô của các phương tiện hậu cần được triển khai.
Ngày nay thuật ngữ "Logistics" đã được phát triển mở rộng và được hiểu với nghĩa là quản lý (management). Nó diễn tả toàn bộ quá trình vận động của nguyên vật liệu và sản phẩm đi vào - qua và đi ra khỏi doanh nghiệp tới khâu phân phối tới tay người tiêu dùng.
* Sự phát triển của Logistics
Theo Jacques Colin - giáo sư về khoa học quản lý tại trường đại học Aix - Marseille II, giám đốc trung tâm nghiên cứu về vận tải và Logistics thì sự ra đời và phát triển của Logistics trải qua các thời kỳ sau:
- Giai đoạn những năm 50 và 60 của thế kỷ XX:
Đây là giai đoạn thử nghiệm, các chuyên gia Logistics trong quân đội đã phục viên thử áp dụng các kỹ năng Logistics của mình để giải quyết các vấn đề gặp phải trong doanh nghiệp. Giai đoạn thử nghiệm này được bắt đầu từ việc nghiên cứu các tác nghiệp và những kỹ thuật tối ưu hoá ứng dụng để giải quyết những vấn đề trong chuyên chở và kho hàng...
- Giai đoạn những năm 70 của thế kỷ XX:
Đây là thời kỳ khởi động Logistics trong doanh nghiệp. Trong thời kỳ này, Logistics trước hết là nghiên cứu việc tối ưu hoá các bộ phận tách biệt (quản lý kho bãi, quản lý hàng tồn kho, luân chuyển giao hàng...) và hợp lý hoá cơ cấu của doanh nghiệp. Nghiên cứu hiệu quả của việc giảm các chi phí hoạt động và người lao động. chuyển dần những hoạt động này sang cho những người chuyên chở và cung cấp dịch vụ. Sự tìm kiếm tính liên tục trong vận hành doanh nghiệp là đặc điểm chính của Logistics sản xuất ở thời kỳ này.
- Giai đoạn những năm 80 đến 90 của thế kỷ XX:
Giai đoạn này là giai đoạn phát triển của Logistics. Đây là giai đoạn Logistics hướng vào việc phối hợp các bộ phận chịu trách nhiệm lưu chuyển các luồng hàng trong doanh nghiệp, xoá bỏ sự ngăn cách giữa các bộ phận đó. Mối quan tâm của những người điều hành các luồng luân chuyển này tập trung vào khâu lưu thông hàng hoá. Cụ thể tăng cường quản lý các chi phí trong lưu thông, giảm hàng lưu kho, đẩy mạnh vận chuyển giữa các vùng sản xuất và phân phối. Dịch vụ Logistics đã làm ổn định và đảm bảo tính liên tục của các luồng luân chuyển hàng hoá.
- Giai đoạn những năm 90 của thế kỷ XX đến nay:
Thời kỳ Logistics được phát triển cả bề sâu lẫn bề rộng, huy động toàn bộ các nguồn lực bên trong của doanh nghiệp, nhất là các nguồn lực bên ngoài doanh nghiệp (nguồn lực của các đối tác) để xây dựng hệ thống Logistics phức tạp, đa chủ thể có quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc qua lại lẫn nhau. Hệ thống này cho phép thực hiện nhiều giao dịch dẫn đến sự hoà nhập của các chủ thể vào cùng một tiến trình hoạt động của doanh nghiệp.
Theo uỷ ban kinh tế và xã hội Châu Á – Thái Bình Dương (Economic and Social Commission for Asia and Pacific - ESCAP) của Liên hiệp quốc thì quá trình hình thành và phát triển của Logisstics lại chia làm các giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1: Phân phối vật chất
Vào những năm 60, 70 của thế kỷ XX, người ta quan tâm đến việc quản lý có hệ thống những hoạt động có liên quan với nhau để đảm bảo hiệu quả việc giao hàng, thành phẩm và bán thành phẩm...cho khách hàng. Những hoạt động đó là: vận tải, phân phối, bảo quản, định mức tồn kho, bao bì đóng gói, di chuyển nguyên liệu... Những hoạt động này gọi là phân phối vật chất hay Logistics đầu vào.
- Giai đoạn 2: Hệ thống Logistics
Vào những năm 80 - 90 của thế kỷ XX, các công ty kết hợp chặt chẽ sự quản lý của 2 mặt (đầu vào và đầu ra) để giảm tối đa chi phí cũng như tiết kiệm chi phí. Sự kết hợp chặt chẽ giữa cung ứng nguyên liệu cho sản xuất với phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng đã đảm bảo tính liên tục và ổn định của các luồng vận chuyển.Sự kết hợp đó được mô tả là hệ thống Logistics.
- Giai đoạn 3: Quản lý dây chuyền cung cấp
Giai đoạn này diễn ra từ những năm 90 của thế kỷ XX cho đến nay. Quản lý dây chuyền cung cấp - đây là khái niệm có tính chiến lược về quản lý dãy nối tiếp các hoạt động từ người cung ứng - đến người sản xuất - đến khách hàng cùng với dịch vụ làm tăng thêm giá trị sản phẩm như cung ứng chứng từ liên quan, theo dõi, kiểm tra... Khái niệm này coi trọng đối tác, phát triển đối tác, kết hợp giữa doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với người cung ứng, khách hàng cũng như những người liên quan đến hệ thống quản lý (các công ty vận tải, lưu kho, những người cung cấp công nghệ thông tin...). Như vậy
Những năm gần đây, nhận thức được vai trò, ý nghĩa của vận tải đa cách, ngoài việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà nước còn tạo môi trường pháp lý cho việc áp dụng và phát triển vận tải đa cách ở Việt Nam như tham gia xúc tiến việc xây dựng hiệp định khung ASEAN về vận tải đa cách hay ban hành nghị định về vận tải đa cách quốc tế ngày 29/10/2003, nghị định đã có hiệu lực ngày 1/1/2004.
Như vậy vận tải đa cách đã được biết đến ở Việt Nam cả phương diện thực tế cũng như nhận thức sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển logistics tại các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
5. Tình hình phát triển công nghệ thông tin và thương mại điện tử ở Việt Nam
Như chúng ta đã biết, một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của logistics chính là công nghệ thông tin và thương mại điện tử. Điều này đã được chứng minh rõ nét bằng thực tế phát triển dịch vụ Logistics ở nhiều quốc gia trên thế giới. Cuộc cách mạng công nghệ thông tin và sự ra đời của thương mại điện tử đã mở ra cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics có khả năng tinh giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh của mình trên thị trường. Mới đây, trong báo cáo về tiềm năng phát triển của ngành logistics, công ty tư vấn quốc tế Mckinsey & Co cho biết trong tương lai doanh số của các công ty giao nhận vận tải và Logistics dựa trên internet sẽ tăng mạnh. Nếu năm 1998,doanh thu của các doanh nghiệp này mới chỉ chiếm 0,50% thì đến năm 2004 con số này đã đạt tới 18%.
Ở Việt Nam hiện nay, công nghệ thông tin và thương mại điện tử tuy còn mới mẻ nhưng có tốc độ phát triển rất nhanh so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Số người dân sử dụng máy vi tính và kết nối mạng internet ngày càng tăng, đặc biệt các chương trình đào tạo từ tiểu học đến đại học đều có đề cập đến kiến thức tin học với những cấp độ khác nhau. Các đơn vị hành chính sự nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh đều ứng dụng thành tựu của công nghệ thông tin trong việc quản lý mọi hoạt động của đơn vị mình. Bước đầu đã có một số doanh nghiệp áp dụng thương mại điện tử trong các lĩnh vực như marketing, kí kết hợp đồng mua bán, giao nhận vận tải hàng hoá, bảo hiểm, thanh toán...hehe!Với hiện trạng và xu hướng phát triển công nghệ thông tin, thương mại điện tử của Việt Nam sẽ tạo ra nhiều cơ hội phát triển dịch vụ logistics trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
6. Thực trạng nguồn nhân lực phục vụ Logistics
Logistics là một lĩnh vực rất mới mẻ ở Việt Nam, kiến thức toàn diện về logistics cũg như quản trị logistics chưa được đào tạo và trang bị đầy đủ nên việc phát triển logistics ở Việt Nam đang còn gặp phải nhiều khó khăn. Mặc dù vậy, đứng trên khía cạnh nguồn nhân lực cung cấp phục vụ hoạt động logistics thì hiện tại ở Việt Nam, lực lượng này khá dồi dào. Cho đến nay chưa có số liệu thống kê chính thức về nguồn nhân lực có thể đáp ứng nhu cầu dịch vụ logistics, nhưng qua khảo sát thực tế số doanh nghiệo kinh doanh trong lĩnh vực này thuộc mọi loại hình cũng phải lên tới con số gần 800. Theo VIFFAS ( hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam), nếu chỉ tính riêng nhân viên trong những công ty là hội viên của hiệp hội, con số này phải lên tới gần 3000 người. Ngoài ra, ước tính còn có khoảng 5000 - 6000 người thực hiện giao nhận vận tải bán chuyên nghiệp. Nguồn nhân lực trên được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau. Ở các trình độ đại học, nguồn này được đào tạo chủ yếu từ các trường: Ngoại Thương, Hàng Hải, Giao Thông Vận Tải, Kinh tế Quốc Dân, Thương Mại, Ngoại Ngữ... Những năm qua, do nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của Logistics, VIFFAS đã phối hợp với các tổ chức quốc tế khác như FIATA, ESCAP... thường xuyên tổ chức hội thảo, mở các khoá đào tạo chuyên về giao nhận và vận tải quốc tế, vận tải đa cách, Logistics nhằm trang bị kiến thức mới cho các hội viên để có thể áp dụng và phát triển nghiệp vụ của mình đáp ứng yêu cầu phát triển chung của đất nước.
Tóm lại, đánh giá khả năng phát triển Logistics - một công nghệ kinh doanh mới, tiên tiến đòi hỏi phải dựa vào nhiều tiêu chí. Qua phân tích trên đây cả về khách quan cũng như chủ quan, những yêu cầu đặt ra với hoạt động của Logistics, chúng ta có thể khẳng định chắc chắn rằng Việt Nam có đầy đủ điều kiện và cơ hội đi sâu vào khai thác Logistics - "Lục địa đen của nền kinh tế" - lĩnh vực hứa hẹn nhiều thành công.
Đề tài: Phát triển kinh doanh các dịch vụ logistics Công ty Sao Mai 1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS 1
I. Khái quát chung về dịch vụ Logistics 1
1. Sự ra đời và phát triển của Logistics 1
1.1 Khái niệm về Logistics 1
1.2 Sự hình thành và phát triển Logistics 3
1.3 Nguyên nhân ra đời và phát triển Logistics trong doanh nghiệp 7
2. Đặc điểm,vai trò và tác dụng của Logistics 10
2.1 Đặc điểm của Logistics 10
2.1.1 Logistics có thể coi là tổng hợp các hoạt động của doanh nghiệp trên các khía cạnh chính, đó là logistics sinh tồn; logistics hoạt động và logistics hệ thống. 10
2.1.2 Logistics có chức năng hỗ trợ các hoạt động của doanh nghiệp. 11
2.1.3 Logistics là một dịch vụ. 12
2.1.4 Logistics là sự phát triển cao, hoàn chỉnh của dịch vụ vận tải giao nhận; vận tải giao nhận gắn liền và nằm trong logistics. 13
2.1.5 Logistics là sự phát triển hoàn thiện dịch vụ vận tải đa cách. 14
2.2 Vai trò của Logistics 15
2.3 Tác dụng của dịch vụ Logistics 19
3. Các yếu tố cơ bản của Logistics 22
3.1 Yếu tố vận tải 24
3.2 Yếu tố Marketing 26
3.3 Yếu tố phân phối 27
3.4 Yếu tố quản trị 28
3.5 Các yếu tố khác 30
II. Nội dung và hệ thống các chỉ tiêu đánh giá dịch vụ logistics 31
1. Nội dung của dịch vụ Logistics 31
1.1 Xác định nguồn cung cấp 32
1.2 Lập kế hoạch sản xuất tối ưu 33
1.3 Dự trữ và bảo quản nguyên vật liệu, hàng hoá 34
1.4 Tổ chức hệ thống phân phối 35
1.5 Bố trí kho hàng 35
1.6 Bao gói 36
1.7 Quản lý mạng cung cấp và phân phối hàng hoá 36
2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá dịch vụ Logistics 36
2.1 Bước 1: Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá. 36
2.2 Bước 2: Xác định trọng số cho các chỉ tiêu. 36
2.3 Bước 3: Cụ thể hoá từng chỉ tiêu và xácđịnh trọng số cho các chỉ tiêu con 37
2.4 Bước 4: Xác định thang điểm cho mỗi chỉ tiêu con. 37
2.5 Bước 5: Sơ loại dựa trên các tiêu chuẩn dễ nhận biết. 38
2.6 Bước 6: Cho điểm đánh giá về mức độ hiệu quả các dịch vụ Logistics của các nhà cung cấp theo từng chỉ tiêu. 38
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam 39
1. Điều kiện địa lý 39
2. Cơ sở hạ tầng 39
2.1 Hệ thống cảng biển 40
2.2 Hệ thống cảng hàng không 41
2.3 Hệ thống đường bộ (sắt - ôtô) 42
2.4 Hệ thống đường sông 43
3. Môi trường pháp lý 44
4. Tình hình phát triển vận tải đa cách tại Việt Nam 45
5. Tình hình phát triển công nghệ thông tin và thương mại điện tử ở Việt Nam 47
6. Thực trạng nguồn nhân lực phục vụ Logistics 48
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: